1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên lý đo áp suất khí trong turbine nhà máy nhiệt điện...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Ute, 07/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ute

    Ute Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý đo áp suất khí trong turbine nhà máy nhiệt điện...

    Em muốn tìm tài liệu về nguyên lý đo áp suất khí trong turbine khí nhà máy nhiệt điện nhưng tìm mãi mà không được. Xin các bác chỉ em với !
    Em cảm ơn nhiều !
  2. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO A.Levant57 và Ute!
    Anh Thanh giúp Ute tài liệu về nguyên lý đo áp suất khí trong turbine khí nhà máy nhiệt điện nha!. (qua sự kiện SURGE trên Turbofan ... tui xin bó tay đó nha)
    Mến!
  3. hoangtronghaivnm

    hoangtronghaivnm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Bạn có ở HN không? Nếu có thì đến Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh ở BK xin gặp thầy Đinh Nguyên Bính mà xin tài liệu (thầy rất nhiệt tình). Tiếc là tôi thất lạc hết tài liệu rồi nên không giúp bạn được. Chúc may mắn!
  4. Ute

    Ute Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Em cam on bac lan0303 va bac hoangtronghaivnm nhieu.
    Em dang o Saigon nen ko the ra HN duoc.
    Bac nao biet xin chi cho em voi, neu duoc xin nho cac bac send cho em qua e.mail: thanhnba@yaho.com voi, em chan thanh cam on !
  5. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    TO Ute!
    Câu hỏi nầy hay đến xuất thần luôn! về cơ bản người ta dùng thiết bị tự động để điều khiển động cơ cháy tối ưu theo phụ tãi, tuyệt đối không gây ra SURGE máy nén khí, modun đó có thể kết nối mạng, phát triển lên SCADA, cụ thể thì do hảng sản xuất thiết kế.
    Chú ý trên Turbojet, Turbofan, ... người ta cũng dùng máy tính công nghiệp điều khiển. (BOX mình không phải là Turbojet mà cũng bị SURGE bùm một cái mất hết lực đẩy, mai là không vỡ vụng ra, Híc! buồn quá!)
    Em cần có gấp lắm không? bộ tính đi đâu sau?
    HiHi! đúng là đã đến lúc phải trả nợ Ute về SCADA rồi đó nha!
    Mến!
  6. Ute

    Ute Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    ==================
    Em cảm ơn bác lan0303 nhiều ạ,
    Em chỉ muốn tìm hiểu nguyên lý thôi ạh, em ko hiểu cách người ta đo và khống chế áp suất khí ở trong turbine nhiệt điện như thế nào thôi ạh.
  7. hoangtronghaivnm

    hoangtronghaivnm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ post từng phần về tuabin khí cho mọi người tham khảo, tuy nhiên phải có một số kiến thức chút xíu về tuabin nói chung:
    Những phần tử chính: Máy nén, buồng đốt, tuabin khí và trao đổi nhiệt.
    I. Máy nén.
    Dùng để nén môi chất làm việc (thường là không khí) và nhiên liệu khí. Máy nén có thể tích tổn thất khoảng 3% thể tích của môi chất làm việc nên chỉ có thể là máy nén piston hay máy nén ly tâm có số vòng quay rất lớn.
    1. Máy nén ly tâm.
    Người ta thường dùng máy nén ly tâm với góc ra là 90 độ, độ phản lực là 0.5. Tiếc là không post được ảnh.
    Ưu điểm là cấu trúc đơn giản và nhẹ, nhược điểm là diện tích phía trước lớn, rotor gia công đắt và công suất giới hạn của máy nén nhỏ.
    Công suất của MN có thể lên tới 300-400MW
    2. Máy nén dọc trục.
    Nguyên lý: Dựa vào sự biến đổi động năng thành áp suất hoặc trong dãy cánh tĩnh hoặc trong dãy cánh động hoặc cả hai. Trong đó, ở dãy cánh động, năng lượng toàn phần tăng lên nhờ cơ công của rotor, độ nén của mỗi tầng cánh nhỏ hơn so với độ nén các máy nén ly tâm --> phải dùng máy nhiều tầng.
    Ưu điểm là công suất lớn, hiệu suất cao, đặc biệt là có diện tích mặt trước nhỏ nên lực cản phía trước và theo hướng ra của dòng nhỏ. Nhược điểm là quá đắt, trọng lượng tương đối lớn.
    3. Đặc tính và đặc tuyến
    Đặc tính là quan hệ hàm số của: tỉ số nén, hiệu suất nén - và - lưu lượng nén, trạng thái vào cửa của môi chất.
    Đặc tuyến là sự thể hiện quan hệ đó trên đồ thị với những điều kiện cho trước.
    II. Buồng đốt (còn tiếp)...

Chia sẻ trang này