1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Huy Thiệp viết cái gì đây?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tieucaluoi, 02/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0

    Cái ông Thiệp viết cái này cũng hay. Mục đích thì ông ấy cũng muốn luận anh hùng xem ai đáng mặt trong cái Hội nhà văn VN vậy. Qua câu chuyện thì thấy Thiệp nể mỗi Nguyễn Tuân và Phạm Thị Hoài (chắc là do phải nhờ chị Hoài thì truyện mới đến được tay người đọc đó mà). Cái "vạn pháp qui tâm" là đáng chú ý.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bạn, còn tớ cũng ko biết Văn Nhuận là ai?
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Huy Thiệp-Tiểu long nữ
    Nguyễn Huy Thiệp trả lời phỏng vấn của talawas chủ nhật
    talawas chủ nhật: Thưa nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, với những sáng tác và phát biểu gần đây, độc giả đang thấy một Nguyễn Huy Thiệp với quan niệm và phong cách văn chương khác hẳn thời kì trước. Xin anh cho biết tại sao lại có bước ngoặt như vậy?
    Nguyễn Huy Thiệp: Nếu độc giả thấy tôi khác trước thì thật thú vị, nghĩa là tôi cựa quậy, nghĩa là tôi đa dạng... Chẳng có bước ngoặt nào cả. Tôi sống, cố gắng thoát ra khỏi tình trạng tồi tệ. Sống vẻ vang, chết nhẹ nhàng. Mỗi một chặng của đời người ta đều có những khó khăn, những đón đợi. Viết văn là một việc rất khó, tự mình làm khó cho mình. Hình như có lần tôi nói ở đâu đó rằng viết văn cũng là một công việc tu thân dưỡng tính.
    talawas chủ nhật: Có tin đồn cho rằng, Nguyễn Huy Thiệp nhất định phải viết tiểu thuyết vì chỉ viết tiểu thuyết mới dễ được trao giải Nobel. Cũng lại có tin đồn cho rằng, anh nhất định viết rất nhiều và rất nhanh để chứng minh rằng viết tiểu thuyết chẳng qua chỉ là trò trẻ con dễ ợt. Quả thực, anh đang viết nhiều và nhanh... Anh nghĩ sao về những tin đồn này?
    Nguyễn Huy Thiệp: Đúng là miệng thế gian như làn sóng bể. Tôi viết văn, viết tiểu thuyết quả thật chưa bao giờ nghĩ đến giải Nobel. Tôi ra nước ngoài, thấy tình trạng dịch thuật tồi tệ thì tôi biết chắc sẽ chẳng có giải Nobel nào cả cho người Việt Nam mình. Nếu tôi ở Đức, giỏi tiếng Đức, tôi sẽ kiếm được giải Nobel văn chương về cho Việt Nam. Nhất định thế! Còn việc tôi cố gắng viết tiểu thuyết nhiều và nhanh thì không phải để chứng minh gì cả (tôi phải chứng minh với ai? Để làm gì?). Làm sao viết văn lại là "trò trẻ con dễ ợt" được? Hiện nay ở Việt Nam, cuộc sống diễn ra muôn màu muôn vẻ, đúng là đổi mới, cái gọi là "hiện thực cuộc sống sinh động" phong phú gấp tỉ lần sự tưởng tượng của nhà văn. Tiểu long nữ của Nguyễn Thiên Đồng [1] là một ví dụ thảm hại: nguyên mẫu phức tạp và đa dạng hơn rất nhiều nhân vật tiểu thuyết. Tôi muốn thể nghiệm việc nhà văn hoá thân vào các sự kiện đời sống nhưng có lẽ không làm được, hoàn toàn không làm được. Ở Việt Nam, có quan chức như Bùi Tiến Dũng ở Bộ Giao thông Vận tải đánh bạc tới cả triệu đô... Rất nhiều con người, nhiều sự kiện ngoài sức tưởng tượng của nhà văn. Viết nhanh, viết nhiều là nhu cầu của các nhà văn lương thiện, có lương tâm, có "ý thức công dân" (như người ta vẫn nói) hiện nay.
    talawas chủ nhật: Chẳng mấy khó khăn để đoán ra tác giả của những Mổ nhà văn, Võ lâm ngoại sử... chính là Nguyễn Huy Thiệp. Tại sao anh không kí tên thật cho những tác phẩm này?
    Nguyễn Huy Thiệp: Có những tác phẩm mà kí tên thật nhiều khi cũng... ngượng. Cũng sợ nữa.
    talawas chủ nhật: Trong lời giới thiệu cho cuốn Tiểu long nữ dưới đây, anh cho rằng, tiểu thuyết chẳng qua chỉ là thứ "văn học hạng hai", là "á văn học" và người viết tiểu thuyết cốt để mua vui và kiếm tiền. Vậy anh có tin rằng độc giả sẽ thấy vui khi đọc anh bây giờ hơn là đọc anh ngày xưa? Và anh đã kiếm được bao nhiêu tiền cho những tiểu thuyết này?
    Nguyễn Huy Thiệp: Mỗi một thời một khác. Mỗi một chặng đời của người viết văn cũng chẳng có chặng đời nào giống chặng đời nào. Không phải lời nào của tôi nói ra cũng là "lời của Chúa", đáng tin cậy. Độc giả, những "fan" thực sự của Nguyễn Huy Thiệp bao giờ cũng vui thích khi có một tác phẩm mới của anh ấy được tung ra, dù cho ký tên gì cũng thế. Ngay cả tôi, tôi cũng thích một Nguyễn Huy Thiệp nhà văn với những tác phẩm mới. Còn tiền bạc? Không có nhiều đâu. Nhà văn với cuộc sống thanh đạm. Số phận của tôi là thế. Tôi chọn một cuộc sống như thế. "Tại mày muốn thế! Georges Dondain! Tại mày muốn thế! Georges Dondain!". Đấy là lời của một nhân vật ở trong hài kịch Molière mà tôi vẫn hay nhắc khi nào tôi bí. Khi nào tôi hết tiền!
    Nguyễn Huy Thiệp
    Tiểu long nữ
    tiểu thuyết 45 chương (phần 1)

    Lời đề từ
    ?oNgẫm hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao
    Có đâu thiên vị người nào
    Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
    Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài cùng với chữ tai một vần
    Đã mang lấy nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    Lời quê chắp nhặt dông dài
    Mua vui cũng được một vài trống canh..."
    Truyện Kiều, Nguyễn Du (1765 ?" 1820)
    Ghi chú của tác giả
    Các nhân vật và sự kiện trong tiểu thuyết này đều là hư cấu, không có trong thực tế. Chuyện thời sự (vụ án Lương Quốc Dũng) chỉ là gợi ý cảm hứng để nhà văn viết tiểu thuyết này. Mong bạn đọc tránh sự hiểu lầm đáng tiếc.
    Lời tựa
    Tiểu thuyết là một thể loại văn học đặc sắc có cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Tiểu thuyết văn xuôi có ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng thời gian đầu thế kỷ XX khi mà chữ quốc ngữ bắt đầu được phổ biến. Nhiều nhà nghiên cứu văn học coi Hoàng Ngọc Phách, tác giả của tiểu thuyết Tố Tâm (xuất bản năm 1925) là người đầu tiên viết tiểu thuyết ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bác lại, cho rằng tiểu thuyết ở Việt Nam có sớm hơn (khoảng trong những năm Đại chiến Thế giới thứ nhất) và những tiểu thuyết đó ra đời đầu tiên ở Nam Bộ.
    Lỗ Tấn (nhà văn lớn Trung Quốc) khi trích dẫn lời người xưa cho rằng "nhà tiểu thuyết gom góp những câu nói vụn vặt, những mẩu chuyện vụn, lấy thí dụ gần đó để làm ra những cuốn sách ngắn, gọn, tuy vậy cũng có thể lấy đó để răn mình, sắp xếp việc nhà". Những nhà tiểu thuyết đầu tiên ở Trung Quốc phần lớn "thuộc dòng phái sinh ra từ các chức quan nhỏ, sách họ làm là do câu chuyện đường phố, lời nói ngõ làng, vào lỗ tai ra lỗ miệng mà tạo ra".
    Trong biển cả tiểu thuyết mà các "nhà văn" sáng tác ra (khái niệm "nhà văn" là một khái niệm chỉ những người viết hư cấu, "bịa đặt" ?" chữ của Nguyễn Công Hoan ?" hẳn cũng chỉ là một khái niệm mới, ở ta từ thế kỷ XIX về trước không có) bao gồm đủ mọi thứ chuyện ái, ố, hỷ, nộ trên đời. Tính chất thị phi, không tin cậy khiến người ta thậm chí nghi ngờ tư cách của chính những người viết ra nó. Trong câu trích dẫn trên đây từ sách của Lỗ Tấn (Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa) tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết người viết tiểu thuyết ("nhà văn") đều là "các chức quan nhỏ". Vì sao lại thế? Các chức quan nhỏ từ xưa tới nay phần lớn đều nghèo, họ thuộc bậc thang thấp nhất trong giới quan trường nhưng lại đứng đầu trong "bọn thảo dân". Địa vị "trung dung" không cao, không thấp "chân không đến đất, cật không đến trời", cộng với sự rỗi hơi trong công việc khiến họ có thể có nhiều cơ hội "nắm thông tin" trong thiên hạ nhiều hơn những người ở tầng lớp khác. Chữ nghĩa đầy mình cũng chẳng làm gì, thời gian nhàn rỗi cũng chẳng làm gì... Vậy thì tốt nhất ngồi viết tiểu thuyết.
    Trong quan niệm của tôi, truyện ngắn là một thể loại viết khó hơn tiểu thuyết nhiều. Nó là một thứ "luyện công? cho nghệ thuật viết văn, là một thứ mỹ nghệ kim hoàn đòi hỏi tinh vi, khéo léo và "bác học". Tiểu thuyết tạp hơn, có thể viết "tất tay" và không phải tốn sức nhiều như truyện ngắn. Đương nhiên, đây là tôi muốn nói đến những nhà văn có tài Trời cho thực sự, họ hoàn toàn có thể viết những tiểu thuyết (đọc được, không cầu toàn lắm vì thể loại tiểu thuyết không đòi hỏi cầu toàn) dễ dàng như "thò tay vào túi lấy đồ vật?. Nhiều cuốn tiểu thuyết người ta chỉ viết trong vòng một tháng. Tôi cũng đã từng có cơ hội làm việc như vậy (tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu). Nguyễn Thiên Đồng viết tiểu thuyết Tiểu long nữ chỉ trong 15 ngày. Tôi nghĩ rằng ở những nhà tiểu thuyết "đại hiệp" như Kim Dung thì việc viết ra Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ v.v. chắc có lẽ cũng không mất nhiều công sức cho lắm.
    Nhà văn Nguyễn Việt Hà (sinh năm 1962 ở Hà Nội) quan niệm khá chính xác về sự "bừa", hồn nhiên, ôm đồm và trần tục của tiểu thuyết. Xét về khía cạnh nào đó, tiểu thuyết có lẽ không phải là một thể loại "đứng đắn" nếu nhìn bằng con mắt nghiêm khắc của các học giả "đại thuyết?. "Tiểu thuyết ?" sách mua vui" cần phải được các nhà văn ở ta nhận thức ra và quan niệm lại (ít nhất cũng giống như những người "cổ xưa"), như thế thì "chữ nghĩa mới tuôn ra trên đầu ngọn bút như nước chảy? được. Trong nhiều năm nay, rất tiếc giới nghiên cứu lý luận văn học ở ta và các nhà phê bình văn học thuộc môn phái "hành quyết" đã đặt vào tiểu thuyết nhiều rào chắn quá, khiến cho các nhà văn thực sự muốn viết cũng sợ hãi không dám viết tiểu thuyết.
    Tiểu long nữ là một cuốn tiểu thuyết thời sự của Nguyễn Thiên Đồng. Nó được viết ra từ một chuyện nhảm nhí (vụ án Lương Quốc Dũng) và tôi nghĩ Nguyễn Thiên Đồng cũng không phải khó khăn gì mấy (nó không bõ để tốn sức). Thực ra, ý nghĩa của nó cũng chỉ để mua vui và kiếm tiền. Có lẽ bởi vậy nó sẽ gần với quan niệm của các nhà tiểu thuyết "đại hiệp? như Tản Đà, Lê Văn Trương, Hồ Biểu Chánh... ở ta ngày xưa chăng?
    Tôi cũng là một nhà văn thiên về quan niệm cho tiểu thuyết chỉ là thứ "văn học hạng hai", "á văn học".
    Nếu không tin bạn thử đọc lại Chiến tranh và hoà bình của Leo Tolstoy, Những người khốn khổ của Victor Hugo, Ba người ngự lâm pháo thủ của Alexandre Dumas (cha) v.v?, bạn sẽ thấy những nhà văn ấy thật ra xét cho cùng cũng chỉ là những tay "đại bợm".
    Hà Nội 1/10/2004
    Nguyễn Huy Thiệp
    Đây là link để đọc:
    http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.talagi.de/sangtac/index.php
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã đọc xong. Vài nhận xét sơ bộ: Cuốn này không đến nỗi tệ hại như Tuổi 20 nhưng cũng chẳng có gì đáng chú ý, nhạt hoen hoét.
    Tớ thấy tâm đắc với nhận xét của Nguyễn Văn Thọ cho Tuổi 20 của NHT " Nguyễn Huy Thiệp viết báo bằng món nộm giả cầy, có tên là tiểu thuyết ?" Nhận xét này cũng đúng cho cuốn Tiểu long nữ này nữa.
    Quên mất chưa nói về lời tựa cũng như trả lời PV của Thiệp: Lại nhớ lại lời nhận xét của bạn PInksumarine về Thiệp: " đầu ông này không trống rỗng mà đầy rác".
    Kẻ bất lực lại cứ hay nói đến ***, cũng như NHT không viết dc tiểu thuyết thì lại nhạo báng coi thường tiểu thuyết. Thật đáng xấu hổ khi Thiệp dẫn chiếu những "Chiến tranh và hoà bình của Leo Tolstoy, Những người khốn khổ của Victor Hugo, Ba người ngự lâm pháo thủ của Alexandre Dumas (cha)" để mà nhạo báng tiểu thuyết. Thật nực cười.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:18 ngày 14/02/2006
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Càng ngày càng chán cái ông Thiệp này, đọc Võ lâm ngoại sử thấy cái gì đó dở hơi, mang cái châm biếm, nhỏ nhoi, ích kỉ, ti tiện, hèn hạ của ông Thiệp.
    Hôm trước lên talagi.de đọc Tiểu long nữ.
    Thối không gửi được.
  6. hoangbquang

    hoangbquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    1.522
    Đã được thích:
    1
    Bác Thiệp viết truyện ngắn...hồi đầu tiên tung ra, đọc xong đúng là thấy hay thật! Nhưng tình hình văn nghệ hồi những năm ấy thì quả là có gì đó "nổi bật" thật đấy....Song càng gần đây, chả viết được cái gì "hay ho"...chỉ toàn những "gì đâu........"
    Từ ngày Bác ấy mở rồi dẹp nhà hàng Hoa Ban, hình như Bác ấy "nhiễm" cái vẻ "xôi thịt" rồi hay sao ý

Chia sẻ trang này