1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Khắc Viện - một con nguời có nhân cách

Chủ đề trong 'Văn học' bởi hanoiborn, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Khắc Viện - một con nguời có nhân cách

    Nguyễn Khắc Phê
    Một vài kỷ niệm giữa bác sĩ Nguyễn Khắc Viện với văn nghệ sĩ

    (Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957-2007 và 10 năm ngày mất của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện 10/5/1997-10/5/2007)

    ?Tôi nhớ trong một lần ghé thăm nhà văn Nguyễn Đình Thi lúc ông đương là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, ông có ý ?onhắn? tôi về nói với anh Nguyễn Khắc Viện, đại ý rằng: ?oLàm sao để anh Viện tập trung cho hoạt động văn học thì tốt quá!?

    Nghe tôi nói lại, anh Viện chỉ cười hiền. Tính anh thường như vậy, khi vấn đề không thể thay đổi được hoặc không phải bàn cãi, anh chỉ lặng lẽ cười. Có lẽ do cái ?onghiệp?, hoặc như GS. Cao Huy Thuần, trong cuốn sách Thế giới quanh ta vừa xuất bản đã dẫn lời J. P. Sartre: ?oTrí thức là người làm những việc chẳng ăn nhập gì đến họ? Tại sao họ xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ như vậy? Ấy là tại vì họ xớ rớ vào chính chuyện của họ. Chuyện không phải của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức?? Nguyễn Khắc Viện là một trí thức hay ?oxớ rớ? vào nhiều lĩnh vực khác. Cho dù vậy, như nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã viết trong ngày tiễn đưa anh Viện về ?oMai Dịch? tròn 10 năm trước (?oBác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhà văn hoá, một con người vô cùng tâm huyết với dân tộc và văn hoá Việt Nam. Ông sinh ra là để làm chiếc cầu nối giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá thế giới. Ông mất đi để lại một khoảng trống khó có thể bù đắp được??) mà văn học là ?ogương mặt? quan trọng nhất của văn hoá, nên tuy không ?otập trung? được cho hoạt động văn học, Nguyễn Khắc Viện rất quan tâm đến lĩnh vực này; do đó cũng có nhiều kỷ niệm với anh chị em văn nghệ sĩ.

    Có lẽ đóng góp lớn nhất của Nguyễn Khắc Viện về văn học là việc dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp. Nhà thơ Xuân Hoài hồi còn là Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Hà Tĩnh, đã kể lại lần gặp ông trước khi ông qua đời không lâu, để nhờ ông giúp Hà Tĩnh được xuất bản công trình dịch thuật này.

    ?o? Ông khuyên nên đặt trong sự hợp tác với NXB Thế giới nên dẫn tôi đi bộ qua NXB. Biết ông vừa ốm dậy và thấy ông đi bộ trong trong dáng đi rất yếu, tôi lấy làm áy náy trong lòng. Tôi gợi ý chỉ xin ông ghi cho mấy chữ để tôi qua làm việc với NXB cũng quý rồi, nhưng ông không đồng ý. Ông bảo phải đưa tôi đến tận ông Mai Lý Quảng - Giám đốc NXB - việc mới xong được. Và thật nếu không có ông dẫn đi để bàn bạc thì tôi cũng khó khăn để có được với NXB về những quy định cụ thể của việc xuất bản tập sách song ngữ này? Về đến nhà riêng của ông Viện, tôi đặt lên bàn một bì thư với số tiền ít ỏi trong đó gọi là chút quà trong quê gửi hai bác. Ông Viện trả lại tôi và nói lời chối từ rất vui vẻ: ?~Dạo này mình có nhiều tiền lắm, không túng đâu; ở Pháp họ mới cho mình một giải thưởng lớn.?T Thấy tôi có vẻ chần chừ và băn khoăn, ông Viện xử lý ngay một cách rất tế nhị. Ông nói: ?~Thôi thì thế này nhé, ông đưa đây tôi gửi tặng tạp chí Văn hoá Hà Tĩnh?T?. (Trích từ sách Nguyễn Khắc Viện, Chân dung và kỷ niệm ?" NXB Lao động, 2003)

    Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thì lại nhắc đến Nguyễn Khắc Viện từ một ấn tượng về bài viết khi ông còn ở Paris. Đó là tiểu luận ?oĐạo Khổng và chủ nghĩa Mác ở Việt Nam?:

    ?oBấy giờ đang là những năm chiến tranh, đối với lớp người bắt đầu vọc vạch viết lách như chúng tôi, văn hoá Pháp là một cái gì gần như khuất hẳn sau chân trời. Bởi vậy, một bài báo vốn lần đầu đăng trên tờ La Pensée của Pháp là một tài liệu quý hiếm lắm. Chẳng những thế, ngay từ những dòng đầu, người đọc lại được biết rằng những ý tưởng chính của bài được tác giả hình thành từ một cuộc trao đổi với Albert Camus, nhà văn lớn của Pháp thế kỷ 20. ?~Một hôm Albert Camus đưa ra nhận xét rằng??T, ?~Tôi hỏi lại ông??T, ?~Camus trả lời??T, ?~Tôi nói??T, ?~Camus giơ hai tay lên trời đáp??T

    Cầm một bài viết như thế trên tay, làm sao không cảm thấy thành kính, thiêng liêng cho được.? (Trích từ cuốn sách đã dẫn)
  2. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Tuy vậy, các nhà văn quan tâm đến Nguyễn Khắc Viện từ ngày đất nước Đổi mới (1986), nhất là sau bài phát biểu của ông có nhan đề ?oTháo gỡ trói buộc cho văn học nghệ thuật? tại hội thảo về văn học nghệ thuật có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ngày 6/ 10/1987. Trong bài có đoạn viết:
    ?o? Đúng là lãnh đạo văn học nghệ thuật là một việc khó. Quy luật là lao động càng phức tạp thì con người lao động càng phải được hưởng tự do. Bản chất của lao động văn nghệ là một lao động tự do. Không ai kiểm tra truy đuổi hết những mối suy tư, trằn trọc của một nhà văn, một nghệ sĩ đang thai nghén một tác phẩm. Mà can thiệp vào có khi chỉ gây đổ vỡ?
    Nói thẳng nói thật, là lãnh đạo văn nghệ trong mấy năm qua nhiều lúc còn khá thô sơ, tìm cách bắt sâu trong một vườn hoa quý lại dùng dao búa làm rừng khai hoang. Đao to búa lớn lại do những con người quen đốn cây, phát bụi bờ?
    Trong nhiều năm? bị trói buộc bởi một loạt huý kị? Khốn nỗi, nghề văn lại là nghề múa, múa lại mỗi người một phách, múa mà bị trói chân trói tay, khó mà múa đẹp, mâu thuẫn muôn thuở ấy giữa những người sáng tác và người lãnh đạo không dễ gì giải quyết.
    Lâu lâu lại nổ ra một vụ án văn học? Thông thường bản án nào cũng có kỳ hạn, mãn ra tù, còn bản án văn học thì cứ mãi treo lơ lửng trên đầu và cũng không có văn bản, không biết ai ra lệnh, cơ quan nào chịu trách nhiệm, nó cứ vô danh vô hình ám ảnh người bị can suốt đời, thật là một bản án chung thân, có khi còn bị hại đến cả con cháu?
    Dần dần thành nếp, tự mình duyệt lấy mình, những gì góc cạnh, phóng khoáng, nhuốm màu mơ mộng bay bổng, những gì chua cay, bi đát, tước bỏ đi, cái gì cá tính quá rõ phải gột đi, những câu chuyện số phận con người, đi sâu vào nguồn gốc cái thiện cái ác đành không nghĩ đến, tác phẩm nào cũng hao hao giống nhau, như các căn hộ của một khu nhà lắp ghép??
    Từ thực trạng trên, Nguyễn Khắc Viện đã mạnh dạn kiến nghị:
    ?o? Không bao giờ một vị lãnh đạo chính trị đứng trên cương vị là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh uỷ mà lên án một tác phẩm văn nghệ, đừng để nổ ra những vụ án văn học?
    Cấp nào có quyết định không cho in, cho chiếu một tác phẩm thì có văn bản, có chữ ký với tên tuổi ai quyết định? Lãnh đạo quản lý xin bổ nhiệm những vị biết người biết của??
    Cũng trong bản tham luận này, Nguyễn Khắc Viện đã công khai đề nghị ?oxử lại những tác phẩm và con người bị kết án thời Nhân văn-Giai phẩm?? (Trích từ sách Đổi mới? ?" NXB Thanh niên, 1988)
  3. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Tường thuật Hội thảo này, báo Văn nghệ đã viết:
    ?o? Đồng chí Tổng Bí thư đã bắt tay thân thiết anh Nguyễn Khắc Viện và nhận lấy bản tham luận từ tay anh?" (Báo Văn nghệ số 42, ngày 17/10/1978)
    Cũng với tinh thần Đổi mới, ngay sau khi báo Văn nghệ đăng bài ký ?oCái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc, Nguyễn Khắc Viện đã viết bài hưởng ứng đăng trên báo Lao động ngày 25/5/1988, với tựa đề ?oCởi trói cho nông dân?. Nguyễn Khắc Viện cũng đã nồng nhiệt giới thiệu tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán:
    ?o? Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ cùng với cha, anh không kém gì những Gavroche trên chiến luỹ cách mạng Pháp. Thế mà sách vở viết về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.
    Với quyển Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã bắt đầu trả nợ một cách chính đáng. Sách dày 800 trang mà người đọc không bao giờ muốn ngừng lại, bị lôi cuốn vì những nhân vật ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi thì li kỳ, khi thì hài hước, khi thì gây xúc động đến ứa nước mắt?? (Trích từ sách Nguyễn Khắc Viện - Tác phẩm, tập chuyên về văn học, sắp xuất bản)
    Bài viết rất ngắn, tuy vậy gặp tôi, anh Phùng Quán thích thú nói: ?oCụ viết cho từng ấy là quý rồi!? Trong một số lần tái bản Tuổi thơ dữ dội, bài viết của Nguyễn Khắc Viện thường được in ở bìa 4 cuốn sách.
    Từ khi tập trung sức lực và trí tuệ cho Trung tâm Nghiên cứu tâm ý trẻ em (gọi tắt là N-T), nhận thức tác dụng giáo dục sâu sắc của văn học đối với trẻ em, Nguyễn Khắc Viện đã lập ra giải thưởng văn học tặng cho các tác phẩm phân tích sâu sắc tâm lý trẻ em. Giải nhất năm 1991 đã tặng cho tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn Kháng. Nguyễn Khắc Viện đã viết một bài dài phân tích về tác phẩm này, trong đó có đoạn:
    ?o? Tôi biết nhà văn thường là những nhà tâm lý học sâu sắc, và các tác phẩm văn học thường có thể tiếp nhận nhiều nhận xét, cách nêu và phát hiện vấn đề, thậm chí đề ra những quy luật?
    Phải chăng Ma Văn Kháng muốn cho sách có ?~hậu?T, vào đầu vẽ ra một bức tranh hết sức đen tối để rồi biểu dương một người bà đầy tình thương yêu và cương nghị, một số người trong phường đầy lòng nhân ái, để noi guơng cho đời, bất chấp thực tế? Nếu quả như vậy, chắc bản thân tôi đã không để ý đến quyển sách. Tôi đã trân trọng, say mê là khác, đọc đi đọc lại Côi cút?, vì đã tiếp nhận một bài học tâm lý trẻ em phong phú sâu sắc. Nhà văn đã nói đúng như các sách tâm lý chuyên về trẻ em, nhưng nói theo kiểu văn học, tức sinh động, với tất cả những màu sắc, âm thanh, cả những mùi vị, và với một kịch tính cao không thể tìm thấy trong những sách vở chuyên tâm lý học?
    Tác giả Côi cút? đã nêu được những vấn đề mà tâm lý học trẻ em trong những năm gần đây đang nghiên cứu, mong tìm ra những chìa khoá cơ bản để hiểu tâm tư trẻ; muốn vậy không thể tập trung vào thời thiếu nhi, khi đã đi học phổ thông, mà phải ngược dòng về thời trong bụng mẹ và những năm tháng đầu. Trong văn học quả là ít có những tác phẩm xoáy quanh vấn đề này?? (Trích từ sách đã dẫn - sắp in)
  4. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, chỉ với một truyện ?oGió dại? (in trong tập truyện ngắn Người đàn bà tóc trắng) cũng được Nguyễn Khắc Viện đọc và phân tích rất kỹ và kết luận:
    ?o? Chỉ qua một truyện ngắn mà tác giả đã nêu lên bao nhiêu vấn đề tâm lý đi sâu vào những manh mối thầm kín nhất trong tâm tư của con người. Nguyễn Quang Thiều quả là một nhà tâm lý học xuất sắc.? (Trích từ sách đã dẫn ?" sắp in)
    Ngoài một số bài viết về văn học trong những năm cuối đời phục vụ cho việc nghiên cứu tâm lý, hoạt động văn học của Nguyễn Khắc Viện chủ yếu vẫn để làm ?ochiếc cầu nối giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá thế giới? như ông Nguyễn Dy Niên đã viết. Cùng với bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp, một công trình nữa từng được giới nghiên cứu nhiều nước trên thế giới đánh giá cao là bộ Hợp tuyển văn học Việt Nam (từ buổi đầu dựng nước đến năm 1975) - Anthologie de la Littérature Vietnam, dày trên 2000 trang khổ lớn gồm 4 tập. Nguyễn Khắc Viện là chủ biên (với sự cộng tác của ông Hữu Ngọc), nên trong quá trình thực hiện công trình lớn này, ông đã có nhiều dịp làm việc với rất nhiều nhà văn, nhà thơ, dịch giả tên tuổi như Nguyễn Văn Hoàn, Vũ Đình Liên, Hoàng Xuân Nhị, Phạm Huy Thông, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Bùi Hiển, Tô Hoài? Đặc biệt, Nguyễn Khắc Viện đã viết phần mở đầu gần 200 trang giới thiệu lịch sử văn học Việt Nam, trích dẫn tác phẩm của trên 50 tác giả thuộc nhiều thế hệ. Có thể nói đây là cuốn ?oLịch sử văn học Việt Nam? (từ buổi đầu dựng nước đến 1975) tinh lọc mà cũng đầy đủ nhất, không chỉ đối với độc giả nước ngoài. Ngay sau khi bộ sách ra mắt, báo chí nhiều nước trên thế giới đã hết lời ca ngợi:
    ?o? Xuất bản dưới làn bom đạn, một hợp tuyển tuyệt vời và thông thái của các nhà thơ Việt Nam. Không thể kể hết các trích dẫn, tập sách này lôi cuốn chúng ta bằng mối liên kết chặt chẽ, tính liên tục, say mê và mạnh mẽ của nó?? (Báo Pháp Le Nouvel Observateur, 22-28/1/1973)
    ?o? Một tác phẩm thực sự có giá trị? xứng đáng được chú ý và nghiên cứu, vì nó lấp một lỗ hổng đáng buồn trong vốn hiểu biết của chúng ta về văn học phương Đông.? (Nhà báo Mỹ Robert Driend, báo Ý Đông và Tây)
    ?o? Một tác phẩm văn học đầy sức sống và bao quát lạ lùng? Một truyền thống hài hước và trào phúng sâu sắc? Một sự dẫn dắt tuyệt vời vào một thế giới văn học phong phú?? ( Martin Bernal ?" Trường Đại học Cambrige ?" Anh)?
    Cuốn ?oLịch sử văn học? này đã được dịch ra tiếng Việt và sắp được xuất bản. Với tầm nhìn bao quát, với cách diễn đạt cô đúc, sáng sủa, Nguyễn Khắc Viện đã giúp bạn đọc hiểu lịch sử đất nước Việt Nam từ sự hình thành dân tộc, ngôn ngữ, chế độ chính trị, tôn giáo? trước khi giới thiệu thành tựu văn học các thời kỳ. Có thể nói, hầu hết các tác giả, tác phẩm tiêu biểu từ thời Lý-Trần cho đến giai đoạn 1930-1945 đều được Nguyễn Khắc Viện đề cập đến. Ông đã dành nhiều trang cho những tác giả lớn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương? nhưng không quên các tác phẩm dân gian như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn?, cũng không quên đóng góp của NXB Kim Đồng và các tác giả viết cho thiếu nhi và cả các hoạt động về sân khấu? Nhân dịp kỷ niệm 50 thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, xin trích giới thiệu một đoạn Nguyễn Khắc Viện viết về những thành tựu văn học trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta:
    ?o? Và đây, cuộc chiến đấu bắt đầu! Chàng trai thành phố đi kháng chiến, mơ tưởng vinh quang và những cuộc phiêu lưu như một dũng sĩ ngày xưa, lời ca của anh còn mang dấu ấn một sự lãng mạn tách rời thực tế: ?oNhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa / Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng / Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng / Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm / Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa (?oNgày về? - Chính Hữu)??
  5. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đó, Nguyễn Khắc Viện nhắc đến ?oTây tiến? của Quang Dũng, ?oNhớ? của Hồng Nguyên, ?oThăm lúa? của Trần Hữu Thung, ?oĐêm nay Bác không ngủ? của Minh Huệ, ?oViếng bạn? của Hoàng Lộc? Ông dành nhiều trang viết về vị trí của Tố Hữu trong giai đoạn này:
    ?oTrong tác phẩm của Tố Hữu, bức tranh toàn cảnh rộng lớn của cuộc kháng chiến dân tộc và quần chúng được vẽ với những màu sắc rực rỡ nhất. Sử dụng một ngôn ngữ kết hợp nhuần nhuyễn chất dân ca đậm đà với sự trau chuốt tế nhị nhất của thơ, Tố Hữu đã theo sát từng bước của cuộc cách mạng, vẽ nên chân dung các chiến sĩ, ca ngợi một cách say sưa vẻ đẹp phong cảnh, con người và thiên nhiên tắm mình trong một luồng ánh sáng ấm áp, luồng ánh sáng của hy vọng cách mạng?
    Có thể nói rằng Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng duy nhất đã có thể hoà nhập với phong trào cách mạng, để trái tim mình đập cùng nhịp với quần chúng đang chiến đấu. Bằng sáng tạo thơ, ông đã giải quyết các vấn đề mà những văn nghệ sĩ khác đặt ra nhưng do vướng víu trong tình cảm tiểu tư sản, họ đã không vựơt qua nổi??
    Như vậy, trong các tác giả hiện đại, Nguyễn Khắc Viện đánh giá rất cao vai trò của nhà thơ Tố Hữu. Nhưng Nguyễn Khắc Viện là một người thức thời, thẳng thắn đến độ có người cho là ?ongây thơ?. Nhà báo Lê Phú Khải, trong cuốn sách Nguyễn Khắc Viện như tôi đã biết (NXB Thanh niên, 1999) có đoạn thuật lại lời Nguyễn Khắc Viện khi ông đã ngoài 80 tuổi: ?oĐời tôi là một đời ngây thơ. Phần ngây tôi vứt nó đi, phần thơ thì tôi giữ nó lại?. Và ông giải thích: ?oThơ là rũ bỏ nhung lụa, đi theo Bác Hồ kháng chiến cứu nước; phần thơ ấy tôi giữ nó suốt đời. Nếu được sống lại, tôi vẫn đi theo con đường đó?. Có lẽ vì ?ongây thơ? như thế, trước Đại hội VI, ngày 30/11/1986, Nguyễn Khắc Viện đã gửi thư riêng cho ?oanh Tố Hữu?. Ông nhắc ý một câu thơ của Tố Hữu: ?oLàm bí thư vẫn không bí thơ?, rồi thẳng thắn nhận xét rằng càng quyền cao chức trọng thì thơ không hay. Và ông viết: ?oRút lui đi, anh Tố Hữu, cứu lấy nhà thơ Tố Hữu. Anh sẽ trở lại với cuộc sống bình dị của một nhà thơ, chan hoà với anh em, anh em chúng tôi lại đón anh với tấm lòng trân trọng quý mến. Xuân này anh sẽ chen vào đám đông đi chợ hoa, đi hội làng Gióng hay Đồng Kỵ, chứ không tiền hô hậu ủng nữa? Vài lời chân thành của một người đã từng yêu thơ của anh, và mong được mãi mãi giữ lấy tình cảm thắm thiết ấy.?
    Nghe nói nhà thơ Tố Hữu đã ?ogiận? Nguyễn Khắc Viện về lá thư này lắm (tôi đã lược bớt vài câu quá thẳng thừng của Nguyễn Khắc Viện), nhưng về cuối đời, theo như tôi được biết, thì nhà thơ Tố Hữu đã sống như Nguyễn Khắc Viện mong muốn và lại có nhiều bài thơ hay! Chuyện này, lâu nay giới văn nghệ vẫn đồn đại và có thể thất thiệt. Bây giờ hai ?oCụ? đều đã ?onằm? ở Mai Dịch, chắc đã thông cảm với nhau, tha hồ vui vẻ đàm đạo chuyện thơ văn, chẳng bận tâm chi nữa đến "giá-lương-tiền", nên thiết nghĩ cũng nên kể rõ để các bạn văn và công chúng được biết.
  6. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Về giai đoạn chống Mỹ, Nguyễn Khắc Viện đặc biệt trân trọng các tác giả đang sống và chiến đấu ở miền Nam như Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), Trần Hiếu Minh (Nguyễn Văn Bổng), Phan Tứ (Lê Khâm), Nguyễn Quang Sáng, Giang Nam, Thanh Hải, Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân)? Ở đây, xin được kể một chi tiết: trong quá trình giúp các dịch giả dịch công trình này, tôi phải tìm cho được nguyên bản để đối chiếu (vì dịch ngược lại từ Pháp ra tiếng Việt những câu thơ mà Nguyễn Khắc Viện trích dẫn, nếu không đối chiếu, không bao giờ đúng nguyên bản). Có một câu ông trích của Vũ Ngàn Chi (tức Phạm Ngọc Cảnh), với nội dung ?okhói đen nghịt bầu trời, những đầu lần lượt rụng, xe tăng gầm rú, khi xung quanh ta chỉ có bom và đạn?; tôi đã tìm ở nhiều thư viện, cả ở các tủ sách của những bạn văn rất công phu trong việc sưu tập tác phẩm văn học như Văn Tâm, Hữu Nhuận, vẫn không thấy Phạm Ngọc Cảnh có đoạn thơ nào mang nội dung ấy. Tác giả thì đang ?olang thang? nơi này nơi khác, mãi đến khi tìm thấy thì Phạm Ngọc Cảnh cũng không có nguyên bản và vô cùng ngạc nhiên. Và anh xúc động nói với tôi: ?o? Đó là mấy câu thơ trích trong bài ?~Chiều sang Huế đỏ?T, mình chép tay từ Huế trong chiến dịch Mậu Thân ?" 1968, gửi thẳng ra Hà Nội cho bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, không ngờ ông còn giữ bài thơ và trích vào Hợp tuyển sang trọng này??
    Nhân nhắc đến Huế, xin trích một kỷ niệm của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân với Nguyễn Khắc Viện:
    ?o? Vào khoảng năm 1965, Mỹ ồ ạt tăng quân vào Việt Nam? chúng tôi chưa biết làm gì để nói lên ý chí chống Mỹ bảo vệ dân tộc của mình. Giữa lúc đó, anh L.V.H. từ Pháp về Huế, có mang theo một số ấn phẩm văn hoá lịch sử dân tộc xuất bản ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có mấy tập Etudes Vietnamiennes (EVN) của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện? Anh L.V.H. và tôi liền bắt chước EVN làm ngay tờ tập san ?~Nghiên cứu Việt Nam?T. Với tinh thần thích thú đó, tôi cũng làm luận văn ra Trường Đại học Sư phạm Huế với đề tài ?~Sân khấu truyền thống Việt Nam: Hát Bội?T? Sau hơn 20 năm sưu tập?, chuyên đề ?~Huế xưa và nay?T do bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chủ biên vẫn là cuốn sách được xếp hàng đầu? Ngày 17/4/1997 vừa qua, nhân ra Hà Nội công tác, tôi và nhà báo Nguyễn Trung Hiếu đến thăm anh ngay. May sao, hôm ấy anh còn tỉnh táo, minh mẫn. Tôi được nghe anh nói cảm tưởng về một bài viết trên báo Lao động và anh hỏi tôi một vài chuyện trong dịp tôi đi Pháp hồi tháng 10/1996. Vừa nghe tôi kể xong, anh chìa tay ra cho tôi với một nụ cười trên môi: ?~Thôi nhé! Có lẽ đây là lần cuối còn gặp Xuân. Vĩnh biệt nhé!?T? Anh Viện ơi, ở đời này có được mấy người chuẩn bị ra đi thanh thản như anh?? (Trích từ sách đã dẫn)
    Nhắc chuyện ?othiên hạ? đã nhiều, với riêng tôi, chỉ xin vắn tắt nói rằng: Thời chống Mỹ, do đặc biệt quan tâm đến địa bàn ác liệt nhất miền Bắc là Quảng Bình-Vĩnh Linh, cũng là nơi tôi đang làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, anh Viện luôn viết thư động viên thăm hỏi và nhắc nhở tôi ghi chép để sau này có tư liệu mà viết. Bài viết đầu tiên của tôi về cuộc chiến đấu dưới chân đèo Mụ Dạ đã được anh Viện ?obiên tập? lại và gửi đăng ở báo Văn nghệ. Anh cũng đã gửi cho tôi chiếc máy đánh chữ nhỏ hiệu ?oHermes? mà anh mang từ Pháp về, sau khi có người bạn tặng anh một chiếc khác. Một phần nhờ thế mà tôi đã viết được trên ngàn trang sách về cuộc chiến đấu anh hùng trên đường Trường Sơn và Quảng Bình. Cũng cần nói thêm là anh Viện không chỉ nhắc tôi ?obám sát? thực tế (anh từng khuyên tôi không nên ?ochuyên nghiệp? sớm trong hoạt động văn học), mà mỗi lần ra Hà Nội, anh đều hỏi tôi học tiếng Pháp đến đâu rồi, nhắc tôi đi xem triển lãm, thăm các di tích khảo cổ? Theo anh, một nhà văn cần phải có tầm văn hoá sâu rộng mới có thể viết hay, mới đi được dài. Tôi viết chưa hay vì kém tài mà có lẽ cũng vì do lẽ này lẽ khác, đã không thực hiện được tốt những điều anh nhắc nhở.
  7. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Xin được kết thúc bài viết bằng một chuyện có tính ?othời sự? mà cũng vui vui. Nhà phê bình Phong Lê, một ?ođồng hương? của Nguyễn Khắc Viện, trong bài viết về Nguyễn Khắc Viện có đoạn:
    ?o? Trong dịp trả lời câu hỏi của một nhà báo đại ý: ngoài trẻ em, ông có quan tâm đến hoa hậu, diễn viên, hoặc ca sĩ không, ông trả lời: ?~Nhất là bà nhà tôi, thứ hai là Lê Vân!?T
    Quả thật là hóm hỉnh và hứng thú ở câu trả lời này. Ông là người yêu vợ, và từng có nhiều thơ tặng vợ? Còn việc quan tâm đến nghệ sĩ múa và điện ảnh Lê Vân ?" là chuyện của nhiều người. Nhưng cũng là chuyện của từng người. Có một gương mặt, một dáng hình, một vẻ đẹp trong đời để mà ngắm, say mê, ngưỡng mộ, đó cũng là biểu hiện của sự sống và sức sống nơi con người trong cõi đời? (Trích sách đã dẫn)
    Tôi chưa kịp hỏi anh Viện xem anh nói đùa hay thật thì anh đã ra đi. Chỉ biết, ngoài các nhà văn, Nguyễn Khắc Viện quan hệ với rất nhiều nghệ sĩ các ngành nghệ thuật khác. Cũng khó biết được, giả như Nguyễn Khắc Viện đọc được Lê Vân tự truyện thì ông còn xếp cô vào hàng thứ hai trong giới phụ nữ nữa không? Theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý, thì ?ocàng về già, ông càng trở về với chữ tâm: Từ duy lý đến đạo lý, từ đạo lý đến tâm lý và cuối cùng từ tâm lý đến tâm linh. Đó là một hướng thượng.? (Trích từ sách đã dẫn)
    Thôi, đành chờ đến ngày giỗ Anh sắp tới, thắp một nén hương, may chăng sẽ có câu trả lời?
    Trường An-Huế, 26/4/2007
  8. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Lê Phú Khải
    Bậc tiên tri thời đại
    (Nhân 10 năm ngày mất của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện 10/5/1997-10/5/2007)

    Trong nhiều năm làm bạn vong niên với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tôi phát hiện rằng: con người này luôn bàn chuyện ngày mai. Càng về cuối đời ông ông càng hay bàn chuyện tương lai, dự báo 10 năm, 20 năm nữa, đất nước sẽ đi về đâu, khuôn mặt Việt Nam sẽ ra sao, con cháu sẽ sống như thế nào?...
    Dự báo để lường trước, để đề phòng, để có đối sách, để vững bước đi tới...
    Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã ra đi ngày 10 tháng 5 năm 1997. Đến nay vừa tròn 10 năm. Nghĩ lại những gì ông tiên đoán, đối chiếu với thực tại hôm nay, dù mới chỉ 10 năm người ta không khỏi ngạc nhiên đến khâm phục về sự nhìn xa trông rộng, trí tuệ mẫn tiệp, tấm lòng thiết tha với đất nước, với dân tộc của con người ?omình thông vóc hạc? này.
    Cuối năm 1992, nghe tin ông lại vào ?otrú đông? ở TP Hồ Chí Minh, tôi đến thăm vợ chồng ông tại nhà khách Viện Pasteur để chúc mừng ông vừa nhận giải thưởng lớn Pháp văn (Grand prix Franphoconie) những 400.000 francs (gần 1 tỷ đồng Việt Nam). Nguyễn Khắc Viện không nói gì đến giải thưởng cả. (Sau này tôi mới biết, ông đem toàn bộ số tiền đó để đầu tư vào NT, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí Trẻ em). Ông nói: Ai đề ra khẩu hiệu ?omọi người làm giầu? là sai. Theo ông, Cách mạng Pháp 1789 nêu khẩu hiệu: Tự do - Bình đẳng - Bác ái (Liberté ?" Egalité -Fraternité)? Trên cái nền tự do bình đẳng bác ái đó mà nước Pháp trở nên giầu có. Nếu chỉ nêu khẩu hiệu làm giầu như hiện nay thì mau chóng suy thoái về đạo lý. Cái gì cũng có thể thay đổi, nhưng đạo lý ngàn đời vẫn thế. Tôi hỏi: Đạo lý là gì. Ông nói: Là thật-giả, trắng-đen, xấu-tốt phải rõ ràng! Nếu thầy giáo nhất định phải làm giầu thì chỉ có gõ vào đầu học sinh! Nếu thầy thuốc chỉ lo làm giầu thì phải bóc lột bệnh nhân. Nhà báo như cậu thì chỉ có bẻ cong ngòi bút!
    Đến bây giờ, nạn dạy thêm, nạn thầy thuốc nuôi bệnh, ăn hối lộ của bệnh nhân, nhà báo đi ?ođâm thuê chém mướn?, công an tiếp tay cho tội phạm trong vụ án Năm Cam, nạn bằng thật bằng giả, mua quan bán tước, hối lộ, chạy án, chạy cô-ta? lan tràn khắp đất nước. Lời bác sĩ Nguyễn Khắc Viện như văng vẳng bên tai chúng ta!
    Vào những năm khi các công ty tư bản đầu tiên lập nhà máy, xí nghiệp thu hút nhân công rẻ trên đất nước ta, bác Viện lại vỗ vai tôi nhỏ nhẹ: Tư bản là bóc lột, bóc lột được tới đâu thì bóc lột tới đó. Vì thế phải đấu tranh, đấu tranh đòi cải thiện chế độ làm việc, đòi tăng lương, giảm giờ làm, bảo vệ môi trường? Hễ ta lùi thì nó tiến, hễ ta tiến nó lùi? Tư bản là kẻ giầu có, vì thế không có chuyện liều mạng như vô sản, phải biết thóp điều đó mà chơi với tư bản, nên kiếm tư bản phương Tây mà chơi vì nó đã lên đến văn minh, bọn? (tôi tránh không muốn dẫn những tên nước mà bác Viện dẫn ra?) còn man rợ lắm, đấm đá, đánh đập công nhân ta là chuyện sẽ xảy ra. Lúc đó ai bênh vực công nhân đây? Đó là những điều phải nghĩ trước, phải có chuẩn bị từ bây giờ?
    Ông còn giải thích thêm cho tôi rõ: Tư bản đầu tư sẽ sử dụng một đội ngũ trung gian để giúp nó quản lý xí nghiệp như cai kíp, quản đốc, phân xưởng trưởng? Những người Việt Nam này khi đã ăn lương cao của tư bản thì chất Hàn Quốc, chất Đài Loan, Singapore? trong người họ sẽ nhiều hơn chất Việt Nam! Lúc đó phải làm gì với họ? Không nghĩ, không kịp có đối sách.
    Bây giờ nổ ra những vụ đình công trong các xí nghiệp liên doanh, đầu tư nước ngoài 100% ở nước ta, xem báo thấy hình ảnh công nhân ngất xỉu phải bế ra xe cấp cứu đi bệnh viện vì chủ bắt buộc làm tăng ca? rồi chuyện chủ Đài Loan, Hàn Quốc đánh công nhân; công an, tổ chức công đoàn phải đến can thiệp? tôi lại nhớ đến những lời của bác Viện, những lời đó như văng vẳng bên tai: Bênh ai? Bênh công nhân hay bênh chủ xí nghiệp, nếu là xí nghiệp quốc doanh liên doanh với nước ngoài thì bênh ai?
  9. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ nghĩ đến tương lai chính trị, kinh tế của đất nước, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện còn đề xuất những dự báo ở nhiều lĩnh vực mà tôi thấy bất ngờ. Có lần ông tâm sự: Thể thao Việt Nam muốn đoạt giải cao trong các kì thi đấu quốc tế thì phải đầu tư cho các môn thể thao võ dân tộc mới có hy vọng. Các môn khác người ta đã tiến xa mình, đuổi không kịp nên phải đầu tư mạnh vào các môn mình có lợi thế? Ít lâu sau ông đưa cho tôi bài báo nhan đề ?oTiên học võ?, nội dung cổ vũ cho việc đầu tư các môn võ thuật dân tộc như đá cầu, vật, đấu cờ? Ông nói: Nhờ cậu đưa cho bất kì một tờ báo nào, miễn là đăng được! (Vào thời điểm ấy đã có người ra lệnh mồm không được đăng bài của Nguyễn Khắc Viện ở bất cứ báo nào nên bác Viện mới nhờ tôi). Và tuần san Sài Gòn Giải phóng thứ bảy đã đăng bài báo này. Chỉ không lâu sau đó, Việt Nam liên tiếp được giải cao nhất trong các kì thi thể thao quốc tế về môn đá cầu? người ta càng nhận thấy, cái danh hiệu ?onhà văn hóa? mà cuộc đời đã tấn phong cho Nguyễn Khắc Viện là có lý!
    Vào những năm cuối thập kỉ 90, lúc Việt Nam bắt đầu chính sách mở cửa, hàng hóa bên ngoài ồ ạt nhập vào, một số con ông lớn đua nhau nhập Honda lấy lời. Tôi từ Mỹ Tho chạy xe gắn máy lên thăm bác Viện vào ?otrú đông? tại số 22 đường Phan Đăng Lưu. Bác Viện chỉ tay vào chiếc xe Honda bám đầy bụi đất của tôi nói: Cái xe gắn máy Nhật Bản và cái băng vi-đi-ô? là những quả đại bác nã vào các thành phố và thị xã, thị tứ ở nước ta, nó nã cho đến khi nào tan nát mới thôi! Lúc đó tôi vừa mới sắm được cái xe Honda cũ? đang hí hả mừng, nghe thấy những lời đó thật tình chưa hiểu ông nói gì. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, ông già điềm tĩnh nói: Rồi cậu sẽ hiểu!
    Bây giờ thành phố của chúng ta đang rên xiết vì xe gắn máy hai bánh. Tai nạn giao thông đến mức hãi hùng. Một ngày có gần 40 người chết vì tai nạn, một năm hơn chục ngàn người chết và thiệt hại vật chất gần 1 tỷ USD (con số do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố). Mà 80% tai nạn do xe gắn máy gây ra. Ở các nước, phương tiện giao thông nào gây tai nạn quá 50% là người ta cấm. Năm 2001, ở Pháp cứ mỗi ngày có 30 người chết vì tai nạn giao thông do ô tô chạy quá nhanh. Báo chí Pháp chỉ trích ?oNước Pháp là cường quốc tai nạn giao thông?! Lúc đó ở Việt Nam mới có 17 người chết 1 ngày. Vậy mà chỉ có mấy năm ta đã vượt ?ocường quốc tai nạn giao thông? là Pháp! Nhà báo Anh Dale Lawrence đã đến Việt Nam năm 1995, nay trở lại TP.HCM đầu năm 2007, đúng thời điểm Việt Nam vừa gia nhập WTO. Ông Dale Lawrence sau khi phát biểu những nhận xét tốt, ?ongạc nhiên về sự đổi mới ở Việt Nam?, nói tiếp: ?o Nhưng tôi không thể nói những gì nhìn thấy trên đường phố, nơi sẽ là ác mộng cho những người lần đầu tiên lái xe tại TP HCM. Toàn bộ hệ thống đường luôn đông nghẹt xe máy. Họ chuyển động chậm chạp, len lỏi, tạt qua, tạt lại giữa các làn đường và thậm chí còn đi bên trái. Trong khi đó, những chiếc xe tải, xe bus, và xe du lịch cũng luôn tìm cách vượt qua hoặc chèn lấn vào đường của người đi xe máy. Tôi tin chắc rằng, bất kì người nước ngoài nào đến Việt Nam cũng phải đặt câu hỏi về số tai nạn giao thông ở trên. Có lẽ chính vì lí do ấy mà trong số mấy chục đất nước trên thế giới mà tôi từng đến, không có nơi nào các tờ báo và chương trình truyền hình hàng ngày dành một mục cho các vấn đề tai nạn giao thông. Nhưng dường như những nỗ lực ấy của giới truyền thông không ảnh hưởng đến những người dân đi trên đường phố này! (Tạp chí Nghề báo số Xuân 2007).
    Ngoài tai nạn giao thông còn nạn tắc đường, ô nhiễm không khí, phụ nữ ra đường phải che kín mặt? Cả xã hội điêu đứng vì xe gắn máy hai bánh. Vậy mà các ?oquả đại bác? như lời bác Viện nói vẫn đang chất đầy các kho các cửa tiệm? Chính quyền nghĩ sao đây? Còn cái băng video nữa. Với tư cách một nhà báo, phải đến chứng kiến những cuộc đốt bỏ hàng núi băng video ngoài luồng, có nội dung bạo lực, đồi trụy? tôi nhớ lại câu ?orồi cậu sẽ hiểu? của bác Viện. Nay thì tôi hiểu thật rồi!
    Ngày mới giải phóng miền Nam, ông nhận định về TP HCM: ?oCái vốn cách mạng to lớn của thành phố ở đây đụng đầu với một lực lượng phản dân tộc lớn nhất. Đứng về thành phần xã hội, đã hình thành trong cả nước và rõ nét nhất ở thành phố này một liên minh kiểu mafia gồm bốn loại người: Một là, những con buôn phe phẩy buôn lậu, đầu cơ ngoại tệ, tuồn hàng xa xỉ vào, làm hàng giả, lừa gạt. Hai là, các bộ xấu lạm dụng chức quyền đục khoét tiền của nhà nước, móc ngoặc với con buôn làm giầu. Ba là, những đám lưu manh côn đồ thường làm tay sai cho bọn trên, đâm thuê chém mướn. Bốn là, những bọn tay sai nước ngoài. Tôi dùng chữ liên minh vì mối quan hệ giữa bốn lại người này thường rất chặt chẽ. Ngày nay mà còn nói đến ngụy quyền để đánh giá về chính trị một con người là sai lầm, người nào làm ăn lương thiện không nằm trong liên minh nói trên đều là công dân, ai lợi dụng chức quyền bắt tay với con buôn có hệ thống cũng phải xem là phản dân tộc (Đi thăm đất nước, tái bản lần thứ 2, NXB Thanh niên 1999).
  10. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Mới giải phóng miền Nam mà nhận định về TP HCM như thế không khỏi làm cho nhiều người choáng váng. Có người hậm hực phản đối ra mặt.
    Bây giờ đọc lại những dòng này không ai còn giận bác Viện nữa. TP HCM đã đặt tên đường Nguyễn Khắc Viện ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Đầu xuân 2006, bà Nguyễn Thị Nhất, người bạn đời của bác Viện từ Hà Nội vào thăm tôi, đã đưa tôi đi thăm đường phố này, nó ở gần đại lộ Nguyễn Văn Linh. Những năm cuối cùng, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã dành hết tâm huyết của mình để nghiên cứu tâm lí trẻ em. Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em là một tổ chức khoa học, dân lập, do ông đứng đầu hoạt động bằng kinh phí tự có nhằm mục đích: Nghiên cứu tâm lí bình thường và tâm lí bệnh của trẻ em. Chẩn đoán trẻ em có những biểu hiện tâm lí bất thường, thực nghiệm chăm sóc, dạy dỗ, giúp gia đình giải quyết những trường hợp rối nhiễu trẻ em. Đào tạo cán bộ nghiên cứu và giáo viên cho những hoạt động trên.
    Mùa đông năm 1995, vào trú đông tại TP HCM, dự cảm thấy ?oquỹ thời gian? không còn nữa, ông bảo với tôi: "Chia tay cậu trước". Đến mùa đông năm 1996 ông không vào ?otrú đông? nữa. Đến Tết năm 1997 từ Hà Nội ông gửi thiệp cho tôi, ?okhông biết rồi còn có dịp gặp nhau nữa không?? Trên thiệp còn mấy chữ Hán: "Nhật nhật tân - Hựu nhật tân". Dưới có đóng dấu: Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí Trẻ em. Ông và tôi đã không ?ocó dịp gặp nhau nữa? từ bức thư trên thiệp đó.
    ? Có người hỏi tôi: Ấn tượng mạnh nhất của anh về Nguyễn Khắc Viện?
    Xin trả lời: Dự báo! Suốt đời con người này dốc toàn sức lực, trí tuệ và tâm huyết của mình để dự báo những gì sẽ đến với dân tộc. Ông không run sợ khi nói lên sự thật, nói đúng sự thật. Người phương Tây có câu ngạn ngữ ?oAi nói đúng sớm quá là sai lầm!?(Ceux qui ont raison trop tôt, ont tort). Suốt đời Nguyễn Khắc Viện đã trả giá cho những ?osai lầm?! Khi nghe tin ông được Viện Hàn lâm Pháp trao giải thưởng lớn Pháp văn (1992), những phần tử chống cộng cực đoan ở Pháp phản đối Chính phủ trao giải thưởng cho một người cộng sản. Nhưng oái oăm thay trong nước lại có người đề nghị không đưa tin này, vì Nguyễn Khắc Viện là một phần tử chống Đảng!
    Một nhà thơ phát biểu trên đài truyền hình rằng: Xã hội có phát triển nhưng có điều gì không ổn!
    Cái không ổn mà nhà thơ cảm nhận hôm nay chính là điều nhà tiên tri Nguyễn Khắc Viện đã dự báo nhiều năm về trước.
    Nền kinh tế thị trường muốn phát triển phải có một đội ngũ doanh nhân mạnh. Đội ngũ doanh nhân đó lại cần có một đội ngũ trí thức đủ bản lĩnh, trí tuệ và tâm huyết làm nền cho họ trên bước đường phát triển. Đội ngũ trí thức của đất nước phát hiện kịp thời, nắm bắt, dự báo về ?onhững luồng khí quyển lưu hành trong xã hội? (Stefan Zweig)? Các nhà quản lí đất nước điều chỉnh các chiến lược quốc gia, dựa trên những dự báo của tầng lớp trí thức ưu tú đó.
    Nguyễn Khắc Viện chính là một trí thức tự cho mình cái quyền dân chủ suy nghĩ độc lập để dự báo, mở đầu cho sự hình thành một tầng lớp trí thức mới của thời kinh tế thị trường, kinh tế tri thức trước yêu cầu phát triển của đất nước.
    TP HCM, tháng 5/2007

Chia sẻ trang này