1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Mộng Giác - Nỗi băn khoăn của Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi PhamDao, 25/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Nhưng sau những vui mừng đột khởi ban đầu, một hai tháng hay một hai năm sau, phải có những hoài nghi nhân bản: Tại sao 128 tên địch bỏ xác tại trận mà quân bạn chỉ tịch thu được có 3 vũ khí? Chính câu hỏi này đã đưa đến vụ án thời danh Calley. Đoàn Dự và Tiêu Phong khi nghe Trí Quang đại sư kể chuyện, cũng có những hoài nghi tương tự. Tiêu Phong thầm hỏi: Đại sư vừa nói bọn võ sĩ Khất Đan này tất được tuyển chọn rất kỹ mà sao chỉ trong khoảnh khắc, chúng đã bị giết hết. Đó là những băn khoăn xuất phát từ lòng nhân đạo, đòi phân biệt người dân vô tội chịu đựng lịch sử và kẻ chiến đấu. Bên kia Nhạn môn quan, chưa phải là vùng oanh kích tự do, nên cả hai con người chí tình Đoàn Dự và Tiêu Phong đều tỏ vẻ hoài nghi, trong lúc quần hào vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
    Tuy nhiên sự thức tỉnh chỉ mới bắt đầu, nên Tiêu Phong chưa dám có thái độ nào. Ông vẫn im lặng, nghe Trí Quang đại sư kể tiếp:
    Chúng tôi đành ỷ bên mình đông người xúm lại uy hiếp, sáu bảy người nhảy xô lại tấn công gã đàn ông và bốn năm người xúm lại đánh thiếu phụ, Không ngờ thiếu phụ này chẳng biết chút võ nghệ nào. Vừa bị chém một đao, cánh tay nàng đã đứt lìa mình. Thiếu phụ bồng con té nhào xuống đất. Một người khác bồi thêm phát nữa hớt mất nửa đầu nàng. Gã đàn ông tuy võ nghệ cao cường nhưng bị bảy tám cao thủ vây đánh thì còn tài nào có thể rảnh tay giải cứu cho vợ con. Mấy chiêu đầu gã chỉ dùng thủ pháp kỳ dị cướp lấy vũ khí chúng tôi, chứ không chém giết ai. Nhưng khi thấy vợ con bị giết rồi thì mắt gã đỏ ngầu, vẻ mặt hung dữ trông mà phát khiếp. Gã người Liêu tưởng đã giết hết bọn cường địch liền chạy lại bên thi thể vợ, ôm lấy thây nàng khóc rống lên, tiếng khóc cực kỳ bi thảm. Tôi nghe tiếng khóc không khỏi mủi lòng. Thì ra tên Liêu cẩu này ác như quỷ, dữ như dã thú mà hãy còn nhân tính. giọng khóc bi ai của gã tưởng chẳng kém gì người Hán chúng ta.
    (trang 141 quyển 1)
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  2. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra chính Trí Quang đại sư cũng thức tinh như Tiêu Phong, Đoàn Dự. Đại sư hơi có chút kinh ngạc, thú nhận tiếng khóc Khất Đan không khác mấy với tiếng khóc Đại Tống.
    Triệu Thiền Tôn, một cao thủ cũng tham dự vào trận phục kích ấy nói:
    - Loài dã thú còn có thâm tình giữa cha con vợ chồng vị tất nó đã thua loài người. Thế thì người Khất Đan cũng là người, người Hán cũng là người, sao nó lại không thương xót bằng người Hán?
    Mọi người nghe Triệu Thiền Tôn nói đều là ó phản đối, Triệu Thiền Tôn chỉ cười nhạt không đáp. Nụ cười khinh miệt ấy khai ngộ cho Tiêu Phong, con người bị xâu xé giữa cuộc phân tranh khốc liệt về chủng tộc. Không một chút do dự ông tự vạch cho mình một lý tưởng: cố gắng xoá bỏ hận thù giữa các quốc gia chủng tộc, nhìn con người không qua lòng tự ái tự tôn tích luỹ lâu đời do âm mưu chính trị, mà qua tình thương giữa người với người.
    Con người ra đời với đôi má hây hây bụ bẫm, và đôi mắt trong sáng đen nháy, lớn lên trong tiếng nô đùa hồn nhiên, vào đời hệ luỵ với tình cha mẹ tình vợ chồng, tình tương thân hàng xóm láng giềng, tình quê hương quyến luyến, từ một cổng làng một bụi tre, một hòn đá bên đường, một cây đa cỗi, con người nguyên vẹn niềm vui và nỗi buồn, dù phút vui phù phiếm mà buồn da diếtm vẫn được quyền sống nốt cho hết khoảng thời gian thiên phú. Sự thực phân tranh cùng với bản tính chân thực chí tình đã giúp Tiêu Phong ngộ đạo, Từ Tự Giác, ông bắt đầu Giác Tha.

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Tiếng gầm của con hùng sư
    Không phải bằng những bài kệ. Không phải bằng những câu quát tháo phẫn nộ nơi cửa miệng các vị thiền sư. Là một cao thủ võ lâm, Tiêu Phong có một lối khai ngộ riêng của con nhà võ. Những vấ nạn khai ngộ của ông liên quan đến võ học, đã thức tỉnh từ một vị tăng Thiếu Lâm cho đến đám đông kiếm khách.

    Có thể có nhiều lối khai ngộ khác. Như bài kệ Trí Quang đại sư viết cho Tiêu Phong trước khi viên tịch:

    Chúng sinh đều một cuộc
    Vạn vật thế bình quân
    Thánh hiền hay súc loại
    Thảy tới chỗ đồng nhân
    Khất Đan với Hán nhân
    Bất luận giả hay chân
    Ân oán cũng vinh nhục
    Không hơn đống bụi trần

    Đã thức tỉnh đầu óc những kẻ mang nặng thành kiến oán thù, khiếp sợ cái thế chông chênh ở Nhạn môn quan.

    Nhưng Tiêu Phong chọn một lối khai ngộ thích hợp với đối tượng: khai ngộ bằng võ học. Điều đó không có gì ngạc nhiên, vì triết lý của sự sống không hạn hẹp trong các suy niệm nghiêm túc về vũ trụ, nhân sinh, mà bàng bạc trong lời chim sơm, nụ cười trẻ thơ, trăng tròn rồi khuyết, bèo hợp rồi tan. Vậy thì tại sao lại không có thể tìm thấy một lẽ sống, một hướng đi trong cách sử một chiêu kiếm, vung một đường quyền, luyện một nội lực. Lấy võ để khai ngộ là đã vượt qua được cái chấp đầu tiên: trọng lý thuyết và các suy niệm thuần lý, xem nhẹ sinh hoạt bình thường của thực tại. Nhờ vậy, cách giác tha của Tiêu Phong đã thức dậy niềm băn khoăn trong mọi người, khiến họ xao xuyến bàng hoàng, đặt ngược vấn đề, tra hỏi về những điều lâu nay tưởng là chân lý vĩnh cửu.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  4. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Con hùng sư giữa đám quân hùng đã dùng tiếng gầm của võ công để giác tha. Trước hết, ông thức tinhe tăm tối cho một kẻ tưởng đã xoá hết hình sắc, ý thức vô thường: nhà sư Huyền Tịch. 
    ?oLúc này, đôi bên cùng sử dụng toàn Thái tổ trường quyền, ngoài việc so bì các võ công cao thấp, không còn chỗ nào để nhiếc móc nhau nữa. Huyền Tịch thấy Huyền Nạn chỉ trong chớp mắt là nguy hiểm đến tính mệnh, không nói nữa, phóng véo một chỉ ra, điểm huyệt tuyệt kỹ này của phái Thiếu Lâm gọi là Thiên Trúc Phật Chỉ. Tiêu Phong thấy Huyền Tịch phóng chỉ điểm ra, vừa nghe tiếng vù vù rất nhỏ nhẹ, đã nói ngay:
    - Lâu nay tôi vẫn ngưỡng mộ ngón Thiên Trúc Phật Chỉ quả nhiên lợi hại. Nhưng ngón này là võ công của người Hồ bên Thiên Trúc mà đại sư đem ra để đấu với huyền phát chính tông của đức Thái Tổ bản triều, thì dù đại sư có thắng được tôi, há chẳng mang tiếng là kẻ thông thiên bán nước, làm nhục cho bản triều ư?    
    Huyền Tịch vừa nghe, bất giác rùng mình. 
    Hôm nay quần hùng sở dĩ đến đây vay đánh Tiêu Phong vì ông là giòng giống rợ Hồ nước Khất Đan. những môn phái võ Thiếu Lâm được truyền vào Trung Quốc từ lâu. Các môn phái ở Trung nguyên chẳng nhiều thì ít đều có liên quan
    đến những môn võ của phái Thiếu Lâm. Mọi người cơ hồ quên lãng mối liên quan giữa người Hồ và phái này. 
    Quần hùng nghe Tiêu Phong nói, ai nấy trong lòng rung động, vì trong các vị anh hùng ở đây, có nhiều nhân vật kiến thức rất rộng, không khỏi nghĩ thầm: Bọn ta đã kính cẩn Đạt Ma Lão Tổ như một vị thần minh mà sao lại căm hận người Khất Đan đến xương tuỷ? Cả người Khất Đan cho chí người Thiên Trúc đều là nói giống rợ Hồ chứ đâu có cùng chủng tộc với mình? Xét cho cùng thì hai giống người này khác nhau xa: người Thiên Trúc trước nay không tàn sát đồng bào Trung quốc, còn người Khất Đan thì tàn ác vô cùng. 
    Như vậy thì không phải cứ thấy người Hồ là giết, mà bên trong còn phân biệt kẻ thiện người ác. Thế thì giòng giống Khất Đan không có ai là người tốt ư?
     
    (trang 151, 152 quyển 2)
    Chong đèn khuya đọc Kim Dung Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh Tiểu Siêu về nước một mình Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...

    Được PhamDao sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 23/04/2003
  5. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Tiêu Phong lấy ngay cái eo hẹp của lượng người để làm vấn nạn. Người Hán có mặc cảm tự tôn của người Hán, hãnh diện với Thái Tổ trường quyền do vị vua sáng lập ra nhà Tống sáng chế. Từ đó, quần hùng Trung nguyên xem thường bọn tây hồ, bắc địch, nam man, đông di. Bây giờ, trong lúc nguy nan, nhà sư nặng lòng dân tộc mà quên đạo pháp lại đem võ công của người Hồ ra tranh đấu với võ công bản triều, không chú ý đến sự nghịch lý trớ trêu của hành động. Nếu vì muốn thắng Hồ mà phải sử dụng võ công của rợ Hồ, thì làm sao phân biệt được phải trái, đen trắng?
    Huyền Tịch bất giác rùng mình vì Tiêu Phong đã chứng tỏ cho đại sư thấy sự mê lầm, và hơn thế nữa, đánh đúng được niềm băn khoăn bấy lâu Huyền Tịch chưa tìm ra lối thoát: Làm sao giải quyết được mâu thuẫn quyền lợi dân tộc và đáo pháp? Nếu tu sĩ phải đứng trước một hoàn cảnh trớ trêu, một bên là sự tồn vong tối thượng của quốc gia một bên là lý tưởng tôn giáo, thì tu sĩ phải dung hoà thế nào giữa đạo và đời? Huền Tịch trước hết tự nhận là một đại sư xem tất cả không hơn đống bụi trần hay trước hết là một công dân Đại Tống? Nếu vì quyền lợi của Đại Tống mà mê lầm, Huyền Tịch có quyền tiếp tục mặc bộ áo sư Việt Nam thời Lý Trần mới có quyết định cởi áo nâu cầm gươm giết giặc, rồi rửa tay gác kiếm, thanh thản trở về dưới cội Bồ đề. Mà cho dù có dứt khoát được như vậy, trên toà sen, Đức Phật cũng khôgn khỏi nhìn nhà sư ái quốc với đôi chút ngậm ngủi, Huyền Tịch bất giác rùng mình, rồi từ đó cập thuyền vào bến giác.

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  6. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Sau đó, Tiêu Phong đặt câu hỏi khai ngộ rõ ràng hơn cho đại sư Huyền Độ:
    ?oĐột nhiên Tiêu Phong hỏi:
    - Huyền Độ đại sư, gia gia tại hạ (chỉ Tiêu Viễn Sơn, người Khất Đan, cha của Tiêu Phong, bấy giờ đang tu ở chùa Thiếu Lâm) ở quí tự có mạnh giỏi không?
    Huyền Độ sửng sốt đáp:
    - Lệnh TÔn đã quy y, vào thanh tu trong hậu viện chùa Thiếu Lâm. Lúc bần tăng đi Nam Kinh, không muốn đến chào lệnh tôn để khỏi bận lòng trần tục.
    Tiêu Phong nói:
    - Tại hạ muốn gặp gia gia để hỏi người một câu.
    Huyền Độ hắn giọng một tiếng chưa nói gì, thì Tiêu Phong lại tiếp:
    - Tại hạ muốn hỏi gia phụ: Nếu Liêu binh đến đánh chùa Thiếu Lâm, thì người xử trí ra sao?
    Huyền Độ đáp ngay:
    - Bần tăng nghĩ rằng dĩ nhiên cư sĩ sẽ giết địch để bảo vệ Phật pháp.
    Tiêu Phong nói:
    - Nhưng gia phụ là người Khất đan, chẳng lẽ lại vì người Hán mà giết người Khất đan ư?
    Huyền Độ trầm ngâm một chút rồi nói:
    - Bang chúa (chỉ Tiêu Phong) quả là người Khất đan mà bỏ chỗ tối để theo chỗ sáng, thật là đáng kính phục.
    Tiêu Phong nói:
    - Đại sư là người Hán thì nghĩ người Hán sáng mà người Khất Đan tối. Tại hạ người Khất đan cũng tưởng Đại Liêu sáng còn Đại Tống tối, Tổ tiên tại hạ bị giống người Yết tàn sát, lại bị người Tiên ti hà hiếp cực kỳ khốn khổ, chạy hết chỗ này đến chỗ khác. Đời nhà Đại Đường, người Hán võ công cực thịnh, đã giết không biết bao nhiêu là dũng sĩ, cướp bao nhiêu là phụ nữ Khất đan. Bây giờ đời Tống, võ công người Hán kém cỏi, nên lại bị người Khất Đan tàn sát. Hai bên thù oán đời đời biết bao giờ mới hết?
    Huyền Độ lẳng lặng một lúc, rồi cất tiếng niệm Phật.
    (trang 337,338 quyển 8)
    nghĩ là bất đầu nhận thức được lẽ sắc không, vượt qua những cố chấp về kỳ thị chủng tộc và tự ái quốc gia. Sự thức tỉnh của một đại sư ngộ đạo đưa tâm hồn người đến chỗ sáng suốt, nên có thể Huyền Độ đại sư lâm râm niệm kinh Kim Cương hay Viên Giác.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  7. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Nếu tất cả đều ngộ tự nhiên thiên hạ sẽ thái bình. Mọi người sẽ thành thật thương yêu nhau, tôn trọng lẽ sống và quyền tự do tối thượng, đề cao nhân phẩm. Khổ nỗi tôn giáo chỉ là cái mộc tự vệ, an ủi của kẻ yếu, khi chưa giải quyết được sự bất công. Khi chưa giải quyết được nguồn nheo nhóc trên địa hạt hữu hình cụ thể, khuynh hướng giải thích siêu hình để con người chấp nhận thực trạng khốn khó gần giống như sự làm ngơ, thoả hiệp. Chính đó là nguyên nhân sự lúng túng thụ động của Thiếu Lâm trước những vấn nạ cấp thiết đòi hỏi một giải pháp cấp thời, nhãn tiền. Nhiều lúc các đại sư lại còn hiện diện cho kẻ khác lấy cớ hành động mê muội. Quần hào Cái Bang truất ngôi bang chúa của Kiều Phong, các đại sư Thiếu Lâm có mặt để đóng vai chủ toạ. Quần hào Trung nguyên tụ họp ở Tụ hiền trang, để xếp đặt kế hoạch tiêu diệt một người chỉ có mỗi cái tội làm người Khất đan, các nhà sư vẫn sẵn sàng tham dự. Với uy tín cao cả môn phái được xem là võ lâm bắc đẩu, nếu các vị sư Thiếu lâm muốn hoà giải giữa hai dân tộc Liêu Tống, muốn ngăn cản một cuộc đổ máu vô ích, muốn giác ngộ kẻ đại ác, muốn bảo vệ công lý, thì hoài bão đó có thể thực hiện được dễ dàng. Ở đây, họ không làm gì hết, chỉ nhìn mọi diến tiến kỳ quặc của đời sống thế tục bằng nhãn quan siêu hình.

    Cho nên Tiêu Phong đã khai ngộ cho các thiền sư, mà sự tranh chấp đố kỵ giữa hai dân tộc láng giềng vẫn không giải quyết được. Những âm mưu tranh bá đồ vương vẫn tiến hành, và tiến hành ngay dưới mái chùa Thiếu Lâm: Mộ dung Bác âm mưu phục hưng cho Đại Yên, Tiêu Viễn Sơn âm mưu thu thập tinh tuý võ học của Trung nguyên cho quyền lợi ưu thắng của Đại Liêu. Chính Mộ Dung Bác hùng hồn chứng minh rằng sở dĩ mình hùng hồn phao vu cho Tiêu Viễn Sơn, chỉ vì muốn gây hiềm khích giữa Liêu Tống. Hái nước giao tranh, họ Mộ Dung mới có thể nhân cơ hội phục hưng nhà Yên.

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  8. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Ngay dưới mái chùa Thiếu Lâm, Mô Dung Bác đề nghị với Tiêu Phong:
    ?oNếu nhà Mộ Dung dựng cờ khởi nghĩa dấy quân vào cướp Sơn Đông, mà được Đại Liêu hưởng ứng, đồng thời mấy nước Thổ phồn, Đại Lý cùng Tây Hạ cũng đứng lên thì năm nước chúng ta chia cắt nhà Đại Tống không phải là chuyện khó. Nước Yên của tại hạ không dám động chạm đến một tấc đất của Đại Liêu. Nếu công cuộc phục hưng thành tựu thì chỉ lấy đất Nam triều. Vụ này rất có lợi cho Đại Liêu, sao Tiêu huynh lại khônh vui lòng cử sự?
    Tiêu Phong nghiêm nghị nói:
    - Mối đại thù giết mẹ đâu có thể đem ra làm chuyện mua bán? Báo được thù thì báo, cha con ta chịu chết nơi đây. Những chuyện tham lam hèn hạ, cha con họ Tiêu này đâu có thể làm được.

    Mộ Dung Bác ngửa mặt lên trời cả cười rồi lớn tiếng nói:
    - Ta thường nghe nói Tiêu Phong đại hiệp là tay anh hùng quán thế kiến thức phi thường. Dè đau bữa nay mới thấy rõ y là kẻ không hiểu đại nghĩa mà chỉ sính cường theo cái dũng của kẻ thất phu. Ha ha, thiệt là đáng tức cười.

    Tiêu Phong biết lão dùng lời nói khích, lạnh lùng nói:
    - Tiêu Phong là anh hùng hào kiệt cũng được mà là phàm phu tục tử cũng được, nhưng không thể để kẻ khác dùng làm cái bung xung cho thoả tâm nguyện của họ.
    Mộ Dung Bác nói:
    - Kẻ ăn lộc vua phải biết trung quân mà đại hiệp lại nghĩ đến tư cừu của cha mẹ, không đem lòng tận trung báo quốc, há chẳng bất nghĩa với Đại Liêu?

    Tiêu Phong tiến lên một bước hiên ngang nói:
    - Người vừa mới nói ngoài biên cương hainước Tống Liêu thù hận giết nhau gây nên thảm trạng. Người đã thấy cảnh người Tống và người Liêu chia lìa vợ con nhà tan người chết rồi chớ gì? Hai nước Tống Liêu bãi cuộc binh đao mấy chục năm xâm lấn Nam triều, rồi sẽ có bao nhiêu người Tống phải phơi thây? Bao nhiêu người Liêu phải uổng mạng?

    Cuộc chiến chính thảm khốc trên thế gian này ai là người nắm chắc được phần thắng? Nhà Đại Tống binhnhiều lương đủ, chỉ cần mấy viên đại tướng hết sức chống cự thì nước Đại Liêu và nước Thổ Phồng có hợp lực chiến đấu mà thắng được cũng phải máu chảy thành sông, thây chất thành núi, để cho họ Mộ Dung nhàngươi thừa cơ phục hưng Yên Quốc. Việc kiến công lập nghiệp cần phải giữ đất yên dân như thế sao?
    (trang225,226 quyển 7)
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  9. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Tiêu Phong nhìn con người như nhìn một sinh vật tối thượng không thể nhân danh bất cứ điều gì, đưa ra bất cứ chiêu bài nào để hành hạ huỷ diệt. Dù biên giới có là sông rộng nước chảy tràn hai bờ xa lạ hay là những ngọn núi chất ngất đi lại khó khăn, bên này Nhạn môn quan và bên kia Nhạn môn quan, Tiêu Phong chỉ thấy những người dân sống trọng vẹn liên kết với tình cha mẹ vợ chồng anh em láng giềng, hệ luỵ với đất đá cây cỏ ruộng nương. Ngược lại, Mộ Dung Bác chỉ xem con người như một phần tử của cộng đồng thuần nhất bởi nòi giống quyền lợi vì vậy chịu tất cả những áp lực của gánh nặng của áp lực tinh thần, siêu hình, kinh tế văn hoá. Con người, theo Mộ Dung Bác chỉ xứng đáng tồn tại nếu chịu tuân theo những quy luật có lợi cho cộng đồng, thích hợp với guồng máy chung.
    Những lời tâm huyết của Tiêu Phong đã thức tỉnh được phàn nào Mộ Dung Bác, kẻ chỉ mới mơ ước vươn tới chiếc vương miện uy quyền. Mộ Dung Bác chưa mắc kẹt tỏng mê hồn trận của sức mạnh uy quyền, chưa đạt danh vọng nên có thể tha làm phúc. Nhưng Tiêu Phong đã thất bại khi muôn can gián một ông vua tại vị dấn mình vào cuộc chiến tranh để mở rộng bờ cõi: Gia Luật Hồng Cơ.
    Tiêu Phong không làm gì được để ngăn cản cuộc nam chinh vủa hoàng đế Đại Liêu, đành liều thân uy hiếp Hồng Cơ đê rbắt thề độc là từ nay về sau không bao giờ có ý định xua quân vượt qua Nhạn môn quan. Sau hành động tuyệt vọng ấy, Tiêu Phong chỉ còn một ngõ cụt: cái chết.

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  10. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Đối với Đại Liêu, Tiêu Phong hết còn đất sống, vì đã dám bức bách hoàng đế. Đối với Đại Tống, trước sau ông cũng chỉ là một kẻ xa lạ không thể hoà đồng vào cuộc sống chung của Hán tộc. Kẻ muốn làm kiếp chim, bay bổng lên trên, xoá hết ranh giới nhỏ hẹp để sống theo tình người, kẻ muốn Nhạn môn quan hạ thấp và nâng cao thương yêu, liên đới nhân loại, không thể nào có đất đứng giữa xã hội này.

    Ông chỉ còn có cách tự vẫn, để cho vó ngựa Khất Đan không vượt qua ải. Ông đã thành công một cách tuyệt vọng:

    ?oVó ngựa lộp cộp vang lên một lúc, hàng vạn nhân mã nước Liêu vừa đi vừa ngoảnh cổ lại nhìn thi thể Tiêu Phong nằm thẳng dưới đất ra chiều thương cảm.

    Trên vòm trời, tiếng chim líu lo gọi nhau. Một đàn hồng nhạn vượt qua đầu đoàn quân Liêu từ phía bắc xuống phía nam lại vượt qua bức tường thành Nhạn môn quan rồi bay mãi đi. Quân Liêu đi mỗi lúc một xa, tiếng vó ngựa dần dần biến thành những tiếng sấm rền khe khẽ phía sau núi.

    (trang 354 quyển 8)

    Cuối cùng, vượt qua được biên giới quốc gia, chỉ có loài chim. Loài người hai chân dính chặt vào đất bùn lầy, lòng đầy thành kiến và hận thù, hai tay với mãi không tới được dự ước, làm sao ngông cuồng bắt chước Tiêu Phong?

    Lục Mạch Thần Kiếm chấm dứt với tiếng thở dài của Kim Dung và lời ríu rít líu lo chế diễu của một loài chim.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 05/05/2003

Chia sẻ trang này