1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp viết cái gì đây?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tieucaluoi, 02/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp viết cái gì đây?

    Nhân thấy Hoangvan09 viet
    "NHT có viết "tiểu thuyết" Tuổi 20 Yêu dấu (và có thề vài ba cuốn tương tự) nhưng ko có nhà XB nào thèm nhận in thì đúng hơn, chứ ko phải in rồi mới cấm. Bạn có thể tìm đọc trong thư viện của Tom Gud.
    NHT là 1 anh xích lô ba gác giỏi võ nói ngược nên gây chú ý bằng mấy tác phẩm đầu tay/truyện ngắn. Tuy nhiên để viết tiểu thuyết kiểu Linglei như Tuổi 20 (cưa sừng làm nghé) thì NHT trở thành 1 anh hề nhố nhăng ko thể chấp nhận nổi. Hay để làm phê bình gia với "chuyện trò với hoa thủy tiên " thì NHT đã chứng minh mình là 1 anh nông dân ít học, học đòi làm Chí phèo như thế nào.

    Xin lỗi đã ko thích thần tượng VH của bạn, nhưng tớ chưa bao giờ thích NHT, kể cả thời ông ta viết "tướng về hưu". Nhất là sau sự kiện Hoa thủy tiên thì tớ chán ông này quá. Bi giờ ông này chỉ còn ngồi "ăn mày dĩ vàng" với những lời phát biểu "tùm lum tà la" (lời của bạn) như vậy thôi à.

    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:38 ngày 02/01/2006"

    Tớ pots cái này để mọi người đọc. Các chương sau tớ sẽ pots sau.


    Tiểu Ngọc
    Võ lâm ngoại sử
    tiểu thuyết võ hiệp (7 kì)
    1


    Ông giăng kia ông ở trên giời
    Hỏi ông có biết sự đời cho chăng?
    Sự đời nhít nhít nhăng nhăng
    Xem ra chẳng biết mần răng nực cười

    (Câu hát cổ)

    Quyền đả cước thích (tay chân đấm đá) chỉ là thuật nhỏ, chỉ có nhất lý là thông thiên địa.

    (Lời người học võ)


    Mục lục

    Lời giới thiệu của Nguyễn Huy Thiệp

    Chương 1:
    Điểm mặt anh hùng Thần đồng ló dạng
    Chương 2:
    Thâu đệ tử, anh hùng thêm vây cánh
    Lên kinh kỳ, so sánh được tài cao
    Chương 3:
    Chốn võ đường, đánh cho phải đạo
    Ngọc Kỳ Khôi cũng thật kỳ khôi
    Chương 4:
    Chốn giang hồ vừa khóc vừa luyện chưởng
    Nơi chùa chiền nhận thức nhận chân như
    Chương 5:
    Đánh nhau với sói
    Nữ hiệp nổi danh
    Chương 6:
    Nháo nhác anh hùng một thuở
    Cái thời lãng mạn qua đi
    Chương 7:
    Hàn vi làm thợ đấu
    Công thành bởi bắn tên
    Chương 8:
    Bến Tiên, khoả thân luyện chưởng
    Xác thối, biến hoá thành thơm
    Chương 9:
    Núi Hoa Đào, anh hùng luận kiếm
    Ngôi tam bảo bóc mẽ công danh
    Chương 10:
    Hành phương Nam, dở cười dở khóc
    Tự đánh mình, khó nhọc công phu
    Chương 11:
    Đại Võ Đài lừng danh một thuở
    Nương dâu bãi biển, chìm nổi anh hùng
    Chương 12:
    Tầm sư học đạo
    Lạc vào cung mê
    Chương 13:
    Gặp sư phụ, anh hùng thoả chí
    Đường công danh, tỉ mỉ bắt sâu
    Chương 14:
    Giấc mộng tế trời, võ lâm định phận
    Tìm người ấn chứng, thiên cổ lưu danh
    Chương 15:
    Võ lâm danh bất hư truyền
    Chung cuộc từ bi hỷ xả





    Lời giới thiệu

    Tiểu thuyết võ hiệp là một thể loại văn học đặc biệt bắt nguồn từ Trung Quốc. Kim Dung - với những bộ tiểu thuyết võ hiệp lẫy lừng đã là một hiện tượng văn học có một không hai trong thời hiện đại. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn băn khoăn liệu tiểu thuyết võ hiệp có phải là ?ovăn học chính danh? không hay chỉ là một thể loại ?ocận văn học?, ?oá văn học??

    Sự say mê của rất nhiều độc giả với tiểu thuyết võ hiệp và các bộ phim võ hiệp chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp đã là một thực tế phải được nhìn nhận tích cực. Ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn của văn hoá Trung Hoa nói chung và văn học Trung Hoa nói riêng với toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của người Việt Nam, chính nó đã là một phần tạo nên tính cách Việt Nam và bản sắc Việt Nam.

    Tôi rất thú vị khi biết Tiểu Ngọc viết tiểu thuyết chưởng. Cả tôi và Tiểu Ngọc gần như chưa bao giờ đọc truyện chưởng, vì thực ra cũng... hơi sợ nó! Vì sao vậy? Vì lối viết của các nhà văn viết truyện chưởng rất dễ làm lung lay các quan niệm văn chương ?ochính thống? (khái niệm văn chương ?ochính thống? ở đây có phần tương đương đồng nghĩa với các khái niệm cổ truyền, phổ thông mà các nhà lý luận văn học cũng như các nhà văn vẫn thường quen dùng). Tính chất ma giáo, quái dị có phần nào ?obác học? kiểu dân giã có thể làm đảo lộn tùng phèo tất cả các trật tự và giá trị ?ocổ điển?. Chỉ khi nào gần như hoàn toàn ?ovô chiêu?, không có thành kiến, lúc ấy người cầm bút mới có thể hoà được vào dòng tâm thức hồn nhiên của thể loại tiểu thuyết này. Tôi và Tiểu Ngọc đã trao đổi với nhau nhiều lần về thể loại tiểu thuyết võ hiệp. Dưới đây xin ghi lại một đôi điều để giúp cho độc giả có thể hiểu thêm về cuốn tiểu thuyết võ hiệp thú vị và có phần kỳ cục này. Cần nói thêm rằng đây có thể là cuốn tiểu thuyết chưởng hiện đại đầu tiên ở Việt Nam.

    ?oAnh ký là Tiểu Ngọc, có ý bắt chước Kim Dung chăng??

    ?oĐúng thế! Có rất nhiều thứ ở ta bắt nguồn, bắt chước từ Trung Quốc. Nhưng Việt Nam là Việt Nam. Thực ra tôi thích Ngô Thừa Ân tác giả của Tây Du ký hơn Kim Dung rất nhiều.?

    ?oCả tôi và anh đều chưa bao giờ đọc Kim Dung cả.?

    ?oChúng ta đều ?~sợ?T thứ văn học mà Kim Dung sáng tạo ra. Đó là một thứ văn học khác, thậm chí không phải là văn học nữa. Chính Kim Dung đã từng khiêm tốn coi nó là ?~á văn học?T nhưng xét về hiệu quả thì nhiều khi cái mà ta gọi là ?~giá trị văn học?T (mỗi cá nhân) so sánh với các bộ sách chưởng của Kim Dung thì không thể nào so sánh được. Tính hiệu quả trong các bộ sách chưởng của Kim Dung khôn lường.

    ?oĐúng thế!?

    ?oTôi chỉ là một học trò nhỏ từ xa của Kim Dung đại hiệp văn sĩ.?

    ?oViệc chúng ta không đọc Kim Dung có thể sẽ có một tác dụng tốt nào đấy khi viết tiểu thuyết võ hiệp chăng??

    ?oCó thể! Chính sự bắt chước không đến nơi đến chốn cũng có thể là một nét nhấn tạo nên tính cách Việt Nam, bản sắc Việt Nam. Ở trong văn hoá, trong kinh tế, thậm chí trong tôn giáo và chính trị cũng từng có rất nhiều trường hợp như thế. Tính chất nôm na mách qué là một thứ đặc sản đặc biệt Việt Nam. Ở đây chứa đựng rất nhiều yếu tố tự nhiên, dân chủ.?

    ?oTính chất nôm na mách qué có thể làm người ta liên tưởng đến rất nhiều điều, thậm chí văn võ có khi là một.?

    ?oThực ra chỉ có một. Chúa từng nói: ?~Lời?T?.

    ?oÝ nghĩa tối thượng trong cuốn tiểu thuyết võ hiệp này là gì??

    ?oVạn pháp quy tâm. Điều đó có ở trong tất cả mọi cảnh giới.?

    ?oVạn pháp quy tâm??

    ?oNói rõ tức là dung tục nó. Nhưng không sao. Tôi viết tiểu thuyết này chí ít liên quan tới ba cảnh giới, một là viết để viết, để tập suy nghĩ, hai là viết để giáo hoá chúng nhân, hoằng dương võ pháp, sĩ khí, ba là viết để ngộ thiền văn pháp, minh tâm kiến tính. Toàn là những lời lẽ đao to búa lớn nhưng cũng chỉ là ?~vạn pháp quy tâm?T mà thôi.?

    ?oCông việc thật chẳng dễ dàng??

    ?oPhải viết trong tâm thức dễ. Làm việc khó trong tâm thức dễ. Võ lâm quyền pháp chủ ý: ?~Có tính mới có khí, có khí mới có thần, có thần mới có lực?T. Tính, khí, thần, lực thiếu một sẽ không thành.?

    ?oChúng ta đang đi trên con đường của số phận.?

    ?oChắc là như thế! ?

    Hà Nội ngày 30/8/2005

    Nguyễn Huy Thiệp



    *


    Chương 1: Điểm mặt anh hùng, thần đồng ló dạng

    Về đại lược, trong võ lâm, thường chia ra hai môn phái chính là Bắc tông và Nam tông. Bắc tông tổ chức quy củ, có trường lớp, bài bản. Người của Bắc tông ở trong công sở, trong cung đình, nhiều người giữ chức vụ lớn. Thanh thế của Bắc tông lớn đến nỗi tự coi là môn phái chính thống.

    Ngược với Bắc tông, Nam tông tổ chức lỏng lẻo, gần như không có tổ chức, tự phát, hoà lẫn trong dân gian. Nam tông không nệ sách vở, thường ỷ vào trực giác, lấy sự đốn ngộ làm trọng. Trong khi đó, Bắc tông coi trọng phương pháp giáo dục dần dần, tiệm ngộ, có phần nào đề cao lý trí...

    Tuy có sự phân biệt môn phái, nhưng giữa Bắc tông và Nam tông vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng đôi khi rất khó phân biệt. Khi lâm sự, một khi cao thủ ra đòn, nhiều khi cũng không thể biết đâu là chiêu pháp của Bắc tông hay Nam tông nữa.

    Mỗi một nơi, mỗi một vùng, do phong tục tập quán khác nhau, địa lý khác nhau nên lại hình thành ra những băng nhóm khác nhau. Ví dụ như ở kinh thành, nhóm con ông cháu cha khác, nhóm nha lại đầu sai khác, nhóm buôn thúng bán mẹt khác. Ở vùng biển cũng thế, vùng núi cũng thế, vô cùng phong phú, vô cùng sôi động, hấp dẫn vô cùng. Hết lớp này đến lớp khác, không thể nói đâu là bắt đầu, đâu là kết thúc. Tất cả hoà quyện vào nhau, liên chi hồ điệp, tràng giang đại hải, như sông chảy ra biển, hết nắng lại mưa, năm kế năm, tháng kế tháng, kết thúc lại khởi đầu, khởi đầu lại kết thúc, cứ như thế mãi.

    Có thơ rằng:

    Võ lâm danh bất hư truyền,
    Nào ai biết được căn nguyên thế nào?
    Dưới đất thấp, trên trời cao,
    ?oQuy tâm vạn pháp? dồi dào bấy nay.
    Chuyện xưa cũng thể chuyện nay
    Ngõ quê lời cũ có hay vẫn là?
    Vận vào rồi lại vận ra,
    Kiếp người cũng thể như là gió bay.
    Thưa rằng văn đấy, võ đây,
    Thấp cao cũng vẫn một tay anh hùng!

    Câu chuyện trong tiểu thuyết này lấy bối cảnh xa thì cũng khoảng 50 đến 70 năm, gần thì sờ sờ trước mặt, như chuyện hôm qua, như chuyện hôm nay, như ông đi qua như bà đi lại, chính ngay tác giả cũng chỉ hình dung mơ hồ để vẽ lên bức tranh vân cẩu như mình vừa trông thấy đấy, thoắt cái lại đi, hiện thực rờ rỡ, ngụ ý tài tình, thực thực đùa đùa, đùa đùa thực thực, gọi là chuyện thế nhân cũng được, chẳng sai, nhưng gọi là chuyện bông đùa cũng có lý.

    Trong võ lâm, điểm mặt anh hùng trong vòng mấy chục năm, nhiều thì có đến vài chục nghìn, nhưng nổi lên thực sự cũng chỉ đếm ở trên đầu ngón tay. Võ lâm có minh chủ không? Có đấy! Thường minh chủ võ lâm do đại hội võ lâm bầu ra, định kỳ năm năm một lần đại hội. Nhưng không phải lúc nào cũng thế, cũng có thể có kỳ đại hội bất thường nhưng cũng có khi tới bảy, tám năm mới có một kỳ đại hội. Trong từng môn phái cũng lại có những đại hội riêng, minh chủ riêng. Ở từng vùng, ở từng địa phương cũng vậy. Nhưng không phải hễ là minh chủ do các đại hội võ lâm bầu ra đã là minh chủ được cả giới võ lâm thừa nhận, biết đến. Nhiều người đi đi lại lại ở trên giang hồ, cũng đao cũng kiếm nhưng phần đông chỉ có hư danh chứ không có thực.
  2. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Khoảng năm Mậu Thân, ở vùng Hải Dương xuất hiện một thần đồng võ hiệp là Trần Đăng Tài. Nhà này có hai anh em là Trần Đăng Tai và Trần Đăng Tài. Trần Đăng Tai cũng biết một chút võ vẽ, từng thụ giáo mấy cao thủ trong môn phái Võ Đang Toàn Chân ờ trên kinh thành. Trần Đăng Tài thấy anh mình hàng ngày luyện tập võ công, hứng lên cũng bắt chước học theo. Khoảng chín, mười tuổi, căn cứ vào sự quan sát những con vật ở xung quanh mình như con kiến, con cua, con giun, con mèo, con chó... - vốn thông minh đĩnh ngộ, Trần Đăng Tài tự nghĩ ra được những thế võ, những chiêu đòn rất kỳ lạ, đánh ngã người nhanh như chớp. Được anh trai Trần Đăng Tai tự đứng ra làm bia đỡ khi luyện tập hàng ngày, võ công của Trần Đăng Tài tiến bộ rất nhanh, ngày thêm thâm hậu. Một đồn mười, mười đồn trăm, tiếng vang ầm ầm cả nước, lên cả tới kinh thành. Bấy giờ bọn trông coi môn phái Võ Đang Toàn Chân thiếu niên là đám Phạm Dần rất lấy làm thích thú bèn cử người về tận Hải Dương xem xét. Các cao thủ đứng đầu môn phái Võ Đang Toàn Chân như bọn Ngô Xuân, Huy Viễn rất lấy làm thích thú, cũng định về xem.
    Khi Phạm Dần tìm đến nhà hai anh em họ Trần ở Hải Dương thì trời đã chiều, cả nhà đi làm đồng chưa về. Phạm Dần đi loanh quanh trong sân, ngẩng lên nhìn khoảng trời xanh, chặc lưỡi:
    ?oChỗ tầm thường này mà nảy sinh ra nhân tài ư??T?T
    Y vừa nói xong thì xuất hiện một đứa bé trai chừng độ 10 tuổi, người thấp bé, chắc nịch ở đâu bỗng chạy về vung nắm đấm, quát to:
    ?oLão tặc kia, tên là gì, ở đâu ra, lải nhải gì ở cửa nhà ta??T?T
    Phạm Dần cười to, thích chí nói:
    ?oOắt con! Có biết ta không:
    Hổ ở triều đình đích thực là ta!
    Quanh năm suốt tháng,
    Đi đứng vào ra.
    Mua vui thiên hạ,
    Chẳng sợ tuổi già.
    Xoa đầu trẻ nhỏ,
    Kể chuyện quả, hoa.
    Nơi nào mở hội,
    Lại đến cho quà.
    Danh vang nức tiếng,
    Trong cõi sơn hà!?T?T
    Đứa bé cười khanh khách, gật gù:
    ?oHoá ra lão chỉ là một con hổ đã được thuần dưỡng, ăn lộc triều đình, sống bằng cách ăn giỗ mua vui cho đám trẻ con. Chẳng ra gì! Chẳng ra gì!?T?T
    Phạm Dần tức khí:
    ?oThằng lỏi con! Hỗn láo! Thế mày là ai, ở đâu ra??T?T
    Đứa bé kia quát lớn:
    ?oHãy nghe ông cụ ngươi nói đây:
    Trần Đăng Tài chính thực là ta!
    Sinh ra bởi mẹ bởi cha,
    Hưởng phúc ông bà.
    Ăn toàn lộc cỏ, nhụy hoa,
    Khí trời thoả sức hít hà.
    Xuống sông tắm mát,
    Đùa với ba ba.
    Ra đồng mót thóc,
    Phụ giúp việc nhà.
    Võ công tập luyện,
    Tự mình nghĩ ra.
    Nắng mưa sấm chớp,
    Tôi luyện thịt da.
    Thần đồng võ hiệp,
    Chính thực là ta!?T?T
    Phạm Dần cười sằng sặc:
    ?oTưởng mi là ai? Hoá ra mi chỉ là thằng bé con nhà quê lêu lổng, mấy dạy, có chút thiên tài, được hít thở khí thiêng trong lành của vùng núi sông kỳ diệu, chưa biết gì về sự đời nên mới huyênh hoang. Ta đến đây chính là muốn để gặp mi, thử xem võ công của mi cao thấp thế nào để nhận mi làm môn đệ, không mở mắt ra nhìn để bái ta làm sư phụ, còn hỗn láo cái gì??T?T
    Trần Đăng Tài chẳng nói chẳng rằng thoi ngay nắm đấm vào mặt Phạm Dần. Phạm Dần chủ quan, không thèm đỡ, không ngờ chưởng lực của Trần Đăng Tài mạnh quá làm y ngã quay ra đất. Y vùng dậy, chẳng còn giữ ý tứ gì nữa, giở hết võ công ra đánh nhau với Trần Đăng Tài. Trận đánh to quá:
    Một người là cao thủ ở kinh thành!
    Một người là thằng bé ở lều gianh!
    Một trời một vực,
    Ra sức đua tranh.
    Kẻ thì lăn lộn như lính cứu hỏa,
    Người thì tự nhiên hết sức hiền lành.
    Chưởng vung như chớp,
    Lực mạnh như thần.
    Bụi tung mù mịt,
    Hoả bốc xung quanh.
    Tối tăm mặt mũi,
    Công lực đại thành.
    Phạm Dần và Trần Đăng Tài đánh nhau tới vài chục hiệp, Phạm Dần có phần núng thế nhưng vốn có nhiều kinh nghiệm trận mạc nên y đều tránh được những đòn hiểm. Y nghĩ bụng:
    ?oThằng lỏi con này thực đại tài, tiếc là nó chưa được thụ giáo những bậc ***** ở trong các môn phái võ lâm. Nếu cứ để tự phát thế này thì phí quá, phí quá!?T?T
    Hai người đang đánh nhau chưa biết cao thấp ra sao thì vừa lúc ấy anh trai của Trần Đăng Tài là Trần Đăng Tai ở đâu bỗng chạy về. Nhận ra Phạm Dần, Trần Đăng Tai vội quát Trần Đăng Tài lui ra.
    Trần Đăng Tai nói với Phạm Dần:
    ?oThất lễ! Thất lễ! Không biết có sư huynh đến chơi. Thằng em trai tôi hỗn quá!?T?T
    Phạm Dần xua tay:
    ?oKhông sao! Trong giang hồ, nhiều khi phải đánh nhau vỡ đầu rồi mới bái nhau làm huynh đệ! Ta cũng không ngờ thằng em trai ngươi mới tí tuổi đầu mà võ công khá thế!?T?T
    Trần Đăng Tai đón Phạm Dần vào nhà, dọn cơm rượu, gọi Trần Đăng Tài ra mắng:
    ?oChú có biết đây là ai không? Sư huynh Phạm Dần nổi tiếng kinh thành mấy chục năm nay, đứng đầu các lò võ nhí, môn sinh có tới hàng nghìn hàng vạn. Sao không quỳ xuống bái lạy??T?T
    Trần Đăng Tài nói:
    ?oĐệ sinh ra giữa trời giữa đất, chẳng luỵ phiền ai, ông này ở đâu đến, tự dưng gây sự. Việc gì đệ phải bái lạy??T?T
    Trần Đăng Tai nói:
    ?oChú còn ít tuổi, mới biết một mà chẳng biết hai. Võ công của chú là thứ võ công bản năng, tự phát, loanh quanh chỉ có khoảng độ mười chiêu. Sau này đi ra giang hồ, thiên hạ nhân, thiên hạ tài, chú chỉ ỷ vào trực giác, làm sao chú trở thành một đại võ hiệp kỳ tích lẫy lừng được? Sư huynh Phạm Dần đây, võ công cái thế, có ý muốn thu nạp chú làm môn đệ, sao chú không hiểu lòng thành của người ta??T?T
    Trần Đăng Tài bảo:
    ?oVõ công cái thế gì không biết nhưng đánh nhau với đệ, đệ thấy cũng thường. Phải có bí kíp gì nữa thì đệ mới phục!?T?T
    Phạm Dần cười thích chí, nói:
    ?oĐúng là lỏi con, chẳng biết gì! Bọn ta ở trên kinh thành, vào ra nơi chốn cung đình, ngày ngày luyện tập võ công, bí kíp có đầy, bọn quê mùa chúng bay làm sao biết được? Ta có những bí kíp thần tình như thuật giả kim, bọn các ngươi học hỏi cả đời có khi cũng không biết được!?T?T
    Trần Đăng Tài bảo:
    ?oTa không tin! Nếu có bí kíp thực thì hãy thi thố cho ta xem, ta mới phục.?T?T
    Phạm Dần cười, chỉ con chó nhỏ vừa đi qua sân, hỏi:
    ?oĐây là con gì??T?T
    Trần Đăng Tài bảo:
    ?oĐấy là con chó đen, ta vẫn gọi nó là con Mực.?T?T
    Phạm Dần bảo:
    ?oTrông ta đây!?T?T
    Nói rồi chạy ra sân, tóm hai cẳng chân con chó Mực tung lên trời. Phạm Dần xoay ba vòng, tung thần chưởng, khói bay mù mịt, ánh sáng chói mắt. Con chó Mực rơi xuống đất, tự nhiên biến thành một đĩnh vàng choé, Phạm Dần thu nó trên tay, đặt lên bàn, cười hỏi:
    ?oĐã thấy công lực thần kỳ của ta hay chưa??T?T
    Hai anh em Trần Đăng Tai, Trần Đăng Tài phục lăn ra, bái lạy Phạm Dần.
    Trần Đăng Tài hỏi:
    ?oChẳng lẽ võ công thần diệu đến nỗi có thể biến những thứ vớ vẩn thành tiền bạc như thế được ư??T?T
    Phạm Dần bảo:
    ?oVề nguyên tắc là như thế, nhưng phải tuỳ duyên, tuỳ cảnh, phụ thuộc vào thần lực của người luyện chưởng. Vừa rồi, ta chỉ khoe một chút tài mọn, giống như ma thuật, cốt để cho bọn các ngươi thuần phục, cũng không phải là thứ bí kíp gì ghê gớm cho lắm. Phép luyện chưởng chân chính thực ra không cần làm trò đó!?T?T
    Trần Đăng Tai bảo:
    ?oSư huynh chớ khiêm tốn! Biến chó thành vàng, đấy cũng là chuyện hi hữu trong giới giang hồ. Nếu sư huynh chịu thu nạp Trần Đăng Tài làm đệ tử thì thật may mắn cho nó!?T?T
    Phạm Dần bảo:
    ?oKhông được! Vừa rồi đánh nhau với nó, ta thấy thực ra võ công của ta chưa chắc gì đã bằng được nó. Để ta nói với sư huynh ta là Ngô Xuân đại hiệp, nếu sư huynh ta chịu nhận nó làm môn đệ thì mới bảo đảm tương lai của nó ngời ngời sáng lạn. Trần Đăng Tài mà được thụ giáo ở các lò luyện võ công trong và ngoài nước ắt sau này sẽ là một đại võ hiệp lừng danh ở trong sử sách.?T?T
    Hai anh em Trần Đăng Tai rất lấy làm vui mừng, ra sức khoản đãi Phạm Dần.
    Hôm sau, Phạm Dần trở về kinh thành, gặp các cao thủ ở trong môn phái Võ Đang Toàn Chân, hết sức ca ngợi Trần Đăng Tài là một thần đồng võ thuật.
    Bước ngoặt trong cuộc đời Trần Đăng Tài bắt đầu từ đấy.
    Thế là:
    Chốn quê mùa, thần đồng ló dạng
    Lò võ công xếp hạng tài cao
    Muốn biết số phận Trần Đăng Tài thế nào, xin giở đọc chương 2.
  3. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Mới đọc xong bài phỏng vấn Tiểu Ngọc của Nguyễn Huy Thiệp, nghe như người phỏng vấn cái lỗ rún của mình. Hay Tiểu Ngọc là cái lỗ rún của NHT?
    Tiểu Ngọc viết truyện này để "giáo hóa chúng nhân", đứa nào không đọc coi chừng bị mất dạy.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đọc vài cái tên trong ?otiểu thuyết kiếm hiệp? này, tớ đã nghĩ đến cái sự châm chọc vô liêm sỉ tương tự của NHT trong vở kịch Mổ nhà văn. Trần Đăng Tài là Trần Đăng Khoa, Ngô Xuân là Ngô Xuân Diệu, Huy Viễn là Huy Cận, Phạm Dần là Phạm Hổ. Hehe đây đích thị là câu chuyện về thần đồng thơ Trần Đăng Khoa, người đã đánh NHT khá đau trong vụ Hoa thủy tiên, người đã vạch trần cái võ nói ngược để gây chú ý và cái tài đạo văn của NHT cho công chúng rõ.
    Muốn biết câu chuyện hay thế nào, xem hồi sau sẽ rõ, hehe, chờ bạn Tieucaluoi gửi tiếp lên, hay bạn cho cái link để đọc cho nhanh nhỉ?
  5. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, tớ giả bộ "bí hiểm" để "hù" các cậu một tý cho oách, chứ tớ cũng mới được đọc cái phần mới pots lên đây thôi. Tiểu thuyết này mới công bố trên talawas hôm nay. Có 7 phần tất cả, vậy là phải đến tuần sau mới xong. Tớ cũng muón đọc toàn bộ xem nó thế nào. Ngay phần này tớ cũng có ý kiến giống hoangvan09. Chán thật. Buồn cho các nhà văn.
  6. aoxanhaovang

    aoxanhaovang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    talawas tưởng ra ngoài thế giới thì văn minh lên, khá lên một tí, ai ngờ cũng sống nhờ bằng những cú chửi qua chửi lại. Cái tệ của talawas là dùng nicks giả nhiều qúa. Giả mà lại chửi qua chửi lại thì hơi hạ cấp. Vậy mà dám bảo là diễn đàn trí thức. Người trí thức nào mà đi vơ vét những màn ném đá dấu tay như thế
    Trí thức muốn nói gì thì cứ dùng tên thật của mình mà đối thoại
    Trí thức mà cứ đi dùng nicks để chửi qua chửi lại như hàng tôm hàng cá thế mà cũng tự nhận mình là trí thức à
    Đúng là trí thức talawas, cánh tay nối dài của những người bị đàn áp quá lâu năm Văn học của những người lớn lên dưới Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ có chửi là giỏi.
  7. ateska

    ateska Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Thể loại gì đây? Tiểu thuyết võ hiệp? Nghe như tiểu phẩm hài. Tiểu phẩm hài lại không đầu tư câu chữ nữa.
  8. Anismee

    Anismee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Đúng hay sai thì cái trò moi móc này làm cho ông NHT hèn hạ quá thể. Loạn quá. Cơ mà cũng ko ai chịu kém ai cơ.
    Thôi tớ đọc Nguyễn Ngọc Tư cho nó ấm dạ.
  9. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0

    Tôi đòng ý với bạn aoxanhaovang "talawas tưởng ra ngoài thế giới thì văn minh lên, khá lên một tí, ai ngờ cũng sống nhờ bằng những cú chửi qua chửi lại. Cái tệ của talawas là dùng nicks giả nhiều qúa. Giả mà lại chửi qua chửi lại thì hơi hạ cấp. Vậy mà dám bảo là diễn đàn trí thức. Người trí thức nào mà đi vơ vét những màn ném đá dấu tay như thế
    Trí thức muốn nói gì thì cứ dùng tên thật của mình mà đối thoại
    Trí thức mà cứ đi dùng nicks để chửi qua chửi lại như hàng tôm hàng cá thế mà cũng tự nhận mình là trí thức à".
    Công nhận là trên talawas nhieu nicks thật. Chắc là có nhiều bác tức lắm, tranh luận mà không biết là tranh luận với ai. Thằng "hèn" cứ đứng trong bóng tối chửi với ra, còn thằng đứng ngoài chỗ sáng thì cứ chường mặt để mà nghe chửi. Đúng la trò đểu. Mới thấy Đông La trả lời Cố Nhân trên talawas: "Còn việc lấy bút danh là tự do, ngay bạn bè viết báo kiếm tiền lấy nhiều bút danh tôi thấy cũng bình thường, nhưng phải đổi bút danh để thể hiện chính kiến theo kiểu ?oném đá giấu mặt? tôi thấy có cái gì đó cũng ?otrí trá?, ?ohèn hèn? thế nào ấy". Kể cũng đúng thật. Có người bảo tôi là Cố Nhân, Lê Thạch Linh đều là bút danh của Phạm Xuân Nguyên. Đúng thế thì còn tin vào ai đây?
  10. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Hi hi... tớ pots tiếp chương II nhé
    Chương 2
    Thâu đệ tử, anh hùng thêm vây cánh
    Lên kinh kỳ, so sánh được tài cao
    Trong Bắc tông có một số đại hiệp tham gia sáng lập môn phái từ những ngày đầu, mọi người đều coi họ là tiền bối. Ngô Xuân và Huy Viễn là những người như thế, ngay từ trẻ đã tu luyện được tới thất thập nhị huyền công. Ngô Xuân và Huy Viễn là cặp bài trùng. Họ chơi với nhau, đi đâu cũng cặp kè như một cặp đồng tính, cả hai cùng lăn lộn trên chốn giang hồ để lập công danh. Về tư chất, Huy Viễn giàu thủ đoạn, chưởng lực của y vô cùng thâm hậu, thần diệu. Trong cung đình, y từng được giữ nhiều chức vụ quan trọng, từng đứng đầu và là một trong những bộ óc của môn phái Võ Đang Toàn Chân.
    Võ Đang là một trong những môn phái võ được coi là chính thống. Toàn Chân nằm trong Võ Đang, cũng nằm trong cả nhiều môn phái võ khác nữa. Toàn Chân giống như một giáo phái hơn là một môn phái võ. Người của Toàn Chân là người của triều đình nên khi tham gia Võ Đang hay các môn phái võ khác thì bao giờ họ cũng giữ những cương vị chủ chốt. Có thể nói người của Toàn Chân mới thực sự nắm quyền lực ở trong Võ Đang cũng như trong các môn phái võ Bắc tông khác. Có người ví Toàn Chân như trái tim của các môn phái võ. Không phải ai cũng được tham gia vào Toàn Chân. Toàn Chân có những kỷ luật rất ngặt nghèo. Hai người bạn Ngô Xuân và Huy Viễn thân nhau là thế nhưng Huy Viễn ở trong Toàn Chân còn Ngô Xuân thì không, mặc dù họ đều là những người của Võ Đang và của Bắc tông cả.
    Ngô Xuân là người tính nết thất thường, ưa tự do bay nhảy. Kiếm pháp của Ngô Xuân rất thần diệu, nhiều người tự nguyện bái Ngô Xuân làm sư phụ, môn sinh của y ở đâu cũng có. Những thanh niên còn trẻ tuổi rất mê kiếm pháp của Ngô Xuân. Y thường dùng một đôi song kiếm mỏng như lá lúa, một khi múa lên thì trùng trùng điệp điệp, biến hoá khôn lường, ai trông cũng thích, có thể lấy tính mạng người ta dễ như trở bàn tay.
    Khi tiếng tăm của Trần Đăng Tài bắt đầu nổi lên, lại được bọn Phạm Dần tâng bốc, Ngô Xuân cũng định bụng về xem tận nơi. Dọc đường đi, y gặp trời mưa, lúc đó trời đã tối. Trận mưa to quá:
    Từ đằng đông, mây đen cuồn cuộn,
    Loằng nhoằng ánh chớp,
    Thoắt cái là mưa.
    Cá rô rạch ngược,
    Lao vút lên bờ
    Lộp bà lộp bộp
    Mưa đúng là mưa!
    Phồng mang ếch ộp,
    Nhảy nhót búa xua.
    Nước tràn đồng ruộng,
    Năm nay mất mùa!
    Trời tối, gặp mưa, bụng lại đói, giữa đêm khuya Ngô Xuân không biết đi đường nào. Y đang loay hoay thì chợt nhận ra ở bên đường có một khu nhà thấp thoáng ánh đèn, bèn đến gần xem xét. Đến nơi, y nghe thấy ở trong nhà có tiếng huỳnh huỵch như người đang đánh đấm nhau. Ngô Xuân gọi cửa thì có một thanh niên trẻ tuổi đi ra mở cửa. Người thanh niên này rước Ngô Xuân vào nhà. Ngô Xuân ngạc nhiên thấy trong nhà người thanh niên có treo rất nhiều ảnh chân dung của mình. Y hỏi người thanh niên:
    ?zNgươi là ai? Sao lại treo ảnh người này trong nhà??o
    Người thanh niên nói:
    ?zĐệ là Văn Nhuận, nhà nghèo, mê võ công từ bé. Đệ theo học qua một vài sư phụ, cũng linh tinh lang tang cả, người thì ở môn phái Võ Đang, người thì ở môn phái Cái Bang... Hàng ngày đệ vẫn luyện công. Đệ rất ngưỡng vọng Ngô Xuân đại hiệp nên vẫn treo ảnh ông ta trong nhà để thờ.
    Ngô Xuân lấy làm cảm kích, bèn rũ bỏ nước mưa, hỏi:
    ?zNgươi thờ Ngô Xuân mà không nhận ra Ngô Xuân sao??o
    Văn Nhuận nhận ra Ngô Xuân, phục xuống lạy như tế sao, bái lấy bái để, miệng lắp ba lắp bắp:
    ?zSư phụ! Sư phụ! Thật là may mắn cho đệ tử quá chừng!?o
    Ngô Xuân đỡ Văn Nhuận dậy, bảo y:
    ?zVừa rồi, ở ngoài cửa ta nghe thấy tiếng huỳnh huỵch như người đang giã gạo, ta đoán là ngươi đang luyện tập võ công. Ngươi thử đi một vài đường quyền cho ta xem thử, để ta xem có thể thu nạp ngươi làm đệ tử của ta hay không??o
    Văn Nhuận nghe lời, trổ hết tài nghệ biểu diễn các bài tập trong ?otứ pháp võ công? của Võ Đang là thủ pháp, chưởng pháp, quyền pháp và bộ pháp, các động tác đều rất thành thục, chuẩn mực.
    Ngô Xuân xem xong, lắc đầu nói:
    ?zTất cả những thứ võ vẽ của ngươi chẳng qua chỉ là những bài luyện công của một anh giáo làng hạng bét. Vứt đi hết! Đi ra giang hồ, ngươi mà nói tên ta ra là sư phụ của ngươi thì thật xấu hổ.?o
    Văn Nhuận khẩn thiết van nài Ngô Xuân thu nạp y, cho y đi theo. Thấy y thành thực, Ngô Xuân bảo:
    ?zTa xem tướng mạo, quyền pháp của ngươi, biết ngươi là hạng người trung thành, tính tình cẩn thận. Nếu có quan thày, ngươi có thể làm được tới chức tổng quản tại nơi nào đó ở trong một võ đường danh giá. Để ta nói với sư huynh ta là Huy Viễn, ông ấy là người ở trong Toàn Chân rất có thế lực, biết đâu ông ấy có thể thu xếp cho ngươi một nơi nào đấy yên thân chứ ở đây, một nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi, khỉ ho cò gáy thế này, rồi ngươi cũng chôn vùi cuộc đời của ngươi một cách vô ích mà thôi. Có điều, khi ra ngoài giang hồ, ngươi chớ có giở võ vẽ của ngươi ra thi thố, nếu không thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ!?o
    Văn Nhuận lạy tạ, sung sướng nói:
    ?zĐược đi theo hầu sư phụ, giống như Châu Sương đi theo hầu Quan Công, thực là thoả ý mãn nguyện với cuộc đời đệ! Dẫu có chết đệ cũng không thể bỏ lỡ cơ hội này!?o
    Văn Nhuận đi làm cơm khoản đãi Ngô Xuân. Sáng hôm sau, y phóng hoả đốt nhà, thề sẽ đi theo Ngô Xuân đến hết đời. Về sau, quả nhiên Ngô Xuân cũng thu xếp cho Văn Nhuận được làm tổng quản ở một trong những võ đường danh giá ở trên kinh thành. Chuyện này sẽ còn kể tiếp về sau.
    Lại nói Trần Đăng Tài hàng ngày luyện tập võ công ở góc sân nhà, ai ai cũng coi là thần đồng. Một hôm, có một lão ăn mày đến xin ăn ở cổng nhà của Trần Đăng Tài, lão ăn mày này trông rất hôi hám, bẩn thỉu. Đúng là:
    Tóc tai rối bời,
    Áo quần hôi hám.
    Xó chợ đầu đường,
    Loạng chà loạng choạng.
    Xuân thì đi hội đi hè, chỗ nào cũng một vài đám.
    Hè lại nhởn nhơ duyên hải du lịch biển khơi.
    Thu về phố thị nghỉ ngơi.
    Đông qua nằm khểnh khắp nơi vỉa hè.
    Đờ-la-hiên có mái che,
    Ngàn sao thắp sáng,
    Gió lộng bốn bề.
    Trải từ thành thị ngõ quê,
    Cái Bang chính thực ấy nghề xa xưa...
    Lão ăn mày nói với Trần Đăng Tài:
    ?oThằng cu con! Ta đói đã mấy ngày rồi, có gì cho ta ăn với!?
    Trần Đăng Tài thương hại, vào lục lọi trong nhà nhưng trong nhà y cũng chẳng có gì ăn, vét mãi mới được một nhúm gạo, bèn đem ra cho lão ăn mày. Lão ăn mày loạng quạng, làm đổ nhúm gạo xuống đống phân người cạnh đó. Trần Đăng Tài bực mình, nhưng vẫn cẩn thận chăm chú nhặt từng hạt gạo rửa sạch đi rồi nấu thành một nồi cháo loãng mang ra cho lão ăn mày.
    Lão ăn mày nói:
    ?oThằng cu con, bản tính thật lương thiện, đúng là ngoan quá, vậy có muốn theo học nghề của ta không? Ta sẽ nhận ngươi làm môn đệ.?
    Trần Đăng Tài cười:
    ?oHọc nghề gì chẳng học, học nghề ăn mày thì học làm gì??
    Lão ăn mày cười, lắc đầu bảo rằng:
    ?oThằng cu con! Đúng là chưa trải sự đời:
    Ăn mày là ai, ăn mày là ta,
    Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày!
    Thành công thì gọi ăn may,
    Không thành thì gọi ăn mày, lạ chưa?
    Ăn mày, ấy cũng có vua,
    Từ quan tới lính túa tua ăn mày!
    Ăn mày, ấy thực ăn may,
    Võ công môn phái ăn mày lừng danh!

Chia sẻ trang này