1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên nhân Mỹ đưa quân chiến đấu trực tiếp vào Miền nam VN?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 26/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    xin trích đoạn nói về diệm của cuốn sách ông cố vấn của nhà tình báo Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (nhà xuất bản QDND)
    Cho đến trước năm 1960, người Mỹ rất tự hào đã phát hiện và tạo dựng nên một lãnh tụ chống Cộng ở châu Á kiệt xuất là Ngô Đình Diệm, thay thế cho những con bài đã lỗi thời như Tưởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn.
    Ở Ngô Đình Diệm hội tụ tới mức tối đa những điều kiện cũng như những ?ođức tính? cần thiết cho nhân vật mà đế quốc Mỹ đang đi tìm để dùng trong ván bài sắp chơi ở Đông Nam Á.
    Về dòng dõi, Diệm là con một đại thần triều Nguyễn được tiếng là trung thần. Bản thân Diệm đã được đào tạo để làm quan và đã làm đến chức thượng thư Bộ Lại. Năm 1945, Bảo Đại mời Diệm ra làm thủ tướng chính phủ bù nhìn thân Nhật, Diệm từ chối. Năm 1948, khi Bảo Đại từ Hongkong trở về làm quốc trưởng chính quyền bù nhìn thân Pháp, một lần nữa Bảo Đại nghĩ đến Diệm trong ghế thủ tướng. Diệm vẫn chối từ. Diệm lại là một tín đồ của đạo Thiên Chúa. Và đặc biệt, Diệm là một phần tử quốc gia chống Cộng từ huyết quản: anh em Diệm cón mối thù riêng với Cách mạng đã trừng trị người anh cả của mình. Ngoài Diệm ra, những anh em của Diệm đều là những nhân vật đáng chú ý, đáng coi trọng.
    Đứng bên Bảo Đại, một ông vua bù nhìn, lười biếng, nổi tiếng ăn chơi, hưởng lạc; Diệm nổi bật lên với các đức tính thanh liêm, chăm làm việc, và ?oyêu nước?. Khi Mỹ đã hất cẳng Pháp, bày trò trưng cầu dân ý xem dân miền Nam nên cho chế độ quân chủ với Bảo Đại hay chế độ cộng hòa với Ngô Đình Diệm, Bảo Đại bị loại dễ dàng.
  2. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Diệm tuy được đào tạo theo văn hóa phương Tây, nhưng vẫn mang nặng đầu óc phong kiến, hoàn toàn theo triết lý đạo Khổng, duy trì mọi tôn ti, trật tự, lễ nghi phong kiến trong gia đình cũng như trong việc trị nước. Diệm thích giữ tiết tháo của nhà nho. Về những mặt này, Diệm còn bảo thủ, cố chấp hơn tất cả những kẻ trước kia Mỹ đã gặp. Diệm và Mỹ rất thống nhất với nhau trong mục đích chống Cộng triệt để. Diệm hiểu rằng muốn chống Cộng phải dựa vào Mỹ. Và có dựa vào Mỹ, Diệm mới tạo dựng, duy trì được quyền lực của mình và gia đình mình. Nhưng tới lúc Diệm đã có quyền lực trong tay, thì ngay cả Mỹ cũng không thể đụng vào. Trong khi ấy, Mỹ vẫn tưởng: ?oAi chi tiền, kẻ ấy điều khiển?!
    Ông tổng thống Việt Nam cộng hòa, từ Mỹ về, khi ngồi trong dinh Độc Lập đã hiện nguyên hình một bậc ?ophụ mẫu chi dân[2]? thời xưa. Diệm thích mặc áo dài đen như hồi còn làm việc với Nam triều. Diệm ngồi trên một chiếc ghế bành, trước mặt là cái bàn tròn và chiếc ghế tràng kỷ. Diệm hay ghi chép bằng chữ Hán, vừa là chữ thánh hiền, vừa ít người biết, giữ được bí mật. Người vào làm việc với Diệm phải ăn mặc tề chỉnh, từ bộ trưởng trở xuống khi ra về đều phải đi thụt lùi. Một vài tổng trưởng, tướng tá vẫn bị Diệm gọi bằng ?oông Huyện?, ?oông Đội?, theo chức vụ cũ của họ từ thời Pháp thuộc.
    Mọi quyền lực đều tập trung trong tay Diệm và gia đình. Nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là Diệm. Những người được Diệm hỏi ý kiến bao giờ cũng phải đưa ra vài phương án, để tổng thống suy nghĩ và lựa chọn. Một số người đã có kinh nghiệm trong việc giới thiệu người cho Diệm đưa vào những chức vụ từ tỉnh trưởng trở lên. Nếu họ muốn Diệm chọn ai thì khi giới thiệu chỉ nên nói nhiều điều tốt về người đó, chứ nếu nói nên chọn người đó, thì nhất định Diệm sẽ chọn người khác. Diệm có những nguyên tắc riêng trong cách xử lý mọi vấn đề mà Nhu là người ở liền kề bên cạnh, nhiều lúc cũng không hiểu, vì khi quyết định Diệm thường không giải thích. Nhưng điều nổi rõ hơn cả là Diệm không chịu để bất cứ ai xâm phạm đến quyền lực của mình và sau đó là gia đình mình.
    Diệm không lấy vợ, quen sống cô độc, khắc khổ. Diệm ăn, ngủ và làm việc đều trong một căn buồng. Một ông bõ già, người cùng quê, tóc bạc lưng còng, chuyên phục dịch cơm nước theo kiểu miền Trung. Diệm ngại đi ra ngoài, ngại tiếp xúc với đám đông, đặc biệt ngại tiếp xúc với phụ nữ. Lệ Xuân là người trong nhà, nhưng khi vào phòng của Diệm bao giờ cũng phải có mặt một người thứ ba. Vì ít có quan hệ với đời sống, không hiểu biết thực tế nên Diệm dễ mắc lừa. Khi Diệm đi thăm chợ tìm hiểu giá hàng, những người bán hàng đã được dặn trước phải nói giá thấp; Diệm so sánh với tiền lương của các nhân viên và binh lính, rồi cho rằng họ cũng sướng. Quan chức ở các địa phương tìm mọi cách nói dối Diệm để làm cho Diệm vui.
    Diệm đặc biệt tin vào tướng số. Đỗ Mậu được Diệm ưa thích vì có thể ngồi đàm đạo với Diệm tới khuya về tử vi. Trước khi trao một chức vụ gì cho ai, bao giờ Diệm cũng cho gọi người đó lên để... coi tướng, rồi mới quyết định. Diệm tin là mọi chuyện lớn nhỏ đều do Chúa an bài. Diệm cho rằng phúc lộc gia đình họ Ngô còn vượng lâu dài, mọi hiểm nguy nhờ có thánh thần phù hộ rồi sẽ vượt được qua.
    Càng ngày Diệm càng náu mình sâu trong căn phòng thâm nghiêm của mình, khi buồn thì gọi mấy đứa con trai của Nhu sang chơi, có lúc gọi hai sĩ quan cận vệ vào bảo đánh cờ với nhau cho mình ngồi xem. Diệm làm việc khá nhiều, suốt ngày cặm cụi đọc báo cáo, có lúc đêm khuya còn gọi người đến làm việc. Nhưng cách làm việc của Diệm thường tùy tiện, không theo đúng chương trình, kế hoạch, gặp ai vui chuyện, Diệm có thể tiếp hàng giờ, quên hết những việc khác.
    Qua mỗi năm, Diệm càng thêm độc đoán, khó tính, không chịu nghe những lời trái với ý mình, khiến cho những cố vấn nước ngoài, kể cả đại sứ Mỹ khi tiếp xúc với Diệm cũng phải e ngại. Không ai dám nói với Diệm về những chuyện tham nhũng, vơ vét, lộng quyền của gia đình Diệm, từ Ngô Đình Thục cho đến vợ Nhu, Cẩn; vì biết rằng không những Diệm không tin, mà còn bị Diệm ghét bỏ. Tiếng liêm khiết của Diệm vì vậy không còn. Tài trị nước, an dân của Diệm cũng không còn ai tin, vì thấy Diệm chẳng thi thố được gì trước tình hình chính trị, kinh tế, trị an ngày càng rối loạn.
    Đế quốc Mỹ không phải mất quá nhiều thời gian mới nhìn thấy những nhược điểm này của chế độ Diệm. Nhưng những nhược điểm đó chỉ trở thành vấn đề khi cuộc chiến dấu của nhân dân miền Nam ngày càng dâng lên mạnh mẽ.
    Được linhcabincrew sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 10/05/2007
  3. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Diệm tuy được đào tạo theo văn hóa phương Tây, nhưng vẫn mang nặng đầu óc phong kiến, hoàn toàn theo triết lý đạo Khổng, duy trì mọi tôn ti, trật tự, lễ nghi phong kiến trong gia đình cũng như trong việc trị nước. Diệm thích giữ tiết tháo của nhà nho. Về những mặt này, Diệm còn bảo thủ, cố chấp hơn tất cả những kẻ trước kia Mỹ đã gặp. Diệm và Mỹ rất thống nhất với nhau trong mục đích chống Cộng triệt để. Diệm hiểu rằng muốn chống Cộng phải dựa vào Mỹ. Và có dựa vào Mỹ, Diệm mới tạo dựng, duy trì được quyền lực của mình và gia đình mình. Nhưng tới lúc Diệm đã có quyền lực trong tay, thì ngay cả Mỹ cũng không thể đụng vào. Trong khi ấy, Mỹ vẫn tưởng: ?oAi chi tiền, kẻ ấy điều khiển?!
    Ông tổng thống Việt Nam cộng hòa, từ Mỹ về, khi ngồi trong dinh Độc Lập đã hiện nguyên hình một bậc ?ophụ mẫu chi dân[2]? thời xưa. Diệm thích mặc áo dài đen như hồi còn làm việc với Nam triều. Diệm ngồi trên một chiếc ghế bành, trước mặt là cái bàn tròn và chiếc ghế tràng kỷ. Diệm hay ghi chép bằng chữ Hán, vừa là chữ thánh hiền, vừa ít người biết, giữ được bí mật. Người vào làm việc với Diệm phải ăn mặc tề chỉnh, từ bộ trưởng trở xuống khi ra về đều phải đi thụt lùi. Một vài tổng trưởng, tướng tá vẫn bị Diệm gọi bằng ?oông Huyện?, ?oông Đội?, theo chức vụ cũ của họ từ thời Pháp thuộc.
    Mọi quyền lực đều tập trung trong tay Diệm và gia đình. Nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là Diệm. Những người được Diệm hỏi ý kiến bao giờ cũng phải đưa ra vài phương án, để tổng thống suy nghĩ và lựa chọn. Một số người đã có kinh nghiệm trong việc giới thiệu người cho Diệm đưa vào những chức vụ từ tỉnh trưởng trở lên. Nếu họ muốn Diệm chọn ai thì khi giới thiệu chỉ nên nói nhiều điều tốt về người đó, chứ nếu nói nên chọn người đó, thì nhất định Diệm sẽ chọn người khác. Diệm có những nguyên tắc riêng trong cách xử lý mọi vấn đề mà Nhu là người ở liền kề bên cạnh, nhiều lúc cũng không hiểu, vì khi quyết định Diệm thường không giải thích. Nhưng điều nổi rõ hơn cả là Diệm không chịu để bất cứ ai xâm phạm đến quyền lực của mình và sau đó là gia đình mình.
    Diệm không lấy vợ, quen sống cô độc, khắc khổ. Diệm ăn, ngủ và làm việc đều trong một căn buồng. Một ông bõ già, người cùng quê, tóc bạc lưng còng, chuyên phục dịch cơm nước theo kiểu miền Trung. Diệm ngại đi ra ngoài, ngại tiếp xúc với đám đông, đặc biệt ngại tiếp xúc với phụ nữ. Lệ Xuân là người trong nhà, nhưng khi vào phòng của Diệm bao giờ cũng phải có mặt một người thứ ba. Vì ít có quan hệ với đời sống, không hiểu biết thực tế nên Diệm dễ mắc lừa. Khi Diệm đi thăm chợ tìm hiểu giá hàng, những người bán hàng đã được dặn trước phải nói giá thấp; Diệm so sánh với tiền lương của các nhân viên và binh lính, rồi cho rằng họ cũng sướng. Quan chức ở các địa phương tìm mọi cách nói dối Diệm để làm cho Diệm vui.
    Diệm đặc biệt tin vào tướng số. Đỗ Mậu được Diệm ưa thích vì có thể ngồi đàm đạo với Diệm tới khuya về tử vi. Trước khi trao một chức vụ gì cho ai, bao giờ Diệm cũng cho gọi người đó lên để... coi tướng, rồi mới quyết định. Diệm tin là mọi chuyện lớn nhỏ đều do Chúa an bài. Diệm cho rằng phúc lộc gia đình họ Ngô còn vượng lâu dài, mọi hiểm nguy nhờ có thánh thần phù hộ rồi sẽ vượt được qua.
    Càng ngày Diệm càng náu mình sâu trong căn phòng thâm nghiêm của mình, khi buồn thì gọi mấy đứa con trai của Nhu sang chơi, có lúc gọi hai sĩ quan cận vệ vào bảo đánh cờ với nhau cho mình ngồi xem. Diệm làm việc khá nhiều, suốt ngày cặm cụi đọc báo cáo, có lúc đêm khuya còn gọi người đến làm việc. Nhưng cách làm việc của Diệm thường tùy tiện, không theo đúng chương trình, kế hoạch, gặp ai vui chuyện, Diệm có thể tiếp hàng giờ, quên hết những việc khác.
    Qua mỗi năm, Diệm càng thêm độc đoán, khó tính, không chịu nghe những lời trái với ý mình, khiến cho những cố vấn nước ngoài, kể cả đại sứ Mỹ khi tiếp xúc với Diệm cũng phải e ngại. Không ai dám nói với Diệm về những chuyện tham nhũng, vơ vét, lộng quyền của gia đình Diệm, từ Ngô Đình Thục cho đến vợ Nhu, Cẩn; vì biết rằng không những Diệm không tin, mà còn bị Diệm ghét bỏ. Tiếng liêm khiết của Diệm vì vậy không còn. Tài trị nước, an dân của Diệm cũng không còn ai tin, vì thấy Diệm chẳng thi thố được gì trước tình hình chính trị, kinh tế, trị an ngày càng rối loạn.
    Đế quốc Mỹ không phải mất quá nhiều thời gian mới nhìn thấy những nhược điểm này của chế độ Diệm. Nhưng những nhược điểm đó chỉ trở thành vấn đề khi cuộc chiến dấu của nhân dân miền Nam ngày càng dâng lên mạnh mẽ.
  4. nvat

    nvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0

    Được nvat sửa chữa / chuyển vào 19:58 ngày 11/05/2007
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Nếu nói như bác thì sau 63, đám tuớng lĩnh lên chẳng đưọc tích sự gì nên Mỹ mới trực tiếp vào?
    mà không rõ sau 63 Mỹ viện trợ cho đám tuớng lĩnh so với DIệm thế nào nhỉ? Chắc chắn là hơn?
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Sau 1963 thì dĩ nhiên viện trợ phải càng ngày càng cao theo quy mô cuộc chiến. Nhưng việc lính Mỹ vào thì có giả thuyết là ban đầu Mỹ tính chỉ cần ném bom Miền Bắc là giải quyết được. Nhưng ném bom mãi thì phải lập căn cứ tại chỗ, rồi phaỉ đổ quân bảo vệ sân bay, rồi cần quân phòng thủ từ xa, rồi phòng thủ chuyển sang tìm và diệt...
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam#S.E1.BB.B1_leo_thang_chi.E1.BA.BFn_tranh_c.E1.BB.A7a_Hoa_K.E1.BB.B3
  7. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    a. Nguyên nhân trực tiếp.
    Năm 12.1960 sau sự kiện đồng khởi Bến tre và sự ra đời của Mặt trận DTGP MN VN thì phái bộ CIA Sài gòn tháng 7.1962 đã gửi một bản báo cáo ?omật? về Bạch Ốc đánh giá tình hình:
    - Chiến lược dồn dân lập ấp chiến lược và dùng con bài chiến tranh chống du kích theo kiểu Phillipines đã hoàn toàn sụp đổ.
    - Lực lượng quân sự của cộng sản tại Nam Việt không còn chỉ là những hành động manh mún tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ mà đã có các hoạt động quân sự cấp Tiểu đoàn tại Tây Ninh, Tây Nam Bộ.
    - Chính quyền Sài gòn tỏ ra thiếu năng lực trong việc kiểm soát các vùng nông thôn. Đặc biệt, việc duy trì chế độ tập quyền mang màu sắc huyết thống gây ra phát sinh sự chia rẽ giữa ba đội ngũ sĩ quan cao cấp, trưởng thành từ thời Pháp, do Tổng thống Diệm dựng lên và lớp tướng trẻ thân Mỹ. Đặc biệt, tính bảo thủ và dân tộc cực đoan của tổng thống Diệm làm cho mất đi sự hữu hiệu để triển khai các biện pháp trấn áp cộng quân một cách mạnh mẽ.
    Ngay từ khi đó, tuy chưa hoàn toàn nảy sinh ý định can thiệp trực tiếp nhưng bản báo cáo đã đề xuất đưa lực lượng đặc biệt Mỹ, lực lượng không quân Hải quân vào tham chiến và đưa cố vấn Mỹ xuống nắm đến tiểu đội và cấp chính quyền xã.
    Đến sự kiện Ấp bắc 2.1.1963 thì Mỹ hoàn toàn đánh mất lòng tin vào lực lượng Sài gòn. Sự đổ lỗi tập trung vào tính vô hiệu trong hợp tác tác chiến của quân đội Sài gòn. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết một lúc hai mục tiêu:
    - Nhanh chóng tập trung binh lực để đập nát phong trào du kích đang bắt đầu tiến tới giai đoạn hình thành lực lượng quân sự tập trung. Trên thực tế quân đội VNCH đã không đủ sức hoàn thành nhiệm vụ này. Mặt khác đã có dấu hiệu hình thành những điểm tập kết nguôn binh lực khí tài từ Bắc Việt, nếu không ngăn chặn kịp thời tình hình sẽ trở nên thảm hoạ.
    - Lực lượng VNCH cần phải tổ chức và huấn luyện lại, đặc biệt là hàng ngũ sĩ quan chỉ huy chiến trường. Công việc này đòi hỏi tối thiểu 3 năm, do đó vấn đề tất yếu đặt ra là phải có lực lượng quân sự thay thế để đảm nhận nhiệm vụ đầu.
    Tuy nhiên, do sự phản ứng quyết liệt từ chính quyền Diệm nên việc cho quân đội Mỹ tham chiến trực tiếp đã phải kéo dài. Sau khi chính quyền Diệm bị lật đổ, tình hình Nam Việt nam rất mất ổn định. Tình hình nảy sinh là có một dòng vũ khí và binh sĩ từ Bắc Việt đang chảy vào Nam. Quân đội Mỹ quyết định tham chiến một phần bằng cách cho không quân tham chiến để oanh tạc Bắc Việt, ngăn chặn cuộc vận chuyển này từ xa. Tuy nhiên, các căn cứ quân sự Mỹ tại Nam Việt nam liên tiếp bị công kích, đe doạ nghiêm trọng sự an toàn của Quân đội Mỹ. Trước tình hình đó, Lầu Năm Góc quyết định cho bộ binh vào tham chiến với sứ mệnh ban đầu là bảo vệ các cơ sở không lực tại Miền nam
    (còn tiếp)
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Có lẽ trên đời này không có một tổng thống-tướng quân nào như Thiệu. Ho quan đi đánh Đường 9, nướng hàng vạn quân, chỉ vì "đến Sê Pôn một tí rồi về". Vì dén một tí ấy mà hàng vạn quân nguỵ mục xương trong rừng.
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Ở thời điểm LS 719 Mỹ đã không có quân chiến đấu trực tiếp với Nguỵ, chủ yếu chỉ yểm trợ (KQ+PB+Hậu cần), một phần do QH Mỹ ko cho phép quân bộ đặt chân lên Lào (không mở rộng chiến tranh sang lào bằng bộ binh).
    Như vậy sau hơn chục năm (tính từ 1954) Mỹ mới để cho quân nguỵ trực tiếp chiến đấu bộ binh 1 mình trong chiến dịch lớn.
  10. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    b) Nguyên nhân sâu xa:
    Người Mỹ trong quá khứ đã không phải ít lần do dự khi mang quân đội can thiệp tại nước ngoài.
    Ngay từ Đại chiến thế giới I, việc Mỹ để cho giới kinh doanh thao túng trong việc buôn bán với Phổ và cố tình không trực tiếp tham chiến sớm trên thực tế đã lợi bất cập hại. Trong khi dân Mỹ nai lưng đóng thuế chiến tranh, thì trên chiến trường trong tình trạng đáng ra quân Phổ đã phải kiệt quệ từ lâu, nhưng rồi đay, dầu lửa, than đá, niken...vẫn chảy vào lãnh thổ đối phương. Kết quả là lính Pháp, lính Anh, và cả lính Mỹ...vẫn tử thương. Chỉ đến khi nước Mỹ ngăn chặn triệt để dòng tài nguyên buôn lậu kia, chiến tranh mới được kết thúc.
    Chiến tranh thế giới thứ Hai mặc dù đã tạo điều kiển giúp người Mỹ lên nắm vai trò bá chủ Phương Tây, nhưng cũng không phải không để lại cho Mỹ những bài học cay đắng. Việc chậm bước đã khiến cho cả một vùng Nam Mỹ, mà điển hình là Arghentina trở thành sân sau của Đức. Rồi việc để Nhật thình lình tập kích Pearls Harbour. Nước Mỹ không chịu gửi ngay quân ra nước ngoài và tham chiến muộn màng trên thực tế đã làm cho sinh mạng lính Mỹ đã uổng phí không ít.
    Thế rồi bài học vẫn tiếp nối. Khi quân đội Trung hoa Dân quốc bị truy đuổi, thực tế lúc đó Mac Arthur hoàn toàn có thể đem quân tiếp cứu. Nhưng việc chậm phản ứng này đã phải trả giá đắt cho việc mất đi một đồng minh mạnh trên khu vực, đồng thời lại tạo ra cho mình một kẻ thù nguy hiểm hơn bao giờ hết, thách thức nghiêm trọng sự ảnh hưởng của nước Mỹ.
    Thế rồi sự kiện Korea 1950-1953, việc đổ bộ kịp thời của Mac Arthur lên Inchon đã cứu cho sự sụp đổ của mảnh đất Nam hàn. Mặc dù sau này ông tướng Mac cũng bị cách chức do việc hành quân thiếu khôn khéo, khiến chỉ chút xíu nữa là đạo quân Mỹ bị tiêu diệt bởi liên minh Trung-Triều. Nhưng rõ ràng, việc can thiệp kịp thời đã giúp cho Mỹ giữ được mảnh đất Nam hàn.
    Thế rồi việc can thiệp nhanh chóng và mạnh mẽ vào Indonechina, Phillipines của Mỹ đã đem lại hiệu quả thực sự, đã khiến cho chính quyền Mỹ thay đổi quan niệm. Từ việc thiết lập cầu cứu trợ khẩn cấp cho Tây Berlin, hay việc chậm can thiệp vào Sec, Hungary...càng thêm củng cố kinh nghiệm cho Lầu Năm Góc trong việc trực tiếp mang quân can thiệp tại bên ngoài nước Mỹ.
    Dưới cách nhìn domino của các nhà học giả chống cộng khét tiếng của Mỹ, cộng với những sự kiện kinh hoàng do Stalin hay Mao gây ra, khiến người Mỹ đã gần như đánh đồng Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Phát xít mới, nó đã trở thành mối đe doạ lớn nhất đánh vào quyền lợi của Mỹ trên toàn thế giới. Nước Mỹ trở thành người cầm đầu trong việc đắp đê ngăn chặn sự lây lan của phong trào cộng sản. Bên cạnh đó, những nhà lái súng, những kẻ cầm quyền thực sự của nước Mỹ, những kẻ đang điều khiển những con rối đằng sau sân khấu thì càng mong muốn chiến tranh phải được lan rộng và không khi nào chấm dứt. Thế là người Mỹ từ bị động nay đã trở nên chủ động gây chiến.
    Việc Pháp đánh mất Đông dương không chỉ là một bài học Nam Hàn nữa đang lặp lại. Không những thế, việc mất Việt nam thì không thể đắp được con đê ngăn chặn phong trào Cộng sản sẽ tràn ngập Đông Nam Á. Phải chống giữ! thế là số phận đen đủi chiến tranh đã đổ lên đầu người dân Việt nam khi Mỹ chính thức thay chân Pháp nhảy vào Đông dương. Điểm khác biệt duy nhất là, người Pháp thì muốn biến Đông dương thành thuộc địa để khai thác phục vụ chính quốc. Còn người Mỹ, họ không hẳn muốn cướp đi nền độc lập của những Quốc gia Đông dương như Việt nam. Đơn giản là họ không muốn Việt nam, sau đó sẽ kéo theo các quốc gia lân cận, chạy khỏi quỹ đạo chính trị tư tưởng và các giá trị của nước Mỹ. Đó là tư tưởng thế giới tự do họ đang theo đuổi...
    Sau này, mặc dù bài học Việt nam vẫn còn tươi mực, nước Mỹ cũng không phải vì thế mà không trực tiếp can thiệp, chỉ xem xét và tính toán lại kỹ lưỡng đường đi nước bước. Và cũng không thể nói họ không thành công. Ví dụ Grenada, Panama, Nam tư, Apganistan. Nhưng đến Iraq thì...

Chia sẻ trang này