1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp-Trò chuyện với hoa thủy tiên

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hoangvan09, 07/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. msno99

    msno99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    7.
    Trần đăng Khoa:
    Không quên đâu. Những tác phẩm còn lại với thế hệ sau thì nhiều chứ. Có thể kể thêm truyện ngắn Ma Văn kháng, truyện ngắn Kim Lân, tiểu thuyết Bảo Ninh, tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường, và nhiều nhà văn khác, mà tôi không thể liệt kê hết. Ngay cả truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nữa cũng sẽ còn lại. Không nhiều. Nhưng vẫn còn lại. Chí ít cũng còn đến dăm, bẩy cái truyện ngắn. Và như thế cũng là đáng kể đấy. Chúng ta có đến gần 800 hội viên Hội nhà văn, nếu mỗi thành viên chỉ cần để lại một truyện ngắn thôi, thì ông cứ thử tính xem, nền văn học của chúng ta đồ sộ biết chừng nào. Nhưng liệu mỗi người có nổi một tác phẩm không? Tôi tin là không. Rất nhiều người có đến hàng đống sách mà hoá ra vẫn không có tác phẩm nào cả. Nói thế để thấy cái nghề văn vất vả như thế nào, qua đó mới quý sự đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dù, nói cho thật công bằng, Nguyễn Huy Thiệp chỉ là người giỏi kể chuyện, và kể rất hấp dẫn, lại có giọng điệu riêng. Ông Thiệp cũng chỉ hơn một số người ở điểm đó. Còn đã nói đến nhà văn là nói đến nhân vật. Ông Thiệp chẳng dựng được nhân vật nào cả, vì thế ông cũng không thể tạo nổi ngôn ngữ riêng cho các nhân vật của mình. Trong khí đó, nhắc đến Nam Cao, người ta nhớ ngay Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc. Nhân vật nào cũng có tiếng nói riêng, không thể trộn lẫn. Vũ Trọng Phụng có Xuân Tóc Đỏ, rồi cụ Cố Hồng, cái ông cụ "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi", mà thực chất thì chẳng biết cái gì. Lê Lựu có anh Sài, Nguyễn Minh Châu cũng may mà còn kịp có Lão Khúng. Cái gọi là nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thường chỉ nói bằng chính giọng tác giả. Đó là cái gọng kiêu bạc, chán đời. ở thời loạn, cái giọng phát vãng này dễ được đám đông đồng cảm. Tuy thế, Nguyễn Huy Thiệp vẫn có một số truyện ngắn hay. Như thế, nhà văn vẫn có thể có truyện hay mà không cần phải tạo dựng nhân vật. Đây là vấn đề có phần mới mẻ đối với lý luận. Và như thế, vượt qua mọi sự yêu ghét mang màu sắc cảm tính của người đời nông nổi, Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn có điều đáng để cho tôi và ông bỏ công sức ra để nghiên cứu và luận bàn. Nghề văn vốn là nghề vất vả, khổ hạnh. Chúng ta cầu mong Nguyễn Huy Thiệp không tự xoá đi những gì tốt đẹp mà ít nhiều, anh đã để lại trong tâm trí bạn đọc.....
    TRICH "TAP CHI VAN NGHE QUAN DOI" SO THANG 4/2004
  2. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hãy tưởng tượng một đất nước không có một nền văn học.
    Hãy tưởng tượng nền văn học Việt Nam không có Nguyễn Du.
    May quá, chúng ta có Nguyễn Du. Nhưng đã mấy trăm năm rồi. Từ đó đến nay, chúng ta vẫn còn chờ một vài nhà văn lớn.
    Thử tưởng tượng bạn phải dạy văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài, hoặc giản dị là in một bộ sách tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ 20 năm trở lại đây, bạn sẽ thấy là lựa chọn của bạn còn vụn vặt, nhưng không làm hơn được, vì không có tác phẩm lớn.
    Đó là điều người đọc chúng tôi quan tâm, chứ chúng tôi không quan tâm ai chửi hay, ai chửi độc trong một cuộc tranh luận như thế này.
    Có người 15, 20 năm trước làm được bốn câu thơ hay và cả đời sau đó không còn làm gì nữa cả ngoài việc là hội viên của hội nhà văn, cho nên hội viên gần tới số ngàn, mà vẫn không có tác phẩm.
    Hay là viết văn không ai đọc, nên hội viên dồn tinh túy tài sức mình vào việc chửi nhau? Không biết đâu các bác chửi nhau là đúng, vì ngoài ra không có cách nào khác làm cho người ta để ý tới câu chuyện văn học. Thiện tai!
    Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn hay, nhưng chưa phải là nhà văn lớn. Anh tinh tế, viết văn như thiên tài. Nhưng còn một thứ nữa để một nhà văn thành một nhà văn lớn, đó là tư tưởng. Nó vẫn còn thiêu thiếu.
    Dù vậy, với tôi, NHT vẫn là nhà văn quan trọng nhất, nếu không nói là nhà văn đáng nói duy nhất từ hai thập niên trở lại đây. Nếu đập đổ anh, chúng ta không phải là những người đốt đền mà là đám nhà nghèo đi đốt cái chòi lá duy nhất của mình.
  3. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hãy tưởng tượng một đất nước không có một nền văn học.
    Hãy tưởng tượng nền văn học Việt Nam không có Nguyễn Du.
    May quá, chúng ta có Nguyễn Du. Nhưng đã mấy trăm năm rồi. Từ đó đến nay, chúng ta vẫn còn chờ một vài nhà văn lớn.
    Thử tưởng tượng bạn phải dạy văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài, hoặc giản dị là in một bộ sách tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ 20 năm trở lại đây, bạn sẽ thấy là lựa chọn của bạn còn vụn vặt, nhưng không làm hơn được, vì không có tác phẩm lớn.
    Đó là điều người đọc chúng tôi quan tâm, chứ chúng tôi không quan tâm ai chửi hay, ai chửi độc trong một cuộc tranh luận như thế này.
    Có người 15, 20 năm trước làm được bốn câu thơ hay và cả đời sau đó không còn làm gì nữa cả ngoài việc là hội viên của hội nhà văn, cho nên hội viên gần tới số ngàn, mà vẫn không có tác phẩm.
    Hay là viết văn không ai đọc, nên hội viên dồn tinh túy tài sức mình vào việc chửi nhau? Không biết đâu các bác chửi nhau là đúng, vì ngoài ra không có cách nào khác làm cho người ta để ý tới câu chuyện văn học. Thiện tai!
    Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn hay, nhưng chưa phải là nhà văn lớn. Anh tinh tế, viết văn như thiên tài. Nhưng còn một thứ nữa để một nhà văn thành một nhà văn lớn, đó là tư tưởng. Nó vẫn còn thiêu thiếu.
    Dù vậy, với tôi, NHT vẫn là nhà văn quan trọng nhất, nếu không nói là nhà văn đáng nói duy nhất từ hai thập niên trở lại đây. Nếu đập đổ anh, chúng ta không phải là những người đốt đền mà là đám nhà nghèo đi đốt cái chòi lá duy nhất của mình.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ post thêm 1 ý kiến tương đối khách quan và có lý:
    Giáo sư, Viện sĩ Văn học Hoàng Trinh: Tôi chắc anh Thiệp viết thế không phải vì một "lời mời thế giới" -
    PV: Thưa Giáo sư, là một nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học lâu năm, Giáo sư thấy rằng cuộc tranh luận giữa nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Trần Mạnh Hảo (cùng một số nhà văn khác) bắt nguồn từ động cơ gì? Nó có giống các cuộc tranh luận văn học trước đây không?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Những cuộc tranh luận văn học trước đây thường xuất phát từ những động cơ lành mạnh là cùng nhau tìm ra động lực mới giúp nền văn học phát triển. Những người tham gia tranh luận rất nhiệt thành và vô tư, ít bị những hiềm khích cá nhân ảnh hưởng đến quan niệm của mình. Tôi cũng theo dõi cuộc tranh luận trên nhưng tôi thấy rằng nó không đặt ra được vấn đề lớn nào cả, mà chỉ đơn thuần là những chuyện ?onói càn?, chọc vào tư cách cá nhân của nhau thôi. Trong bài viết của mình, nhà thơ Trần Mạnh Hảo có nói rằng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chửi vung lên như vậy là có ý chờ ?ođược thưởng?, chờ một tổ chức nào đó mời đi nước ngoài. Tôi chắc chắn rằng Nguyễn Huy Thiệp không có ý đó. Vì nếu có thì thật đau buồn vì một nhà văn có tiếng tăm như anh Thiệp lại phải bán rẻ tất cả để lấy một chuyến đi nước ngoài. Mà những chuyến đi đó đôi khi cũng chẳng vẻ vang gì. Một nhóm Việt kiều quá khích không thể mang tầm vóc của một ?olời mời thế giới? được.
    PV: Trong bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có những dòng phê phán nhân cách của các nhà văn hiện nay khá gay gắt. Cảm giác của Giáo sư khi đọc đoạn đó như thế nào?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Tôi không đồng ý với ý kiến rằng nhân cách của đa số nhà văn hiện nay đang bị xuống cấp. Trong đời sống văn học, cá biệt cũng có trường hợp như vậy. Nhưng không thể từ biểu hiện xấu của một cá nhân đơn lẻ lại có thể quy chụp cho toàn bộ những người cầm bút có tính cách như vậy. Nhiều nhà văn vẫn giữ được tâm hồn thanh đạm của mình và lặng lẽ làm việc đó chứ. Anh Thiệp nói thế thật đáng trách, đáng phê phán. Một nhà văn không thể có cái nhìn thiển cận như thế được. Còn anh Thiệp nói nhiều nhà văn thiếu trí thức thì cũng có cơ sở vì hiện nay một số nhà văn trẻ không chịu học hành, không chịu tìm hiểu tác phẩm của các bậc thầy mà chỉ chăm chăm dùng đến cái bản năng của mình. Nếu cái bản năng đó cạn đi thì không viết được nữa.
    PV: Phải chăng vì thế mà không ít tác phẩm văn xuôi, nhất là truyện ngắn hiện nay không còn gây hứng thú cho người đọc nữa?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Đúng thế. Truyện ngắn những năm gần đây rất kém. Những câu chuyện tẻ nhạt không chứa đựng một nội dung thẩm mỹ cụ thể nào cả. Những năm trước người ta hay phê phán dòng văn học ?oám chỉ?. Thực ra chúng ta phải hiểu đúng từ ám chỉ. Nếu ?oám chỉ? để hướng đến cái tích cực là điều tốt chứ. Nhưng ngay cả thể loại ấy bây giờ cũng không còn nữa.
    PV: Khoảng hơn 10 năm về trước, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng là người viết truyện ngắn có nhiều bạn đọc chờ đợi. Thế bây giờ những truyện ngắn của nhà văn này còn thu hút được bạn đọc nữa không?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có tài và thời đó được coi là một trong những nhà văn đi tiên phong. Truyện ngắn ?oTướng về hưu? của anh ấy có tác động lớn. Nhưng rồi mười năm nay có thấy anh ấy viết văn nữa đâu. Nghe nói anh ấy mở hàng ăn, đi nước ngoài, rồi lao vào những chuyện làm ăn khác. Thử hỏi thời giờ đâu để viết văn. Hơn nữa, tôi thấy anh ta cũng kiệt sức rồi, không viết văn được nữa. Nguyễn Huy Thiệp không còn vốn sống nữa, tình cảm cũng đã cạn. Mà nếu không còn vốn sống và tình cảm nữa thì chỉ viết ra những điều khô khan, sống sượng thôi.
    PV: Trong đời sống văn học hiện nay có một số nhà văn, nhà thơ khi không sáng tác được nữa thì quay ra viết phê bình. Theo Giáo sư thì chúng ta nên tiếp nhận những bài phê bình đó như thế nào?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Nhiều người có nói rằng các nhà văn khi không sáng tác được thì hậm hực viết phê bình để bôi xấu đồng nghiệp của mình. Theo tôi chúng ta không thể kết luận chung chung như thế được. Tùy thuộc vào cái tâm của người viết mới có thể đánh giá được. Ví dụ như Quang Dũng chẳng hạn. Quang Dũng khi không làm thơ nữa thì viết phê bình rất hay. Nhưng cũng có những người ghét nhau thì lại viết bài chê tác phẩm của nhau. Điều đó thật không tốt.
    PV: Quan hệ giữa các nhà văn hiện nay với nhau có khác gì quan hệ của các nhà văn lớp trước không?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Các nhà văn lớp trước sống với nhau thân ái và thường rất ngưỡng mộ tài năng của nhau. Ngưỡng mộ thực sự chứ không nói suông. Hiện nay, các nhà văn trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa được tiếp xúc với những tinh thần nhân loại thực sự, chỉ ngồi "đáy giếng" mà nhìn bầu trời của mình thì sẽ thấy "trời" của ai cũng nhỏ như của người khác. Thế là đâm ra hiềm khích, cãi cọ nhau.
    PV: Trong bài viết của mình, nhà thơ Trần Mạnh Hảo có cho rằng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã "xúc phạm" đến lòng tự tôn dân tộc. Giáo sư đánh giá vấn đề này như thế nào?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Bây giờ có thể những nhà phê bình văn học khác chưa lên tiếng, nhưng tôi tin rằng lịch sử văn học sẽ tính đến sự kiện này. Một nhà văn không thể nói xấu dân tộc trong bất kỳ tình huống nào. Nhà văn có thể đau khổ vì một sự kiện nào đó. Nhưng nỗi đau khổ đó phải được chuyển hóa thành niềm hy vọng tươi sáng trong tác phẩm của mình. Nhà văn dù là thiên tài tới đâu đi nữa cũng không được phép nói những điều xúc phạm đến cộng đồng của mình. Anh Trần Mạnh Hảo cho rằng anh Nguyễn Huy Thiệp xúc phạm đến những bậc đại bút như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Tôi cho rằng anh Trần Mạnh Hảo hơi quá lời và có lẽ anh Hảo "phản chiếu" điều đó ra từ truyện ngắn "Kiếm sắc" của Nguyễn Huy Thiệp chăng?Nhưng ngay việc anh Thiệp xúc phạm đến hầu hết các nhà thơ, nhà văn hiện đại là điều thật ngây ngô và đáng lên án. Xét về tài năng văn học và nhân cách nhà văn thì có rất nhiều nhà văn khác hơn hẳn Nguyễn Huy Thiệp.
    PV: Có một vài nhà văn cho rằng họ chỉ cần viết các tác phẩm vĩ đại mang tinh thần nhân loại toàn cầu chứ không cần có tính dân tộc trong tác phẩm. Giáo sư thấy thế nào về quan điểm đó?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Sự thiếu tri thức thể hiện ra ở chính quan niệm này. Làm sao một nhà văn có thể vươn đến tầm nhân loại mà lại không có tinh thần dân tộc. Tất cả các thiên tài văn chương đều bám chặt tinh thần dân tộc của mình như rễ cây cắm sâu xuống đất. Tôi cho rằng có thể anh Thiệp viết ra một số truyện ngắn hay, được độc giả khen ngợi. Thế là anh ấy bắt đầu coi thường người đọc ngay. Anh ấy coi thường chính những người hâm mộ đã mang lại cho anh ấy danh tiếng. Tôi biết là nhiều bạn đọc khi đọc bài viết trên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sẽ rất thất vọng. Theo tôi, nếu tài năng của mình đã cạn thì tốt nhất anh Thiệp nên im lặng đi làm việc khác. Khi đó sự hâm mộ, kính trọng anh của người đọc sẽ vẫn còn giữ được lâu. Tôi cho rằng bài viết của anh Trần Mạnh Hảo là đúng, có nhiều căn cứ, viết rất chắc... mặc dù đôi chỗ cũng quá lời. Anh Trần Mạnh Hảo là người nói thẳng, nói thật. Tuy có chỗ anh ấy nói chưa đúng nhưng theo tôi, chúng ta nên nói thẳng, không nên châm biếm quanh co. Sự việc này chính là bài học lớn cho mỗi nhà văn.
    Công An Nhân Dân, số 41 (1824) Thứ bảy ngày 3-4-2004
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ post thêm 1 ý kiến tương đối khách quan và có lý:
    Giáo sư, Viện sĩ Văn học Hoàng Trinh: Tôi chắc anh Thiệp viết thế không phải vì một "lời mời thế giới" -
    PV: Thưa Giáo sư, là một nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học lâu năm, Giáo sư thấy rằng cuộc tranh luận giữa nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà thơ Trần Mạnh Hảo (cùng một số nhà văn khác) bắt nguồn từ động cơ gì? Nó có giống các cuộc tranh luận văn học trước đây không?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Những cuộc tranh luận văn học trước đây thường xuất phát từ những động cơ lành mạnh là cùng nhau tìm ra động lực mới giúp nền văn học phát triển. Những người tham gia tranh luận rất nhiệt thành và vô tư, ít bị những hiềm khích cá nhân ảnh hưởng đến quan niệm của mình. Tôi cũng theo dõi cuộc tranh luận trên nhưng tôi thấy rằng nó không đặt ra được vấn đề lớn nào cả, mà chỉ đơn thuần là những chuyện ?onói càn?, chọc vào tư cách cá nhân của nhau thôi. Trong bài viết của mình, nhà thơ Trần Mạnh Hảo có nói rằng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chửi vung lên như vậy là có ý chờ ?ođược thưởng?, chờ một tổ chức nào đó mời đi nước ngoài. Tôi chắc chắn rằng Nguyễn Huy Thiệp không có ý đó. Vì nếu có thì thật đau buồn vì một nhà văn có tiếng tăm như anh Thiệp lại phải bán rẻ tất cả để lấy một chuyến đi nước ngoài. Mà những chuyến đi đó đôi khi cũng chẳng vẻ vang gì. Một nhóm Việt kiều quá khích không thể mang tầm vóc của một ?olời mời thế giới? được.
    PV: Trong bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có những dòng phê phán nhân cách của các nhà văn hiện nay khá gay gắt. Cảm giác của Giáo sư khi đọc đoạn đó như thế nào?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Tôi không đồng ý với ý kiến rằng nhân cách của đa số nhà văn hiện nay đang bị xuống cấp. Trong đời sống văn học, cá biệt cũng có trường hợp như vậy. Nhưng không thể từ biểu hiện xấu của một cá nhân đơn lẻ lại có thể quy chụp cho toàn bộ những người cầm bút có tính cách như vậy. Nhiều nhà văn vẫn giữ được tâm hồn thanh đạm của mình và lặng lẽ làm việc đó chứ. Anh Thiệp nói thế thật đáng trách, đáng phê phán. Một nhà văn không thể có cái nhìn thiển cận như thế được. Còn anh Thiệp nói nhiều nhà văn thiếu trí thức thì cũng có cơ sở vì hiện nay một số nhà văn trẻ không chịu học hành, không chịu tìm hiểu tác phẩm của các bậc thầy mà chỉ chăm chăm dùng đến cái bản năng của mình. Nếu cái bản năng đó cạn đi thì không viết được nữa.
    PV: Phải chăng vì thế mà không ít tác phẩm văn xuôi, nhất là truyện ngắn hiện nay không còn gây hứng thú cho người đọc nữa?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Đúng thế. Truyện ngắn những năm gần đây rất kém. Những câu chuyện tẻ nhạt không chứa đựng một nội dung thẩm mỹ cụ thể nào cả. Những năm trước người ta hay phê phán dòng văn học ?oám chỉ?. Thực ra chúng ta phải hiểu đúng từ ám chỉ. Nếu ?oám chỉ? để hướng đến cái tích cực là điều tốt chứ. Nhưng ngay cả thể loại ấy bây giờ cũng không còn nữa.
    PV: Khoảng hơn 10 năm về trước, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng là người viết truyện ngắn có nhiều bạn đọc chờ đợi. Thế bây giờ những truyện ngắn của nhà văn này còn thu hút được bạn đọc nữa không?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có tài và thời đó được coi là một trong những nhà văn đi tiên phong. Truyện ngắn ?oTướng về hưu? của anh ấy có tác động lớn. Nhưng rồi mười năm nay có thấy anh ấy viết văn nữa đâu. Nghe nói anh ấy mở hàng ăn, đi nước ngoài, rồi lao vào những chuyện làm ăn khác. Thử hỏi thời giờ đâu để viết văn. Hơn nữa, tôi thấy anh ta cũng kiệt sức rồi, không viết văn được nữa. Nguyễn Huy Thiệp không còn vốn sống nữa, tình cảm cũng đã cạn. Mà nếu không còn vốn sống và tình cảm nữa thì chỉ viết ra những điều khô khan, sống sượng thôi.
    PV: Trong đời sống văn học hiện nay có một số nhà văn, nhà thơ khi không sáng tác được nữa thì quay ra viết phê bình. Theo Giáo sư thì chúng ta nên tiếp nhận những bài phê bình đó như thế nào?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Nhiều người có nói rằng các nhà văn khi không sáng tác được thì hậm hực viết phê bình để bôi xấu đồng nghiệp của mình. Theo tôi chúng ta không thể kết luận chung chung như thế được. Tùy thuộc vào cái tâm của người viết mới có thể đánh giá được. Ví dụ như Quang Dũng chẳng hạn. Quang Dũng khi không làm thơ nữa thì viết phê bình rất hay. Nhưng cũng có những người ghét nhau thì lại viết bài chê tác phẩm của nhau. Điều đó thật không tốt.
    PV: Quan hệ giữa các nhà văn hiện nay với nhau có khác gì quan hệ của các nhà văn lớp trước không?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Các nhà văn lớp trước sống với nhau thân ái và thường rất ngưỡng mộ tài năng của nhau. Ngưỡng mộ thực sự chứ không nói suông. Hiện nay, các nhà văn trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa được tiếp xúc với những tinh thần nhân loại thực sự, chỉ ngồi "đáy giếng" mà nhìn bầu trời của mình thì sẽ thấy "trời" của ai cũng nhỏ như của người khác. Thế là đâm ra hiềm khích, cãi cọ nhau.
    PV: Trong bài viết của mình, nhà thơ Trần Mạnh Hảo có cho rằng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã "xúc phạm" đến lòng tự tôn dân tộc. Giáo sư đánh giá vấn đề này như thế nào?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Bây giờ có thể những nhà phê bình văn học khác chưa lên tiếng, nhưng tôi tin rằng lịch sử văn học sẽ tính đến sự kiện này. Một nhà văn không thể nói xấu dân tộc trong bất kỳ tình huống nào. Nhà văn có thể đau khổ vì một sự kiện nào đó. Nhưng nỗi đau khổ đó phải được chuyển hóa thành niềm hy vọng tươi sáng trong tác phẩm của mình. Nhà văn dù là thiên tài tới đâu đi nữa cũng không được phép nói những điều xúc phạm đến cộng đồng của mình. Anh Trần Mạnh Hảo cho rằng anh Nguyễn Huy Thiệp xúc phạm đến những bậc đại bút như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Tôi cho rằng anh Trần Mạnh Hảo hơi quá lời và có lẽ anh Hảo "phản chiếu" điều đó ra từ truyện ngắn "Kiếm sắc" của Nguyễn Huy Thiệp chăng?Nhưng ngay việc anh Thiệp xúc phạm đến hầu hết các nhà thơ, nhà văn hiện đại là điều thật ngây ngô và đáng lên án. Xét về tài năng văn học và nhân cách nhà văn thì có rất nhiều nhà văn khác hơn hẳn Nguyễn Huy Thiệp.
    PV: Có một vài nhà văn cho rằng họ chỉ cần viết các tác phẩm vĩ đại mang tinh thần nhân loại toàn cầu chứ không cần có tính dân tộc trong tác phẩm. Giáo sư thấy thế nào về quan điểm đó?
    Giáo sư Hoàng Trinh: Sự thiếu tri thức thể hiện ra ở chính quan niệm này. Làm sao một nhà văn có thể vươn đến tầm nhân loại mà lại không có tinh thần dân tộc. Tất cả các thiên tài văn chương đều bám chặt tinh thần dân tộc của mình như rễ cây cắm sâu xuống đất. Tôi cho rằng có thể anh Thiệp viết ra một số truyện ngắn hay, được độc giả khen ngợi. Thế là anh ấy bắt đầu coi thường người đọc ngay. Anh ấy coi thường chính những người hâm mộ đã mang lại cho anh ấy danh tiếng. Tôi biết là nhiều bạn đọc khi đọc bài viết trên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sẽ rất thất vọng. Theo tôi, nếu tài năng của mình đã cạn thì tốt nhất anh Thiệp nên im lặng đi làm việc khác. Khi đó sự hâm mộ, kính trọng anh của người đọc sẽ vẫn còn giữ được lâu. Tôi cho rằng bài viết của anh Trần Mạnh Hảo là đúng, có nhiều căn cứ, viết rất chắc... mặc dù đôi chỗ cũng quá lời. Anh Trần Mạnh Hảo là người nói thẳng, nói thật. Tuy có chỗ anh ấy nói chưa đúng nhưng theo tôi, chúng ta nên nói thẳng, không nên châm biếm quanh co. Sự việc này chính là bài học lớn cho mỗi nhà văn.
    Công An Nhân Dân, số 41 (1824) Thứ bảy ngày 3-4-2004
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là ý kiến của tớ, người lập ra thảo luận này trên TTVN:
    Thật ra Nguyễn Huy Thiệp (NHT) cũng có lý phần nào khi nói đến thực trạng của Hội nhà văn Việt nam. Tuy nhiên NHT đã sử dụng đao to búa lớn và quá lộng ngôn khi phê phán các đồng nghiệp của mình, trong đó có cả bản thân ông. Còn Trần Mạnh Hảo (TMH) thì phản ứng lại dữ dằn quá đáng và cũng lộng ngôn không kém. ***g lộn lên như TMH đôi khi không hiệu quả mà lại phản tác dụng, dễ bị coi là ?ocó tật giật mình?. Đó là không kể trong khi phản ứng lại NHT với thái độ hiếu thắng quá mức, TMH lại để lộ ra các yếu điểm của mình và lập luận thiếu chặt chẽ. Bình Nguyên có lý khi cho rằng tốt nhất là không thèm chấp với 1 gã Chí Phèo, gã chửi cả làng đấy nhưng chắc gì trong đó đã có mình. Mà có phản ứng thì cũng nên phản ứng lại 1 cách thận trọng, có suy xét và khách quan. Là các nhà văn tầm cỡ như NHT và TMH thì nên ứng xử có văn hóa hơn và thận trọng hơn khi phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tranh luận nảy lửa này (nếu có thể gọi là tranh luận) giữa các nhà văn có tên tuổi (nhưng hơi bị thiếu văn hóa, nếu không nói là hơi bị vô học theo giọng lưỡi của NHT) làm cho họ trở nên tầm thường đi dưới mắt các độc giả có văn hóa, hìhì.
    Được Hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:45 ngày 18/04/2004
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là ý kiến của tớ, người lập ra thảo luận này trên TTVN:
    Thật ra Nguyễn Huy Thiệp (NHT) cũng có lý phần nào khi nói đến thực trạng của Hội nhà văn Việt nam. Tuy nhiên NHT đã sử dụng đao to búa lớn và quá lộng ngôn khi phê phán các đồng nghiệp của mình, trong đó có cả bản thân ông. Còn Trần Mạnh Hảo (TMH) thì phản ứng lại dữ dằn quá đáng và cũng lộng ngôn không kém. ***g lộn lên như TMH đôi khi không hiệu quả mà lại phản tác dụng, dễ bị coi là ?ocó tật giật mình?. Đó là không kể trong khi phản ứng lại NHT với thái độ hiếu thắng quá mức, TMH lại để lộ ra các yếu điểm của mình và lập luận thiếu chặt chẽ. Bình Nguyên có lý khi cho rằng tốt nhất là không thèm chấp với 1 gã Chí Phèo, gã chửi cả làng đấy nhưng chắc gì trong đó đã có mình. Mà có phản ứng thì cũng nên phản ứng lại 1 cách thận trọng, có suy xét và khách quan. Là các nhà văn tầm cỡ như NHT và TMH thì nên ứng xử có văn hóa hơn và thận trọng hơn khi phát ngôn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tranh luận nảy lửa này (nếu có thể gọi là tranh luận) giữa các nhà văn có tên tuổi (nhưng hơi bị thiếu văn hóa, nếu không nói là hơi bị vô học theo giọng lưỡi của NHT) làm cho họ trở nên tầm thường đi dưới mắt các độc giả có văn hóa, hìhì.
    Được Hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:45 ngày 18/04/2004
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với Nguyễn Huy Thiệp và Trần Mạnh Hảo(Nhân đọc hai ông trên Ngày Nay và Văn Nghệ) - Đông La -
    Nghe nói Nguyễn Huy Thiệp (NHT) đã ?ochửi? cả hội viên Hội Nhà văn Việt Nam là vô học trên tạp chí Ngày Nay rồi bị Trần Mạnh Hảo (TMH) ?ochửi? lại trên Văn Nghệ, tôi thấy buồn cười, bởi một ông ngông ngạo lại đi ?ochửi? ông ngạo ngông thì cũng bằng hòa. Chẳng phải Trần Mạnh Hảo cũng đã từng cho nền phê bình văn chương nước ta khi mình chưa xuất hiện chỉ là "một cái ao tù", từng chê thơ ca cách mạng là một "Nền thơ lộ - thiên - ham - vui" (Thơ phản thơ, tr. 9) đó sao! Tất nhiên tôi quá hiểu cách phê bình của TMH nên không tin, nhưng cũng băn khoăn bởi chẳng ai lại có thể dựng đứng chuyện, khi không gắp lửa bỏ tay người như thế được. Nhưng chẳng lẽ NHT, dù có kiêu ngạo đến mấy cũng phải hiểu biết, mà đã hiểu biết thì không ai lại hành xử một cách ngông cuồng, mất tính người như TMH đã phê phán được: "Bằng bài báo vừa dẫn, Nguyễn Huy Thiệp như muốn bước ra khỏi những giới hạn luân lý, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và loài người" (Văn Nghệ, số 13, 27/3/2004). Vốn thích văn anh Thiệp, đã viết một bài có lẽ thuộc hàng kỹ nhất về văn anh, được nhiều người thích, tôi sốt sắng mở Internet. Thì ra NHT đã viết một bài rất dài, khá công phu và khá sâu sắc. Khi đọc có hơi khó chịu một chút bởi cái giọng kiêu bạc, khinh mạn đặc trưng của anh, có gì đó thật tàn nhẫn khi anh xổ toẹt, nói "trắng phớ" ra cái sự thực tẻ nhạt của tình trạng văn chương hiện tại, chắc rất nhiều nhà văn Việt Nam thấy bị xúc phạm, nhưng tiếc thay tôi thấy anh phần nhiều là đúng. Thực ra người ta đã nói quá nhiều những điều anh viết đó, nhưng chỉ là chuyện gẫu tại bàn trà hoặc trong quán nhậu, chứ không ai đủ dũng khí dám nói toạc ra bằng giấy trắng mực đen trên báo như anh cả. Tôi thừ người trước màn hình máy tính, thấy lại rất rõ sự bất lực của mình, bởi chính bản thân cũng phải ngụp lặn trong cái môi trường viết lách tù đọng, từng muốn quẳng viết đi bởi không thể tìm đâu ra cái cảm hứng trong cái cuộc chơi chữ nghĩa đầy khó khăn cực nhọc nhưng lại vô tích sự và đầy bất trắc này. Một cuộc chơi không có trọng tài, nếu có họ lại cầm còi theo những điều luật chả có cơ sở khoa học nào cả. Chính họ là bà đỡ cho không ít tác phẩm văn chương được giải thưởng vô giá trị, hoặc trao giải thưởng cho không ít tác phẩm nhăng nhít trong những cuộc thi văn chương rất lớn, rất ồn ào. Tôi đã viết kỹ điều này trong cuốn Biên độ của trí tưởng tượng (NXB Văn học). Xã hội ta hiện nay đã có nhiều đổi mới và đạt nhiều thành tựu, với tôi thú vị nhất là thành tựu về dân chủ. Xem mấy ?oông nghị? tranh luận nảy lửa trên ti vi thật thú vị; xem mấy ông cán bộ cao cấp ấp úng trước vành móng ngựa thật thú vị; xem chuyện một công dân kiện thắng báo Pháp luật TP HCM thật thú vị... Tiếc thay diễn đàn văn chương còn rất tụt hậu về dân chủ, còn lạc hậu rất xa so với nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Báo chí văn nghệ nhiều khi là phương tiện của một số người. Tôi viết cụ thể như vậy bởi tôi thấy sự loại bỏ tình trạng cửa quyền như trên chính là điều tiên quyết cho sự phát triển nền văn chương, bởi chính nó như khí hậu, thời tiết đối với vườn ươm cũng như cánh đồng văn chương rộng lớn. Nếu nền văn chương chỉ được định hướng theo mấy người biên tập hẹp hòi thì không thể phát triển được.
    Về bài của Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo đã có một bài với cái đầu đề đã mang tính phê phán rất gay gắt: Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học...?; trong đó viết: "Tự dưng đa số hội viên Nhà Văn Việt Nam bị anh Thiệp gán cho là vô học"; rồi: "Anh Thiệp nỡ lòng nào mắng cả Hội Nhà văn là đồ vô giáo dục" (Văn Nghệ số 13, 27/3/2004). Ở đây TMH lại một lần nữa sử dụng cách bẻ queo văn bản, phê phán những ý không phải của tác giả. Nếu trích đầy đủ câu chữ ta sẽ thấy NHT nói đúng và TMH phê sai, dù rằng cái điều anh Thiệp nói theo kiểu "thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng", ai là nhà văn cũng khó nghe: "Ngay trong lĩnh vực văn học, đáng lẽ cần phải khuếch trương, xây dựng thành một công nghệ đào tạo nhà văn mới thì vài năm trở lại đây lại có ý kiến bỏ đi trường Viết văn Nguyễn Du. Bỏ thì dễ nhưng xây thì khó. Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều... "vô học", tự phát mà thành danh". Rõ ràng ở đây ý NHT nói hầu hết hội viên trở thành nhà văn không phải do được đào tạo ở trường viết văn mà chỉ thành danh một cách tự phát thì trong thực tế đúng quá còn gì nữa, chứ đâu phải là câu chửi "đồ vô học" chung chung mà chính cách phê bình của TMH đã gán cho NHT!
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:28 ngày 22/04/2004
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với Nguyễn Huy Thiệp và Trần Mạnh Hảo(Nhân đọc hai ông trên Ngày Nay và Văn Nghệ) - Đông La -
    Nghe nói Nguyễn Huy Thiệp (NHT) đã ?ochửi? cả hội viên Hội Nhà văn Việt Nam là vô học trên tạp chí Ngày Nay rồi bị Trần Mạnh Hảo (TMH) ?ochửi? lại trên Văn Nghệ, tôi thấy buồn cười, bởi một ông ngông ngạo lại đi ?ochửi? ông ngạo ngông thì cũng bằng hòa. Chẳng phải Trần Mạnh Hảo cũng đã từng cho nền phê bình văn chương nước ta khi mình chưa xuất hiện chỉ là "một cái ao tù", từng chê thơ ca cách mạng là một "Nền thơ lộ - thiên - ham - vui" (Thơ phản thơ, tr. 9) đó sao! Tất nhiên tôi quá hiểu cách phê bình của TMH nên không tin, nhưng cũng băn khoăn bởi chẳng ai lại có thể dựng đứng chuyện, khi không gắp lửa bỏ tay người như thế được. Nhưng chẳng lẽ NHT, dù có kiêu ngạo đến mấy cũng phải hiểu biết, mà đã hiểu biết thì không ai lại hành xử một cách ngông cuồng, mất tính người như TMH đã phê phán được: "Bằng bài báo vừa dẫn, Nguyễn Huy Thiệp như muốn bước ra khỏi những giới hạn luân lý, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và loài người" (Văn Nghệ, số 13, 27/3/2004). Vốn thích văn anh Thiệp, đã viết một bài có lẽ thuộc hàng kỹ nhất về văn anh, được nhiều người thích, tôi sốt sắng mở Internet. Thì ra NHT đã viết một bài rất dài, khá công phu và khá sâu sắc. Khi đọc có hơi khó chịu một chút bởi cái giọng kiêu bạc, khinh mạn đặc trưng của anh, có gì đó thật tàn nhẫn khi anh xổ toẹt, nói "trắng phớ" ra cái sự thực tẻ nhạt của tình trạng văn chương hiện tại, chắc rất nhiều nhà văn Việt Nam thấy bị xúc phạm, nhưng tiếc thay tôi thấy anh phần nhiều là đúng. Thực ra người ta đã nói quá nhiều những điều anh viết đó, nhưng chỉ là chuyện gẫu tại bàn trà hoặc trong quán nhậu, chứ không ai đủ dũng khí dám nói toạc ra bằng giấy trắng mực đen trên báo như anh cả. Tôi thừ người trước màn hình máy tính, thấy lại rất rõ sự bất lực của mình, bởi chính bản thân cũng phải ngụp lặn trong cái môi trường viết lách tù đọng, từng muốn quẳng viết đi bởi không thể tìm đâu ra cái cảm hứng trong cái cuộc chơi chữ nghĩa đầy khó khăn cực nhọc nhưng lại vô tích sự và đầy bất trắc này. Một cuộc chơi không có trọng tài, nếu có họ lại cầm còi theo những điều luật chả có cơ sở khoa học nào cả. Chính họ là bà đỡ cho không ít tác phẩm văn chương được giải thưởng vô giá trị, hoặc trao giải thưởng cho không ít tác phẩm nhăng nhít trong những cuộc thi văn chương rất lớn, rất ồn ào. Tôi đã viết kỹ điều này trong cuốn Biên độ của trí tưởng tượng (NXB Văn học). Xã hội ta hiện nay đã có nhiều đổi mới và đạt nhiều thành tựu, với tôi thú vị nhất là thành tựu về dân chủ. Xem mấy ?oông nghị? tranh luận nảy lửa trên ti vi thật thú vị; xem mấy ông cán bộ cao cấp ấp úng trước vành móng ngựa thật thú vị; xem chuyện một công dân kiện thắng báo Pháp luật TP HCM thật thú vị... Tiếc thay diễn đàn văn chương còn rất tụt hậu về dân chủ, còn lạc hậu rất xa so với nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Báo chí văn nghệ nhiều khi là phương tiện của một số người. Tôi viết cụ thể như vậy bởi tôi thấy sự loại bỏ tình trạng cửa quyền như trên chính là điều tiên quyết cho sự phát triển nền văn chương, bởi chính nó như khí hậu, thời tiết đối với vườn ươm cũng như cánh đồng văn chương rộng lớn. Nếu nền văn chương chỉ được định hướng theo mấy người biên tập hẹp hòi thì không thể phát triển được.
    Về bài của Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo đã có một bài với cái đầu đề đã mang tính phê phán rất gay gắt: Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học...?; trong đó viết: "Tự dưng đa số hội viên Nhà Văn Việt Nam bị anh Thiệp gán cho là vô học"; rồi: "Anh Thiệp nỡ lòng nào mắng cả Hội Nhà văn là đồ vô giáo dục" (Văn Nghệ số 13, 27/3/2004). Ở đây TMH lại một lần nữa sử dụng cách bẻ queo văn bản, phê phán những ý không phải của tác giả. Nếu trích đầy đủ câu chữ ta sẽ thấy NHT nói đúng và TMH phê sai, dù rằng cái điều anh Thiệp nói theo kiểu "thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng", ai là nhà văn cũng khó nghe: "Ngay trong lĩnh vực văn học, đáng lẽ cần phải khuếch trương, xây dựng thành một công nghệ đào tạo nhà văn mới thì vài năm trở lại đây lại có ý kiến bỏ đi trường Viết văn Nguyễn Du. Bỏ thì dễ nhưng xây thì khó. Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số chỉ là những người già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều... "vô học", tự phát mà thành danh". Rõ ràng ở đây ý NHT nói hầu hết hội viên trở thành nhà văn không phải do được đào tạo ở trường viết văn mà chỉ thành danh một cách tự phát thì trong thực tế đúng quá còn gì nữa, chứ đâu phải là câu chửi "đồ vô học" chung chung mà chính cách phê bình của TMH đã gán cho NHT!
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:28 ngày 22/04/2004
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Trò chuyện với Nguyễn Huy Thiệp và Trần Mạnh Hảo(Nhân đọc hai ông trên Ngày Nay và Văn Nghệ) - Đông La (2)
    Về điều này tôi thấy NHT nói các nhà văn "vô học" trong cái công nghệ đào tạo văn chương còn là nhẹ, tôi thấy còn có một thực tế cay đắng hơn, có những người viết vô học thực sự, vô học theo nghĩa đen kịt của từ này. Ngay cả lĩnh vực phê bình lý luận, cái lĩnh vực cần nhất sự học cũng có. Ví dụ như chính Trần Mạnh Hảo, nhân vật của bài viết này: một tác giả đang được cho là nhà phê bình hàng đầu, viết rất nhiều và được Hội Nhà văn trao giải thưởng rất nhiều; người từng phê bình hầu hết các giáo sư văn học (theo tôi điều này cũng bình thường bởi giáo sư cũng chẳng phải là thần thánh); bàn luận những vấn đề trọng đại là sách giáo khoa và ngành giáo dục. Thế nhưng đã có rất nhiều người phê phán trình độ của TMH. Riêng tôi thấy TMH không hiểu bản chất của vấn đề thuộc tính nền tảng của tri thức, nhiều chỗ thực sự là vô học. Tôi đã viết nhiều, ở đây bàn về sự vô học xin được nói lại, bởi đã nói về TMH thì phải bắt tận tay, day tận mặt, không thể nói suông được. TMH rất hay bàn về triết học, nhưng nhiều chỗ do không có nền học vấn, đã không hiểu những khái niệm tối cơ bản, như việc tác giả cho triết học phương Đông là "nhất nguyên" nhưng lại cho là "không có chữ DUY" (Văn học phê bình nhận diện, tr.73), điều này là buồn cười, bởi với triết học, đã nhất nguyên thì phải DUY! Rồi một chuyện buồn cười khác, khi muốn phê phán Lê Ngọc Trà, TMH đã tưởng tượng ra khái niệm không hề có và vô nghĩa trong triết học: "duy vật chủ quan" (Sách đã dẫn, tr.274)! Bởi trong triết học chỉ có chủ nghĩa duy tâm mới có chủ quan và khách quan, còn đã là duy vật thì phải khách quan, tức vật chất luôn tồn tại khách quan, không bao giờ phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Khi muốn phê phán thi ca phương Tây là "phân tích" để đề cao thi ca phương Đông, TMH cũng đã đồng thời đề cao quan điểm: "trong tâm có vật trong vật có tâm" (Văn học phê bình nhận diện, tr.73) mà không hiểu rằng, đây là quan điểm phản triết học và khoa học hiện đại. Trong phê bình văn học, cũng vì "vô học", TMH cũng đã không hiểu bản chất của những trường phái, đã lẫn "ấn tượng" với "tượng trưng"; không hiểu siêu thực là gì, nhưng lại đi phê phán lung tung, nên đã viết ra những điều mâu thuẫn, một mặt coi siêu thực như rác rưởi song lại cho "Thi ca phương đông những bài hay nhất đã rất siêu thực" (Thơ phản thơ, tr. 247), và viết những câu ngô nghê kiểu: "siêu thực và hiện thực là hai mặt của một thực thể" (Văn Nghệ, số 13, 1997). Mỗi thực thể chỉ tồn tại với những thuộc tính vốn có, tức chỉ có một mặt hiện thực, còn siêu thực không phải là thuộc tính tồn tại của sự vật mà là một quan niệm sáng tạo nghệ thuật với cái triết lý: "Định luật ngẫu nhiên là định luật bao trùm mọi định luật". Tại sao như vậy thì còn phải biết đến cả vật lý lượng tử nữa mới hiểu nổi.
    TMH nếu chỉ yếu về mặt tri thức còn có thể châm chước được bởi tri thức là vô bờ, không ai nói mạnh được. Nhưng tiếc là tác giả này lại quá ảo tưởng về sự học của mình nên mới dám ngông ngạo: "tôi nói với ông Hữu Thỉnh: "Có ai viết về tôi ông cứ cho in đi, in rồi tôi trị" (Thơ phản thơ). Ngoài học vấn, một phẩm chất khác quan trọng không kém của người viết phê bình chính là sự trung thực, nhưng với TMH, cũng đã có rất nhiều người phê phán về nhân cách, bởi khi viết TMH luôn chủ động bóp méo vấn đề để thoả mãn lối phê bình phê phán không vì sự đúng sai mà phê phán lấy được, với nhiều tiểu xảo, nhiều mánh lới dẫn dắt, lôi kéo được khá nhiều người đồng tình, thậm chí còn làm lạc cả hướng dư luận. Nhưng theo tôi, nếu diễn đàn văn chương dân chủ thực sự thì TMH không bao giờ làm được như vậy. Trong bài phê phán Nguyễn Huy Thiệp lần này, TMH cũng lại dùng miếng võ quen thuộc, một tiểu xảo (ý tôi là xảo thuật nhỏ nhen không trung thực) mà Nguyễn Hữu Sơn từng viết "TMH vờ tựa vào bàn thờ tính dân tộc, nền văn học dân tộc" nhằm lôi kéo dư luận, hại người.
    Trong bài viết, ở phần đầu mang tiêu đề nhỏ là Cái khó của nhà văn hiện nay, NHT chỉ nêu ra tình trạng thơ ca hiện tại kém cỏi, có thể bàn về độ chính xác cũng như thái độ đánh giá của anh: ?oTrong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào ?ocảm hứng? để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự số này đếm trên đầu ngón tay vẫn còn giữ được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả ?, giai thoại gây cười tục tĩu tiếp đó cũng chỉ để nói rõ thêm ý này, chứ NHT hoàn toàn không có ý gì xúc phạm đến các bậc tiền bối trong lịch sử văn chương. Trong bài viết, NHT đã khẳng định rõ đó chỉ là ?ogiai thoại nói về tình cảnh thơ? chứ không phải là nhận định nghiêm túc, vậy mà TMH lại dựng đứng lên như thế này: ?oNHT tiếp tục nâng cấp ?obài ca? trên lên hàng thượng thừa, dám ?odí? cả con chuột vi tính vào các thần linh thơ, kể từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương trở xuống?; rồi: ?oNhững lời thoá mạ nguyền rủa THƠ CA một cách vô tiền khoáng hậu trên của Nguyễn Huy Thiệp dành cho không chỉ các nhà thơ thời nay, mà còn cả các nhà thơ trong quá khứ? (Báo Văn Nghệ đã dẫn). Tôi gọi kiểu phê bình này là vô lương tâm. Trong tranh luận, khi tức khí lên có thể chửi nhau cũng được, nhưng phải trung thực, phê phán đúng ý người viết. Còn từ không nói có, dựng chuyện, xuyên tạc, gắp lửa bỏ tay người thì đúng là trò lưu manh và vô lương tâm. Nhân đây tôi đề nghị TMH nên chấm dứt cái trò luôn lôi kéo các bậc tiền bối vào phe mình, biến các cụ thành công cụ trong các cuộc tranh luận để lôi kéo dư luận, hãy để cho các cụ yên nghỉ. Tôi cũng đề nghị TMH chấm dứt cái trò nhân danh những điều cao cả hại người, bởi đất nước là của chung, lịch sử là của chung, cha ông là của chung, không phải của riêng ai cả. Rất nhiều người, nhiều gia đình đã phải đổ máu để bảo vệ những điều thiêng liêng ấy.
    NHT viết: ?o... quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: Nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa?. Nhận xét này cũng thật khinh bạc và ngông ngạo, nhưng nếu nhìn vào thực tế không phải không có phần đúng. Quả thực chỉ có một số vô cùng ít nhà thơ là hữu danh hữu thực mà thôi, bởi họ còn làm quan này chức nọ, truyền hình báo chí nhắc đến liên tục nên cái danh mới có giá trị, chứ còn nói chung người ta chỉ biết đến nhau trong hội đoàn, trong nhóm bạn, còn đối với xã hội mênh mông thì cái danh nhà thơ có nghĩa gì. Ví dụ đi đâu đó, người ta giới thiệu tôi là kỹ sư thì thấy tự tin, chứ còn lại giới thiệu là nhà thơ, nhà phê bình nữa thì thật khó nói chuyện. Vậy NHT có phần đúng chứ. Thế mà TMH mang cả từ điển ra tra từ lưu manh để phê phán NHT (cho có khoa học?!). Nếu phân tích chi tiết, câu vừa dẫn NHT viết ?othậm chí còn lưu manh?, dùng chữ ?othậm chí? và chữ ?ocòn? nghĩa là nói đến số ít, số đặc biệt. Trong thực tế có nhà thơ lưu manh không? Ai chả biết nhà thơ Hùng Anh gì đó trộm cắp trong ngành dược đã vào tù, nhà thơ Nguyên Linh (tức thứ trưởng Nguyễn Thiện Luân) đang trên vành móng ngựa; còn cái chuyện có một ông kiện một nhà thơ nổi tiếng nhận đút lót một đôi giày và mấy triệu đồng mà không làm cho ông ta được vào Hội nữa... Quả thực chúng ta đã quen nghe những lời êm tai giả dối rồi nên khi phải nghe cái sự thật trần trụi cay đắng thì dễ bị dị ứng.
    Riêng về NHT, tuy phản đối TMH như trên nhưng tôi cũng không hoàn toàn đồng ý với bài viết trên Ngày Nay cũng như một số bài phê bình và phát biểu khác của anh. Trước hết phải nói NHT viết phê bình cũng rất lạ, rất ấn tượng, những ngôn từ hiện đại của anh chuyển sang ngôn ngữ của nhà Phật như thơ ?otrí năng?, thơ ?ongộ năng?, ?omôn phái? thơ, ?oy bát? thơ... thấy ngồ ngộ và có nét thâm nho. Chính bằng cái thủ pháp này, anh đã thâm thuý hoá được nhiều điều bình thường, rất hợp với khẩu vị Đông phương, chính nó đã góp phần quan trọng mang lại thành công cho văn nghiệp anh. Vốn có cá tính mạnh, cái tôi quá lớn, NHT thường có những nhận xét cực đoan mang nặng tính chủ quan nên thiếu tính khách quan khoa học, theo kiểu hợp khẩu vị thì anh cho là: ?ogiá trị không sao kể xiết?; là ?obổng lộc của thần linh?; là ?othiên thần?; còn không hợp thì anh cho là: ?olăng nhăng, phù phiếm?, ?ovi khuẩn, suy đồi, đểu. Say rượu, đa dâm, hạ lưu?. Một nhà thơ hiếm hoi, có lẽ là duy nhất, được anh Thiệp bái phục chính là Đồng Đức Bốn. Có lẽ chưa ai đánh giá văn người khác cao như anh Thiệp viết về anh Bốn bởi anh đã cho thơ anh Bốn là bất tử. Nhưng đôi chỗ đọc mấy câu anh trích dẫn và cho là ?othần tình và sâu sắc? thì tôi thấy anh bốc quá, bởi thực chất mấy câu này cũng chỉ có vẻ têu tếu và có phần xào xáo lại ca dao: ?oNhà quê có cái giếng đình / Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ / Nhà quê có mấy trai tơ / Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi. (Đồng Đức Bốn, Chuông chùa kêu trong mưa, NXB Hội Nhà văn). Khi anh Bốn viết: ?oXong rồi chả biết đi đâu / Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương?, hai câu này thực chất là văn vần, nôm na nhưng anh lại tán thành loại thơ siêu đẳng, siêu phàm: ?oQua cầu Chương Dương? phải chăng là: ?otừ bờ bên này sang bờ bên kia, TỪ BỜ MÊ SANG BỜ GIÁC NGỘ!?. Riêng về anh Bốn, tôi thấy thơ lục bát của anh đúng hay thật, nhưng cho là siêu đẳng còn thơ người khác lăng nhăng cả thì thật quá đáng và không công bằng. Với riêng tôi, mấy lần anh Bốn vào Sài Gòn cũng gặp vui vẻ và muốn tôi viết một bài, nhưng tôi vốn lười biếng, đã mất công viết là phải viết những điều ít người biết hoặc đang tranh luận bất phân thắng bại, còn cái hay của thơ anh Bốn ai cũng biết nên tôi không hứng viết. Nói chung bàn về cái hay cái dở, cái cao cái thấp của nghệ thuật là cực khó. Tôi đã nghiên cứu và viết trong bài Hành trình thơ ca (in trong Biên độ của trí tưởng tượng) cái điều là: ngay cả những nhà thơ đã trở thành bất tử trong nền thi ca của nhân loại cũng mỗi người nói về thơ một kiểu, thậm chí còn đối nghịch nhau. Vì thế, trong phê bình nghệ thuật, không nên nhận xét kết luận chủ quan một cách tùy tiện bừa bãi, mà cần phải lập luận chứng minh bằng toàn bộ sự hiểu biết của mình trước khi nói ra một điều gì. Chỉ có vậy chúng ta mới dần tiệm cận đến chân lý của nghệ thuật.
    Riêng về NHT, anh có tài thì đúng rồi nhưng tài có lớn không thì còn phải xem xét. Bởi phải xem thực chất về hình thức thì anh đã đưa ra được thi pháp gì mới? Về nội dung thì trong tầng sâu phía sau văn bản văn chương của anh, anh đã phát minh ra được những ý tưởng gì mới? Giống như những phát minh của khoa học tự nhiên vậy. Hình như không có. Văn anh chỉ được ở chỗ mạnh dạn viết bản chất vấn đề, dễ đọc vì không lê thê, nhiều chuyện, dí dỏm, có nét thâm nho dân dã, nói chung nó là loại văn hiện thực phê phán thời hiện đại. Anh đã được ca ngợi rất nhiều, hưởng những lộc vinh quang của văn chương, phải chăng vì thế mà anh có phần nào ảo tưởng ngộ nhận và chính nó đã đẻ ra cho anh cái giọng kiêu bạc, khinh mạn, bất chấp, hoàn toàn tự nhiên thoải mái, không giữ một chút ý tứ gì khi nói về bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nghe nói hồi đầu chưa nổi khi đưa bài muốn được đăng anh cũng nhỏ nhẹ dễ thương lắm. Tôi biết người như anh thì góp ý là vô nghĩa nhưng đây là sự thành thực của tôi, bởi tôi thấy văn chương NHT, nhà văn NHT sẽ được yêu quý hơn rất nhiều nếu không có cái thái độ quá đáng, quá khích, cực đoan của con người NHT.
    Thành phố Hồ Chí Minh, 4/2004
    Ngày Nay, số 8, 15/4-1/5/2004

Chia sẻ trang này