1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Lê có ai biết không

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi playmusic, 15/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kidphys

    kidphys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ô, thế theo bác thế nào mới là Jazz Việt? Nếu không dựa vào nhạc Việt để tạo ra thì chẳng lẽ em viết một cái mới toanh rồi bảo đấy là Jazz Việt thì các bác ngồi khen là "sáng tạo" à?
    Thằng em kém chẳng biết thế nào mới là nhạc "có ý tưởng" cả, bác thử ví dụ phát cho em xem thế nào mới là cái gọi là "sáng tạo" của bác ?
    Trước nay em hiếm thấy một loại nhạc nào (kể cả Jazz) có thể bắt đầu không dựa vào những cái có trước cả.
  2. gemini_mouse

    gemini_mouse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu toivanthayemnhungaynao là nghĩ gì mà nhận xét về nguyên lê hay anh Trung con có vẻ hơi khó coi. Mình nghĩ trước khi đưa ra một ý kiến gì thì nên có hiểu biết cụ thể hay ít ra có kiến thức tổng hợp về vấn đề đó. Chứ ko nên chỉ dựa vào cái thích của cá nhân để đưa ra những bình luận về vấn đề nhạy cảm như nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.
    Xem bài post của bạn thì đúng là chưa hiểu biết kỹ về Nguyên Lê, ko hiểu về âm nhạc, cách nhìn quá phiến diện về những gì tiếp thu được qua thông tin, báo chí.
    Mình ko thích Trung con, Nguyên Lê cũng ở mức thích bình thường thôi. Nói thực mình cũng ko hiểu bạn có biết rằng cái trình độ thưởng thức và chơi nhạc của đại đa số dân việt nam cực thấp so với mặt bằng âm nhạc Châu Á thôi, chứ chưa nói đến Pháp là nơi Nguyên Lê sinh ra và gây dựng tên tên tuổi cho mình. Vậy thì bạn nghĩ cả cái Châu Âu thưởng thức cái hay cái mới một cách nông cạn phiến diện như thế thôi à.
    Sử dụng dân ca của đất nước để đưa vào các tác phẩm âm nhạc là một điều hoàn toàn đáng ca ngợi, cho dù đó chỉ là những thể nghiệm chứ ko đưa ra được hẳn thành một trường phái sáng tác cụ thể. Tự cổ chí kim, tôi cũng chưa thấy nhạc sĩ thiên tài nào ko sử dụng âm nhạc dân gian nước mình vào các tác phẩm khí nhạc hay thanh nhạc cả. Sáng tác ko có chất liệu dân gian thì có lẽ Nguyên Lê cũng chỉ là tay đánh dạo như hàng vạn guitarist khác
    Mượn dca Việt Nam làm bình phong để loè thiên hạ, câu này làm tôi thấy chết cười. Chả hiểu bạn muốn nói loè ở đây là có ý nghĩa gì nữa, một đất nước như Pháp hay cả Châu Âu có vẻ dể loè thất nhỉ. Mình cũng xin đưa ra ý kiến rằng : trình độ hiểu biết, cảm thụ âm nhạc của hầu hết giới trẻ việt nam, giới trẻ thôi vì đó là giới dễ tiếp thu cái mới nhất đêk hiểu được Nguyên Lê là ntn. Còn giới trong nghề thì chưa ai có thể chê Nguyên Lê đến mức " tệ " như bạn.
    Thích thì thích, ko thích thì chê hay ko thù tuỳ nhưng chê một cách thiếu hiểu biết như bạn thì nên xem lại.
    Mà quên mất, nghe lại Nguyên Lê đi xem có nhạc cụ truyền thống Việt Nam trong đó ko nhé.
    Được gemini_mouse sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 03/06/2006
  3. toivanthayemnhungaynao

    toivanthayemnhungaynao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Jazz là jazz chứ ko có cái nào gọi là "jazz VN" , "jazz Lào" hay "jazz Campuchia" hết bạn ui.
  4. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    bạn nên nhìn nhận khách quan và xây dựng 1 chút . Bạn wiki "jazz" thì sẽ thấy rõ jazz là gì, jazz có bao nhiêu kiểu /dòng/biến thể . Tớ ko tranh luận là nhạc NLê hay hay ko nhưng tại sao lại ko thể dùng nhạc cụ VN ? và chúnh ta sao ko thể gọi nó là jazz phong cách Việt Nam ?
  5. toivanthayemnhungaynao

    toivanthayemnhungaynao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    @gemini_mouse
    "Vậy thì bạn nghĩ cả cái Châu Âu thưởng thức cái hay cái mới một cách nông cạn phiến diện như thế thôi àf"==>Tôi ví dụ như thế này cho bạn dễ hiểu nhé: Như cái phim Xích lô của Trần Anh Hùng , người VN xem thì thấy ngô nghê kinh khủng vậy mà fim đó được cả Sư tử vàng của LHP Venise cơ đấy. Ở đây tôi ko đề cập đến tất cả các đĩa của Nguyên Lê mà chỉ muốn nói mấy cái dở hơi gọi là "jazz Việt " thôi.Mà chả fải cái gì bọn nước ngoài bảo hay thì mình cũng fải nơm nớp nghe theo đâu.
    "Sử dụng dân ca của đất nước để đưa vào các tác phẩm âm nhạc là một điều hoàn toàn đáng ca ngợi"==>Chỉ đáng ca ngợi khi đấy là những tác fẩm hay, chứ nếu bế tắc trong sáng tác rồi lợi dụng dân ca một cách ngớ ngẩn kiểu đó & giới thiệu ra nước ngoài thì đáng bị lên án quá còn gì.Nói như bạn thì tất cả các nhạc sĩ cứ việc thẻo một tí dân ca đem vào nhạc của mình là sẽ được ca ngợi hết sao? Chuyện này làm tôi nhớ lại trước đây, khi Norah Jones đoạt hàng loạt giải Grammy với đĩa đầu tay, có một nhà báo VN đã la toáng lên rằng NJ ko xứng đáng bằng Avril Lavigne hay Michelle Branch vì các cô kia tự sáng tác ca khúc còn NJ chỉ đồng sáng tác có vài bài.Điều quan trọng ở đây ko fải là có tự sáng tác hay ko mà là đĩa nào có chất lượng cao hơn, chứ nếu tự sáng tác mà dở tệ thì ai mà nghe nổi.
    -"Còn giới trong nghề thì chưa ai có thể chê Nguyên Lê đến mức " tệ " như bạn"==> Ka ka, cái cụm từ "giới trong nghề" dạo này được sử dụng hơi nhiều ở VN nha. Các nhà báo bây giờ cứ hễ muốn lăng-xê ca sĩ hay sản fẩm âm nhạc nào thì thường fải đế thêm cái vụ "giới trong nghề" vô, đặc biệt là các đồng chí nghệ sĩ ở ngoài Bắc rất khoái dùng từ ngữ thật kêu để hù doạ thiên hạ, nào là "làm mới", "chuyên nghiệp"....Bạn biết ko, bây giờ có những nhóm nghệ sĩ hợp lại với nhau thành "băng đảng", người này khen người kia rồi người kia bốc thơm người này để chứng tỏ với thiên hạ rằng ta là hiểu biết uyên thâm lắm dù thực tế thì tác fẩm làm ra nhạt như nước ốc. Như có lần một nhạc sĩ lớn tuổi (hiện thường xuyên "đăng đàn" để nói về ...mình, ông này rất thích nói về "văn hóa sống", ca ngợi New Age ...) xuất hiện trên CT Người của công chúng, MC hỏi ông ta đang nghe nhạc gì, nhạc sĩ nói dạo này ông thích nhạc "jazz mới" như...Keith Jarrett, Miles Davis, nghe có bổ ngửa ko. Gần đây, trong một bài phỏng vấn trên VNexpress, nhạc sĩ Hoài Sa có nói đại để rằng: Nếu trong nghệ thuật người ta dùng "bùa fép'' thì chỉ được vài lần thôi, làm sao mà hù doạ thiên hạ mãi được.Hơn nữa, tôi muốn khuyên bạn là hãy nghe nhạc cho mình chứ đừng nghe bằng đôi tai người khác.Thời gian sẽ trả lời tất cả.
    -"Mình cũng xin đưa ra ý kiến rằng : trình độ hiểu biết, cảm thụ âm nhạc của hầu hết giới trẻ việt nam, giới trẻ thôi vì đó là giới dễ tiếp thu cái mới nhất đêk hiểu được Nguyên Lê là ntn"==> Tôi thì ko dám đưa ra một nhận sét có tính toàn cục & hồ đồ như vậy, chỉ biết rằng có những kẻ tiếp nhận nghệ thuật với đầu óc hết sưc "nô lệ", cái quái gì của nước ngoài cũng fải khúm núm tôn vinh .
    @tdev: Cũng như rock có nhiều biến thể, nhưng ko hề có cái gọi là rock Mỹ, rock Bungari hay rock VN đâu bạn. À, mà có vẻ mọi người thích sử dụng cái Wikipedia quá nhỉ, nó là một dạng trang web mở, ko fải cái gì cũng chính xác đâu.
    @kidphys: Sáng tạo có nghĩa là cần động não, "động tim " chứ ko fải ăn sẵn cái của người khác. Mà mỗi khi muốn đặt câu hỏi cho ai thì bạn cũng nên động não một chút để tránh những câu hỏi ngớ ngẩn nhé.
  6. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    tdev đồng ý là không thể lấy "Jazz Việt Nam" ra làm 1 nhãn hiệu , 1 biến thể . Nhưng ở đây chúng ta hoàn toàn có thể nói với nhau rằng 1 nghệ sĩ jazz , 1 bài jazz nào đó sử dụng các bài nhạc dân ca, nhạc cụ địa phương , ... là mang phong cách Việt nam .
    Có lẽ bạn nghĩ rằng mọi người và tdev nói như vậy là để có thể có đc cái gọi là Jazz Việt Nam sánh vai với Latin Jazz , Bosa Nova , Nu niếc chẳng hạn . tdev ko hề có ý như vậy và ko đồng tình, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến phong cách.
  7. kidphys

    kidphys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ô, nếu bác nghĩ đấy là một câu hỏi thì bác ngớ ngẩn thật. Bác có đọc thì chịu khó đọc cho nó kĩ, cái em cần bác trả lời đâu phải là định nghĩa của "sáng tạo". Ha ha!
    Để em nói rõ tí nữa cho bác dễ hiểu đỡ phải nghĩ nhiều nó mệt óc: giờ bác phải cho em cái ví dụ mà bác cho là "sáng tạo không ăn cắp" của bác, đứng nói suông nhé. Bác bảo Nguyên Lê ăn cắp (chỗ này cũng rất vấn đề: nhạc dân ca chẳng hạn, thì không có tác giả, mọi người đều được thoải mái dùng chất liệu dân ca), thì bác nói thử cho em nghe NL ăn cắp thế nào chứ.
    Bác lại bảo đưa nhạc dân tộc vào tác phẩm "cũng được nhưng đấy phải là tác phẩm hay", ơ, thế nào là hay thì em với bác còn phải tranh cãi chán, bác đừng dựa vào những cái quá cảm tính thế để nói chuyện chứ.
    Bác cũng lại bảo NL không sáng tạo nổi nên phải làm thế này thế kia, thì bác cũng phải dựa vào cái gì để nói rằng NL "không sáng tạo" chứ? Nếu bác bảo thế là bê nguyên xi vào thì bác thứ làm một nhát "bê nguyên xi không sáng tạo" cho thằng em nghe một bài của bác xem nào, em thấy cứ như bác nói thì việc đấy nó dễ lắm cơ.
    Em nói thật với bác, một arranger vẫn được coi là một nghệ sỹ (dù không thực sư là composer), tác phẩm của họ vẫn được đánh giá cao và không hề bị nói là "ăn cắp" hay "bí quá phải làm thế" cả.
    Phát cuối, mong bác đừng trả lời theo kiểu "wiki chưa chắc đã đúng đâu", em chẳng biết đúng sai thế nào nhưng thế là trả lời nước đôi bác ạ, đúng thì bảo đúng, sai thì bảo sai, bác nói thế chẳng khác gì bác bí quá không biết trả lời sao đánh nói vậy.
    Rất mong bác hiểu những gì em nói, em không dám tự hào là tiếng Việt và khả năng hành văn của em là tuyệt đỉnh công phu để chắc chắn 100% là bác tóm được ý của em :D.
  8. jazzend

    jazzend Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    một vài thông tin về NGUYÊN LÊ gửi các bạn
    Nghệ sĩ jazz Nguyên Lê
    )
    Nguyên Lê - tên thật của anh là Lê Thành Nguyên. Mẹ anh, bà Thẩm Hoàng Anh là con gái của dược sĩ người Hà Nội nổi tiếng Thẩm Hoàng Tín. Cha anh, giáo sư sử học Lê Thành Khôi, rất được kính trọng ở thành phố Paris.
    Lê Thành Nguyên sinh 01.04.1959 tại Paris trong một gia đình Việt Nam, bắt đầu chơi trống vào năm 15 tuổi, rồi chuyển sang chơi guitar và bass. Tốt nghiệp trường Visual Arts, ngành Triết học với luận án Chủ nghĩa Ngoại lai. Sau đó, anh dấn thân vào sự nghiệp âm nhạc. Sáng lập ban nhạc Ultramarine (vào năm 1983), một ban nhạc đa dân tộc mà CD "DÉ" đã được xem là "Album nhạc hay nhất năm 1989" (tạp chí Libération).
    Nguyên Lê là một nhạc sĩ tự học với nhiều thể loại: rock, funk, jazz chính thống và jazz hiện đại, cả các loại nhạc dân tộc của Châu Phi, Ấn Độ và Việt Nam... (Nguyên Lê có một thời gian học đàn bầu với Truong Tang. Với mong muốn tìm ra chất jazz của riêng Việt Nam, con người sinh trưởng trên đất Pháp đã dành 20 năm tìm tòi và thử nghiệm dân ca trên nhạc cụ Đông Tây. Sự ra đời của album "Tales from Vietnam" với cách phối khí lạ các giai điệu quen thuộc của đất Việt đã không phụ lòng nghệ sĩ này.
    Từ 1987-1989, Nguyên Lê được chọn là cây guitar của dàn nhạc jazz Quốc gia Pháp. Anh có cơ hội được làm việc với những tên tuổi trong làng jazz thế giới như Didier Lockwood, Carla Bley và Quincy Jones.

    Album: TALES FROM VIETNAM Nguyên Lê (1996)
    Về album "Tales from Vietnam", Nguyên Lê đã từng nói như sau: "Đã từ rất lâu rồi , tôi vẫn mơ ước về một ban nhạc kết hợp những nghệ sĩ jazz và những nghệ sĩ âm nhạc Việt Nam, chơi một thứ âm nhạc cảm hứng từ những bài hát mà mẹ tôi thường hát cho tôi nghe. Sinh ra tại Paris với bố mẹ là người Việt Nam, tôi đã mất tiếng Việt khi tôi bắt đầu đi học. Chỉ đến 09.1994, tôi mới cảm thấy tự tin và đủ kinh nghiệm để bắt đầu "Tales of Viet Nam". Nó là một chuyến du hành về thời thơ ấu, một sự trở lại của những nguồn cội đã mất . Nhưng nó cũng có nghĩa là sự tạo ra những giá trị truyền thống tưởng tượng mà phát sinh từ nơi giao nhau của những ảnh hưởng đương đại ..."
    Năm 1983, anh thành lập ban nhạc riêng mang tên Ultramanne. Album Dé của nhóm được tờ báo Libération bình chọn là CD hay nhất năm 1989, tiếp đó là Lanzibar được báo Télerama của Pháp coi là một biến cố.
    Càng trưởng thành về âm nhạc phương Tây, Nguyên Lê càng muốn trở về với âm nhạc truyền thống Việt Nam. Anh học thêm đàn tranh, đàn bầu và sưu tầm dân ca Bắc Trung để chế biến thành jazz Việt Nam.
    Kết quả của quá trình nỗ lực không mệt mỏi là sự ra đời của CD "Tales from Vietnam" năm 1996. Album đã sử dụng cả một dàn nhạc hỗn hợp các loại nhạc cụ phương Tây và Việt Nam, làm nền cho các câu truyện muôn đời của người Việt qua dân ca và thơ: Qua cầu gió bay với guitar synth, Lý ngựa ô xao xuyến qua tiếng đàn tranh, đàn bầu, sáo flute, sapek clappers, Người ơi, người ở đừng về với trumpet, flugelhorn và saxophone. Những câu truyện âm nhạc ấy vừa quen thuộc, vừa có cảm giác mới mẻ, phiêu lưu. "Tales from Vietnam" đã cho thế giới biết một chất jazz Việt Nam thăm thẳm trữ tình. Album này đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín của thế giới như Diapason d?TOr, Choc du Monde de la Musique, Choc de L?Tannée Jazz. Album đã đưa Nguyên Lê vào chung kết giải Victoires de la Musique 1999 của Pháp.

    Album: BAIKIDA Nguyên Lê (2000)
    09.1987, Nguyên Lê được mời tham gia cùng O.N.J (Dàn nhạc Jazz quốc gia Pháp). Với dàn nhạc này, anh đã biểu diễn cùng với nhiều nhạc sĩ như: Johnny Griffin, Louis Sclavis, Didier Lockwood, Carla Bley, Steve Swallow, Randy Brecker, Toots Thielemans, Courtney Pine, Steve Lacy, Dee Dee Bridgewater, Gil Evans và Quincy Jones .
    09.1989, ban nhạc Altramarine của anh thu là album thứ hai, album "DÉ". Và vào 05.1990, album đầu tiên của anh trong vai trò leader, "MIRACLES", thu tại Mỹ, với Art Lande, Marc Johnson và Peter Erskine. Thời gian này, anh cũng làm việc với nhiều nhạc sĩ như Michel Portal, Miroslav Vitous, Trilok Gurtu, J.F.Jenny Clarke, Aldo Romano, Daniel Humair, Dewey Redman, Andy Emler, Jon Christensen, Nana Vasconcelos, Paolo Fresu ...

    Album: THREE TRIOS Nguyên Lê (1997)
    05.1992, sau một tháng lưu diễn với Paul McCandless (kèn), Art Lande (piano), Dean Johnson (bass) và Joel Allouche (drums), Nguyên Lê đã ghi âm album thứ hai, "JANZIBAR" .
    Từ 01.1993, Nguyên Lê là một khách mời thường xuyên của Köln''s WDR Big Band, đặc biệt là với nhà sáng tác, chỉ huy Vince Mendoza. Anh chơi trong 3 chương trình: "JAZZPANA", "SKETCHES" với Dave Liebman (soprano saxophone), Charlie Mariano (alto saxophone), và Peter Erskine (drums), Dieter Ilg (bass), "DOWNTOWN" với Russell Ferrante.
    04.1994, anh được mời biểu diễn độc tấu trong "The New Yorker", một tổ khúc được viết bởi Bob Brookmeyer, với Dieter Ilg (bass) và Danny Gottlieb (drums). Với 2 nghệ sĩ này, Nguyên Lê đã gầy dựng lên tam tấu mới của mình, và thu CD "Million Waves" vào 12.1994. Michel Conta, từ Télérama đã viết về CD này: "Nhóm tam tấu này đã mang anh ta tới những không gian âm nhạc mà anh ta không thể tưởng tượng ra nổi , những không gian thuần khiết chất thơ" .

    Album: PURPLE Celebrating Jimi Hendrix Nguyên Lê (2002)
    Năm 1995, Nguyên Lê ghi âm "Tales from Vietnam", một chương trình đặc biệt của âm nhạc Việt Nam, với một ban nhạc gồm tám thành phần, kết hợp cả jazz và âm nhạc truyền thống . Cùng thời gian đó, anh chơi trong một tam tấu với Michell Benita (bass) và Peter Erskine, cùng tham gia ghi âm trong một album mới của Michel Portal với Ralph Towner, và làm việc với Ornette Coleman trong một album nhạc, "Freedom Statue".
    06.1995 Nguyên Lê được WDR Big Band mời tham gia trong "Azure Moon" với YELLOW JACKETS và Vince Mendoza.
    07.1995, liên hoan Stuttgart Festival mời anh, một trong những nghệ sĩ biểu diễn guitar để kỷ niệm "Universe of Jimi Hendrix". Những người tham gia khác bao gồm Trilok Gurtu, Terry Bozzio, Cassandra Wilson, Jack Bruce, Vernon Reid, David Torn, Victor Bailey, Pharaoh Sanders .... Tại Đức, anh đã làm việc với John McLaughlin và Markus Stockhausen .

    Album: SKETCHES Vince Mendoza (1994)
    01.1997, Nguyên Lê ghi âm album "Three Trios". Nó làm nổi bật vai trò của người nghệ sĩ guitar trong 3 cách sắp đặt khác nhau bao gồm các bassists Marc Johnson, Dieter Ilg và Renaud Garcia-Fons và các drummers Peter Erskine, Danny Gottlieb và Mino Cinelu. Mang theo hình thức của "Three Trios", Nguyên Lê đi du lịch sang Mỹ, và đã nhận được những lời nhận xét đầy hoan nghênh cho buổi biểu diễn tại Birdland ở New York. Vào mùa thu năm 1997, Nguyên Lê tham gia vào nhóm tứ tấu của Paolo Fresu. Họ đã cùng nhau ghi âm album "Angel" .

    Album: MILLION WAVES Nguyên Lê (1995)
    Ngay từ năm 1992, Nguyên Lê đã làm việc trong các chương trình với ca sĩ người Algeria, Safy Boutella. Năm 1997, nghệ sĩ guitar người Pháp gốc Việt này đã đánh dấu sự theo đuổi sâu hơn vào Maghreb. Trong "Meli Meli", album gần đây nhất của Cheb Mami (với Khaled, ca sĩ người Algeria được ưa chuộng nhất hiện nay), Nguyên Lê không những chơi guitar, mà còn sáng tác một vài bản nhạc. Vào đầu năm 1998, Nguyên Lê đề nghị tay trống của Cheb Mami, Karim Ziad, giới thiệu anh về thế giới của Berbers và âm nhạc ưa chuộng của người Algeria. Một lần nữ, anh cùng mang một ban nhạc đa văn hóa với nghệ sĩ piano người Serbia, Bojan Zulfikarpasic, nghệ sĩ saxophone người Áo, Wolfgang Puschnig, những nghệ sĩ nhạc jazz người Ý, Paolo Fresu và Stefano Di Battista, những ca sĩ Berbers của B''net Houariyat, Cheb Mami và hai người bạn Việt Nam của Nguyên Lê là Huong Thanh và Hao Nhien. Với những người này, anh đã ghi âm album "Maghreb and Friends".

    BẢO NGỌC (theo Tạp chí Libération, TTVN
  9. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    thằng gemini béo nói sai rồi! hahaha!! Tay chẩn thế nào rồi? Mổ chưa ku?
    Ko nói chuyện về Nguyen Le ( vì tui chưa nghe bao giờ và cũng ko có ý định nghe) mà nói về Jazz Việt thì bác toivanyeuem cũng có ý đúng. Thật sự ra đường bầy giờ cái gì cũng thếm chữ "Việt" vào cho nó "mang tính dân tộc" "thể hiện lòng yêu nước" chuối lắm!!
    Tôi nói vậy ko phải vì tôi ko yêu nhạc dân tộc mà tôi nghét những người cứ mượn nhạc dân tộc để làm bàn đạp để tác phẩm của mình đến với công chúng.
    VD lan man 1 chút sang nhạc cổ điển VN, sáng tác bao giờ cũng phải có giai điệu của dân tộc, hơi hướng dân tộc và cuối cùng là mất sạch "cái tôi" của bản thân. Khi nghe nhạc 1 tác phẩm nước ngoài bạn có thể nhận ra"a! đây là mozart" hoặc "nhạc này có vẻ sopanh" ..vv..v..nhưng khi nghe nhạc giao hưởng VN thì bài nào, cũng như nhau tối um um 1 màu ngũ cung. Phải chăng là quá lạm dụng âm nhạc dân tộc? Biết là nhạc sĩ nào cũng có đưa âm nhạc dân tộc vào tác phẩm của mình nhưng không phải lúc nào cũng thế (VN moi the'')!
    Quay lại vấn đề Jazz Việt có lần tôi đã nói tôi thích Jazz vì tôi thích các giai điệu của Blue, của Whole tone...và đó mới là Jazz. Khi nghe 1 bài " Jazz Viêt" thì ôi thôi, cứ ngũ cung, rồi các nốt Quãng 4 chéo lên chéo xuống của dân tộc kết hợp với cái tiết tấu giật giật nhún ngay của Jazz thành ra 1món hổ lốn, nửa mùa!! CHưa kể đến việc chủ đề thì đặc chất dân tộc nhưng đến phần "Ngẫu hứng" thì lại thổi như Jazz Mỹ, rồi tái hiện thì lại hương đồng gió nội... Ko thể chấp nhận được!
    Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao các nghệ sĩ Jazz Việt Nam ko thoải mái tự do mà sáng tác những bài nhạc Jazz mà sử dụng đúng các gamme, cấu trúc, hoà thanh của "Jazz tiêu chuẩn" mà cứ lai căng thế? Phải chăng vì họ ko sáng tác được? Tất nhiên là không phải. Mà đơn giản họ muốn mượn âm nhạc dân gian để cho tác phẩm dễ lưu hành hơn và cũng ko bi mang tiếng với các vị quan trên là "nhạc sĩ Vn mà sáng tác nhạc Tây"
    Quan niệm của tôi thì rất đơn giản cái gì hay thì tôi theo! Jazz standard hay thì tôi chơi, tôi tập sáng tác theo!
    "Âm nhạc là không biên giới, ko màu da, ko chính trị..chỉ là 1 cách thể hiện của tâm hồn...
  10. gemini_mouse

    gemini_mouse Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nằm viện hôm nay mới online.
    Thứ nhất : Cho mình hỏi bạn, bạn quan niệm cách thưởng thức nghệ thuật thế nào là phiến diện, và hình như chính bạn mới đang nhìn nhận âm nhạc của Nguyên Lê, nhìn về nghệ thuật một cách phiến diện đó. Văn hoá, tập tục, tư tưỏng của mỗi quốc gia đã khác nhau, giữa phương đông và phương tây càng khác nhau điều này chẳng ai là không biết nhưng xin lỗi bạn chứ chắc là ai cũng biết là người phương tây văn minh hơn, tiến bộ hơn... người Việt Nam ta nhiều. Bạn ko đề cập đến TẤT CẢ các CD của Nguyên Lê hay bất cứ một nhạc sỹ nào chứ đừng nói là 1 giòng nhạc là bởi vì đó chẳng phải là chuyên môn của bạn, bạn chẳng thể bình luận 1 cách sâu sắc đc. Bạn đứng trên cái nhìn của một người thưởng thức 1 sản phẩm nghệ thuật, đứng trên cái gọi là thích và không thích, đơn giản chỉ thế mà thôi. Thích ta khen, không thích ta chê, vấn đề hay dở của nghệ thuật ko bao giờ nên bàn cãi đến, nhưng có những lời kiểu như : Cái gọi là "jazz Việt" của anh ta chả có gì sáng tạo cả, cũng là mấy bài dân ca ấy nhưng thay vì chơi bằng nhạc cụ cổ truyền VN thì anh ta sử dụng nhạc cụ Tây phương, nghe lạ lạ tai nên cánh nhà báo VN vốn ít người có học hành tử tế về âm nhạc nhưng lại rất thích ra vẻ ta đây sành thưởng thức nhạc "cao cấp" nên mới viết hoắng lên ấy mà. Nhạc này chỉ dụ được các chú Tây, vì lạ với bọn nó, nhưng cũng chả bền được đâu - thì bạn xem xem có phải là phiến diện không. Tôi nghe và phân tích âm nhạc bằng cái tai và cái đầu của tôi, chứ ko vì nghe lời mấy thằng Tây, điều này tôi chắc chắn với bạn
    Thứ hai : Bạn có một cách hiểu hơi nông cạn, nghèo nàn về một tác phẩm hay, về âm nhạc dân gian, âm nhạc truyền thống của 1 quốc gia. Lịch sử âm nhạc Phương Đông Phương Tây, cổ điển, lãng mạn, hiện đại... chẳng có ai muốn sáng tạo ra thứ nghệ thuật " của người khác " cả. Theo bạn tác phẩm hay là tác phẩm như thế nào, theo bạn những người có kiến thức nhìn nhận một tác phẩm hay như thế nào ??? Việc Nguyên Lê sử chơi nhạc jazz có sử dụng các thang âm đặc trưng của Việt Nam, các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, theo như cách bạn nhìn nhận đó là bế tắc ngớ ngẩn trong sáng tác, cũng được thôi nhưng - cái bế tắc ngớ ngẩn đó được một cái gì đó công nhận, ừ thì ít ra cũng chỉ là một guitarist tầm cỡ thế giới thôi , hay là tham gia Stuttgart Festival tháng 7 năm 95 để kỷ niệm thằng cha Hendrix rock rek gì đó, hay làm việc với mấy jazzman kiểu mac laughlin, stockhauson hoặc được cai Jazzwise Magazine lạ hoắc nào đó bình chọn số 1 năm 2002... đó là ngắn hơi, là rồi sẽ tàn thôi... thì chẹp chẹp... những gì mà người ta dạy trong các trường nghệ thuật là phải luôn có cái tôi, có bản sắc dân tộc, phải sáng tác trên âm hưởng dân gian sẽ biết làm gì đây nhỉ. Nói vui với bạn, về kỹ thuật và ngón đàn của Nguyên Lê nếu đứng ở giữa New Orland mà gọi thì 10 phút có ngay chục thằng tỉa guitar đảm bảo Nguyên Lê chạy mất dép - thậm xưng chút xíu , ko tìm tòi, sáng tạo để đưa âm nhạc dân gian VN vào tác phẩm của mình thì chúng ta ko phải phí lời nói về Nguyên Lê như vậy. Ừ thì bọn nước ngoài nó ngu, mấy cái âm nhạc đó đến VN mà xem đầy ra, tội gì mà nghe 1 con hát tiếng Việt chưa rành, hò khoan ko ra hò khoan, ví dặm chẳng ra ví dặm... làm gì. Thưa bạn đúng là khí nhạc hay thanh nhạc cũng phải có cái gọi là truyền thống trong đó đấy ạ. Quan trọng là áp dụng điều đó ntn. Và việc Nguyên Lê giới thiệu đc âm nhạc VN đến với thế giới qua thể loại jazz cũng chả phải tầm thường đối với tôi, nếu như ko muôn nói rằng nước VN này chẳng có ai sử dụng nhạc jazz mà được thế giới biết đến cả.
    Với cái ví dụ về Norah Jones, Lavigne hay Branch tôi mới thấy bạn chẳng có 1 chút gì hiểu về vấn đề bạn đang nói cả. Tự sáng tác, đồng sáng tác thì có liên quan gì đến việc sử dụng âm nhạc dân gian vào tác phẩm, hay bạn nghĩ âm nhạc dân gian chỉ VN chỉ bao gồm trống cơm, lý con sáo, lý ngựa ô...Đĩa nào có chất lượng cao hơn, âm nhạc bây giờ hay khi Norah đoat 8 grammy nghiêng về âm nhạc thương mại, sức tiêu thụ trên thị trường bạn à. Và sự vĩ đại của âm nhạc ko chỉ nằm ở doanh thu, số lượng đĩa, sự thông dụng dễ nghe hiện thời, nó khác điều bạn đang hiểu nhiều lắm
    Thứ ba : Giới trong nghề, cũng guitar, cũng đang nổi, cũng từng đi Pháp học là Lê Minh Sơn đã nói với mình rằng anh rất yêu nhạc jazz, và cái cách anh đã làm và sẽ làm chịu nhiều ảnh hưởng của Nguyên Lê. Mình ko đem LMS ra làm 1 hình mẫu gì cả nhưng nói chung anh ta co thể được xếp vào đội ngũ hoạt động âm nhạc nghiêm túc đc chứ. Còn những " băng nhóm " mà bạn nói thì thôi, nó chẳng có chút xíu gì liên quan đến vđề chúng ta đang tranh luận hết, mình cũng biết về họ, nhiều hơn là bạn tưởng đó.
    Nếu trong nghệ thuật người ta dùng "bùa fép'''''''' thì chỉ được vài lần thôi, làm sao mà hù doạ thiên hạ mãi được, mình ko hiểu bạn hiểu câu nói này ntn, theo ý bạn ông Hoài Sa kia nói hù doạ là có ý gì. Vậy các tượng đài về hội hoạ, điêu khắc, thơ ca, âm nhạc văn hoc... nghệ thuật nói chung hàng trăm năm qua có " hù doạ " được cả thế giới bây giờ ko vậy
    Bạn khuyên mình nghe nhạc bằng đôi tai của mình, mình luôn làm thế và sẽ và sẽ luôn làm như thế, mình khuyên bạn rằng đừng đưa cái yêu ghét cá nhân mà bình luận 1 cách phiến diện như thế. Thời gian trả lời tất cả, đúng thôi, thời gian Nguyên Lê bắt đầu bước vào âm nhạc chuyên nghiệp cho đến bây giờ anh khẳng định được tên tuổi vào khoảng 20 năm - hơn tuổi tôi chút xíu, đủ để tôi ko thể đưa ra những ý kiến hồ đồ như vậy.
    Cuối cùng, mặc dù Nguyên Lê ko phải là the best đối với tôi, tôi thích phong cách âm nhạc đó ở mức độ vừa phải nhưng tôi ko có 1 cái đầu nô lệ. Ít ra từ lúc tôi nghe Nguyên Lê và 1 vài nghệ sỹ khác có cùng phong cách, tôi có hứng thú tìm hiểu kỹ hơn về âm nhạc dân gian. Bạn mới chính là người có đầu óc bị bó buộc, bởi chính những định kiến về hay và ko hay của bạn.
    @sis : Tao ra viện hôm nay, vết mổ ngon rồi
    Tao nói sai chổ nào thế ku Mày xem mấy cha đó có luôn luôn sử dụng âm nhạc dân gian đất nước và cộng với cái tôi của bản thân để sáng tác ra những tác phẩm như vậy ko, mày có thấy là ÂNDG rất đc đề cao ko, tất nhiên là có bài này bài khác, ko phải tất cả. Tao cũng ko dám bình luận sâu xa thế làm gì, tao đang nói về jazz thôi, và chính ở jazz thì Nguyên Lê đưa đc ÂNDG vào và đc công nhận. Có thể ở VN có người nghe, ko nghe, có người thích, ko thích, nevermind tao chẳng đi vận động bao giờ cả. Cái mà mày nghe và gọi jazz Việt đó thực chất là bởi Minh sax, hay anh Duck, Tuấn trình... thể hiện nửa mùa thôi, cũng khó áp dụng vào lắm, nhân lực, kiến thức trình độ làm ra đc như Nguyên Lê thì bây giờ ko làm đc ku ạ.
    Còn làm như " mọi nước người ta vẫn làm " thì VN ko làm đc đâu bởi vì đơn giản người ta cũng hết làm đc rồi, biến dạng ra rất nhiều thể loại, thời kỳ này, jazz thoái trào mất rùi chả có đại diện nào tiêu biểu, xuất sắc như xưa nữa. Thôi thì thích gì thì theo cái đó thôi ku ơi
    Được gemini_mouse sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 09/06/2006

Chia sẻ trang này