1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Mộng Giác - Nỗi băn khoăn của Kim Dung

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi PhamDao, 25/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Chương II
    Những bước vô chiêu của Lệnh Hồ Xung​
    Thực trạng phân hoá của các chính phái

    Đến bộ truyện Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung hết sức bi quan khi nhận định về chính phái. Thực trạng phân hoá khong những phát sinh giữa phái khác mà còn manh nha rồi phát tác trầm trọng tạo cảnh nồi da nấu thịt giữa các kiêm khách cùng một phái với nhau.

    Trong phái Hoa Sơn, có một mối thù truyền kiếp giữa phe khí tông và kiếm tông đến độ Nhạc Bất Quần thà mất một tên đệ tử tài ba còn hơn thấy hắn trọng kiếm hơn trọng khí. Dù Nhạc Bất Quần có che giấu, cái quá khứ đãm máu của cuộc tương tàn giữa hai phe Hoa sơn vẫn là cho mọi người trong võ lâm rùng mình.


    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Trong phái Hành Sơn, do tính tình khác biệt, gia cảnh san hèn, vẫn có sự hiềm khích âm ỉ giữa Mạc Đại tiên sinh và Lưu Chính Phong. Lúc Tung Sơn âm mưu bức tử Lưu Chính Phong, Mạc Đại tiên sinh cũng không ra tay viện trợ. Mãi về sau, khi biết chắc chắn Lưu Chính Phong sắp chết, Mạc Đại tiên sinh mới quyết định giết Phí Bân. Người đọc có thể xem đó là hành động cuối cùng của một chưởng môn chính phái để chuộc lỗi kẻ sắp lìa đời, tự xoá hết mọi mặc cảm tội lỗi để thảnh thơi hưởng hết cuộc đời thừa.
    Trong phái Thái Sơn, trên Phong thiền đài, chính sư thúc của chưởng môn là Ngọc Cơ Tử đã giết chết chưởng môn là Thiên Môn đạo nhân. Đến lúc Ngọc Cơ Tử trở thành phế nhân cụt cả hai tay, thì Ngọc Khánh Tử lại tranh giành chức chưởng môn Thái Sơn với Ngọc Âm Tử, làm trò cười cho hàng nghìn người cả chính lẫn tà.
    Sự phân hoá đó bắt nguồn ngay trong bản chất các phái thuộc phe chính. Hầu hết danh môn chính phái đều là những kết tập cục bọ. Mỗi phái vì cùng một nguồn gốc võ học, tự họp nhau lại thành một nhóm người có tổ chức. Trên có chưởng môn, truyền lưu theo võ công, giữ bí quyết tuyệt học của môn phái. Sau đó, theo trình độ, phân chia địa vị huynh đệ.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của môn phái là sự độc lập, tự tồn. Lý tưởng của võ lâm là làm thế nào để mỗ phái được tồn tại lâu dài ở một địa phương riêng biệt không xâm phạm quyền lợi khu vực của nhau. Đào Hoa Tiên tuy không được bình thường về thần kinh, nhưng nhờ Doanh Doanh, mớm lời đã nói rất đúng thực trạng chia rẽ ngay trong cách tạo lập các chính phái:
    "Ngũ Nhạc kiếm phái hợp nhất thì được, nhưng năm trái núi Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn, Hằng Sơn và Tung Sơn lại ở năm phương vị khác nhau: đông, nam, tây, bắc, trung, thì làm sao hợp liền vào một khối được? Tả Lãnh Thiền đâu phải đức Thượng đế có quyền di sơn đảo hải để chụm năm toanùi lớn này vào một chỗ."
    (trang 2042 quyển 2)
    Vì được tạo thành trong tinh thần cục bộ địa phương và muốn duy trì trạng thái biệt lập về quyền lợi và bổn phận, nên giới luật của chính phái có chủ ý duy trì trật tự cố hữu, bảo vệ nguyên trạng. Ngay cả hai phái võ uy tín về phương diện đạo đức là Võ Đang và Thiếu Lâm cũng có một thái độ thiếu dứt khoát đối với thực trạng bất công bóc lột tàn nhẫn của xã hội. Chính phái thường làm ngơ trước bất công, gian tà, hay nếu có thái độ, chỉ là một thái độ hoà hoãn, gần như khuyến khích. Chính phái thường hô hào bảo vêmôtj thứ tôn ti trật tự có lợi cho thiếu số đặc quyền.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  4. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta cứ lấy thất giới của Hoa Sơn làm bằng chứng.
    Trogn lễ bái sư của Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần uỷ nhiệm cho Lệnh Hồ Xung long trọng tuyên đọc bảy điều giới của môn phái. Lệnh Hồ Xung liền nói:
    ?oLâm sư đệ hãy nghe đây.
    Nhất giới của bản phái là lừa thầy diệt tổ, bất kính tôn trưởng.
    Nhị giới là ỷ mạnh hiếp yếu, gia hại kẻ vô tội.
    Tam giới là gian dâm hiếu sắc, trêu cợt phụ nữ.
    Tứ giới là đồng môn ghen ghét, tàn sát lẫn nhau.
    Ngũ giới là thấy lợi quên nghĩa, trộm cắp tài vật
    Lục giới là ngông cuồng tự đại, khinh khi đồng loại
    Thất giới là giao thông với địch, cấu kết bọn yêu tà.
    Hoa Sơn thất giới là thế đó. Đã là đệ tử bản môn nhất luật phải thi hành.
    (trang 464 Tiếu ngạo giang hồ 3)
    Chúng ta không dám nghi ngờ trí nhớ xuất chúng của Lệnh Hồ Xung nên chắc chắn đây là những giới luật mọi môn phái Hoa Sơn phải thuộc, để làm phương châm cho hành động. Suốt bảy điều răn, chúng ta đã thấy gì?
    - Điều thứ nhất và điều thứ tư có mục đích bảo vệ trật tự có sẵn trong môn phái. Điều thứ nhất (lừa thầy diệt tổ, bất kính tôn trưởng) nhằm bảo vệ trật tự hàng dọc và điều thứ tư (đồng môn ghen ghét, tàn sát lẫn nhau) nhằm bảo vệ trật tự hàng ngang. Muốn bảo vệ trật tự đó, người lập thất giới đã tiên liệu những ngoại lệ nguy hiểm.
    - Trước hết phải ngăn ngừa uy quyền của kẻ thật xuất sắc về võ công hay nắm địa vị thuận lợi để lạm dụng chức vụ. Điều hai ngăn ngừa kẻ mạnh hiếp yếu, điều sáu ngăn ngừa kẻ có tài tự cao tự đại. Còn điều ba và điều năm ngăn ngừa những lạm dụng của kẻ nắm ưu thế, lạm dụng tiền tài và tình yêu.
    - Tuy vậy, điều răn cuối cùng mới là điều quan trọng nhất, đập mạnh vào trí nhớ kẻ nhập môn. Đó là điều giao thương với địch, cấu kết bọn yêu tà.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  5. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Nếu không bị ám ảnh bởi thù nhà, chắc chắn Lâm Bình Chi không khỏi thắc mắc tự hỏi: Thế nào là địch? Thế nào là yêu tà? Không phải vô tình mà các cao thủ võ lâm sáng lập Hoa Sơn phải dành rất nhiều mơ hồ trong cách định nghĩa chữ ĐỊCH, chữ YÊU TÀ. Sự chừa rất nhiều tự do để suy diễn quy nạp về đối phương có mục đích ngăn ngừa hầu hết, nếu không bảo là tất cả, các ảnh hưởng ngoại lai. Nhừng gì xâm phạm đến trật tự có sẵn, dều có thể bị gắn chữ YÊU TÀ. Những nhân tài dám ra ngoài khuôn khổ có sắc, có thể bị xem là ĐỊCH.
    Không biết các giới luật các phái khác trong Ngũ nhạc kiếm như thế nàp, chúng ta chỉ xét riêng trường hợp Hoa Sơn, đã thấy thất giới điều này là cái gươm bén dành cho chưởng môn, để giữ vững trật tự, duy trì nguyên trạng, cắt đứt mọi hy vọng hoài bão canh tân cho phù hợp với hoàn
    cảnh.
    Như vậy, xét chung, tính chất cục bộ là bản chất của chính phái. Gạt bỏ âm mưu hiệp nhất để làm minh chủ thống nhất võ lâm, chúng ta thấy lập luận của Nhạc Bất Quần ở Phong Thiền đài thật đáng với thực trạng phe chính:
    "Sự phân tán trên chốn giang hồ trải hàng ngàn năm đã gây ra những vụ thù hằn chém giết không bao giờ chấm dứt. Số bạn đồng đạo võ lâm bị chết uổng không biết bao nhiêu mà kể. Xét cho cùng thì kiếp nạn giang hồ gây ra chỉ vì ý kiến riêng rẽ bè phái. Tại hạ nghĩ rằng nếu khắp võ lâm không còn môn hộ bang phái riêng biệt, thiên hạ biến thnàh một nhà, ai ai cũgn coi nhau như huynh đệ đồng đạo thì những tai nạn huyết kiếp mười phần bớt được hcín. Các vị anh hùng hào kiệt đã không phải bỏ mình trong lúc tráng niên thì dĩ nhiên số cô nhi quả phụ trên đời không còn mấy nữa.
    Đáng tiếc là các môn phái võ lâm tu luyệ võ thuật theo những nguồn gốc khác nhau, vì thế môn phái đã có sự cách biệt do những môn võ côgn gây nên rồi. Như vậy mà bây giờ muốn cho những người luyện võ không phân biệt tôn phái để thành thiên hạ đệ nhất gaia là một việc khó khăn không biết đến đâu mà nói."
    (trang 2046, 2047 TNGH quyển 12)
    Sau đó, bản chất của chính phái cũng là tính chất bảo thủ. Nó đưa hành động nhân danh phe chính đến ngõ cụt phi lý hoặc biến thiện chí thế thiên hành đạo của họ thành cố chấp, mẫu thuẫn. Không có gì nực cười bằng cảnh vì đuổi theo tru diệt tên yêu tà Hướng Vân Thiên, hằng trăm kiếm khách phe chính sẵn sàng kề cận hợp tác với hàng trăm tên yêu tà của ma giáo. Biên giới chính tà không còn nữa rồi, và từ trên trà đình uống rượu với Hướng Vân Thiên, tên lãng tử phiêu bạt Lệnh Hồ Xung nhìn xuống đám người lúc nhúc dưới kia, không thể nhân ra ai là kẻ đáng trọng, ai là kẻ tà ma mà bảy điều răn của Hoa Sơn đã nhắc nhở đến.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  6. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Nỗi băn khoăn của Lệnh Hồ Xung​
    Giống như Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung bước chân vào chốn giang hồ là cuộc đời nhọc nhằn tanh tưởi này với một mối băn khoăn. Có được cái quật cường chí tình của Kiều Phong, cộng với sự hoạt bát lãng mạn của Đoàn Dự, thêm vào sự hào phóng liều lĩnh của tên lãng tử, Lệnh hồ Xung đã được Kim Dung cung cấp cho đầy đủ mọi hành trang để thay mặt ông giải quyết một vấn nạn cấp thiết thời đại.
    Trương Vô Kỵ vẽ lông mày cho Triệu Minh, chàng công tử cành vàng lá ngọc nước Đại Lý có lẽ cũng đang vẽ lông mày cho Vương Ngọc Yến.
    Đến lượt Lệnh Hồ Xung, chàng can đảm nhìn thẳng vào vấn đề, không chạy trốn, không tự dựng một màn giả trang để đóng vai đạo tặc hay hiền truết. Lệnh Hồ Xung đã tự nhủ:
    "Bịt tai để ăn cắp nhạc ngựa là tự dối mình và dối người. Lệnh hồ Xung này khi nào lại hành động thế được"
    (trang 521 quyển 3)
    Can đảm và thẳng thắn, Lệnh hồ Xung nhìn thẳng vào anh em và nọn yêu tà, nhìn sâu đằng sau cái mặt nạ llòe loẹt son phấn. Chàng hỏi Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn:
    "Lưu sư thúc, chúng ta tự hào theo đường nghĩa hiệp, thề chẳng chung trời với bọn tà ma. hai chữ nghĩa hiệp đó nghĩa làm sao? Khinh khi người trọng thương, tàn sát một cô gái nhỏ vô tội, có đáng kể là nghĩa hiệp không? (ám chỉ hành động đê hèn của Phí Bân).
    Khúc Dương thở dài nói:
    - Những chuyện này bọn ma giáo chúng ta cũng không làm đâu Lệnh Hồ huynh đệ".
    (trang 420, quyển 5)

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...

    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 24/05/2003
  7. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Qua bao nhiêu chuyện trường giang, Kim Dung vẫn trở lại khởi điểm: làm sao phân biệt được chính với tà để tìm lại niềm tin đã mất nơi một nhà nho hết sức mong muốn tái lập đạo đức, giữ trọn tình người.
    Hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ giữa Khúc Dương và Lưu Chính Phong chỉ là một trường hợp đặc biệt, một kẽ hở hoạ hoằn để con người siêu thoát trên vòng thị phi đố kỵ. Tuy giữ được nhạc phổ, Lệnh Hồ Xung lại chưa thể đem cái lý t ưởng tốt đẹp của Tiếu Ngạo Giang Hồ thực hiện trong đời, soi sáng ranh giới chính tà. Mà thực ra, đến cuối truyện, độc giả vẫn thấy chưa có ai can đảm vượt lên trên những quyền lợi, những thành kiến và cưỡng chế xã hội như Khúc Dương và Lưu Chính Phong. Thành thử, khúc Tiếu ngạo giang hồ chỉ thoảng đưa đâu đó, thật xa xôi, như một giấc mơ huyền hồ.
    Trong lúc vẫn còn liên luỵ với các cuộc tranh chấp giữa đời, nỗi băn khoăn của Lệnh Hồ Xung vẫn còn đó: Ai là chính, ai là tà? Chân tiểu nhân hay nguỵ quân tử?
    Lệnh Hồ Xung không giấu được vẻ do dự trước mặt sư phụ nên Nhạc Bất Quần đã nghiêm trang đặt vấn đề:
    - Xung nhi, việc này quan hệ rất lớn đến sự hưng suy vinh nhục của phái Hoa Sơn, mà cũng quan hệ đến cả sự yên nguy thành bại của đời ngươi nữa. Ta chỉ hỏi ngươi một câu: Ngươi thấy người ma giáo có ghét như kẻ thù và quyết tru diệt chẳng dung tha không?
    -
    Lệnh Hồ Xung không biết trả lời thế nào. Gã trân trân nhìn sư phụ đứng ngẩn ngơ ra. Lệnh Hồ Xung vẫn hoài nghi trong dạ.
    - Sau này nếu ta gặp người trong ma giáo, ta có nên hỏi cho biết rõ phải quấy, hay là hạ thủ giết ngay? Có thật ma giáo chẳng một ai tử tế?
    (trang 468 quyển 3)
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  8. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Không chịu nổi sự băn khoăn dày vò, có lúc Lệnh Hồ Xung muốn bịt tai lại, nhắm mắt chấp nhận một giải pháp dễ dàng đánh lừa lương tâm:
    ?oPhải rồi! Nếu đã là người tốt sao còn gia nhập ma giáo. Nếu họ lầm đường, thì cũng lập tức rút lui mới phải. họ không chịu rút lui tức là cam tâm về phe tà ma để gây hoạ cho người thế gian rồi?.
    (trang 471 quyển 3)
    Nhưng bản tính vốn thành thực, Lệnh Hồ Xung chỉ có thể bịt tai làm người điếc trước mặt một tên nguỵ quân tử như Nhạc Bất Quần. Đối với người trung thực như Phong Thanh Dương, Lệnh Hồ Xung nói thật những gì mình nghĩ.
    Khi đã không còn tin ở người, không thể phân biệt được nguỵ quân tử và chân tiểu nhân, thì chỉ còn một đường lối xử sự là tin ở ta, vì ta.
    ?oLệnh Hồ Xung cười nói:
    - Đối với kẻ đê hèn vô liêm sỉ cũng phải dùng đến cách đê hèn vô liêm sỉ.
    -
    Phong Thanh Dương nghiêm sắc mặt hỏi:
    - Vậy đối phó với bậc chính nhân quân tử thì sao?
    Lệnh Hồ Xung ngần ngừ nói:
    - Chính nhân quân tử ư? Đối với chính nhân quân tử ư?Nếu đối phương là bậc chính nhân quân tử mà muốn giết đồ tôn, dĩ nhiên đồ tôn chẳng thể cam chịu chết. Gặp trường hợp bất đắc dĩ thì dù là thủ đoạn đê hèn vô liêm sỉ cũng phải nhẫn nhục dùng vậy, chứ biết làm sao?
    (trang 615 quyển 4)
    Đó là lối giải quyết can đảm, dám nhìn thẳng vào vấn đề, không trốn nấp vào chiêu bài hay lý thuyết. Triết học và tôn giáo phiêu lưu qua bao dòng suối dòng sông, cuối cùng cũng chỉ đến được một bến tiêu sơ: trở về lại lòng ta. Là một kiếm khách giữa chốn giang hồ tráo trở, Lệnh Hồ Xung không thể làm gì khác hơn là thành thực lấy mình làm phương châm xử thế. Giữa cảnh náo loạn ồn ào của biết bao thù hằn mưu đồ giành giật, Lệnh Hồ Xung chỉ biết sống theo một lẽ giản dị: trời sinh ta ra sao thì ta sống như vậy, vốn vậy, như nước chảy xuống triền núi thấp, như gió thổi vào khoảng không, nghĩa là dùng đôi mắt trẻ thơ mà nhìn cuộc đời.

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  9. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Giải pháp cho cuộc tranh chấp: Vô chiêu thắng hữu chiêu
    Tinh thần ấy hoàn toàn phù hợp với nguyên lý của Độc cô cửu kiếm: lấy vô chiêu thắng hữu chiêu. Ở Tiếu Ngạo Giang Hồ, Phong Thanh Dương xuất hiện như một bóng ma thoạt đến thoạt đi. Trong võ lâm, người ta đã tưởng vị tiền bối thuộc kiếm tông của Hoa Sơn đã về trời từ lâu. Độc cô cửu kiếm tưởng đã thất truyền, không ngờ vẫn còn đó, ngay trong lòng người.
    Xưa nay, các cao thủ chạy đi tìm một định chế cho môn phái, thiết lập hệ thống tinh diệu các kiếm thức, tưởng như vậy là đưa võ học tới mức siêu việt. Nhưng họ đâu có ngờ, càng đặt ra nguyên tác luật lệ, con người càng mất hết sự sáng tạo phóng khoáng, nguồn tự do thiêng liêng và đi gần về những cưỡng chế phi nhân.
    Bây giờ chân lý của Phong Thanh Dương đơn giản lắm: Người sử kiếm pháp chứ không phải kiếm pháp sử người.
    Nhũng kẻ đầu tiên gay dựng môn phái, phát minh kiếm thức muốn minh chứng sức mạnh siêu việt của con người, xác định giá trị sáng tạo vốn là niềm hãnh diện của nhân loại giữa vũ trụ chim muông cỏ cây đất đá. Bàn tay này đây biết lấy đá thành vật bén chém đẵn gỗ, bàn chân này đây biết lội qua sông sâu nước lũ và vượt núi hiểm trở chất ngất. Từ rừng hoang con người biến thành đồng xanh. Từ thác ghềnh, con người biết dẫn nước vào ruộng cằn, vào ao nuôi cá, để hơn thế nữa, biết xếp đặt biến chế những cử động vụng về vô nghĩa thành chưởng pháp, kiếm thức. Con đường sáng tác mời gọi những cuộc phiêu lưu không ngừng, chờ đón sự hăm hở, nghĩa là luôn đòi hỏi sự biến hoá. Bản chất đó là cái động, cái tự nhiên. Triết lý gọi nó là dịch. Tôn giáo gọi nó là vô chấp. Mới nghe Phong Thanh Dương nói, ai cũng tưởng đó là những lời phóng nghiệm, phẫn nộ, phủ nhận hết, phủi tay rồi cười ha hả mà đi. Nhưng đọc kỹ hơn, chúng ta mới thấy Kim Dung đã gửi gắm vào đấy tất cả niềm tin, cho đó là lối giải quyết cho mối băn khoăn dày vò tất cả chúng ta. Phong Thanh Dương nói:
    - Đáng tiếc là bọn họ không hiểu rõ chiêu số là phần tĩnh, người phát chiêu mới là phần động. Chiêu số tĩnh phá giải kỳ tuyệt đến đâu mà khi gặp chiêu số động lièn chịu bó tay, thì chỉ còn đường để mặc cho người ta tru lục. Vậy ngươi phải nghĩ luôn luôn đến chữ động. Học và sử đều cần hướng về chiêu số động, néu cứ ì ra như cục đất thì có thuộc đến hàng ngàn hàng vạn chiêu số tĩnh, mà gặp phải tay cao thủ chân chính là bị họ phá giải sạch sành sanh.
    (trang599 Tiếu ngạo giang hồ)
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  10. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Phong Thanh Dương dặn thêm:
    ?oNhất thiết ngươi nên thuận theo tự nhiên. Chỗ nào không làm được thì đừng làm. Chỗ nào phải thôi thì thôi ngay. Không thể cho dính liền lại thành một xâu thì bỏ quách. Tóm lại, đừng có chút nào miễn cưỡng?.
    (trang 601, 602 Tiếu ngạo giang hồ)
    Đúng là lời thuyết giáo của môn đồ Lão Đam hay Trang Chu. Cái tinh thần trầm mặc mà rộn rã, siêu thoát mà tích cực tham dự, phóng khoáng và bao la của triết lý Hoa nam ***g trong nguyên tắc luyện kiếm. Thái độ sống hợp lý nhất theo Phong Thanh Dương là hoà đồng trọn vẹn vào cảnh ngộ, thích nghi tự nhiên, đến nỗi không còn có lấy một chút câu thúc cưỡng ép nào từ thiên nhiên, xã hội hay bản thân. Quan niệm ấy giống như lời khuyên của Lão:
    Nếu gặp trời nóng hãy đổ mồ hôi
    Gặp lạnh thì hãy run lên.

    Hay thấp thoáng trong hầu hết tư tưởng nho gia và đạo gia xưa nay. Sống trong một môi trường hoàn toàn khác, bị đưa đẩy vao những thế đứng bất trắc không lối thoát, Kim Dung vẫn còn giữ được nguyên vẹn truyền thống tư tưởng đông phương. Cái động trong Độc cô cửu kiếm là cái dịch của triết lý. Tất cả đều chuyển vận. Thuận lẽ chuyển dịch là thuận thiên mệnh. Định chế, khuôn mẫu, luật lệ, tập tục? chỉ là những cố gắng vô vọng của xã hội loài người, muốn ôm lấy vầng trăng sáng hay ngăn dòng nước chảy. Quán thông căn bản của Độc cô cửu kiếm là không để tâm bận rộn về những chiêu thức khô cằn mà giữ cho tâm hư, tâm không, thuận tay đưa kiếm, thuận thời đánh ra, khỏi cần lo âu đến công hay thủ. Chiêu thức tự nhiên mà đến như hoa nở mùa xuân, rồi cũng tự nhiên mà tiêu như hoa tàn mùa hạ. Rồi, Lệnh Hồ Xung chưa kịp nghĩ, không kịp nghĩ, tự hiên thế kiếm biến chiêu như cây kết trái khi hoa vừa tàn, để rồi lại biến mất như lá thu rơi.

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...

Chia sẻ trang này