1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên nhân thất bại của những cuộc chiến tranh xâm lược Trung hoa.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi onamiowada, 18/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuycon

    thuycon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2006
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, chỉ có kẻ ít đọc mới la tớn thôi, Tư Trị Thông Giám gọi Tây Tấn là Bắc Tấn để thể hiện đợt sóng quí tộc người Hán trốn xuống phía nam tránh quân Ngũ Hồ nhé!
    Tấn Vũ Đế chẳng có công cán gì hết! Cứ hể thấy ông ta thống nhất là bảo là ngon sao? Tư Mã Ý và cha ông ta làm hết công chuyện rồi, ông ta chỉ việc ép lấy ngôi thôi, đọc thêm Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều của Thẩm Khởi Vĩ đi cưng!
    [/QUOTE]
    Giờ mới thấy là tồng chí Wu đã dốt lại còn cố cãi.
    Tự trị thông giám gọi thế nào là việc của Tư Mã Quang, thú thực là đây không biết. Nhưng rõ ràng cách gọi Tây Tấn là phổ biến hơn Bắc Tấn, thế thôi.
    Về Tấn Vũ Đế, ông lên ngôi năm 264, vậy mà đến 15 năm sau mới xuất binh đánh Ngô, thế trong 15 đó Vũ Đế làm những gì ? Chắc không phải là ăn chơi nhảy múa chứ. Cảm phiền tồng chí Wu tự tư duy được không nhỉ.
    Có cần liệt kê ra những lý do vì sao Tấn chưa nên cử binh phạt Ngô ngay sau khi Tấn Vũ Đế lên ngôi không ?
  2. WuGuoQiang

    WuGuoQiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Đâu có ăn chơi đâu, tuyển gái vào cung hà! Cho dê đi vòng vòng cung, nó dừng ở đâu không đi nữa thì ngủ luôn ở đấy (với một em), còn lạ gì hắn nữa, Tấn thư viết rành rành ấy thôi.
    Vấn đề không phải hắn không đánh Ngô liền hay không, mà là Giả Sung là tên điêu ngoa mà hắn vẫn tiếp tục dùng, rõ chưa ku em?
    [/quote]
  3. WuGuoQiang

    WuGuoQiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Còn muốn xem Tư Mã Viêm chậm trễ mức nào thì nhìn cách Dương Hộ nói và cách mà Trương Hoa hé lộ thâm ý thì cũng đủ rõ rồi. Ông ta không những chẳng có phương lược gì, mà vẫn tiếp tục màn phân phong đất đai cho các vương hầu, đặt hạt giống cho Nội chiến, cơ hồ Loạn Bát Vương và Thất Quốc Chi Loạn chỉ là một bản sao của nhau mà thôi. Đã thế, ông ta không tập trung vấn đề sử dụng nhân tài, vấn đề người Nhung địch sống đan xen với người Hán. Có mỗi một cuộc nổi loạn của người Hung Nô thôi mà đánh mấy bận đếch xong, bảo là tướng tài không biết ai, trong khi người có khả năng như Mã Long Tướng Quân thì đem có hơn 3500 quân đã dẹp sạch bách. Ông ta cũng trọng dụng bọn Hà Tăng, vốn xa xỉ chứ làm được tích sự gì, con hắn là Hà Nhiệm còn kinh hơn ấy chứ!
    Ừ mà chú em làm ta ghiền thời Nam Bắc triều trở lại rồi, đọc thời này song song với thời Rome sụp mới là lạc thú.
    Được WuGuoQiang sửa chữa / chuyển vào 21:08 ngày 04/03/2009
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    bàn luận sách này sách nọ mà nói chuyện thì ....không biết mấy tuổi nữa?
  5. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Chậc, mới đọc vài quyển sách đã tung hô nó lên như trẻ con tung hô SGK, nói năng trên diễn đàn mà như mấy con mụ hàng tôm hàng cá.
    Sách cũng do người viết ra, người cũng có ý muốn của mình khi viết ra cuốn sách, thằng nào mắc vào mồi thì làm thằng đệ đi tuyên truyền thay cho tác giả. Nghiên cứu lịch sử mà ôm khư khư vài quyển sách rồi tung hô thì làm xừ cái computer đi cho rồi.
  6. WuGuoQiang

    WuGuoQiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Học thuật bất luận tuổi tác, đã nghiên cứu mà thấy kẻ sai người quấy, đưa thuyết tà đạo dấm dớ phạm vào chỗ nghiên cứu thì bất kể là kẻ ấy già 80 cũng đánh cho tan xác, thẳng tay manh động trả lại sự thật đó vậy! Nếu cảm thấy quá khó chịu thì ấy là việc của các hạ, một người chân chính thì dù bị chửi tan tành vẫn bỏ qua mấy lời chì chiết để chắt lọc lấy thông tin cần thiết, ấy là thuật khó nhất của học sinh đấy mà!
  7. WuGuoQiang

    WuGuoQiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Trên dưới hơn 10 quyển về Đường Tống mà đã văm xác vài tên tà đạo rồi, nếu nói như các hạ thì viết sách là tội lỗi, đọc sách là tàn ác, việc gì phải học nữa.
    Đọc xong rồi đem so sánh, lấy sử liệu làm gốc, sai thì chú thích sửa chửa, đúng thì lấy thêm thông tin đắp vào!
    Nghiên cứu lịch sử tất nhiên là phải ôm khư khư mấy mươi cuốn sách rồi, ngành ấy học cực mà lương ít, không ôm thì lấy gì mà học, mà làm ra tiền đây, phải không nhể!
  8. MeoBeoY

    MeoBeoY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì mấy bạn trong này hình như đi lạc đường rồi hay sao ấy. Còn câu hỏi mà chủ xị đưa ra thì coi bộ vẫn còn...
    Theo tớ thấy thì chuyện không xâm lược đc TQuốc chẳng qua là dân đông, đất lớn và có lẽ là chưa có sách lược đúng đắn chăng?
    Còn chuyện đồng hoá gì đó thì không ý kiến vì thấy hơi mơ hồ ha...
    Còn nữa, giả dụ như Cạp cạp bị TQuốc quay thì chắc bạn Wu đc cho cái đùi...
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Chẹp, cuối tuần rảnh rỗi vào tán láo tiếp nào.
    Trước tiên là một vài sự thật cần nhồi vào đầu cho kỹ đã. Sự thật là vịt đúc đồng trước tàu 1000 năm, từ cái thời nhà nước sơ khai kiểu liên minh bộ lạc, lúc đó tàu cũng sơ khai như vậy. Ca leo lẻo rằng vịt mà đúc đồng thì kém lắm này nọ, rõ ràng nói bừa bãi. Sự thực là cứ nhìn vào sản phẩm là biết chất lượng, trống đồng to khưj như vậy đúc kém chắc gõ 2 phát là lủng, rồi gươm đồng lưỡi dài khoảng 50 phân, tức là đã đến giới hạn độ bền của đồng, các loại khí cụ bằng đồng khác đều có độ tinh xảo cao và độ bền so với kỹ thuật ngày nay thì chả kém, nói cách khác là trình độ ngày xưa đã tinh luyện vật liệu hết cỡ rồi. Cái này chả phải lôi sử tàu lăng nhăng ra nói nhé, dùng hiện vật đập vào đầu mấy cái đi.
    Sự thật thứ 2, đó là chính trị ko phải văn hoá. Nói mãi mà cũng ko hiểu nổi chuyện này hay sao?
    ẢNh hưởng văn hoá là ảnh hưởng có tính bổ sung, còn ảnh hưởng chính trị thì chỉ do sự bắt chước về tổ chức mô hình nhà nước. Đã luận kỹ càng như vậy rồi nhưng xem ra cái duy nhất lọt đc vào đầu là hình ảnh mấy lon coca thôi hử?
    Thôi thì cứ ngồi chơi với mấy lon coca đi, mọi lý thuyết giáo khoa khác vứt sọt rác hết cho xong chuyện.
    Giờ về chuyện chính là chuyện đánh nhau.
    Sự thực là Tống đánh đâu thua đó là chủ yếu. Lý do làm sao, cứ theo cu tàu thì là Tống hiếu hoà, là tướng lĩnh kém cỏi, là cơ chế sai, là thiếu ngựa.... chứ kỹ thuật của Tống ghê lắm. Ừ cứ cho là như vậy, dừng ở đó thì coi như đúng. Nhưng tiếp theo thì suy luận theo kiểu cảm tính lăng nhăng hết nói nổi, rằng nếu ko thế này thế kia... thì đã thắng.
    Thực tế, nếu giả sử Tống có cơ chế quân đội tôt, có tướng lĩnh giỏi, có cơ cấu hoàn thiện, có chiến kỹ thuật giỏi... tổng cộng tất cả các yếu tố đó cũng chả có gì chắc rằng đánh nhau sẽ thắng. Nhưng nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì khả năng thất bại nhãn tiền, thực tế chứng minh đúng như vậy.
    Phân tích rằng Mông Cổ đánh Kim với Tống bẹp dúm, ko hiểu "suy cho đến tận cùng" thế nào mà ko nói về Mông cổ một chữ, rốt cục là toàn vì những lý do ngẫu nhiên mà MC thắng hết trận này đến trận khác. Liệt kê các trận đánh cỡ vừa trở lên (quy mô cỡ vạn quân) trên chiến trường mở mà Kim hay Tống đánh thắng MC cái đi nào, ko phải ngồi ru rú thủ dâm trong thành, để rõ đc cái sự ngẫu nhiên khi MC thắng.
    Thực tế thì trình độ tác chiến kỵ binh MC quá cao, hễ đụng trận trên chiến trường mở thì gần như thua chắc chắn, nên phải rút về chiến lược thủ. Chiến thuật như vậy, vấn đề còn lại là chiến lược thế nào để thắng, vì phòng thủ thành công thì cũng có thể gọi là thắng. Kết cục sau cùng là vẫn bị thua, mất nước. Rõ ràng về chiến lược MC cũng đã thắng.
    Đặt vấn đề rằng khí cụ của Tống rất xịn, nhưng tự nó có làm chiến thắng ko, hẳn nhiên là ko rồi, ai cũng phải đồng ý chuyện này. Phân tích vi mô một chút, nỏ Cái gì Ti Tí đó, hay máy bắn đá, uy lực nó thế nào trên chiến trường?
    Máy bắn đá thì cũng như pháo ngày nay, chỉ có điều là ko cơ động và có thể điều chỉnh hướng bắn dễ dàng, chỉ bắn thành đc chứ ko bắn quân đc, nhất là quân kỵ.
    Nỏ la thứ vũ khí bộ binh dùng để bắn thẳng chống xung phong, uy lực lớn. Cái này vịt đầy nên rất rõ, chả cần đến Tống đi khai hoá. Và vì biết rõ nên cũng biết rõ luôn, nó chả mấy khi đụng đến đc kỵ binh của MC. Đơn giản là tầm bắn thẳng quá ngắn so với tầm bắn gián tiếp của cung MC. Kỵ binh MC có 2 cung, mấy túi tên các loại, cung dài để giộng xuống đất chĩa lên trời mà bắn cầu vồng, cung ngắn để vừa phi ngựa vừa bắn thẳng vào đội hình địch. Khi bắn cầu vồng thì cả trăm cả ngìn người cùng bắn toạ độ, bắn cấp tập tạo thành cả trận mưa tên dội vào đầu, quân nỏ mang nỏ và tên đã nặng quá cả vũ khí cận chiến, đâu còn có khiên giáp gì, bị mưa tên dội vào từ ngoài tầm thì lấy gì che chắn? Nếu bên Tống cũng dùng cung phản pháo, Tống cũng yếu thế, lý do, 1 quân cung cũng kém che chắn như quân nỏ, 2 quân cung nỏ phải tập trung để dễ dàng điều khiển, ra lệnh bắn cho tập trung tránh rời rạc tản mác và dễ dàng cho lính bộ bảo vệ, ngược lại ky binh cứ dản rộng chiếm vị trí mà bắn tập trung. Nỏ có mạnh cũng chống lại bằng trời.
    Cách chống chọi là, ko chỉ tập trung cung nỏ mà còn cần có bộ binh khiên giáo bảo vệ và kỵ binh hộ tống, như vậy mới ko bị bọn MC tiền pháo hậu xung xơi sạch. Mà nếu đội hình Tống mạnh và chắc chắn đến vậy, liệu MC có ngu mà đâm đầu vào tường ko? Tất nhiên ko.
    Quy luật chủ yếu của chiến tranh là: qúa ít quân, quân quá yếu, quá thiếu lương, quá ít thời gian, quá chậm chạp... để nói lên rằng nguồn lực thì có hạn, vận động thì khó khăn..Tập trung đc một chỗ mạnh là cố gắng lớn, các chỗ khác yếu và mỏng là phổ biến. Đương nhiên tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu. Nếu đụng phải đội hình mạnh thì MC sẽ vừa đánh vừa câu giờ vừa chạy để làm mệt sức và kéo dãn đội hình đối phương rồi mới đánh, khi đánh bao giờ cũng tránh tiếp xúc trực tiếp, đấu ngựa với nhau thì chạy chéo bắn xả vào đội hình giết cả người lẫn ngựa đc ưu tiên hơn là chạy khít rịt đội hình đấu giáo, đánh bộ binh thì ưu tiên đánh biến hoá, xa luân chiến, bắn cung sát thương..làm biến đổi đội hình đối phương, có lợi mới đánh ép 3 mặt, cắt rời diệt từng phần, luôn để một mặt cho địch bỏ chạy, từ đó nhanh chóng làm vỡ trận rồi đuổi theo giết sạch. Có trận nào Tống với Kim tránh đc lối đánh này chưa?
    Nói thêm, chuyện tiên nhân nhà Kim giỏi thế nào thì giỏi, dùng 2 vạn kỵ binh thì chưa xứng tầm với Hãn Mông cổ. Lý do đơn giản, 2 vạn kỵ binh đối với MC là 2 "vạn phu đoàn", đối với nước khác là 20 lần 1000 kỵ binh. Nó giống như so sánh 1 sư đoàn với mười mấy tiểu đoàn vậy, tổng quân số thì như nhau nhưng sư đoàn là một đơn vị thống nhất từ chỉ huy đến hoạt động, 10 tiểu đoàn thì là 10 đơn vị riêng rẽ phối hợp với nhau. Cấp sư đoàn thì chỉ huy có khả năng chiến lược, cấp tiểu đoàn hay trung đoàn thì mới có khả năng chiến dịch - chiến thuật mà thôi. Như vậy MC có khả năng hơn hầu hết các dân du mục thời trước về khả năng tổ chức quân đội ở mức lớn mạnh chưa từng có. Dưới trướng của Hãn còn có nhiều tướng lĩnh khác chỉ huy các đơn vị "vạn phu đoàn" hay 2 vạn phu đoàn hợp lại, và sỹ quan chỉ huy cấp thiên phu đội thì nhiều như lông lươn. Đích thân cầm quân đánh trận giành thăng lợi mới là cái tài loại 3 của đại tướng. Tổ chức hậu cần, cơ động lực lượng, vạch ra chiến lược tổng thể là cái tài loại nhì. Xây dựng quân đội lớn mạnh, đào tạo đc một lực lượng hùng hậu, một đội ngũ sỹ quan và tướng lĩnh cấp cao ưu tú, đó mới là cái tài hạng nhất. Xây dựng đc một học thuyết quân sự có tính cách mạng từ lý luận đến thực tiễn, đó là cái tài siêu hạng. Học thuyết kỵ binh của MC tồn tại cho đến tận thế chiến thứ 2, từ Nga, Balan cho đến Hungary đều sử dụng, tàu cũng học theo... Vậy nên muốn đánh giá khách quan hay "suy cho tận cùng" thì nên đúng phương pháp và tiêu chuẩn.
    Sau này MC cũng dùng bộ binh, toàn là phiên binh, đi trước thí, dùng kỵ binh MC để đánh thọc sâu quyết định, đỡ hao tốn kỵ binh của nó mà hao bộ binh chư hầu nhiều vô kể. Dù như vậy, cứ thể nêu vài trận thắng quyết đẹp của Tống đối với kiểu đánh bựa này xem cái?
    MC lúc đấu dùng kỵ binh đánh địch toán lấy ít mà giết sạch quân nhiều, đánh đc Kim nhưng lại đc cu tàu cho là ngẫu nhiên, nhờ Tây Hạ giúp. Thử hỏi Tây Hạ giúp bao nhiêu quân, bao nhiêu tướng, bao nhiêu lương bao nhiêu vũ khí, cho mượn bao nhiêu đường, đưa bao nhiêu quân đánh hôi... mà bảo ko có Tây Hạ giúp thì còn lâu đánh đc?
    Chiến thuật của MC ko phải hoàn thiện, như đánh thành là hoàn toàn ko có khả năng. DÙ vậy nó vẫn đánh hết thành nhỏ thành to, chiến thuật chính diện là thứ yếu, dùng thủ đoạn độc kế là chủ yếu, rốt cục vẫn học đc thuật đánh thành và dùng bộ binh. Nếu ko nó đánh phía tây bằng tình yêu chắc?
    MC đánh Tống khó khăn một nguyên do chủ quan là thay Hãn liên tục, một lần thay là lại đình hết hoạt động. Như lần Hãn đầu chết, qua phía tây đang thắng to cũng dừng quay về phía đông hết.
    Nói chung Tống có lợi thế hơn các nước khác là ko bị nó bóp chết nhanh chóng, cộng với tiềm lực mạnh nên chống chọi phải tốt.
    Về chiến lược thì MC đánh Đại lý là chuyện tất nhiên, mà đánh thì phải đi dò đường, tất phải kiếm đc thằng địa phương phản quốc nào đó chỉ đường. Đây là nghề của bọn nó, do thám gián điệp là chiến lược, trinh sát là chiến thuật, vậy mới đánh khắp thế giới đc, chứ đâu phải nhờ mỗi vai u thịt bắp húc bừa, Monke chết trận tại đây ko khiến chúng nó học bài hay sao? Rốt cục nó úp đc Đại Lý, từ đó móc lốp Tống ko dãy đc. Nói tóm lại cả chiến lược lẫn chiến thuật Tống đều thua.
    Cũng cái cơ cấu quân đội, chiến thuật đó MC đánh Tống bưng sang đánh Vịt thì MC lại thua 2 lần. Mạnh hơn tuyệt đối về mọi mặt vẫn thua là chuyện thường, nhưng mạnh hơn tuyệt đối về mặt kỹ chiến thuật thì ko thể có chuyện thua trận mà chết quân rất nhiều, chết hoặc bị bắt sống cả tướng chỉ huy.
    Cái này để nói về quan niệm rằng tướng giỏi của tàu mà sang vịt thì sẽ thắng. Tống kém choẹt, nhưng thực tế trong giai đoạn phòng thủ tướng lãnh cũng ko xoàng. Vậy mà vẫn thua. Cía đó nói lên rằng ở tàu tướng thắng là tướng giỏi, tướng thua là tướng xoàng
    Quay về chuyện Tống đánh Lý. Thứ nhất về mặt quân số, chả đời nào có chuyện đi đánh người ta mà chỉ mang quân số ngang bằng đối phương. Thứ nhì sông Cầu cách biên giới có dăm chục cây số, đường vào có 2 đường qua núi non hiểm trở, đi bộ vác gạo trên lưng thì mất 2 ngày, kéo xe hay đi thuyền thì mất một ngày, cần quái gì mà dùng đến 50000 quân để giữ biên giới. Quách Quỳ đc cho là hung hãn tiến bừa mà lại để quân phía sau tít vậy sao?
    Thực tế là gặp phòng tuyến ko qua đc nên định đánh từ từ, lưu một phần quân dự trữ, củng cố bàn đạp trước đã.
    Về vụ máy bắn đá thì xin lỗi, thời nay bom B52 với pháo bắn hàng trăm ngàn phát vào trận địa củng có kỹ càng còn chả làm chết con mẹ nào, thời xưa ba cái máy bắn đá bắn vào phòng tuyến của người ta đòi giết người vô số, miẹ nghe cứ như tiểu thuyết tàu.
    Hai hoàng tử cầm quân dùng thuyền nhẹ đánh vào rõ ràng là tập kích thọc sâu đánh phá. Con số 2 vạn hơn ắt phải tính cả số dự bị đằng sau phòng ngự, đánh sang nếu thuận lợi chiếm đc đầu cầu thì đổ sang giữ, mà nếu bị địch phản kích thì phải có quân tiếp ứng chứ. Vậy nên tập kích, thường đánh từ vài hướng, mỗi hướng dùng vài ngàn là cùng, 1 vạn mà dùng thuyền đổ sang thì nườm mượn như trảy hội luôn. Cộng với việc bác Lý hoạn đồng thời đem đại quân đạp bẹp cánh phụ của Triệu Tiết có thể tháy rõ đây à trận nghi binh. Nếu Quách Quỳ mà đánh thua tan tác quân Lý thì ắt phải đuổi theo làm cho sạch, nhưng rõ ràng thấy quân đánh sang nhanh chưa rõ ít nhiều, ko đuổi theo phản kích, chỉ bắn đá vuốt đuôi, vô tình mà dính hoàng tử ( chết cũng tiếc, nhưng đứng trên quan điểm khách quan thì hoàng gia đẻ chiều như chuột, 2 hoàng tử cũng mới là tướng non, ko phải là tổn thất gì ghê gớm).
    CÒn bác Lý hoạn nếu đánh mà "vây 4 mặt" tức là quyết bức hàng hoặc giết cho bằng đc. Ko hiểu về mặt chiến thuật kiểu gì mà lại để cho đối phương vây 4 mặt vậy nhỉ? DÙng quân đông hơn đê đánh đối phương phòng thủ có công sự vững chắc thì thương vong cao, còn đánh đối phương trên chiến trường bằng thì thường thương vong thấp hơn đối phương nhiều (miẹ nếu ko dùng đông hơn là gì?)
    Về chuyện kỵ binh, khác với MC là kỵ binh thứ thiệt, chiến đấu trên ngựa, ăn trên ngựa ngủ trên ngựa đụ trên ngựa...quân kỵ các nước như Tống thường 2 thành phần cơ hữu, thứ nhất là kỵ binh - dùng ngựa xung phong, lính tinh nhuệ bậc nhất, ngựa chiến lai tạo huấn luyện loại nhất, huấn luyện chiến thuật cầu kỳ mất thời gian và nuôi ăn tốn kém... Thứ nhì là loại tạm gọi là linh kỵ đánh bộ, mang vũ khí nặng, cưỡi ngựa hành quân cùng kỵ binh, khi chiến đấu thì xuống ngựa đánh như bộ binh. Thành phần này để bổ sung cho việc thiếu khả năng phòng ngự của kỵ binh, đồng thời duy trì đc lực lượng cơ động mạnh có khả năng chiến đấu toàn diện. Lợi thế của lính kỵ đánh bộ là ít tốn kém hơn, ko ần phải tốn công huấn luyện, chỉ cần thành thạo chiến thuật bộ binh và tập hiệp đồng với kỵ binh là đc, ngựa ko cần chiến mã loại nhất, chỉ cần ngựa thồ loại phò phạch là xong, thương vong dễ dàng bổ sung từ các nguồn bộ binh khác...
    Có đầy đủ 2 thành phần cơ hữu này thì quân kỵ mới là lực lượng tác chiến độc lập mạnh nếu ko kỵ binh mãi mãi là đơn vị phối thuộc cho bộ binh.
    Nói chung, đơn vị quân kỵ như vậy phải ở mức 1 vạn mới đủ làm một đơn vị cấp chiến lược, chứ xé nhỏ ra ko lẽ đem đi bóp nộm?
    Tàu đem quan qua đánh vịt có 1 vạn lính kỵ là hợp lý (nói thẳng là hẻo quá).
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    quân tàu tự cổ chí kim bất kể là quân của Tôn, Ngô hay Nhạc đều dc giới sử gia đương đại nhận xét là đội quân nông dân cực kì lạc hậu về kỹ-chiến thuật ! Điều này đọc nhan nhản trong các sách viết về Ancient Warfare của các học giả đương đại.
    Cái thứ chỉ ôm khư khư mấy cuốn Đường thư, Tống thư mà luận cuyện thiên hạ thì hủ nho đến thế là cùng !

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Disable VNI Telex VIQR Mix mode Auto detect Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]