1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[ Nguyễn Minh Hiển ] Bốn cách phản ứng dưới chế độ áp bức

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi ChimEnMuaDong, 31/08/2014.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    [ Nguyễn Minh Hiển ] Bốn cách phản ứng dưới chế độ áp bức
    MAY 2

    Posted by Nguyễn Minh Hiển

    Nguồn: the secret message of Jesus by Brian Mclaren

    Notes của mình về bối cảnh chính trị khi mà Giê-su một người thầy Do Thái sinh ra vào thế kỷ thứ nhất.

    Sống dưới ách đô hộ

    + Vào thế kỷ thứ nhất, hoàng đế Ceasar thống trị Đế chế La Mã hùng mạnh. Trong lịch sử, chúng ta biết là Ceasar là vị vua đi chinh phục các quốc gia khác bằng sức mạnh quân sự kinh khủng. Đế chế La Mã là đế chế của quyền lực. Ceasar tự coi mình là Thiên tử, Con trời hay Son of God. Hình ảnh của Chúa hiện ra là hình ảnh của quyền lực thống trị.

    Lời khắc trên bia đá ghi là “Divine Augustus Caesar, son of god, imperator of land and sea, the benefactor and savior of the whole world, has brought you peace”

    Câu chuyện của Caesar cũng tương tự như vua Mông Cổ hay vua Trung Quốc hay vua Việt Nam tự coi mình là Thiên tử, tức là Con trời, Son of God, có mọi quyền lực và đem đến quốc thái dân an cho toàn dân.

    + Dân Do Thái từ năm 586 trước Công Nguyên đã luôn luôn bị sống dưới ách đô hộ của những đế chế như Assysian, Babylon, Medo Persian, Hy Lạp và Rôma. Câu chuyện này tương tự như Việt Nam chịu ách đô hộ của Trung Quốc, Pháp và Mỹ.

    Dân Do Thái bực bội

    Dân Do Thái vào thế kỷ thứ nhất cảm thấy bực bội và căm phẫn đối với giặc ngoại xâm, giống hệt như cách những người Palestine cảm thấy ngày hôm nay về chuyện dân Do Thái sống ở Israel vốn là đất đai của Palestine. Hay như chuyện dân Việt Nam cảm thấy về Tàu cướp đảo Trường Sa Hoàng Sa hay xây dựng những vùng đặc thù kinh tế trên đất Việt.

    Đất nước là của họ bị ngoại xâm đô hộ.

    Tệ hơn nữa, họ căm ghét chuyện những người vô đạo như lũ người La Mã lại thống trị một dân tộc tin tưởng vào một vị Chúa có thật và hằng sống, tin vào lẽ phải ở đời.

    Tại sao cái đám người với thứ tôn giáo vớ vẩn như uống rượu ăn thịt lợn lại thống trị một đám người có thứ tôn giáo thật như Do Thái? Nhất là khi những vị hoàng đế như Ceasar tự nhận là son of God, thiên tử con trời?

    Làm sao chúng ta có thể để yên cho bất công này xảy ra được? Đám Do Thái đặt câu hỏi như vậy.

    Phản ứng của những người sống dưới chế độ “áp bức”

    Câu hỏi trên đưa ra một số câu trả lời khác nhau. Có 4 nhóm người Do Thái điển hình:

    + Nhóm bạo động khủng bố hay nhóm người Zealots – tức là những nhóm này cho rằng lý do họ bị áp bức là do họ thụ động và cư xử hèn nhát. Họ cho rằng họ cần can đảm lên và vùng lên. Chúa sẽ cho họ chiến thắng. Xin tý tiết ở cổ của mấy người La Mã, và nêu có niềm tin, Chúa sẽ cho họ quyền lực để chiến thắng.

    Thời nay nhóm người này có thể là những nhóm “chống đối” như các nhóm hoạt động dân chủ. Hay nhóm những phần tử hồi giáo cực đoan.

    + Nhóm “hợp tác” với ngoại xâm, đây là nhóm theo vị vua Do Thái bù nhìn tên là Herod dưới ách cai trị của La Mã – Nhóm này nghĩ cách tiếp cận của những người Zealots là sai và ngu xuẩn.

    “Bọn khủng bố kia, chúng mày ngu lắm. La Mã rất hùng mạnh. Nổi dậy tức là tự tử. Chống lại không ăn thua. Các bạn sẽ bị nghiền nát. Chúng tôi sẽ làm tốt nhất có thể từ tình huống này bằng cách hợp tác với bọn La Mã. Đó là cách an toàn”

    Nhóm này ở thời hiện đại là các chairman ở các vị trí, các quan, các lãnh đạo. Hòa bình với Trung Quốc thôi chứ thật ra trong lòng cũng có cái bực. Nhóm này thiên về kiến tạo hòa bình, tránh xung đột tư tưởng.

    + Nhóm sống ngoài sa mạc: Nhóm người Essenes nghĩ rằng nhóm khủng bố và nhóm “hòa bình” và nhóm “hợp tác” đều là bọn chưa được “khai sáng”. Họ nghĩ rằng cách duy nhất đề làm hài lòng Chúa là bỏ chạy ra khỏi hệ thống tôn giáo và chính trị thối nát và tạo ra một xã hội khác thay thế khác ở ngoài sa mạc.

    Nhóm những người sống ngoài sa mạc thời nay là những người theo chủ nghĩa hippies, sống riêng theo ý h,ọ và chạy ra ngoài cái văn hóa thối nát của xã hội hiện thời. Ở Mỹ những năm 1960s khi chính phủ nối nát, rất nhiều thanh niên bỏ đi hippie. Nhóm những người đi theo sở thích riêng như chơi cờ, bỏ đi phượt… cũng có thế coi như ở nhóm này.

    Xã hội thối quá cứu không nổi, thôi thì trốn vào những sở thích riêng còn vớt vát được tý “tự do”. Không làm hại ai là được. Tôi sống theo kiểu của tôi.

    + Nhóm thứ tư là nhóm các “thầy tôn giáo”, những người Pharisees, lại nghĩ khác. Chúa sẽ cứu chúng ta nếu chúng ta trong sạch hơn. Nếu chúng ta tuân thủ theo Kinh Thánh, Chúa sẽ giải phóng cho chúng ta. Có quá nhiều tội lỗi xung quanh và không đủ sự hiếu đạo.

    Nếu có những người sống tử tế như chúng ta và ít kẻ tội lỗi trong chúng ta – ít hơn những gái mại dâm, ít hơn bọn uống rượu say xỉn, ít hơn bọn “hợp tác” với La Mã, thì Chúa sẽ giải cứu chúng ta khỏi ách nô lệ bởi La Mã.

    Những nhóm ngừời này tranh cãi, hành động lúc thì phối hợp lúc thì đấu đá nhau.

    Giữa bối cảnh đó Giê-su xuất hiện và có cách tiếp cận khác. Hình ảnh của Chúa hiện ra là hình ảnh của Tình yêu.

    Hiển

Chia sẻ trang này