1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Khải tuyển tập..

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi gio_mua_dong, 14/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0

    VI ​
    Đã nhiều năm trôi qua, gia đình tôi không còn ở bãi Phúc Xá nữa, đôi ba năm có dịp về Hà Nội tôi lại xuống làng bãi thăm bạn bè và thăm chị Vách. Chị đã già nhiều, bảy chục tuổi còn gì, nhưng tóc vẫn đen, răng chưa rụng cái nào, đi lại nhon nhón. Người thế là khổ, các cụ vẫn nói thế. Thằng út đã lấy vợ, đã có một đứa con trai, vợ chồng nó lên một tầng lầu, còn nhà dưới dành cho mẹ và hai chị. Và một ông anh điên dại nữa. Tôi hỏi : "Chị chưa gả chồng cho cô nào à ?" Chị cười : "Một con sếu vườn, một con chích chòe có chó nó lấy. Làm bà cô thôi chú ạ, hai con bà cô, một thằng dở người, phúc phận nhà tôi to quá". Tôi ngồi trên giường, lưng quay ra cửa, cứ nhột nhột như có ai đang dòm mình, dòm đừ đỉnh đầu xuống. Tôi quay lại, ngước mắt lên, cách đã mươi năm không gặp nhưng tôi vẫn nhận ra nó. Nó nhìn tôi mỉm cười, nụ cười trắng ướt thật đẹp. Một chút ria hai bên mép. Tôi hỏi nó : "Còn nhớ chú Khải không ?" Nó cười nụ : "Nhớ!". Bà mẹ nói : "Lắm lúc nó ăn nói đến là khôn, được vài câu lại dại rồi !" Tôi lấy bao thuốc mời : "Cháu hút nhé ?" Nó cười, bước vào ngồi trên cái ghế thấp vừa hút thuốc vừa nhìn tôi đăm đắm, cái nhìn rất âu yếm làm tôi muốn chảy nước mắt. Tôi nói : "Bệnh tình của nó xem như đỡ nhiều, chị nhỉ ?" Chị thở dài sườn sượt : "Nặng hơn nhiều chú ạ, những năm trước chỉ ngớ ngẩn chứ không lên cơn, năm nay mỗi lần lên cơn xé cả quần cả áo, chạy nhông nhông ở ngoài đường. Thằng em nó phải lấy dây xích khóa chân khóa tay lại". Chị nói, cả nhà này nó chỉ sợ có thằng em, thằng em bảo sao thì nghe vậy, không nghe nó đánh, nó có võ mà.
    Đêm đó tôi ngủ lại đất bãi, làng quê thứ hai của tôi. Sáng hôm sau tôi đạp xe đi từ rất sớm. Những ngày cuối chạp vừa mưa vừa rét, nhầy nhụa, tối đen. Tới khúc ngoặt một bên là hồ nước, một bên là rẻo đất trồng mía ven sông, gió lạnh quất vào mặt như roi đánh, thì có tiếng gọi giật : "Chú Khải đã đi sớm thế ?". Chị Vách ngồi bán xôi ngay ở rìa đường, dựa lưng vào tấm liếp che cửa của cái quán bán nước. Tôi dựng xe ngồi sụp xuống, nói : "Chị cho em một bát". Gạo rất thơm, hạt lạc tròn mẩy, vừng rang nhạt và ngậy, bát xôi năm trăm bạc đơm đầy thế thì lời lãi bao nhiêu. Chị nói : "Cũng có lời chút ít thì hai mẹ con mới nuôi nổi nhau. Lương hưu tôi một tháng chỉ có hai chục ngàn" Tôi hỏi : "Còn chúng nó ?" Chị nói : "Anh em kiến giả nhất phận, thân ai nấy lo chú ạ" Tôi lại hỏi : "Một mai chị đi theo anh thì ai nuôi nó ?" Chị lại thở dài : "Nếu cái nghiệp nó nhẹ thì nó chết trước tôi, tôi còn chôn cất ma chay được, còn nó chết sau tôi thì chiếu bó thây vùi thôi". Rồi chị khóc òa lên, chị gục đầu lên gối mà khóc, khóc tấm tức, khóc ai oán. Chị đã yếu thật rồi, đã nản thật rồi, đã muốn buông xuôi tất cả. Chị lấy gấu quần lau nước mắt, nói mếu máo: "Chung quy là tại tôi cả chú ạ, tôi ngu đần, vụng dại nên con cái mới ra nông nỗi này, nếu như ông ấy còn sống...". Vâng, tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị, nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi... Tôi nôn thốc miếng xôi ra, cổ họng tắc nghẹn lại, chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc.
    Đã nhiều năm trôi qua, gia đình tôi không còn ở bãi Phúc Xá nữa, đôi ba năm có dịp về Hà Nội tôi lại xuống làng bãi thăm bạn bè và thăm chị Vách. Chị đã già nhiều, bảy chục tuổi còn gì, nhưng tóc vẫn đen, răng chưa rụng cái nào, đi lại nhon nhón. Người thế là khổ, các cụ vẫn nói thế. Thằng út đã lấy vợ, đã có một đứa con trai, vợ chồng nó lên một tầng lầu, còn nhà dưới dành cho mẹ và hai chị. Và một ông anh điên dại nữa. Tôi hỏi : "Chị chưa gả chồng cho cô nào à ?" Chị cười : "Một con sếu vườn, một con chích chòe có chó nó lấy. Làm bà cô thôi chú ạ, hai con bà cô, một thằng dở người, phúc phận nhà tôi to quá". Tôi ngồi trên giường, lưng quay ra cửa, cứ nhột nhột như có ai đang dòm mình, dòm đừ đỉnh đầu xuống. Tôi quay lại, ngước mắt lên, cách đã mươi năm không gặp nhưng tôi vẫn nhận ra nó. Nó nhìn tôi mỉm cười, nụ cười trắng ướt thật đẹp. Một chút ria hai bên mép. Tôi hỏi nó : "Còn nhớ chú Khải không ?" Nó cười nụ : "Nhớ!". Bà mẹ nói : "Lắm lúc nó ăn nói đến là khôn, được vài câu lại dại rồi !" Tôi lấy bao thuốc mời : "Cháu hút nhé ?" Nó cười, bước vào ngồi trên cái ghế thấp vừa hút thuốc vừa nhìn tôi đăm đắm, cái nhìn rất âu yếm làm tôi muốn chảy nước mắt. Tôi nói : "Bệnh tình của nó xem như đỡ nhiều, chị nhỉ ?" Chị thở dài sườn sượt : "Nặng hơn nhiều chú ạ, những năm trước chỉ ngớ ngẩn chứ không lên cơn, năm nay mỗi lần lên cơn xé cả quần cả áo, chạy nhông nhông ở ngoài đường. Thằng em nó phải lấy dây xích khóa chân khóa tay lại". Chị nói, cả nhà này nó chỉ sợ có thằng em, thằng em bảo sao thì nghe vậy, không nghe nó đánh, nó có võ mà.
    Đêm đó tôi ngủ lại đất bãi, làng quê thứ hai của tôi. Sáng hôm sau tôi đạp xe đi từ rất sớm. Những ngày cuối chạp vừa mưa vừa rét, nhầy nhụa, tối đen. Tới khúc ngoặt một bên là hồ nước, một bên là rẻo đất trồng mía ven sông, gió lạnh quất vào mặt như roi đánh, thì có tiếng gọi giật : "Chú Khải đã đi sớm thế ?". Chị Vách ngồi bán xôi ngay ở rìa đường, dựa lưng vào tấm liếp che cửa của cái quán bán nước. Tôi dựng xe ngồi sụp xuống, nói : "Chị cho em một bát". Gạo rất thơm, hạt lạc tròn mẩy, vừng rang nhạt và ngậy, bát xôi năm trăm bạc đơm đầy thế thì lời lãi bao nhiêu. Chị nói : "Cũng có lời chút ít thì hai mẹ con mới nuôi nổi nhau. Lương hưu tôi một tháng chỉ có hai chục ngàn" Tôi hỏi : "Còn chúng nó ?" Chị nói : "Anh em kiến giả nhất phận, thân ai nấy lo chú ạ" Tôi lại hỏi : "Một mai chị đi theo anh thì ai nuôi nó ?" Chị lại thở dài : "Nếu cái nghiệp nó nhẹ thì nó chết trước tôi, tôi còn chôn cất ma chay được, còn nó chết sau tôi thì chiếu bó thây vùi thôi". Rồi chị khóc òa lên, chị gục đầu lên gối mà khóc, khóc tấm tức, khóc ai oán. Chị đã yếu thật rồi, đã nản thật rồi, đã muốn buông xuôi tất cả. Chị lấy gấu quần lau nước mắt, nói mếu máo: "Chung quy là tại tôi cả chú ạ, tôi ngu đần, vụng dại nên con cái mới ra nông nỗi này, nếu như ông ấy còn sống...". Vâng, tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị, nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi... Tôi nôn thốc miếng xôi ra, cổ họng tắc nghẹn lại, chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc.


    Tết Canh Ngọ Hết​
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  2. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
  3. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Cặp Vợ Chồng Ở Chân Động Từ Thức
    I​
    Còn cách động Từ Thức khoảng vài trăm mét, có một ngôi nhà lợp ngói trong một vùng tre cây mới trồng nhưng tầng lá đã xanh ngăn ngắt. Xe chúng tôi đỗ sát chân rào, Tư, người dẫn đường, mở cửa xe nhào xuống, đứng ngay cổng gào to : "Ông Toàn có nhà không ?" Một thằng bé khoảng trên mười tuổi chạy ra, toét miệng nhìn chúng tôi : "Bố cháu có nhà đấy!" Bố nó đứng trên bậc hè cao, hướng mặt ra cổng, hỏi : "Chú Tư hả, đi với ai đấy ?". Thoạt nhìn tôi không nghĩ rằng anh Toàn bị mù hẳn, dầu tôi đã được biết anh là thương binh, hình như anh vẫn còn nhìn được chút ít từ hai hốc mắt khép kín. Anh bắt tay từng người, đi lại, ngoảnh mặt về phía người hỏi chuyện, tự nhiên, thoải mái, không có dấu hiệu nào bị tách ra khỏi cái thế giới hình ảnh, màu sắc bên ngoài. Thực ra anh bị mù hoàn toàn, mù từ hai chục năm nay. Năm ấy anh mới hai mươi tuổi, năm nay vừa tròn bốn chục. Toàn thuộc loại đàn ông đẹp, cao lớn, vạm vỡ, khuôn mặt dài, mày rậm, hay cười, cái miệng cười chắc cũng một thời duyên dáng lắm. Học hết cấp ba, anh thi vào đại học Y với số điểm rất cao, mười bảy điểm rưỡi, mười ba điểm đã được coi là trúng tuyển rồi. Tôi nói: "Được vào đại học đâu có phải đi bộ đội". Toàn nói : "Có ai bắt đâu, tôi xung phong đấy chứ !" Thường vụ xã đoàn thanh niên có năm người, không ai chịu lên đường làm nghĩa vụ quân sự năm ấy. Họ có đủ thứ lý do để tránh né. Toàn đã có giấy trường đại học gọi, nhưng anh vẫn xung phong xin đi. Vì xấu hổ nên buộc phải đi. Xấu hổ cho người khác, cho cả một lứa tuổi mà phải trả giá quá đắt. Những kẻ không biết xấu hổ ? Số phận của họ may mắn hơn anh nhiều. Họ là những người giàu trong xã hiện nay, được nể trọng hiện nay. Vì họ có tiền. Buôn bán ra tiền. Làm ruộng cũng ra tiền. Họ nhận những vùng đất xã đấu thầu giáp chân núi lỗ chỗ thùng đấu, người nghèo có cho không cũng phải vái dài mà về, cuốc tay đến thuở nào mới lấp bằng được mặt ruộng. Còn người có tiền họ thuê vài cái máy cày, cày bừa ào ào dăm buổi là mặt ruộng phẳng lì, đất tơi vụn bóng mượt như loại ruộng thượng đẳng. Toàn nói, cái số phận anh thật đen đủi. Cha mẹ đẻ anh ra khỏe mạnh, đẹp đẽ, anh lại là người chịu khó và thông minh. Trời cho như thế cũng là nhiều. Chẳng qua cái tính anh hơi khác người nên cái phận anh mới hóa ra trắc trở. Tôi có tính ngượng nghịu và hay xấu hổ, Toàn ngậm ngùi nói thế, nên từ nhỏ đến bây giờ gặp toàn chuyện hẩm hiu. May mắn hơn người một chút là đã lúng túng như kẻ phạm tội. Đòi hỏi ở người khác những cái mình có quyền được cũng lưỡng lự, phân vân. Và ngượng nghịu nữa. Vợ làm y tá của bệnh viện huyện, huyện giảm biên chế. Toàn bảo vợ nên làm đơn xin về. Hình như cơ quan họ muốn mình về thì nên xin về trước đi, họ khỏi khó nói. Chồng là em ruột bí thư huyện ủy, vợ có ở lại cũng không ai dám đuổi, nhưng dư luận sẽ xì xào vợ chồng cậy thế ông anh làm lớn, cậy cả thế có chồng là ông thương binh mù. Sống bằng sự dựa dẫm một cái thế nào đó là không hay rồi, là rất không nên rồi. Về ! Thế là về. Về cũng tiếc nhưng tính đã vậy cũng chẳng nên hối. Tôi hỏi : "Anh bị hỏng mắt trong trường hợp nào ?". Toàn ở một đơn vị thanh niên xung phong trên đất Lào đã hai năm. Anh là đại đội trưởng. Ban ngày bom Mỹ đào xới, đất lấp kín từng đoạn đường. Đêm đến phải cho nổ mìn, gạt đất mở đường cho xe chạy. Một đêm đã cho nổ một loạt mìn mà đất vẫn chưa bị gạt hết, Toàn chạy lại đặt tiếp một quả mìn khác, không dè vừa xới đất chôn mìn thì một quả mìn chưa nổ vì dây cháy bị gấp khúc liền bùng cháy tiếp và nổ luôn. Mảnh mìn đâm nát hai hốc mắt như đã được ngắm trước mà bắn vào, không trúng đâu cả, chỉ trúng có hai con mắt, cái tình cờ rủi ro chỉ có một. Một nửa năm nằm ở bệnh viện anh chỉ muốn chết. Giàu hai con mắt, không có mắt biết sống sao đây ! Như người bị chôn sống, bị chôn lúc còn rất trẻ. Mà nào có chết được. Thân xác khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, chỉ mù thôi, mù để có thật nhiều ngày nhiều đêm ngẫm nghĩ về cái sự bị chôn sống của mình. Anh khóc lóc, anh gào thét như một người điên. Rồi anh nhẫn nhục chịu đựng. Tự đốt cháy mình trong im lặng. Không muốn gặp ai, không muốn nói chuyện với ai, chỉ cười thôi, một nụ cười lặng lẽ, ngớ ngẩn. Cho tới ngày anh lấy vợ bốn năm sau đó. Cô ấy biết anh từ trước, từ ngày còn ở chiến trường. Cô là tiểu đội trưởng thanh niên xung phong. Lúc anh bị thương cô cũng có mặt. Tôi hỏi : "Chị đi đâu nhỉ ?", Toàn hướng mặt ra sân, nói : "Nhà tôi đi Nga Sơn mua sắn khô từ sớm, năm nay không khéo chi tiêu thì đói to bác ạ".
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .

Chia sẻ trang này