1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên nhân gây ra bệnh gout và cách điều trị

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi lenhansau, 02/08/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lenhansau

    lenhansau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bệnh gút (bệnh thống phong) là một dạng viêm khớp gây ra do hàm lượng axit uric trong máu cao. Trước kia bệnh được xem là căn bệnh của vua chúa vì có liên quan tới việc sử dụng rượu và chế độ ăn giàu đạm. Tuy nhiên, ngày nay gút dần trở thành căn bệnh phổ biến. Một thống kê của Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, viêm khớp do gút và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp. Đặc biệt, 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc căn bệnh này. Bênh có thể tái phát nhiều lần gây sưng, biến dạng, phá hủy xương và sụn khớp… Vậy đâu là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này? Và làm sao để trị gút an toàn, hiệu quả nhất?

    >> Chữa bệnh gout bằng lá trầu và nước dừa

    Nguyên nhân gây bệnh gút

    Bệnh gút là một dạng của viêm khớp. Nguyên nhân chính gây bệnh là do lượng đạm nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết dẫn đến sự tăng cao của acid uric trong máu. Khi acid uric tăng đến một mức độ nào đó (mức độ này phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng người), chúng sẽ kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat. Các tinh thể urat này sẽ lắng đọng trong màng hoạt dịch của khớp gây viêm khớp. Nó cũng có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, các mô ở dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy.

    Bệnh gút liên quan mật thiết đến lượng acid uric trong máu. Đây là chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên của các nhân purin trong cơ thể. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều chất đạm như thịt đỏ, hải sản, sữa, phủ tạng động vật… hoặc uống nhiều rượu, bia thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

    Bên canh đó, các số liệu thống kê còn cho thấy, người có tiền sử bệnh tiềm ẩn; gia đình có người mắc bệnh gút; mắc các bệnh khác như béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận, huyết áp cao hoặc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc làm giảm khả năng bài tiết acid uric (aspirin, thuốc lợi tiểu…) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, biến chứng nguy hiểm hơn.

    Cách điều trị bệnh gout hiệu quả nhất hiện nay

    Khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút, bạn cần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, đưa ra hướng điều trị chính xác, hiệu quả.

    Chữa gút bằng phương thuốc nam (dân gian thường dùng)

    [​IMG]

    Các phương thuốc nam thường được người bệnh gút lựa chọn là ăn canh đậu xanh cả vỏ, uống nước lá tía tô, uống nước lá lốt, ngâm rửa chân tay bằng lá lốt, uống nước đun từ lá vối và nụ vối tươi… Chúng có tác dụng hạ acid uric, thanh lọc cơ thể, giải độc tố để phòng ngừa bệnh gút, giảm các cơn đau do gút, hạn chế sự phát triển của bệnh.

    Tuy nhiên, tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau trong khi các vị thuốc nam này chỉ có tác dụng chung chung nên khó điều trị triệt để. Thời gian điều trị kéo dài dễ khiến bệnh nhân chán nản, bỏ giữa chừng. Việc bỏ dở sẽ khiến gút bùng phát mạnh hơn, dễ biến chứng hơn.

    Chữa gút bằng Tây y

    Trước kia, Tây y điều trị bệnh gút chủ yếu bằng colchicin. Loại thuốc này cho tác dụng nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, người dùng thuốc dễ gặp tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy…

    Ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng nhóm chống viêm không steroid như mobic, diclofenac, meloxicam, celecoxib… Thuốc cho hiệu quả tốt, giúp giảm đau nhanh trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.

    Bên cạnh các thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh gút trên, người bệnh còn cần dùng thuốc hạ axit uric đều đặn theo chỉ định. Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau và không thể bỏ thuốc. Bởi Tây y không thể chữa dứt điểm bệnh gút nên người bệnh cần dự phòng thuốc, để thuốc ở nơi thuận tiện và kiêng khem trong ăn uống để phòng ngừa những cơn đau do gút có thể tái phát bất cứ lúc nào.

    >> Xem thêm: thuốc trị bệnh gout

Chia sẻ trang này