1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp viết cái gì đây?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tieucaluoi, 02/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Trần Đăng Tài ngộ ra, bảo lão ăn mày:
    ?oTa hiểu rồi, ta cũng muốn học thêm vài chiêu của ngươi để phòng thân nhưng võ công của ngươi liệu có ra gì, liệu có đáng để cho ta học hay không??
    Lão ăn mày bảo:
    ?oXem ta đây!?T?T
    Nói rồi rút cây thiết bổng đi dạo vài đường. Ngay lập tức, cây thiết bổng biến hoá thật khôn lường, kỳ diệu:
    Này là cách ăn mày của vua của chúa,
    Cách ăn mày của lính của quan.
    Ăn mày cũng có học hàm,
    Ăn mày tình cảm, tình tang ăn mày.
    Xô thành, đổ luỹ, ngã cây,
    Đảo điên đều đã mặt dày lắm phen.
    Ăn mày cũng có sang hèn,
    Cõi đời nhân thế đỏ đen ăn mày!
    Trần Đăng Tài trông cách biến hoá của cây thiết bổng, vô cùng khâm phục lão ăn mày, bèn sụp xuống lạy. Lão ăn mày bảo:
    ?oTa biết ngươi là một thần đồng võ công, sau này sẽ còn làm nên nhiều sự nghiệp phi thường. Lại thấy ngươi bản tính lương thiện nên mới cất công đến đây dạy dỗ ngươi. Nhiều người coi Cái Bang là một môn phái võ nằm trong Nam tông nhưng thực ra không hẳn như thế. Tất cả những người thành công ở trong Bắc tông hầu như đều có ít nhiều học hỏi, áp dụng chiêu pháp của Cái Bang. Có điều, đa số người ở trong Bắc tông thường là bọn nguỵ quân tử, giỏi chính trị nên hay tìm cách xoá dấu vết vậy mới có thành kiến coi Cái Bang là thấp hèn, không ra gì. Ở những bậc đại hiệp, đại cao thủ, họ chẳng phân biệt gì cả, tiệm ngộ hay đốn ngộ cũng đều như nhau mà thôi, chẳng qua vì trình độ trí huệ nhận thức khác nhau nên mới phải phân biệt này nọ để phù hợp với từng cảnh giới. Ngươi có hiểu không??T?T
    Trần Đăng Tài tuy có quê mùa, chậm hiểu nhưng vốn là người có chân khí nên y cũng nhận ra. Lão ăn mày dạy cho Trần Đăng Tài sáu mươi tư chiêu pháp cơ bản trong võ thuật Cái Bang, sau đó nhặt những hạt gạo sót lại trên đất đặt lên bàn tay, bảo:
    ?oNgười học võ phải bắt đầu từ tinh thần. Trời có tam bảo là nhật, nguyệt tinh; đất có tam bảo là thủy, hoả, phong; người có tam bảo là tinh, khí, thần. Khi phát lực, phải huy động được cả nội công, ngoại lực nhưng đều bắt đầu từ tâm mà ra. Có câu: ?oQuyền phát động từ tâm?. Nếu tâm thành thì một hạt gạo khi tung ra cũng là một hạt linh đan, có năng lực thần chưởng.?T?T
    Nói rồi cầm nắm hạt gạo tung ra, mỗi một hạt gạo chẳng khác gì như một viên đạn đại bác nổ, làm rung chuyển cả trời đất. Lão ăn mày đặt hạt gạo lên bàn tay Trần Đăng Tài rồi dạy y cách dụng công, tung chưởng, chẳng mấy chốc Trần Đăng Tài cũng làm được như lão ăn mày.
    Khi Trần Đăng Tài say mê luyện tập, một lúc sau y quay lại thì không còn thấy lão ăn mày ở đâu nữa, chỉ thấy ở trên bờ rào có mẩu giấy đề mấy chữ ?oVạn pháp quy tâm? và dấu ấn triện Cái Bang thì y biết rằng mình đã gặp được chưởng môn của môn phái Cái Bang, y vô cùng mừng rỡ, bèn sụp xuống nhìn lên trời cao mà vái lạy.
    Khi Trần Đăng Tài ngẩng đầu lên thì y bỗng thấy Ngô Xuân đứng án ngay ở trước mặt. Y sợ hãi, trợn tròn xoe mắt. Ngô Xuân đỡ y dậy, cười nói:
    ?oKhông nhận ra ta sao? Ta là Ngô Xuân đại hiệp đây!?T?T
    Trần Đăng Tài mừng rỡ, vái lạy:
    ?oĐệ tử đã nghe tên của sư huynh từ nhỏ. Gần như không có ai ở trong giới võ lâm lại không biết đến sư huynh. Đệ tử thật hân hạnh được đón tiếp.?T?T
    Trần Đăng Tài rước Ngô Xuân vào nhà ngồi ở chiếu trên, nhờ Văn Nhuận pha trà rồi chạy đi gọi mẹ và anh trai về. Bà mẹ Trần Đăng Tài là người thật thà, rất mực thương con nên khi nghe thấy có một vị đại hiệp lừng danh ở kinh thành về thăm thì sung sướng lắm. Anh trai của Trần Đăng Tài là Trần Đăng Tai cũng vậy.
    Cơm rượu xong, Ngô Xuân ngồi nói chuyện về kiếm pháp với hai anh em họ Trần một lúc, hai anh em họ Trần cứ nhất định mời Ngô Xuân biểu diễn tài nghệ. Ngô Xuân bèn lấy đôi song kiếm ra múa. Đường kiếm của y thật lợi hại:
    Nam bắc đông tây bốn phương tám hướng,
    Kim mộc thuỷ hoả thổ, năm chất phi thường.
    Ào ạt như sóng biển,
    Thâm trầm tựa đại dương.
    Đắm say như thể xuân hường,
    Trùng trùng kiếm pháp,
    Vằng vặc đài gương,
    Tót một cái, vụt lên ngói mới!
    Vèo một đường, sấu rụng cành cao!
    Lẫy lừng đại hiệp anh hào,
    Võ lâm ai cũng kính chào uy danh!
    Nhảy từ nóc nhà ngói bên cạnh xuống đất, Ngô Xuân thu kiếm đưa cho Văn Nhuận cất giữ. Hai anh em họ Trần hết lời ca ngợi Ngô Xuân. Ngô Xuân bảo Trần Đăng Tài đi một bài quyền. Vốn trẻ con nên Trần Đăng Tài gật đầu ngay, lấy mấy hạt gạo làm binh khí, đi lại bài quyền mà lão ăn mày vừa mới dạy. Ngô Xuân trông thấy Trần Đăng Tài đi bài quyền, rất công phu, uyển chuyển, hai tay tung hạt gạo, trong lòng vô cùng sợ hãi:
    Này là hạt gạo tầm thường làng ta,
    Phát tâm từ tính thật thà,
    Qua vòng tôi luyện đúng là linh đan.
    Chưởng tung thần lực chẳng xoàng,
    Hạt này cũng thể hạt vàng chẳng chơi!
    Phúc điền ngồi mát thảnh thơi,
    Kìa ai cũng được no xôi chán chè...
    Ngô Xuân thấy tài nghệ Trần Đăng Tài phi thường, y tối tăm cả mặt mũi. Tính nết vốn hay ghen tị, y nghĩ bụng:
    ?oThằng lỏi con này mà lớn lên bọn võ lâm vớ vẩn ở trên giang hồ chắc chẳng còn có đất mà chôn! Nếu không sớm đưa nó vào trong khuôn khổ thì thật gay go. Ta hãy dụ nó đánh nhau với ta, nhân cơ hội này ta ra độc chiêu làm cho nó thui chột tài năng của nó. Thế là đắc sách!?T?T
    Nghĩ vậy, Ngô Xuân bèn ngăn Trần Đăng Tài lại, rủ y cùng giao đấu. Trần Đăng Tài trẻ con, tính nết lại thật thà, manh động, nên không thể lường được thủ đoạn của Ngô Xuân.
    Ngô Xuân đứng tấn, chuẩn bị ra chiêu:
    Nhẹ nhàng uyển chuyển,
    Nắn nót đường quyền.
    Hấp tinh đại pháp,
    Rõ ràng độc chiêu.
    Nhẹ thì cũng tứ chi bủn rủn,
    Nặng thì sống lưng đau sụn chẳng sai.
    Mắt mờ, váng mặt, ù tai,
    Chẳng thui cũng chột đến vài ba xuân...
    Ngô Xuân chuẩn bị ra đòn thì ngay lúc ấy bà mẹ Trần Đăng Tài vội vàng ngăn lại. Bà cụ nói:
    ?oHãy khoan! Không nên đánh nhau giữa người lớn và trẻ con! Trời tối rồi, tốt nhất quý khách hãy nên tạm nghỉ!?T?T
    May thay! Đúng là linh tính của người mẹ mách thầm, cũng là số mệnh của Trần Đăng Tài còn cao, chứ nếu không Ngô Xuân ra chiêu hấp tinh đại pháp thì ôi thôi sự nghiệp của Trần Đăng Tài đã dừng ngay từ lúc ấy.
    Ít lâu sau, Trần Đăng Tài được lên kinh đô, được nhận vào học trong một võ đường oai danh nhất nước. Tại võ đường này, Ngô Xuân cũng hay đến giảng giải về kiếm pháp. Bất đắc dĩ mà Ngô Xuân trở thành sư phụ của Trần Đăng Tài. Trong võ đường, cũng có nhiều cao thủ của môn phái Võ Đang. Một chân trời mới mở ra với cuộc đời Trần Đăng Tài.
    Thế là:
    Bỏ lều gianh, lên gian díu với kinh thành
    Sự nghiệp lớn, phải đua tranh nhiều tài trí
    Muốn biết Trần Đăng Tài học hỏi ở những bậc thầy nào, bạn bè với những ai trong chốn võ lâm, xin đọc sang chương 3.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu " thần đồng thơ Trần Đăng Khoa" đã đọc tác phẩm này của NHT chưa nhỉ?
    Thương cho cái sự hèn hạ của NHT quá.
  3. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Viết thêm một dòng kẻo mang tiếng spam bài: Đó là chưa có muốn đọc lắm, đến khi nghe Hoangvan nói câu kia, với liếc thấy Trần xx mới hiểu vấn đề: lại là như trước.
    Được Codet sửa chữa / chuyển vào 19:53 ngày 03/01/2006
  4. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    (tiếp chương 3 và 4)
    Chương 3
    Chốn võ đường, đánh cho phải đạo
    Ngọc kỳ khôi cũng thật kỳ khôi
    Lại nói về các võ đường:
    Thường các môn phái đều có những võ đường riêng. Trong một khoảng thời gian dài, trên giang hồ chỉ độc có những võ đường của môn phái Võ Đang Toàn Chân. Về sau này, một vài cao thủ cũng tự đứng ra lập võ đường riêng nhưng đa số đều thất bại, không tồn tại được lâu dài.
    Võ Đang Toàn Chân là môn phái thuộc dòng Bắc tông, chủ trương tiệm ngộ (giác ngộ dần dần) nên trong các võ đường cũng thường hay phân biệt theo độ tuổi và trình độ quyền thuật. Ở kinh thành, nổi tiếng nhất là ?oĐại học võ đường?. Trong ?oĐại học võ đường? có nhiều đại cao thủ đến giảng dạy ở đó nhưng cũng có nhiều người không ra gì. Cũng có nhiều cao thủ chỉ loanh quanh kiếm sống trong các võ đường, họ cũng hình thành nên một số môn phái như Võ Đang Hàn Lâm, Võ Đang Hành Quyết hay Võ Đang Cực Đoan v.v... Tất cả đều dưới sự kiểm soát của đám đệ tử Toàn Chân. Tóm lại, võ đường nhiều, môn phái nhiều nhưng bởi sự quản lý chặt chẽ vô cùng nghiêm khắc của đám đệ tử Toàn Chân nên dù thế nào đi nữa không khí võ thuật nhìn chung là tẻ nhạt, không có sáng tạo.
    Trong nội bộ môn phái Võ Đang cũng đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Trong nhiều năm, mặc dầu hết sức cố gắng nhưng trình độ võ thuật không có tiến triển gì nhiều, loanh quanh cũng chỉ là ?omẹ hát con khen hay?, một số cao thủ như bọn Bá Chu được đôn đáo lên là thiên tài nhưng trong võ lâm nhìều người vẫn không tâm phục khẩu phục. Các giải thưởng võ thuật hàng năm trở thành trò hề mua vui cho thiên hạ. Thậm chí, còn có chuyện mua bán các danh hiệu nữa. Đôi khi núng thế, người ta còn trao giải thưởng võ thuật cho bọn đã chết rồi để khỏi có chuyện tranh giành, sinh sự này nọ. Tóm lại, sự hủ bại bế tắc của nền võ thuật nước nhà ai ai cũng nhìn thấy, chỉ có điều không ai muốn nói ra mà thôi.
    Khi Trần Đăng Tài vào học ở ?oĐại học võ đường? thì nơi đây vẫn ở trong thời kỳ còn thịnh. Một số cao thủ từ võ đường này ra cũng đã từng nổi tiếng trong giới giang hồ - như bọn Dương Thu Mạc Sầu nữ hiệp hoặc Tam Bảo Thiếu Gia đại hiệp v.v... Đặc biệt trong số đó có Vĩnh Yên Rụt Cổ cao thủ đại hiệp tuy võ công không ra gì nhưng đã từng giữ chức chưởng môn phái Võ Đang trong nhiều năm trời.
    Trần Đăng Tài lên kinh thành được bọn Ngô Xuân, Huy Viễn tiến cử với Tố Hồng Vương gia đại hiệp bấy giờ cũng đã từng giữ chức chưởng môn phái Toàn Chân. Trong buổi gặp mặt Vương gia, nghe theo lời của Ngô Xuân, Trần Đăng Tài biểu diễn tặng cho Tố Hồng xem bài quyền thuật tung hạt gạo. Tố Hồng ngồi xem, rất thích thú nhưng sau đó quay lại nói với Ngô Xuân và Huy Viễn:
    ?oTa xem bài quyền thuật này, thấy có hơi hướng của các môn phái Nam tông rất rõ, hai người có nhận ra như thế hay không??
    Huy Viễn nói:
    ?oThưa Vương gia, quả đúng như vậy, nhất là ở nửa đầu của bài quyền thuật.?
    Ngô Xuân nói:
    ?oĐoạn sau thì hoàn toàn là Bắc tông, không còn phải tranh cãi gì nữa.?
    Tố Hồng gọi Trần Đăng Tài lại hỏi:
    ?oNgươi phải nói cho thực, ngươi học bài quyền tung hạt gạo này ở đâu, ai là sư phụ của ngươi??
    Trần Đăng Tài nói do một lão ăn mày vô danh dạy cho.
    Ngô Xuân hỏi:
    ?oLiệu đấy có phải là Bùi Lão Đại Điên kỳ hiệp hay không??
    Huy Viễn nói:
    ?oLão già này bị tẩu hoả nhập ma đã từ lâu rồi, làm sao có thể đi lại ở trên giang hồ được nữa??
    Tố Hồng nói với Ngô Xuân và Huy Viễn:
    ?oKhông phải ta hẹp hòi gì với người của môn phái Nam tông. Chính ta đây và cả hai ngươi nữa, khởi thuỷ lúc đầu đi vào võ lâm chúng ta cũng đều chịu ảnh hưởng của môn phái này. Tuy nhiên, trong thiên hạ thì ?ovõ vô đệ nhị?, không thể để cho một môn phái bất kỳ nào khác tranh hùng với chúng ta được. Nếu thấy ở đâu có người của Nam tông thì phải vô hiệu hoá nó đi ngay. Có như thế, các môn phái Bắc tông mới độc tôn nhất thống được ở trên giang hồ.?
    Ngô Xuân và Huy Viễn gật đầu bái lạy.
    Tố Hồng nói:
    ?oVề Trần Đăng Tài, ta thấy nó có khí chất nhưng còn phải rèn luyện nhiều. Cái gì gọi là bản năng với ảnh hưởng của môn phái khác phải xoá sạch đi cho kỳ hết. Sau này khi học xong ?oĐại học võ đường? có thể còn phải gửi nó đi du học nữa. Vứt nó ra ngoài giang hồ sớm cũng không có gì gọi là tốt.?
    Cả bọn răm rắp nghe theo lời Tố Hồng.
    Trong ?oĐại học võ đường? có Hoàng Lão Quái đại hiệp và Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi đại kỳ hiệp là những người kỳ lạ. Hoàng Lão Quái đi du học về, khi đánh nhau thường bày ra rất nhiều binh khí lỉnh kỉnh mua ở nước ngoài. Nhiều binh khí quá nên cả vợ và hai con gái cũng hay đi theo mang vác vũ khí nên rất buồn cười. Trận đánh nhau của Hoàng Lão Quái với Chế Giáo Đầu đại kỳ hiệp là một trận đánh ?okinh điển? trong giới giang hồ.
    Lần ấy, Chế Giáo Đầu đại kỳ hiệp có tham vọng nhảy lên làm chưởng môn phái Võ Đang. Ỷ mình là người được các đại cao thủ ở trong Toàn Chân ủng hộ nên Chế Giáo Đầu đi đâu cũng rất nghênh ngang. Khi ấy Hoàng Lão Quái mới đi du học ở nước ngoài về, Chế Giáo Đầu bèn gây sự đánh dằn mặt y để làm gương cho võ lâm ở trên giang hồ.
    Chế Giáo Đầu đi đến ?oĐại học võ đường? gọi to:
    ?oTa nghe nói ở đây có người mới đi du học ở nước ngoài về vẫn thường hay huênh hoang này nọ, có đúng như thế hay không??
    Hoàng Lão Quái biết Chế Giáo Đầu ám chỉ mình, bèn nghĩ bụng:
    ?oMình không ra đánh nhau với y nhất định sẽ bị mất uy thế ở trong giang hồ, còn mặt mũi nào nữa để lên bục giảng để dạy bảo môn sinh? Nhưng Chế Giáo Đầu là một đại kỳ hiệp lừng danh, kiếm pháp của y vô cùng sắc sảo lợi hại, không biết bao nhiêu người đã từng chết ở dưới lưỡi kiếm của y. Trận đánh này với Chế Giáo Đầu một mất một còn, ta không thể nào coi thường được.?
    Hoàng Lão Quái gọi vợ và hai con gái lại hỏi nên hoà hay đánh? Phu nhân Hoàng Lão Quái là người rất giỏi độn toán bảo rằng:
    ?oNên đánh! Nhưng ông tuổi Ngọ, phải đánh y vào giữa giờ Ngọ thanh thiên bạch nhật. Lại cũng phải đánh đúng vào ngày Ngọ nữa. Tôi và hai con gái sẽ ở bên ngoài ủng hộ, tiếp ứng các thứ binh khí. Có bao nhiêu binh khí ta bày ra hết. Đánh trận này một mất một còn. Tôi và hai con gái buộc khăn tang trắng lên đầu coi như tử chiến.?
    Hoàng Lão Quái nghe lời ra hẹn ngày giờ đánh nhau với Chế Giáo Đầu. Đúng giờ Ngọ, ngày Ngọ, hai bên đánh nhau. Trận đánh này to quá, đáng ghi chép để lại về sau.
    Chế Giáo Đầu hỏi Hoàng Lão Quái:
    ?oCó biết ta là ai hay không??
    Hoàng Lão Quái lắc đầu:
    ?oKhông biết!?
    Chế Giáo Đầu bảo:
    ?oHãy nghe ta nói đây:
    Mười lăm tuổi ta đã nổi danh,
    Khởi nguyên từ đất Chiêm Thành.
    Dương khí tràn trong huyết quản,
    Đánh nhau ma chạy xung quanh.
    Đánh một trận tung hoành tang tóc,
    Đánh trận sau quỷ khóc như ri.
    Giang hồ vạch một lối đi,
    Thông minh nhất đẳng ai bì được ta??
    Hoàng Lão Quái cũng bảo:
    ?oVậy mi có biết ta là ai không??
    Chế Giáo Đầu bảo:
    ?oKhông biết, ta không thèm biết!?
    Hoàng Lão Quái bảo:
    ?oHãy nghe ta nói đây:
    Thông minh nhất đẳng ai bì được ta?
    Thông kinh vạn quyển,
    Sách chứa đầy nhà.
    Các ban binh khí,
    Ta đều học qua.
    Tuổi trẻ nổi tiếng hào hoa,
    Hồng Lam ấy chính quê nhà ta đây!
    Đi đâu ai cũng gọi thầy,
    Trọ trà trọ trẹ đến Tây cũng gờm...?
    Chế Giáo Đầu bảo:
    ?oKhông khéo chỉ có hư danh mà thôi. Hãy xem đường kiếm của ta rồi biết!?
    Nói rồi múa đôi song kiếm xông vào đánh Hoàng Lão Quái. Hoàng Lão Quái vác thương ra đỡ. Đánh một chập, Hoàng phu nhân vác mâu ra. Hoàng Lão Quái vứt thương đi, cầm lấy mâu đón đánh. Một chập sau lại thay mâu bằng đao, rồi lại thay đao bằng búa, rồi lại thay búa bằng chuỳ, rồi lại thay chuỳ bằng kích... cứ như thế thay đổi liên tục đến mười tám loại binh khí khác nhau. Hoàng phu nhân và hai cô con gái cầm các binh khí chạy xung quanh hò reo ầm ĩ.
    Thật là:
    Người như sóng dưới con tàu, nửa rồ nửa dại,
    Lưỡi kiếm vung lên như rắn lượn, rồng bay.
    Chạy đôn chạy đáo,
    Nam Bắc Đông Tây.
    Khi ủ rũ như triết gia mắc bệnh,
    Khi giỡn chơi như trẻ nhỏ thơ ngây.
    Đôi khi cũng phải mặt dày,
    Đôi khi cũng phải loay hoay một mình...
    Còn người kia:
    Đánh cho phải đạo,
    Đánh cho âm dương bát nháo.
    Đánh cho hết vênh hết váo,
    Mười tám ban binh khí chẳng thiếu thứ nào.
    Bảy mươi sáu chước đều dùng cho hết,
    Sát khí đằng đằng oai phong lẫm liệt.
    Trận đánh này không biết thắng thua!
    Nổi danh nức tiếng giang hồ!
    Hai bên đánh nhau đến hết giờ Ngọ thì Hoàng Lão Quái không đánh nữa. Chế Giáo Đầu thấy Hoàng Lão Quái thay đổi binh khí liên tục, lại thấy vợ con của y đứng xung quanh bình luận với lại mách nước loạn xị cả lên thì nghĩ bụng:
    ?oTay này thật khó chơi. Mình đánh một đằng, y đỡ một nẻo. Các thứ binh khí của y lại lạ lẫm, khó hiểu, ta cũng chưa biết rõ hết tính năng của chúng. Thôi thì chờ một dịp khác sẽ đánh nhau sau. Ta cũng chỉ cốt đánh để dằn mặt y chứ không chủ bụng để đánh cho chết! Dù sao đi nữa thì võ đường này cũng vẫn cùng môn phái với ta, cũng không nên cạn tàu ráo máng quá.?
    Nghĩ như vậy nên Chế Giáo Đầu cũng không đánh nữa. Về sau này, trong giang hồ cũng nhiều người bàn tán về trận đánh này, người thì bảo Hoàng Lão Quái được, người thì bảo Chế Giáo Đầu được, nhưng thật ra đây là trận đánh dở dang, không có ai thua hay được.
    Sau khi đánh nhau, Hoàng Lão Quái trở về võ đường, các môn sinh hết lời ca ngợi. Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi ra đón y, hai người cùng nhau nói chuyện, luận bàn về kiếm pháp của Chế Giáo Đầu.
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi là một đại cao thủ ở trong giang hồ. Y người thấp lùn, vì vậy mới có tên là Nhất Thốn. Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi không bao giờ đánh nhau ở dưới đồng bằng. Ai khiêu chiến, y cũng lùi dần, dụ đối thủ lên đến tận Tây Nguyên đất đỏ rồi mới đánh nhau. Ở vùng đất đỏ, sức lực của y tự nhiên tăng gấp trăm lần ở dưới đồng bằng. Chỉ với một đoạn gậy ngắn, y tả xung hữu đột, đến cả trăm vạn người cũng không thể nào đánh ngã được y. Ngược lại, khi ở dưới đồng bằng, y như bị rút kiệt sức lực, đi lại khó khăn, đến một tên nha đầu vớ vẩn cũng có thể đánh ngã y dễ dàng như bỡn. Bởi vậy, ở dưới đồng bằng, đi đâu Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi cũng phải cẩn thận giữ gìn. Y không giao du quảng đại. Kiếm pháp của y uyên bác, tính tình lại cương trực thẳng thắn, trong giang hồ mọi người khi nhắc đến y vẫn một mực có sự kính trọng.
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi có tham vọng cải tổ Võ Đang Toàn Chân. Y nói với Hoàng Lão Quái:
    ?oHiện nay, tình trạng nghiệp dư, không có số má ở trong môn phái Võ Đang thật kỳ cục. Không khí võ thuật ngột ngạt, cá mè một lứa, rất đáng tồi tệ!?
    Hoàng Lão Quái nói:
    ?oBiết làm sao được? Muốn làm gì đó ắt phải có thời. Ngay đối thủ của ta là Chế Giáo Đầu cũng là người giỏi, nhưng cái thời của y chỉ cho phép y thi thố đến thế mà thôi. Thật tiếc!?
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi nói:
    ?oNếu trong võ lâm chỉ toàn là một lũ giá áo túi cơm thì nền võ thuật của nước nhà nguy mất. Đã đến lúc phải thay đổi nó đi!?
    Đúng là:
    Chốn võ đường, anh hùng bế tắc
    Ngoài giang hồ, vằng vặc trăng soi
    Tham vọng thay đổi giang hồ của Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi rồi sẽ ra sao, hãy đọc tiếp sang chương 4.
    Chương 4
    Chốn giang hồ vừa khóc vừa luyện chưởng
    Nơi chùa chiền nhận thức nhận chân như
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi là người của Toàn Chân, của Võ Đang nhưng y cũng là người trong cấm quân. Bọn cao thủ trong cấm quân được triều đình nuông chiều, lâu ngày thành kiêu binh, lúc nào cũng vỗ ngực công thần. Bọn này tâng bốc nhau, tự đặt ra các danh hiệu, giải thưởng để phong tặng cho nhau rất kỳ cục. Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi rất bực bội bọn này nhưng do thân cô, thế cô y không làm gì được, nhiều khi bực quá y chỉ còn cách phàn nàn với dăm ba người bạn thân có liêm sỉ là bọn Minh Tâm đại hiệp và Mã Khởi đại hiệp. Hai người này đều là những người giỏi ở trên giang hồ. Minh Tâm hai tay cử hai búa, còn Mã Khởi sử dụng đại đao cực kỳ điêu luyện.
  5. tieucaluoi

    tieucaluoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Minh Tâm nổi tiếng là người hiền lành, tử tế, sâu sắc. Thấy tình hình Võ Đang Toàn Chân xuống dốc, lại thấy bọn cấm quân kiêu binh giễu võ giương oai không ra một thể thống gì, Minh Tâm đóng cửa luyện chưởng, vừa luyện vừa khóc tu tu. Tiếng khóc của y to quá, vang cả trời đất:
    Khóc cho công bất thành, danh bất toại,
    Một mình ngồi khóc giữa lúc luyện công.
    Hai hàng nước mắt ròng ròng,
    Vì sao nên nỗi khổ tâm thế này?
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi và Mã Khởi đến thăm Minh Tâm thấy y đang ngồi dụng công thái quá, người xám xịt lại hết sức sợ hãi. Mã Khởi hỏi:
    ?oVì sao sư đệ dụng công thái quá như thế??
    Minh Tâm nói:
    ?oĐệ cảm thấy võ công của bản thân đã không tiến triển gì được thêm nữa. Mặc dầu hai tay hai búa nhưng không hiểu tại sao khi đánh xuống đệ không thể nào đánh nổi được một con bò. Chưởng lực yếu tới mức kinh hãi.?
    Mã Khởi bảo:
    ?oBệnh của đệ cũng giống hệt như bệnh của ta. Ta cử đại đao như Quan Vân Trường mà đến cái cây cũng không chặt đứt. Đã từ lâu nay ta vẫn giấu diếm điều này mà không dám nói với ai.?
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi nói:
    ?oĐã nhiều năm nay, bọn võ hiệp ở trong cấm quân đều như thế cả. Không có lẽ đổ tại binh khí??
    Minh Tâm nói:
    ?oKhông phải thế! Đệ đã suy nghĩ mãi, tất cả có lẽ đều phải xuất phát từ trong tư tưởng quyền thuật. Đệ từng nghe người xưa nói rằng: ?oQuyền đả cước thích (tay chân đấm đá) chỉ là thuật nhỏ, chỉ có nhất lý là thông thiên địa?. Lý của ?onhất lý thông thiên địa? nằm trong đức hạnh, chứ không phải ở trong sức mạnh bên ngoài. Bên ngoài càng uy dũng, linh hoạt, mẫn tiệp bao nhiêu thì tâm bên trong càng phải yên định, thần trí sáng suốt, không một chút vọng niệm bấy nhiêu. Có lẽ chúng ta đã sai từ trong tư tưởng quyền thuật hay sao??
    Mã Khởi nói:
    ?oĐến bây giờ mà chúng ta còn bàn chuyện sai đúng thì khó nghe quá. Đã đến bậc thượng thừa cả rồi mà vẫn còn băn khoăn vớ vẩn như thế hay sao? Không bàn chuyện sai đúng gì nữa.?
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi nói:
    ?oNgoài 50 tuổi không bàn chuyện sai đúng thì đương nhiên rồi, nhưng ở bọn môn sinh trẻ tuổi trong các võ đường thì phải dứt khoát để cho chúng biết phân biệt thế nào là đúng là sai mới được. Cả một nền giáo dục võ thuật đã sai từ gốc khi lấy những sự hão huyền ra làm mục tiêu phấn đấu. Hơn nữa, các chưởng môn sinh lại không đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, không đứng ra làm gương cho họ, tinh thần nghĩa hiệp xuống rất thấp, vậy hỏi tại sao mà nền võ thuật nước nhà tiến bộ lên được??
    Mã Khởi nói:
    ?oTa rất lấy làm cảm kích nghĩa khí của các huynh đệ. Nhưng hiện nay, bọn phàm phu tục tử quá nhiều ở trong môn phái của chúng ta, tinh thần của Võ Đang cực kỳ dung tục, suy đồi. Có câu rằng: ?oHãy tự cứu lấy mình rồi trời mới cứu?. Tốt nhất là ai lo thân người ấy. Ngay ta đây, mặc dầu là sư phó của môn phái Võ Đang nhưng ta có làm gì được đâu??
    Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi nói:
    ?oSư huynh hãy làm theo cách của sư huynh, còn ta sẽ làm theo cách của ta. Nhất định phải tìm cách cải tổ Võ Đang cho bằng được.?
    Nói rồi y bỏ đi lên Tây Nguyên luyện công, bọn Mã Khởi với Minh Tâm can ngăn thế nào cũng không được.
    Sau khi Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi và Mã Khởi đi rồi, Minh Tâm lại ngồi luyện công. Nước mắt của y có lẫn máu chảy. Tiếng khóc của y thật là ai oán:
    Đầu tiên ấm ức trong lòng
    Một là bầm ruột
    Hai là nát gan.
    Vái trời, vái đất thở than
    Ròng ròng nước mắt hai hàng,
    Vì sao nên nỗi dở dang thế này?
    Trăm đắng ngàn cay
    Giang hồ trăm đắng ngàn cay
    Luyện công đâu phải loay hoay diễn hề
    Này lời ai điếu ủ ê,
    Này lời ai điếu dầm dề chứa chan!
    Tập sang hàng
    Kìa ai đang tập sang hàng?
    Trăm năm rồi cũng bẽ bàng hư danh.
    Tập với chả tành
    Sử thi tập với chả tành.
    Vớ vẩn loanh quanh,
    Thôi thì vớ vẩn loanh quanh.
    Ngọn với chả ngành,
    Bao nhiêu nỗ lực không thành.
    Vẽ vời minh hoạ tranh giành với ai?
    Chặng đường dài,
    Công phu một chặng đường dài.
    Hoá ra hão cả
    Ai điếu cho ai?
    Hỏi rằng ai điếu cho ai?
    Nhăng nhăng nhít nhít
    Tài chi mà tài?
    Cõi trần ai
    Khéo mà sống phí sống hoài.
    Thà rằng:
    ?oRượu chè, cờ bạc, gái trai
    Là thuốc trường thọ ông giời cho ta
    Chính trị là thứ tránh xa
    Bàn nhiều tổn thọ hoặc là đánh nhau!? [1] .
    Vỡ cả đầu!
    Kìa ai kia vỡ cả đầu
    Lý lẽ ở đâu?
    Hỏi rằng thiên lý ở đâu?
    Đạt thông thiên địa còn lâu mới thành.
    Tấm lòng thành
    Ghi công một tấm lòng thành, thế thôi!
    Minh Tâm đại hiệp ra sức luyện công. Một thời gian sau, y lâm bệnh nặng, trong người nảy sinh u chướng. Biết mình sắp chết, Minh Tâm bỏ nhà ra đi, loay hoay thế nào y lạc vào một ngôi chùa vắng vẻ. Đến đây y gặp một hoà thượng. Hoà thượng ấy là người như thế nào?
    Đấy mới thực là:
    Đầu trọc lông lốc,
    Ăn đậu ăn rau.
    Thường thì mềm nhũn,
    Cử chỉ rầu rầu.
    Khi nào lâm sự,
    Mới ngỏng cao đầu.
    Âm dương hoà hợp,
    Như có phép màu.
    Cứng như sắt nguội,
    Kinh kệ làu làu.
    Thông thiên đạt địa
    Lễ nghĩa trước sau,
    Nói cười ấm ớ
    Chốc lại xoa đầu.
    Từ bi hỷ xả,
    Mệt đến phờ râu.
    Trong nhà phương trượng,
    Thiếp ngủ còn lâu.
    Đúng là hoà thượng,
    Nam mô nhiệm màu!
    Hoà thượng hỏi:
    ?oThí chủ là ai, đến đây làm gì??
    Minh Tâm nói:
    ?oBạch cụ, ta là Minh Tâm đại hiệp, người của môn phái Võ Đang Toàn Chân, từng là một giáo đầu cấm quân. Do dụng công lao lực, trong người nảy sinh u chướng, biết là sắp phải đón một cái chết đau đớn đến gần. Ta đến đây, cốt để xin một nơi chốn dung thân, chỉ làm sao mong chết cho nhẹ nhàng.?
    Hoà thượng nói:
    ?oNghe ngươi nói, vậy ngươi xuất thân không phải là hạng phàm phu tục tử mà cũng xuất thân từ trong danh môn đại phái. Ngươi luyện công từ nhỏ, vậy chắc là ngươi hiểu lý đạt tình. Đã là đại hiệp, ngươi hẳn là người không phải tầm thường. Vậy ta hỏi ngươi, việc lớn của đời người ta là gì vậy??
    Minh Tâm nói:
    ?oSống!?
    Lát sau ngẫm nghĩ lại nói thêm:
    ?oPhải sống.?
    Loay hoay một lát sau lại nói thêm nữa:
    ?oPhải sống cho sung sướng, hạnh phúc.?
    Hoà thượng hỏi:
    ?oLàm gì để được như vậy??
    Minh Tâm nói:
    ?oGiống như nông phu chăm chỉ gieo hạt giống tốt xuống ruộng đất tốt thì được kết quả, được báo đáp phúc tuệ, được hưởng phúc điền. Vạn pháp quy tâm.?
    Hoà thượng lắc đầu:
    ?oThiện tai! Thiện tai! Tâm với chẳng tâm! Đời người ta sống chết mới là việc lớn. Các ngươi suốt ngày cầu mong được sống sung sướng cũng như hạnh phúc mà chẳng bao giờ cầu để ra khỏi biển khổ sinh tử lao lung. Tự tính còn mê như thế, thật tiếc lắm thay! Ngươi mang u chướng chính vì các dục vọng ở trong lòng ngươi không giải toả được. Đại hiệp cái gì, cả đời đánh nhau với toàn những thứ ngoài mình! Chết đến nơi rồi mới biết hãi sợ, có phải không??
    Minh Tâm không dám nói gì, cứ gục mặt xuống lạy như tế sao.
    Hoà thượng bảo Minh Tâm:
    ?oNgươi hãy đi một vài đường quyền để cho ta xem ngươi đang ở trong cảnh giới nào, có như thế ngõ hầu ta mới giúp cho ngươi được.?
    Minh Tâm vâng lời, đi một vài đường quyền.
    Rõ ràng y không phải là một tay tầm thường:
    Ở cửa sông, cửa rừng ra
    Lang thang khách ở quê ra.
    Dấu chân khắp nẻo sơn hà
    Tâm thành, lòng dạ thật thà.
    Mải mê vọng niệm,
    Con đường còn xa.
    Đời vô nghĩa lý
    Có hay chăng là?
    Hoà thượng xem Minh Tâm đi quyền, chép miệng:
    ?oCông phu luyện chưởng của ngươi thật đáng khâm phục, khâm phục! Có điều, cái chết của ngươi là ở mỗi đường gươm, mỗi nhát kiếm đều như muốn răn đe, giáo huấn người ta. Người luyện chưởng cũng phải là kẻ tu hành, cũng phải là kẻ rong chơi nữa. Ngươi chỉ đuổi theo hư danh, vọng niệm, toàn đuổi theo thứ ở ngoài mình đến nỗi phát sinh lao lực... Bệnh nặng lắm rồi, chữa làm sao được??
    Minh Tâm hiểu ra, thờ thẫn cả người, không biết nói gì.
    Minh Tâm ở trong chùa với hoà thượng, hàng ngày làm lụng những công việc vặt vãnh như trồng rau, nhổ cỏ, thấy lòng mình thư thái hơn. Một hôm, Minh Tâm bảo hoà thượng:
    ?oĐệ tử sống ở trong chùa, làm một kẻ vô danh, khi thì đi nhổ cỏ, khi thì đi tưới phân, nhớ lại những ngày xách hai búa vất vả đi lại ở trên giang hồ, lòng lúc nào cũng hớn hở đắc thắng cho là mình ghê gớm lắm, thấy ngày xưa mình thật tầm thường, thảm hại.?
    Hoà thượng cả cười:
    ?oNhư thế là ngươi đã giác ngộ được đôi chút về lẽ vô thường rồi đó.?
    Minh Tâm bảo:
    ?oĐệ tử hiểu rồi, không còn thấy sợ hãi cái chết nữa. Đệ tử xin ra khỏi chùa để về với vợ con ở nhà như một người thường. Sinh tử là lẽ tự nhiên, số mệnh đệ tử có hạn, chỉ tiếc là khi hiểu ra thì muộn quá!?
    Minh Tâm từ biệt hoà thượng về nhà, vứt đôi búa lại, chắc hẳn thấy mình không còn cơ hội sử dụng nó nữa. Ít lâu sau y chết, để lại rất nhiều tiếc thương cho võ lâm ở trên giang hồ.
    Thật là:
    Cả đời luyện chưởng, nghiệp thành hay chưa thành, nào ai biết?
    Thời gian trôi đi, hữu danh hoặc vô danh, có người hay?
    Muốn xem các anh hùng ở trong Võ Đang lập những kỳ tích, kỳ công gì xem tiếp chương 5.
    -------------------------------
    [1]Thơ Nguyễn Bảo Sinh
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chương 5
    Đánh nhau với sói
    Nữ hiệp nổi danh
    Trong giang hồ có bao nhiêu anh hùng là đủ, xếp hạng đánh số ra sao? Câu hỏi này cũng là một công án thật khó giải. Không phải tự dưng người xưa đã vẽ lên bản đồ có 108 vì sao trên giời, trong số 108 vì sao ấy lược đi còn có 64, rồi lược đi nữa còn có 36, rồi lược đi nữa còn có 28, rồi còn 9, còn có 7, còn có 5, còn có 3, còn có 1, số 1 là số nhất vị độc tôn. Trong các đại hội võ lâm nếu đánh trống ghi tên thì có tới hàng nghìn, hàng vạn nhưng thường chỉ kể tên có 108 vị. Trong dân gian, người ta đàm tiếu thì thường kể ra khoảng từ 36 đến 64 vị. Thực tế, trong võ lâm cũng chỉ có khoảng 28 vị gọi là ?onhị thập bát tú? mới thực sự đáng kể mà thôi. Chẳng lẽ ở trong võ lâm anh tài ít ỏi đến thế kia ư? Đúng là như thế! Nhưng dù có ở vị trí số 1 độc tôn gì gì đi nữa, được gọi là chưởng môn phái hẳn hoi gì gì đi nữa nhưng chưa chắc người ngồi giữ cương vị ấy đã được cả giới võ lâm thừa nhận, tâm phục khẩu phục đáng được gọi là đại anh hùng cái thế hay là người được truyền y bát tâm ấn. Đồn rằng ở trong giang hồ, từ đời này qua đời khác y bát của võ lâm vẫn được truyền lại một cách hết sức bí mật và cuộc săn lùng kẻ nắm giữ y bát ấy vẫn luôn là một câu chuyện ly kỳ đáng kể lại cho đời sau nghe.
    Trước đây, có một nhóm anh hùng cũng định cải tổ Võ Đang, chống lại Tố Hồng vương gia đại hiệp bèn lập ra môn phái ?oVõ Đang Giai Giai?, nói rằng Tố Hồng vương gia cất giấu y bát giả mạo, bọn này bị Tố Hồng nhốt vào ?oĐịa ngục đại lao? tới hơn ba mươi năm trời. Về sau, tình hình võ lâm thay đổi, bọn ?oVõ Đang Giai Giai? được thả ra nhưng tất cả đều đã già yếu lẫn lộn cả, chỉ trừ có đôi ba người như Hoàng Sông Đuống tiền bối đại kỳ hiệp và Lê Phó Cả Ngựa tiền bối đại kỳ hiệp là còn có thỉnh thoảng đi lại đánh nhau đôi chút ở trên giang hồ.
    Trong ?oĐại học võ đường? có Dương Thu Mạc Sầu nữ đại hiệp là người ghê gớm. Y đã từng thụ giáo nhiều vị anh hùng tiền bối như Trương Học Công Thi, người đã từng giữ chức chưởng môn phái Võ Đang Toàn Chân trong nhiều năm, Lê Phó Cả Ngựa tiền bối đại kỳ hiệp v.v... Vào học tại ?oĐại học võ đường? y cũng đã thụ giáo được rất nhiều kiếm pháp, chưởng pháp của bọn Hoàng Lão Quái, Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi v.v... nên ai cũng sợ hãi y. Dương Thu Mạc Sầu có thời đã từng khuynh đảo ở trên giang hồ, sau này một mình y đứng ra chống lại Võ Đang Toàn Chân.
    Khoảng năm Bính Dần, xu hướng cải tổ, đổi mới Võ Đang Toàn Chân nổi lên mạnh mẽ. Có một vị Vương gia là Trần Công đại hiệp có tư tưởng cấp tíến muốn xoay đổi tình thế bèn tìm cách thống nhất hội tụ các anh hùng ở trong võ lâm. Để làm việc này, Trần Công vương gia đại hiệp cho gọi Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi về cai quản Đại Võ Đài ở kinh đô, lại tập hợp xung quanh mình một số các anh hùng như bọn Quảng Nam Lý Sự đại hiệp, Trần Điện Ảnh Cổ Quái đại hiệp, Đặng Nhật Tinh Lão Quái đại hiệp v.v... suốt ngày suốt đêm ngồi họp hành bàn tán. Họp hành nhiều quá, về sau này Trần Công vương gia đại hiệp bị bệnh rụng các đốt ngón chân, đi lại rất khó khăn.
    Dương Thu Mạc Sầu bấy giờ cũng được Trần Công vương gia thu nạp vào làm môn khách. Dương Thu Mạc Sầu là người ít học nhưng bù lại rất giỏi tự học. Y thường luyện công vào lúc nửa đêm gà gáy nên âm khí của y rất mạnh. Nơi y luyện công gần một chợ tôm cá nên khi phát công bao giờ cũng có mùi vị của tôm cá nên nhiều người rất sợ y. Nhiều lần Dương Thu Mạc Sầu đến đòi đánh nhau với chưởng môn phái Võ Đang Toàn Chân là Trương Học Công Thi để giành y bát nhưng y bảo đóng cửa lại nhất quyết không ra, chỉ sai bọn đệ tử đứng bắn tên ra mà thôi. Dương Thu Mạc Sầu rất tức giận, về sau y ly khai Võ Đang Toàn Chân, không tham gia đại hội võ lâm nữa.
    Một lần Dương Thu Mạc Sầu đi thăm bà ngoại. Trên đường đi y phải đi qua một vùng sông núi hiểm trở quanh co. Đúng là:
    Đi một ngày đàng học một sàng khôn,
    Trên trời mây trắng dập dồn.
    Nước tuôn thác bạc
    Gió luồn trong cây!
    Hữu tình sơn thuỷ đẹp thay,
    Ai trông mà chẳng ngất ngây trong lòng?
    Hái hoa bắt **** dọc đường,
    Mải mê lạc mấy cung đường như chơi.
    Núi cao chi lắm núi ơi,
    Qua đèo vượt dốc mấy người dám qua?
    Trên đường đi, Dương Thu Mạc Sầu gặp ai đánh đó, bọn đệ tử của Võ Đang Toàn Chân chết như rạ. Tiếng tăm của Dương Thu Mạc Sầu vang lừng ở trong thiên hạ. Dương Thu Mạc Sầu giỏi khinh công, ít người theo đuổi được y. Bấy giờ trên đường đi, y bỗng nhiên gặp một con sói. Sói hỏi y:
    ?oDương Thu Mạc Sầu, mi đi đâu??T?T
    Dương Thu Mạc Sầu nói:
    ?oTa đi thăm bà ngoại của ta. Mi hỏi làm gì??T?T
    Sói nghe thấy vậy, chạy tắt đến nhà bà ngoại của Dương Thu Mạc Sầu, nuốt bà già vào bụng rồi nằm lên giường, trùm chăn kín lại.
    Dương Thu Mạc Sầu đến nơi, thấy sói trùm kín chăn, tưởng là bà ngoại bị ốm, mới ngồi cạnh giường ân cần hỏi thăm:
    ?oBà ơi, sao mắt bà to thế??T?T
    Sói lè nhè trả lời:
    ?oMắt to là bởi mắt to,
    Mắt để thăm dò, mắt để nhìn chơi.
    Mắt sùm sụp, mắt lả lơi,
    Mắt thời ti hí, mắt thời vuốt ve.
    Đôi khi mắt cũng nhập nhoè,
    Mắt bà sáng quắc ai loè được đây??T?T
    Dương Thu Mạc Sầu ngạc nhiên, lại hỏi:
    ?oBà ơi, sao tai bà to thế??T?T
    Sói bèn trả lời:
    ?oTai to là bởi tai to,
    Tai bà rất thính không lo nghe nhầm.
    Ở đâu có tiếng thì thầm,
    Tai bà cũng sẽ ghi âm rõ rành.
    Kìa ai yến yến oanh oanh,
    Kìa ai gian dối loanh quanh tứ bề.
    Bà đều tai giỏng lên nghe,
    Mạch rừng tai vách hết chê tai bà!?T?T
    Dương Thu Mạc Sầu lại hỏi:
    ?oBà ơi, sao tay bà to thế??T?T
    Sói lại trả lời:
    ?oTay to là bởi tay to,
    Hội bà là ?ohội tay to? rõ ràng.
    Của chìm của nổi trong làng,
    Tập trung vào cả mấy chàng tay to.
    Bàn tay nhung mượt thơm tho,
    Nâng niu ve vuốt thăm dò khắp nơi.
    Còn bàn tay sắt đấy thôi,
    Lơ mơ bà táng, bà thoi tới cùng.
    Con ơi chớ hỏi lung tung,
    Bà mà điên ruột, bà khùng đấy con!?T?T
    Dương Thu Mạc Sầu lại hỏi:
    ?oBà ơi, sao răng bà sắc thế??T?T
    Sói không trả lời nữa, chồm dậy. Dương Thu Mạc Sầu sợ hãi, vội vội vàng vàng rút kiếm ra đánh. Hai bên đánh nhau to quá, thật là một trận đánh thần sầu, quỷ khốc:
    Đánh từ trước lúc rạng đông,
    Đánh từ trước lúc lấy chồng sinh con.
    Đánh từ khi vẫn còn son,
    Đánh cho đến lúc héo hon về già.
    Bao nhiêu chưởng pháp tung ra,
    Thiên đường mù mịt quần thoa xéo giày.
    Chính chuyên nẻo Bắc trời Tây,
    Xiềng gông chuyên chính bó tay những là.
    Lung tung ấy võ đàn bà,
    Dại khôn vận mệnh sơn hà bể dâu.
    Đánh sao tránh để vỡ đầu,
    Ngoài kia non nước vẫn màu tang thương...
    Trời cao trăng sáng như gương,
    Bóng hồng lạnh lẽo nửa giường nằm trơ...
    Góc nhà con nhện giăng tơ,
    Chiều hôm bóng vạc bơ phờ trời cao.
    Trên giời có một vì sao,
    Đường thôn vắng vẻ thằng nào hát vang:
    ?oNgày mai nếu chết cả làng
    Sông kia vẫn cứ đò ngang mái chèo?.
    Đường đời lắm đoạn quanh queo,
    Ta đây miệng ngáp nằm khoèo ngắm trăng...
    Sự đời nhít nhít nhăng nhăng,
    Xem ra chẳng biết mần răng nực cười...
    Dương Thu Mạc Sầu đánh nhau với sói nhưng đây không phải loài sói thường nên bao nhiêu võ công của y cũng chẳng làm gì được. Rất may xung quanh lúc ấy có nhiều người hò reo, gõ trống, gõ thanh la ầm ĩ cả lên vì thế sói mới nhả bà ngoại của Dương Thu Mạc Sầu ở trong bụng ra, chạy vào rừng.
    Về sau Dương Thu Mạc Sầu bị cấm quân bắt giam vào lò luyện ngục. Ra khỏi tù, y trở nên hung dữ khác thường. Trong giang hồ tiếng đồn thổi về y cũng có nhiều: người khen có, người chê có nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng y không phải là kẻ tầm thường, kiếm pháp của y cũng đáng để cho nhiều bậc mày râu học hỏi.
    Cùng với Dương Thu Mạc Sầu còn nổi lên một vài cao thủ đã từng khuynh đảo ở trên giang hồ. Trong số ấy cũng có nhiều kẻ tự xưng là được chân truyền y bát tâm ấn nhưng hư thực thế nào không thể biết được.
    Đúng là:
    Võ lâm thật rối bòng bong
    Hư hư thực thực, anh hùng là ai?
    Muốn xem các vị anh hùng ở trong võ lâm trổ tài thế nào, xem tiếp sang chương 6.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Chương 6
    Nháo nhác anh hùng một thuở
    Cái thời lãng mạn qua đi
    Trong võ lâm, anh hùng cái thế cũng nhiều nhưng cũng không ít bọn bắt gà, ăn trộm ngựa đôi khi cũng xen vào làm ảnh hưởng, mất uy tín võ lâm. Ở một vài tỉnh lẻ, bọn mãi võ bán thuốc cao đôi khi cũng vỗ ngực tự xưng là anh hùng cái thế, rõ thật buồn cười. Có bác thợ may lấy cái kéo cắt vải làm binh khí, sai thợ đục đá treo biển ở trước cửa nhà xưng danh ?oĐệ nhất kiếm thủ?. Lại có những cặp vợ chồng cặp cặp kè kè vào Nam ra Bắc, tự đắc huênh hoang, đi đâu cũng giảng giải về kiếm pháp, lại sai khắc ấn đá ?oTài tử giai nhân? để lưu danh tên tuổi cho mình. Nực cười! Nực cười đến thế là cùng! Tuy nhiên, cũng có người chỉ mãi võ bán thuốc rong nhưng lại là một bậc anh hùng thực, cũng có những cặp vợ chồng mà cả hai đều là hào kiệt hẳn hoi.
    Ngày ấy, có một bậc đại hiệp là Nguyễn Mạnh cũng đi mãi võ bán thuốc rong nhưng không phải là kẻ tầm thường. Vậy thế nào là mãi võ bán thuốc rong?
    Đấy chính là:
    Hai thúng hai đầu,
    Trên vai đòn gánh.
    Ngược ngược xuôi xuôi,
    Chỏng chà chỏng chảnh.
    Lang bạt kỳ hồ,
    Một mình ăn mảnh.
    Này là thuốc chữa rắn cắn
    Thuốc giải cảm, thuốc đau đầu
    Thuốc chữa hôi nách, thuốc chữa răng sâu
    Thuốc chữa bệnh lậu, thuốc chữa đinh râu
    Thuốc Tào Tháo đuổi, đỡ phải ngồi cầu
    Ai yếu sinh lý, phòng the u sầu
    Thuốc chữa quai bị
    Thuốc cho bà bầu
    Lòi dom, bạch tạng
    Giun đũa móc câu
    Thế gian bách bệnh
    Hết sạch làu làu!
    Một mình mãi võ,
    Bến chợ, ga tàu.
    Sớm khuya chẳng ngại,
    Nắng mưa dãi dầu.
    Nguyễn Mạnh đi bán thuốc rong. Chưởng pháp của y lợi hại không thể coi thường. Thấy ở kinh đô quá nhiều anh hùng, y đi tuốt về phía Nam lập nghiệp. Y ra biển, đến cả những cù lao xa xăm.
    Đấy cũng là bậc cao thủ của một thời.
    Ở kinh thành có vợ chồng Lưu Tài Hoa đại hiệp và Quỳnh Nương Cô Cô nữ hiệp cũng là những người tài giỏi.
    Hai vợ chồng ở trong một ngôi nhà chật. Khi luyện công, người nọ cứ phải nhường nhịn người kia. Cũng có nhiều lúc, cả hai vợ chồng đều cùng phối hợp luyện công.
    Vậy thế nào là hai vợ chồng luyện công ở trong một ngôi nhà chật?
    Này nhé:
    Một vuông chiếu nhỏ,
    Cùng duỗi song song.
    Đêm khuya đèn tắt,
    Bắt đầu luyện công.
    Bình tâm tịnh khí,
    Viên hầu thúc thân
    Hai tay rờ rẫm,
    Lúc xa lúc gần.
    Thượng bộ giá đả
    Chân cọ vào chân.
    Suỷ thoái ngoạ chẩm
    Loay hoay tụt quần.
    Quỵ bộ định chẩu
    Má đỏ hân hân.
    Hầu tử quan trận
    Cứ ấn dần dần.
    Tẩu bộ trảo nhĩ
    Bắt đầu lên gân.
    Lúc lên lúc xuống,
    Cuống cuồng dạng chân.
    Phong quyền tả suý
    Mắt trợn, mặt đần.
    Mồ hôi lã chã,
    Bắt đầu thu quân.
    Vọt như tên bắn,
    Nhũn cả toàn thân.
    Hợp thập thủ thế [1]
    Rút ra dần dần.
    Miệng cười ngượng nghịu
    Chan hoà ánh xuân!
    Thế mới gọi là:
    Võ công chưởng pháp tài tình thế
    Thực tâm hỷ lạc mới toàn chân!
    Hai vợ chồng Lưu Tài Hoa và Quỳnh Nữ Cô Cô cũng đáng gọi là anh hùng của một thuở. Chỉ tiếc họ đều chết trẻ. Nhưng thử hỏi ở trên đời, liệu có cặp tình nhân nào khi sinh lại khác ngày khác giờ mà khi chết lại cùng một ngày một giờ như họ? Âu cũng là một cái chết tuyệt đẹp, đáng ghi vào thiên tình sử của muôn đời sau. Đời của một người đi theo nghiệp võ, lúc vui buồn, lúc cay đắng, khi còn sức lực thì đuổi theo lý tưởng nghĩa hiệp phù du, mua vui cho thiên hạ, khi lâm nạn, ốm đau, bệnh tật thử hỏi nào ai biết đến hay không? Chua xót, thực là chua xót lắm thay! Thành danh đã vậy nhưng không thành danh thì cũng như cây lau cây sậy ngoài kia, sống không ai biết, chết chẳng ai hay, vô vị lắm, mủn nát cùng với năm tháng trôi đi vô cùng vô tận.
    Một ngày kia, trên đường thiên lý, có một vị kiếm khách vô danh đi lên Nhã Nam. Trời nắng gắt, y rẽ vào quán nhỏ ven đường rồi ngồi gọi rượu thịt.
    Chủ quán ra chào, hỏi y dùng gì. Y nói:
    ?oCó cái gì ngon ngon mang ra đây hết!?T?T
    Chủ quán mang ra ba cân thịt bò, một bình rượu nóng. Vị kiếm khách lơ đãng nhìn ra ngoài đường, thấy có mấy người khách vãng lai đang loay hoay mua lễ vật, vàng hương để mang đi đâu đó, ai cũng tự nguyện chân tình. Y hỏi:
    ?oCác người mua sắm lễ vật vàng hương mang đi đâu vậy??T?T
    Chủ quán nói:
    ?oSư huynh ở xa đến chắc là không biết? Hôm nay là ngày mồng 9 tháng Tư, ngày giỗ của Yên Thế đại hiệp tiền bối. Cứ đến ngày này dân chúng ở khắp nơi lại kéo đến nhà ông ấy thắp hương tưởng nhớ.?T?T
    Khách hỏi:
    ?oVị đại hiệp tiền bối ấy là người thế nào??T?T
    Chủ quán nói:
    ?oVốn quê ở tận thành Nam,
    Nhà nghèo, sống cảnh cơ hàn tang thương.
    Luyện công chẳng có võ đường,
    Lều gianh xó chợ ngày thường vẫn qua.
    Tâm ngay, tính thẳng thật thà,
    Đồi quê cất một ngôi nhà luyện công.
    Chưởng tung huyết lệ ròng ròng,
    Giữ nguyên tiết tháo một lòng chẳng sai.?T?T
    Khách thấy vậy lấy làm tò mò bèn cũng mua một ít lễ vật vàng hương đi theo mấy người kia đến ngôi nhà của vị đại hiệp tiền bối. Ngôi nhà giản dị ở trên một quả đồi, có vài cây khế, cây trám mọc hiu hắt. Y vào nhà, thấy tài sản chẳng có gì đáng giá nhưng phảng phất vẫn thấy tinh thần của người xưa rung động ở đâu đấy, rõ ràng không phải là hồn cốt của người tầm thường. Hỏi đến võ công của vị đại hiệp tiền bối thì chẳng ai biết gì nhiều. Ngay mấy đứa con cũng nói lăng nhăng đầu Ngô mình Sở, người thì bảo võ công cái thế phi thường, người thì bảo võ công cũng chẳng khác gì của mấy tay múa dao bán thịt ở chợ. Tuy nhiên, khi hỏi đến tính tình của vị đại hiệp tiền bối thì ai nấy đều xuýt xoa khen ngợi là người tâm thành, cương trực, có khí tiết. Vị kiếm khách vô danh kia thở dài một tiếng, thắp một nén hương, rồi lấy ra một ít bạc vụn cho người chủ nhà. Sau đó y bỏ đi, vừa đi vừa ngẫm nghĩ:
    ?oMỗi thời đều có những bậc anh hùng của nó. Lưu danh muôn thuở là hay hay dở. Lợi cũng lợi thay! Hại cũng hại thay! Làm người thật khó! Thà như con chim kia bay ở trên trời, thoáng qua mắt nhìn đã chẳng thấy đâu, vô hình vô ảnh, vô tăm vô tích, chẳng có ai có thể phán xét được nó hay dở thế nào. Cái gì ở lại cùng với người đời, cùng với thời gian? Tình yêu chăng? Mà tình yêu, hỡi ơi, chẳng có gì lại nhiều nhầm lẫn sai lầm hơn nó.?T?T
    Thật là:
    Chốn giang hồ, anh hùng một thuở
    Tài thấp cao, xuống hố mới hay...
    Muốn xem trong võ lâm còn có những nhân vật nào, sự tích gì, đọc tiếp chương 7.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mượn lời Ng Văn Thọ nói về Tuổi 20 của NHT để noí về "tiểu thuyết kiếm hiệp" này
    ...." Thà như Trần Đăng Khoa, dũng cảm viết "chân dung và đối thoại với các nhà văn" bằng tên thật người thật, với gịong điệu thật thà, hóm hỉnh ...còn hơn là Nguyễn Huy Thiệp đá hậu các đồng nghiệp của mình sau lớp mặt nạ bằng món nộm giả cầy, có tên là "tiểu thuyết kiếm hiệp"?"
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chương 7
    Hàn vi làm thợ đấu
    Công thành bởi bắn tên
    Có người nói:
    ?oRanh giới giữa thiên tài và thiên tai chỉ là sợi tóc. Qua trên sợi tóc là cảnh giới của bậc anh hùng, qua dưới sợi tóc là cảnh giới của tên lưu manh đầu đường xó chợ.?T?T
    Nghe thế mà sợ.
    Lại có người nói:
    ?oNgười ta sinh ra mỗi người một tính. Người hay người dở khi sinh ra Trời đã an bài. Một miếng ăn, một hớp nước uống cũng đã được an bài từ kiếp trước. Có muốn cũng chẳng được, không muốn cũng chẳng được.?
    Nghe thế cũng sợ.
    Ở vùng Hưng Yên có vị anh hùng kỳ lạ tên là Lê Hựu. Y là giáo đầu cấm quân, võ công cái thế hơn người.
    Xuất thân nghèo túng, không được học hành, Lê Hựu rất buồn phiền về thân phận của mình.Tuy thế, y lại rất say mê những chuyện anh hùng nghĩa hiệp ở trên giang hồ. Một hôm ra chợ, y thấy một ông già hát sẩm đang ngồi kéo nhị, phong độ trông rất khác người.
    Ông già hát rằng:
    ?oCõi nhân thế trăm năm dài ngắn
    Nào ai hay tài mệnh tương phùng?
    Thế gian kia mấy anh hùng
    Gương trong còn để soi chung muôn đời?
    Sao lại oán trách giời chẳng tỏ
    Mà tự mình chẳng cố vượt lên?
    Hơn nhau cốt ở chí bền
    Mất công mài sắt nên kim có ngày.
    Ai đứng đấy loay hoay giữa chợ?
    Năm tháng trôi do dự làm chi?
    Công danh nào có đợi thì
    Hỏi ai đáng mặt nam nhi anh hùng?
    Tiếc lỡ để cung tên bỏ xó,
    Tiếc con thuyền lạch nhỏ nằm trơ.
    Tiếc không đủ gió phất cờ,
    Tiếc cho người đẹp bơ vơ một mình.
    Thôi đừng tiếc linh tinh như thế,
    Ngày tháng trôi nào có đợi ai?
    Làm trai cho đáng nên trai
    Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng!
    Lê Hựu nghe xong bài hát, thở dài một tiếng. Ông già hát sẩm hỏi y:
    ?oNgươi là ai? Ở đâu đến? Sao lại thở dài??T?T
    Lê Hựu trả lời:
    ?oThưa tiền bối, ta thật chẳng phải là người may mắn. Đúng là:?T
    Xuất thân thợ đấu,
    Lực lưỡng hơn người.
    Quê ở Phủ Khoái,
    Tính tình dở hơi.
    Mê danh hám lợi,
    Cũng muốn hơn người.
    E rằng tài mọn,
    Không dám đua đòi.
    Lòng dạ bối rối,
    Thở dài vậy thôi!?T?T
    Ông già hát sẩm cười:
    ?oVậy ngươi gặp ta là may mắn cho ngươi rồi đó. Ta vốn là một đại cung thủ nổi danh trong chốn giang hồ. Ta nay gần đất xa trời đang muốn tìm một đệ tử để truyền nghề lại. Nếu ngươi có tham vọng ta sẽ dạy ngươi các món tuyệt kỹ của nghề cung thuật, chắc chắn sau này ngươi sẽ thành danh có một sự nghiệp phi thường.?T?T
    Lê Hựu sụp xuống lạy tạ ông lão hát sẩm. Tuy nhiên, y lại nghĩ bụng:
    ?oSao ông lão nói là đại cung thủ mà chẳng thấy cung tên gì cả? Hơn nữa, hai mắt lại còn mù tịt thế kia thì bắn chác gì??T?T
    Ông lão hát sẩm đọc được ý nghĩ của Lê Hựu nhưng không nói gì, chỉ mủm mỉm cười. Lê Hựu bèn hỏi:
    ?oThưa sư phụ, liệu tập bắn cung một tháng, sau đó, mỗi ngày đệ tử có thể bắn được mười con chim không??T?T
    Ông lão bảo:
    ?oCó thể!?T?T
    Lê Hựu nói:
    ?oNhư thế, mười con chim bỏ rẻ quy ra cũng được cân thịt, còn hơn làm ruộng nhiều. Sư phụ! Đệ tử xin học bắn cung!?T?T
    Ông lão cười:
    ?oNgươi nhầm rồi! Ta không dạy ngươi bắn chim.?T?T
    Lê Hựu hỏi:
    ?oThưa sư phụ, vậy sư phụ dạy đệ tử bắn gì??T?T
    Ông già bảo rằng:
    ?oTa sẽ dạy ngươi bắn công danh, sau đó bắn thông cả thiên địa nữa.?T?T
    Lê Hựu nghĩ bụng:
    ?oBắn công danh thì được rồi, còn bắn thông thiên địa thì chẳng cần làm gì.?T?T
    Ông già hỏi:
    ?oNgươi đang lẩm bẩm gì thế??T?T
    Lê Hựu nói:
    ?oThưa sư phụ, bắn công danh liệu nhanh hay chậm? Có tới một năm hay không??T?T
    Ông già bảo:
    ?oĐiều ấy tuỳ thuộc vào ngươi. Nếu ngươi chịu khó học tập, có thể chỉ trong một năm. Còn nếu ngươi tối dạ, không chịu học hành thì mười năm cũng chẳng thành.?T?T
    Lê Hựu bảo:
    ?oSư phụ! Đệ tử xin hứa nhất định sẽ học hành sư phụ đến đầu đến đũa.?T?T
    Ông già bảo:
    ?oNếu ngươi hăng hái như thế, ta cũng chẳng hẹp hòi gì mà không dạy ngươi đến nơi đến chốn. Ngươi hãy về sắm cung tên, ngày mai mang ra bờ đê sông ta sẽ dạy cho.?T?T
    Lê Hựu vui mừng về nhà sắm một bộ cung tên rồi sáng hôm sau mang ra bờ sông để gặp ông già kỳ lạ.
    Đầu tiên ông già dạy y phép quan sát mà không chớp mắt, nhìn ngắm sự vật cho thật rõ ràng, thấu đáo.
    Mắt mở trừng trừng,
    Nhìn không chớp mắt.
    Tỉ mỉ, kỹ càng,
    Vô cùng chân thật.
    Nhìn thấu tâm can,
    Nhìn xuyên gan mật.
    Tính khí thế nào,
    Cũng nhìn ra tất.
    Nhìn trước nhìn sau,
    Nhìn ra quy luật.
    Công phu khác thường,
    Đúng là xạ thuật.
    Lê Hựu học ông già một thời gian, có thể nhìn rõ một con muỗi to như con bò, một người đi qua y nhìn rõ cả bộ xương của họ. Khi đã nhìn rõ như thế thì việc bắn hạ đối tượng không phải là khó khăn gì. Mặc dầu tối dạ nhưng vốn chịu khó tập luyện nên chẳng bao lâu Lê Hựu cũng đã có những sự tiến bộ khác thường. Trong giang hồ, mọi người đều rất khâm phục tài nghệ của y, coi y là một anh hùng xạ điêu hiếm có. Trong cấm quân, có nhiều vị giáo đầu hùng hùng hổ hổ, nổi tiếng kiêu binh ngạo mạn nhưng đều một mực coi Lê Hựu là bậc đàn anh.
    Một hôm Lê Hựu xách cung tên đến hỏi sư phụ của y:
    ?oSư phụ! Công danh của đệ tử nay đã thành rồi! Liệu tài nghệ của đệ tử bây giờ có thể sánh ngang cùng với sư phụ được không??T?T
    Ông già mù cười bảo y:
    ?oKhi ngươi đến bái ta làm sư phụ, ta biết ngươi là một tên nông dân vô sản, bản tính lương thiện thật thà nên ta vừa vui vừa buồn. Điều tệ hại ở trong đặc điểm giai cấp của ngươi là chỉ nghĩ đến miếng ăn, thực dụng đến mức nực cười. Ta vẫn còn nhớ như in lời hứa học tập đến đầu đến đũa của ngươi khi học môn nghệ thuật này. Đáng tiếc, chỉ vì thực dụng trước mắt (lạy giời, liệu ta có nhầm lẫn điều gì ở đây hay không? Hoặc là ta sai? Hoặc là ngươi đã đúng?), chỉ vì thực dụng trước mắt mà ngươi đã không đi đến cùng môn nghệ thuật đó.?T?T
    Lê Hựu hỏi:
    ?oSư phụ! Điều cuối cùng của nghệ thuật xạ thuật tóm lại là gì??T?T
    Ông già nói:
    ?oVới tài nghệ của ngươi bây giờ thì ngươi phải tự trả lời câu hỏi của ngươi rồi chứ??T?T
    Lê Hựu nắm chặt cây cung trong tay, mồ hôi vã ra, y khẽ khàng hỏi sư phụ của y bằng một giọng run rẩy như đang cất lên từ ở dưới mồ:
    ?oSư phụ! Sao bao nhiêu năm trời đệ tử không trông thấy cung của sư phụ ở đâu cả vậy??T?T
    Ông già cười ngặt nghẽo:
    ?oCung của ta ư? Ngươi vẫn chỉ là một tên nông dân anh hùng bắn cung mà thôi chứ chưa bao giờ là một trí thức cung thủ như ta mong muốn. Hãy trông ta đây!?T?T
    Ông già đưa tay như lắp một mũi tên vô hình vào một chiếc cung tưởng tượng rồi chĩa lên trời. Lê Hựu thất kinh vì thấy ánh sáng của một ngôi sao băng rớt ngay ở trước mặt y.
    Ông già cười ha hả phất tay áo bỏ đi.
    Sau lần ấy, Lê Hựu cũng bẻ cung tên. Y vẫn đi lại ở trên giang hồ và người ta đồn rằng rất có thể y cũng đã ngộ ra được điều gì đó trong nghệ thuật xạ điêu.
    Thật đúng là:
    Bẻ cung tên, vô chiêu thắng hữu chiêu
    Thời xa vắng, thằng làm thua thằng nghỉ.
    Muốn xem trong võ lâm còn có những chuyện kỳ lạ gì nữa, hãy đọc tiếp chương 8.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chương 8
    Bến tiên, khoả thân luyện chưởng
    Xác thối, biến hoá thành thơm
    Lê Hựu có nhà ở trong khu gia binh cấm quân. Nơi đây được gọi là ?ophố kiêu binh?, rất nhiều các anh hùng trong môn phái Võ Đang Toàn Chân trưởng thành lên từ đây như bọn Sơn Tây Ngũ Quỷ, Nghệ An Tứ Quái v.v... Tại đây cũng mở ra một Tiểu Võ Đài để hàng tháng cho các võ sinh thượng đài đánh đấm nhau khỏi buồn chân buồn tay.
    Ở kinh đô có nhiều võ đài nhưng uy tín, chất lượng của mỗi võ đài cũng chẳng giống nhau. Bọn cầm chịch các võ đài nhiều khi cũng thiên vị, nhận tiền đút lót hoặc ngang nhiên đòi người ta hối lộ tiền bạc.
    Cùng ở trong ?ophố kiêu binh?, Lê Hựu thường hay đi lại, luyện chưởng pháp với Trần Đăng Tài. Lại nói Trần Đăng Tài sau khi học xong ?oĐại học võ đường? thì y xung vào cấm quân rồi đi lang thang đánh nhau với bọn hải tặc trên biển, sau đó y lại còn có thời gian đi luyện tập võ công với cả gấu nữa.
    Vậy thế nào là luyện tập võ công với gấu?
    Như đã nói, trong các môn phái võ Bắc tông thì Toàn Chân là nòng cốt, rường cột, thậm chí còn là trái tim, khối óc. Việc được gia nhập Toàn Chân rất khó. Đây là một giáo phái đặc biệt. Theo lý thuyết, người nào muốn gia nhập Toàn Chân đều phải thiến để không còn có dục vọng và vọng tưởng linh tinh gì nữa. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một thiểu số người thật thà là tự nguyện chót thiến thật, còn hầu hết đều tìm cách để khỏi phải thiến. Cuối cùng, hoá ra chính số không bị thiến này mới lại là những người khuynh đảo Toàn Chân, trở thành trái tim, khối óc Toàn Chân. Bởi vậy mới có thơ rằng:
    Cứ Chân quá hoá thành Chân giả,
    Cứ giả nhiều lại hoá thành Chân!
    Toàn Chân có thực Toàn Chân
    Hay là toàn giả khổ thân mọi người?
    Những cao thủ trong Toàn Chân có những phương pháp luyện công đặc biệt, thường hay được gửi sang du học ở xứ tuyết để luyện công với gấu. Người ta nhốt người luyện công vào chuồng gấu, người thì vài ba tháng, người thì vài ba năm. Sau khi luyện công thành tài, số người này trở về, võ công đều không phải tầm thường. Trong số ấy, ngoài Trần Đăng Tài là người tài giỏi, cũng phải kể thêm đôi ba người nữa, nhất là Vương Trí đại hiệp.
    Vương Trí tướng mạo hiên ngang bởi vậy được xếp vào môn phái Võ Đang Hành Quyết nhưng khi gia nhập Toàn Chân y lỡ để cho người ta thiến vì thế về sau tính nết của y trở nên do dự nhu nhược. Vương Trí hay dùng đao ngắn, đao pháp của y điêu luyện nhưng chưởng lực lại rất yếu. Có lần gặp lại gấu, y phàn nàn vì điều đó. Y hỏi:
    ?oGấu huynh, tiểu đệ không phải là người không hiểu biết, không phải là người không có chí thành, tại sao võ công của tiểu đệ không có tiến bộ??T?T
    Gấu nói:
    ?oTa xem cách đánh của tiểu đệ nhiều khi ta cứ tiếc ngẩn cả người. Thường khi lâm trận, tiểu đệ trống giong cờ mở, sau đó lại xỉu dần đi. Dân làng chơi gọi đây là ?ochưa đi hết chợ đã tiêu hết tiền?. Người luyện kiếm phải giữ được chưởng lực trước sau như một, lúc nào cũng hào hứng, hết sức tiết kiệm tinh lực, lúc nào hơi thở cũng đều đặn như không, còn khi nào không hào hứng nữa thì thôi không đánh đấm gì cả. Thật ra, tiểu đệ phải tìm cách luyện khí công chữa bệnh cho mình chứ không phải chữa về kiếm pháp, đao pháp.?T?T
    Vương Trí hỏi:
    ?oGấu huynh, vậy tiểu đệ phải làm gì đây??T?T
    Gấu nói:
    ?oĐiều cốt yếu của việc luyện công là phải tìm được chỗ nào có môi trường sạch sẽ, trong lành, có món nhắm tốt. Như ta đây, vốn ở trên núi, nơi thượng nguồn của các dòng sông. Hàng năm, bọn cá hồi từ ngoài cửa sông vượt hàng trăm dặm ngược dòng lên đây sinh đẻ, ta cứ ở đấy chịu khó bắt cá chén cho thật kỳ đẫy. Cứ suốt ngày hì hục bắt cá, lại còn thịt với trứng cá hồi xơi, thử hỏi tiểu đệ có cách luyện công nào lý thú hơn thế??T?T
    Vương Trí nói:
    ?oGấu huynh, kinh nghiệm của gấu huynh thật tốt quá. Tiểu đệ phải về học theo mới được.?T?T
    Nhà của Vương Trí gần một con sông. Y nghĩ bụng:
    ?oCủa quý đây rồi mà ta không biết, thật phí quá!?T?T
    Con sông ấy đúng là lớn thật:
    Từ thượng nguồn đổ xuống,
    Cứ thế chảy về đông.
    Cuồn cuộn, rập rờn sóng nước,
    Tôm cá thoả sức vẫy vùng.
    Bên bồi, phù sa vun đắp,
    Nông phu ra sức cấy trồng.
    Bên lở, nước sâu cá lớn,
    Buông chài, vớ bở ngư ông.
    Sớm mai, mặt trời toả rạng,
    Sương khói lờ mờ mặt sông.
    Chiều về trâu bò tắm mát,
    Trẻ con cu hĩm tồng ngồng.
    Mải miết trôi cùng năm tháng,
    Bốn mùa xuân hạ thu đông.
    Vương Trí ra sông tắm mát, bơi lội, luyện công, trong lòng khoan khoái. Bởi bị thiến, y cũng chẳng còn giữ ý tứ gì nữa, cứ thế khoả thân như thằng bé con. Nơi y tắm người ta gọi là bến Tiên. Buồn cười cho một đại hiệp nổi tiếng trong giới giang hồ không phải vì sự nghiệp đánh Đông dẹp Bắc mà lại nổi tiếng chỉ vì khi về già là ?ongười cởi truồng tập võ? mà thôi.
    Có thơ rằng:
    Ai mũ áo xông xênh chi đó,
    Sắm đao to búa lớn nghênh ngang.
    Nói năng ra vẻ đường hoàng,
    Giữ gìn thước ngọc khuôn vàng mà chi?
    Bả công danh hay gì mà cố,
    Để thân mình chịu khổ nhiều phen.
    Ép thân lâu hoá ra hèn,
    Như gà mắc tóc rối ren nhân tình.
    Lòng ấm ức bất bình nhẫn chịu,
    Suốt ngày dài tiu nghỉu buồn xo.
    Khác chi bị thiến con cò,
    Chẳng buồn đánh đấm reo hò với ai!
    Ấy cứ việc cởi truồng tắm mát,
    Kệ dòng sông dào dạt mây mưa.
    Đêm về một giấc say sưa,
    Thênh thang thoả sức vui đùa lại hay!
    Tháng cũng có tuần chay tuần mặn,
    Cũng tình trường dài ngắn tinh vi.
    Vài chung rượu thuốc nhâm nhi,
    Con cua con cá con gì cũng ăn.
    Sông cứ chảy, băn khoăn chi tá,
    Bao anh hùng đi cả còn đâu.
    Ngoài kia sương khói một màu,
    Nhập nhoà nhân ảnh dãi dầu nắng mưa.
    Ta thả sức vui đùa như trẻ,
    Mặc đục trong cuộc thế được thua.
    Giang hồ múa hát say sưa,
    Bóng câu cửa sổ bao giờ chẳng hay...
    Đương thời, Vương Trí với Lại Nguyên Bá đại hiệp là cặp bài trùng, đứng canh cửa ở võ đường Võ Đang trong nhiều năm. Lại Nguyên Bá hay đi đào bới các cổ mộ để tìm hiểu bí kíp võ công của người xưa. Y cùng với bọn giang hồ võ lâm trong môn phái Cổ Mộ hay làm các lễ hội mở nắp quan tài người xưa, thường những khi ấy y hay mang theo rất nhiều nước thơm để rẩy vào họ.
    Trong võ lâm, thường khi người ta còn sống, chẳng ai tung hô khen ngợi gì đến võ công, nhưng khi vừa mới nằm xuống, đã thấy khối kẻ nước mắt lưng tròng, bù lu bù loa rằng người vừa mới chết là bậc anh hùng tài cao này nọ. Thật nực cười nhưng mà thói đời là thế, biết làm sao được. Vậy có thơ rằng:
    Chốn giang hồ hư danh bao kẻ,
    Sống trên đời huyết lệ đầy vơi.
    Dẫu rằng tài giỏi mấy mươi,
    Tránh sao bia đỡ tiếng cười thế gian?
    Ai chẳng lúc cơ hàn khốn khó
    Ai chẳng khi cơ nhỡ, sa chân?
    Nhiều khi cũng phải cù lần,
    Nhiều khi cũng phải phân vân một mình.
    Đường thiên lý vô tình lưỡi kiếm,
    Trách ai đây, ai trách làm chi?
    Chết rồi ai cãi làm gì,
    Mặc cho hậu thế tuỳ nghi xét giùm.
    Vẩy nước thơm biết công hay tội,
    Biết bao người bỗng thối thành thơm.
    Vội vàng quả trứng bát cơm,
    Thắp quàng một nén hương thơm nửa vời.
    Chết cũng chẳng yên nơi cổ mộ,
    Hư danh thời chết cũng hư danh!
    Lẽ đời quẩn quẩn quanh quanh,
    Kìa ai nước mắt lạnh tanh khóc đời?
    ?oGiang hồ sót lại mình tôi
    Quê người đắng khói quê người cay men? [1]
    Cuộc sống vẫn trôi như dòng sông kia vẫn trôi vô cùng vô tận. Mọi sự ở đời xét cho cùng thật vô nghĩa lý.
    Thật là:
    Luận anh hùng, hậu sinh tìm lẽ sống
    Chẳng còn chi, tất cả hoá hư vô.
    Muốn xem số phận của các anh hùng trong võ lâm rồi sẽ ra sao mời đọc sang chương 9.

Chia sẻ trang này