1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên lý lấy IP của máy tính trong mạng Lan đã set IP tĩnh

Chủ đề trong 'Hỏi đáp Tin học' bởi zyxel2012010, 28/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zyxel2012010

    zyxel2012010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý lấy IP của máy tính trong mạng Lan đã set IP tĩnh

    Tôi muốn biết khi DHCP cấp IP động cho máy thì nó xảy ra như thế nào với mạng Lan đã set IP tĩnh trước đó.
    VD: Máy A có IP tĩnh là 6 bật lên trước, sau đó máy B có IP động bật lên sau, thì nó sẽ có IP là 2 hay 7 (các máy có IP tĩnh là 2,3,4,5,7 đang tắt).
    Ai biết chỉ giúp tôi nha, thanks!
  2. nguoi_lang_thang

    nguoi_lang_thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    3.127
    Đã được thích:
    1
    ví dụ cấu hình cho phép cấp từ 192.168.0.3 đến 192.168.0.24
    có 1 thằng tĩnh là 192.168.0.5
    thì nó cứ từ thấp lên cao
    thằng tiếp là 192.168.0.4
  3. anhminhk42

    anhminhk42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1
    Chắc chắn không phải như vậy. Địa chỉ IP được cấp dựa trên địa chỉ Mac của card mạng chứ không tuân theo thứ tự cao thấp gì cả.
    Với 1 mạng Lan mà bác muốn đặt IP tĩnh, động lẫn lộn mà ko đụng hàng thì bác phải chừa riêng 1 dải dành cho IP tĩnh, 1 dải dành cho IP động.
  4. zyxel2012010

    zyxel2012010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn tìm hiểu nguyên lý cấp phát IP cho máy chứ không có ý định set IP cả tĩnh lẫn động, vì thế nên giải thích của bồ vẫn khó hiểu thật?
  5. anhminhk42

    anhminhk42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1
    Nguyên lý mình nói rồi đó thôi, nó căn cứ vào địa chỉ MAC của card mạng từng máy mà cấp IP do đó sẽ đảm bảo không thằng nào đụng thằng nào vì không maý nào có địa chỉ MAC trùng nhau.
    Như ví dụ của bác, giả sử bác cố tình đặt IP tĩnh cho vài máy trước đó thì khả năng bị đụng hàng là có thể xảy ra. Khi đó ở cả 2 máy sẽ hiện thông báo lỗi trùng địa chỉ IP.
    Thông thường quản trị mạng phải cấu hình router để phân cách từng dải riêng ra. Ví dụ : từ 192.168.1 đến 25 dành chi IP tĩnh. từ 25 trở đi là cấp phát tự động.
  6. hdoraemonk

    hdoraemonk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    4.180
    Đã được thích:
    0
    Không rõ sau khi một máy cố tình set tĩnh trùng ip một máy khác thì DHCP có tự động set cho máy bị trùng một IP khác không nhỉ?
    Trong trường hợp dải IP đó vừa đủ số máy, nó có tự động lấy ip đã set cho máy cố tình set ip của máy kia thì set cho thằng này không
  7. nguoi_lang_thang

    nguoi_lang_thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    3.127
    Đã được thích:
    1
    @anhminhk42 : thank bác - đúng là em sai rồi
  8. esc_force

    esc_force Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2007
    Bài viết:
    2.835
    Đã được thích:
    0
    Bác này hỏi ở lắm diễn đàn thế, nhưng cái phần mà bác quan tâm chắc là đây.... Bác cứ nắm rõ nguyên lý DORA là ok.
    DORA: 4 gói tin
    D: DISCOVER
    O: OFFER
    R: REQUEST
    A: ACK
    (tôi cọp trên mạng)---------------------------
    Vậy quá trình xin và cấp IP sẽ diễn ra như thế nào?, việc hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc xác định một lỗi của một mạng máy tính có sử dụng DHCP server, cũng như cho các bạn muốn thi 70-216 (MCSA) tham khảo thêm.
    DHCP qua 4 bước để cấp thông tin của IP address cho DHCP client
    1. IP lease request
    2. IP lease offer
    3. IP lease selection
    4. IP lease acknowledgement
    Có thể tóm tắt quá trình này như sau:
    IP Lease Request
    Đầu tiên, client sẽ broadcast một message tên là DHCPDISCOVER, vì client lúc này chưa có địa chỉ IP cho nên nó sẽ dùng một địa chỉ source(nguồn) là 0.0.0.0 và cũng vì client không biết địa chỉ của DHCP server nên nó sẽ gửi đến một địa chỉ broadcast là 255.255.255.255. Lúc này gói tin DHCPDISCOVER này sẽ broadcast lên toàn mạng. Gói tin này cũng chứa một địa chỉ MAC (Media Access Control) (là địa chỉ mà mỗi một network adapter (card mạng) sẽ được nhà sản xuất cấp cho và là mã số để phân biệt các card mạng với nhau ví dụ để biết card mạng của mình có MAC address là gì, bạn vào run --> đánh command --> ipconfig /all --> sẽ hiện ra một đoạn text gồm các thông tin khác nhau về IP, DNS, default gateway... và trên máy của tôi có Physical Address (MAC address) là: 00-C0-26-57-39-A8) và đồng thời nó cũng chứa computer name của máy client để DHCP server có thể biết được client nào đã gởi yêu cầu đến.
    IP Lease Offer
    Nếu có một DHCP hợp lệ (nghĩa là nó có thể cấp địa chỉ IP cho một client) nhận được gói tin DHCPDISCOVER của client thì nó sẽ trả lời lại bằng một gói tin DHCPOFFER, gói tin này đi kèm theo những thông tin sau:
    + MAC address của client
    + Một IP address cấp cho (offer IP address)
    + Một subnet mask
    + Thời gian thuê (mặc định là 8 ngày)
    + Địa chỉ IP của DHCP cấp IP cho client này
    Lúc này DHCP server sẽ được giữ lại một IP đã offer (cấp) cho client để nó không cấp cho DHCP client nào khác.
    DHCP client chờ một vài giây cho một offer, nếu nó không nhận một offer nó sẽ rebroadcast (broadcast gói DHCPDISCOVER) trong khoảng thời gian là 2-, 4-, 8- và 16- giây, bao gồm một khoảng thời gian ngẫu nhiên từ 0 - 1000 mili giây.
    Nếu DHCP client không nhận một offer sau 4 lần yêu cầu, nó sử dụng một địa chỉ IP trong khoảng 169.254.0.1 đến 169.254.255.254 với subnet mask là 255.255.0.0. Nó sẽ sử dụng trong một số trong khoảng IP đó và việc đó sẽ giúp các DHCP client trong một mạng không có DHCP server thấy nhau. DHCP client tiếp tục cố gắng tìm kiếm một DHCP server sau mỗi 5 phút.
    IP Lease Selection
    DHCP client đã nhận được gói tin DHCPOFFER thì nó sẽ phản hồi broadcast lại một gói DHCPREQUEST để chấp nhận cái offer đó. DHCPREQUEST bao gồm thông tin về DHCP server cấp địa chỉ cho nó. Sau đó, tấc cả DHCP server khác sẽ rút lại các offer (trường hợp này là trong mạng có nhiều hơn 1 DHCP server) và sẽ giữ lại IP address cho các yêu cầu xin IP address khác.
    IP Lease Acknowledgement
    DHCP server nhận được DHCPREQUEST sẽ gởi trả lại DHCP client một DHCPACK để cho biết là đã chấp nhận cho DHCP client đó thuê IP address đó. Gói tin này bao gồm địa chỉ IP và các thông tin cấu hình khác (DNS server, WINS server... ). Khi DHCP client nhận được DHCPACK thì cũng có nghĩa là kết thúc quá trình "tìm kiếm và xin sỏ" của mình.
    (Tấc cả việc trao đổi thông tin giữa một DHCP server và DHCP client sẽ sử dụng UDP port là 67 và 68 (User Datagram Protocol). Một vài switch sẽ không cho phép các gói tin trao đổi theo kiểu broadcast đi qua, cho nên bạn cần phải config những switch này để được broadcast qua những port này)
    __________________
  9. anhminhk42

    anhminhk42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1
    Mình đã thử rồi. Giả sử máy mình đặt IP động và được DHCP set địa chỉ 192.168.1.13. Một máy nào khác cố tình đặt IP tĩnh trùng với IP của mình là hỏng hết hàng họ. Cả 2 máy sẽ bị báo lỗi trùng IP. Khi đó rất mệt để tìm ra thủ phạm đã làm trùng IP của mình.
  10. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Trường hợp khi một máy đang chạy , sử dụng một IP động rồi mà bạn lại set tĩnh chính IP đó cho một máy khác thì mới xảy ra đụng hàng , khi đó sẽ có báo lỗi , còn khi bạn đã set tĩnh một ip cho một máy rồi thì DHCP sẽ không cấp IP đó cho các máy khác . trường hợp bạn muốn DHCP rành riêng một dải ip để cấp cho một số đối tượng nào đó ( IP Private ) thì vẫn là cấp động , nhưng DHCP sẽ luôn cấp một IP đó cho chỉ một máy đó mà thôi .

Chia sẻ trang này