1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Nguyên ơi" một khoảnh khắc - một đời người

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi creative_design, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. creative_design

    creative_design Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    "Nguyên ơi" một khoảnh khắc - một đời người

    Nếu ai đã từng đọc cuốn truyện này chắc chắn sẽ không bao giờ quên được cảm giác của mình khi thổn thức với từng giây phút cuối đời của một cậu bé để rồi chợt nhận ra cuộc sống thật có ý nghĩa biết bao. Lần đầu tiên tôi đọc cuốn truyện này - lần đầu tiên tôi đã khóc với từng dòng viết đầy xuc động của nhà văn quân đội Lê Hải Triều. Ông đã dồn nén tất cả tình thương yêu của mình vào từng dòng viết để tạo nên một câu truyện đầy nước mắt nhưng không bi lụy, có đau thương mất mát nhưng cũng thật thanh thản biết bao.



    ?oNguyên ơi!? - Một tập sách cảm động
    Cập nhật lúc 14h16" , ngày 13/06/2006




    Trong cuộc đời gần hai mươi năm làm công tác biên tập, chưa bao giờ tôi phải biên tập một cuốn sách trong tâm trạng đau đớn như thế. Người đời bảo nước mắt rơi sẽ vơi bớt nỗi đau, lạ vậy, nước mắt rơi khi đọc "Nguyên ơi" nỗi đau vẫn còn nguyên đó. Hơn thế, nỗi đau lại ngấm sâu hơn, nhức buốt tận xương tủy.


    Trong cuộc đời gần hai mươi năm làm công tác biên tập, chưa bao giờ tôi phải biên tập một cuốn sách trong tâm trạng đau đớn như thế.Người đời bảo nước mắt rơi sẽ vơi bớt nỗi đau, lạ vậy, nước mắt rơi khi đọc "Nguyên ơi" nỗi đau vẫn còn nguyên đó. Hơn thế, nỗi đau lại ngấm sâu hơn, nhức buốt tận xương tủy.



    Vào lúc 19h02'' ngày 8/6/2005, trái tim non nớt của cậu bé Lê Viên Hải Nguyên ngừng đập. Tin cháu ra đi làm bàng hoàng tất cả chúng tôi - những người đồng đội thân thiết của bố cháu.



    Nguyên ơi! Mới Tết năm ngoái hai bố con vào nhà chú. Mời mãi, cháu đành uống vài hớp bia để chiều lòng người lớn. Cháu điềm đạm, ý tứ hơn cả người đã trưởng thành. Cháu nghe và cười. Cháu trả lời ngắn gọn để nhường thời gian cho người lớn chúc tụng nhau... Thế mà...



    Trong cuộc đời gần hai mươi năm làm công tác biên tập, chưa bao giờ tôi phải biên tập một cuốn sách trong tâm trạng đau đớn như thế. Tôi đã không cầm được nước mắt mỗi khi đọc tác phẩm. Có lần đang đọc, đột nhiên khách đến, tôi rút vội khăn mùi xoa cố giấu đi những giọt nước mắt đau buồn. Người đời bảo nước mắt rơi sẽ vơi bớt nỗi đau, lạ vậy, nước mắt rơi khi đọc "Nguyên ơi" nỗi đau vẫn còn nguyên đó. Hơn thế, nỗi đau lại ngấm sâu hơn, nhức buốt tận xương tủy.



    Bố cháu, Đại tá Lê Hải Triều bao năm dọc dài chinh chiến. Bao năm ôm súng chờ địch. Đói khát, đạn bom, mặc. Cái chết ập đến bất cứ lúc nào, không hề gì... Trong tim chỉ đau đáu một điều: Chiến thắng. Để trở về đời thường, để được làm chồng, làm cha với cuộc sống bình dị, với hạnh phúc khiêm nhường như mọi kiếp người. Vậymà... vẫn không thể. Nguyên ơi! Cháu lâm bệnh đột ngột quá! Hơn một tháng trời cháu đã ra đi. Vô lý! Thật phũ phàng và bất công lắm lắm ông trời ạ.



    Hà Nội vẫn tấp nập như mọi ngày. Dòng người, dòng xe chảy dài bất tận. Chiều nay, ai đó rẽ vào chợ mua thịt, mua rau để chuẩn bị cho bữa cơm sum họp. Ai đó sắm áo, sắm quần mừng con học giỏi. Trong công viên những tiếng nói, cười ríu rít, bố mẹ sánh vai, con gái con trai nhảy nhót tung tăng... êm đềm, hạnh phúc biết bao... Có một người lính già đang âm thầm rời xa thành phố. Người lính đi về phía Tây Nam rồi dừng lại tại một eo đất hẹp sát chân những ngọn núi lô nhô. Trước ngôi mộ cỏ xanh non, tác phẩm "Nguyên ơi!" được người lính già nhờ ngọn lửa đọc cho người dưới mộ.



    Lửa đọc rằng:



    "... - Cho con về Văn Điển cho mát mẻ



    Trời ơi! Ai nói với con tôi là về Văn Điển cho mát mẻ? Có phải khi nằm ở phòng 9 con đã nghe ông An, ông Phong nói với nhau: "Bệnh tật thế này thì đi Văn Điển cho mát mẻ" không?



    - Nhà mình có đất của ông bà, tổ tiên, bố mẹ đưa con về đất ông bà nhé!



    - Tùy bố mẹ, thế cũng được! Có lẽ con không đợi được chị Hương nữa, con đi đây bố mẹ ạ!



    - Con phải đợi chị Hương. Nhà có hai chị em mà con đi không gặp chị sao?



    - Con mệt lắm! Kiệt sức rồi. Bố mẹ nói lại với chị Hương là con rất quý chị ấy.



    - Nguyên ơi! Bố đã làm hết sức mà không cứu được con. Người ta bảo bố làm gì bố làm nấy, bố không quản nhọc nhằn vất vả miễn sao cho con qua. Bố thật là vô tích sự, không cứu được con rồi...".



    Gió thổi. Sóng lúa từng đợt, từng đợt ràn rạt, ràn rạt đổ về phía eo đất hẹp. Những hàng cây xung quanh mộ ngả nghiêng. Người lính già ngồi thụp xuống căng mình ra che cho ngọn lửa phần phật cháy.



    Lửa đọc tiếp:



    "... - Tối hôm qua em cố đợi Hương, không thì em đã đi rồi!



    - Sống mới khó, chết thì khó gì?



    - Hương tưởng chết mà dễ à? Đợi mãi mới được một cơ hội. Tối qua mấy lần em thiếp đi rồi, tự nhiên em tỉnh lại, em lại cố thở để gặp Hương đấy... Hương nói với bố mẹ, khi em đi đừng có đau buồn, đừng khóc nhé!



    - Chị sẽ nói với bố mẹ. Mày sang bên ấy có cả chú Cào, cả em Phong nữa.



    - Em cũng muốn xem mặt chú Cào thế nào! Từ nay có hai người phù hộ cho Hương là chú Cào và cả em nữa.



    - Chị hứa với mày là khi kiếm được tiền sẽ mua cho mày một cái quần bò. Nay đã có tiền mà chưa mua được. Chị sẽ gửi sau vậy. Có nhắn gì với các bạn không?...



    - Hương nói với bố mẹ đừng đưa em lên chùa. Ở chùa buồn lắm! Cho em ở nhà với bố mẹ với Hương!



    - Chị sẽ nói lại với bố mẹ.



    - Hương bảo bố đừng quá đau buồn. Bố mà đổ là cả nhà mình sụp đấy.



    - Chị mà thay mày được thì chị sẵn sàng.



    - Sức như Hương chịu được mấy cơn sốt của em... Hương nhớ thỉnh thoảng viết thư cho em nhé. Cứ để lên bàn thờ thắp hương là em nhận được...".



    Hương thơm ngàn ngạt. Hàng trăm ngôi mộ nhấp nhô như cũng thổn thức cùng lời của lửa. Người lính già đã đi qua bao chiến trường, đã tham gia bao trận đánh, nước mắt của ông tưởng đã cạn trong chiến tranh khi chôn đồng đội, nay giữa đất trời hòa bình những giọt nước mắt xa xót của ông lại rơi xuống mộ con. Lửa ơi đọc tiếp đi cho con ông đỡ đơn côi, lạnh lẽo.



    "... Bố thương con lắm Nguyên ơi! Giá như bố thay được con thì bố sẽ làm ngay.



    - Bố ơi! Số con nó thế. Bố thay con thì con sống làm sao? Lấy gì mà ăn?



    - Nguyên ơi! Bố sắp tuột mất con rồi.



    - Bố! Đừng quá đau buồn nữa. Số con nó thế bố ạ! Khi con đi bố không được khóc. Bố hứa với con đi.



    - Bố hứa! Bố hứa!



    Mẹ Nhân nói với Nguyên:



    - Uống nước đi con! Để con đi không phải khát. Ngày sinh nhật hàng năm bố mẹ vẫn tổ chức cho con. Con hãy về nhà mình nhé, nhà mở cửa có đèn thì con cứ vào. Hàng năm, nghỉ mát, đi tham quan, bố mẹ thắp hương mời con về cùng đi nhé. Nhớ không con?



    Nguyên gật đầu...



    Bố Triều, mẹ Nhân, chị Hương... lòng dạ nát tan".



    Nếu được đi thay, tôi tin rằng nhiều người sẽ đi thay cháu. Chính bố cháu, Đại tá Lê Hải Triều, người thương binh 2/4 chả đã nhiều lần lấy thân mình che đạn bom cho đồng đội đó sao! Gần 3 tiếng trên bàn mổ không một giọt thuốc tê, bác sĩ vẫn không lấy hết được những mảnh đạn bom từ những lần ấy trong cơ thể ông là một minh chứng mãi mãi khắc cốt ghi tâm đối với đồng đội của ông.



    Bên cạnh nỗi đau xót xa có sức lay động lan tỏa ghê gớm với mọi người, gần 200 trang nhật ký thấm đẫm nước mắt còn để lại cho chúng ta những lời nhắn nhủ sâu xa: Tình đồng chí, đồng đội cao cả, tình yêu thương đằm thắm của bè bạn, nhà trường. Sự sáng trong, tận tụy của những người chiến sĩ áo trắng... Đặc biệt là nghị lực phi thường và sự hiếu học hiếm có của cậu bé Lê Viên Hải Nguyên.



    Tôi không thể ngờ được trong giờ phút đớn đau cố giành giật lấy sự sống, Nguyên vẫn ôn thi và nhắc bố lịch thi để bố khỏi quên: "Tuần sau con thi tổng kết năm bố ạ. Môn Anh thi vào ngày thứ 5, môn toán thi vào ngày 12...", "Bố nhớ mua cho con quyển hình học lớp 12 tập 2 và quyển đại số lớp 11... bố nhé". Tôi cũng không thể ngờ được sau những cơn mê sảng, Nguyên đã chỉnh sửa cả những công thức hóa học sai của một tạp chí và quà mà Nguyên thích nhất là bài thi hóa học của Nguyên do các bạn cùng lớp mang đến - bài thi được 9,5 điểm, cao nhất lớp - niềm mơ ước của bao bạn học sinh lành lặn.



    Nguyên ơi! Con không chết. Con chỉ đi xa nhà giống như ngày nào bố khoác ba lô vào chiến trường. Cả gia đình, ông bà, chú bác quây quần dặn dò bố. Và bây giờ cả gia đình, bố mẹ, chị cũng quây quần để dặn dò con... Đèn nhà mình luôn sáng đợi con về.



    Đại tá Lê Hải Triều đã thầm gọi con như vậy giữa một rừng hoa nhưng nhức trắng.
  2. creative_design

    creative_design Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc đời gần hai mươi năm làm công tác biên tập, chưa bao giờ tôi phải biên tập một cuốn sách trong tâm trạng đau đớn như thế.Người đời bảo nước mắt rơi sẽ vơi bớt nỗi đau, lạ vậy, nước mắt rơi khi đọc "Nguyên ơi" nỗi đau vẫn còn nguyên đó. Hơn thế, nỗi đau lại ngấm sâu hơn, nhức buốt tận xương tủy. Vào lúc 19h02'' ngày 8/6/2005, trái tim non nớt của cậu bé Lê Viên Hải Nguyên ngừng đập. Tin cháu ra đi làm bàng hoàng tất cả chúng tôi - những người đồng đội thân thiết của bố cháu. Nguyên ơi! Mới Tết năm ngoái hai bố con vào nhà chú. Mời mãi, cháu đành uống vài hớp bia để chiều lòng người lớn. Cháu điềm đạm, ý tứ hơn cả người đã trưởng thành. Cháu nghe và cười. Cháu trả lời ngắn gọn để nhường thời gian cho người lớn chúc tụng nhau... Thế mà... Trong cuộc đời gần hai mươi năm làm công tác biên tập, chưa bao giờ tôi phải biên tập một cuốn sách trong tâm trạng đau đớn như thế. Tôi đã không cầm được nước mắt mỗi khi đọc tác phẩm. Có lần đang đọc, đột nhiên khách đến, tôi rút vội khăn mùi xoa cố giấu đi những giọt nước mắt đau buồn. Người đời bảo nước mắt rơi sẽ vơi bớt nỗi đau, lạ vậy, nước mắt rơi khi đọc "Nguyên ơi" nỗi đau vẫn còn nguyên đó. Hơn thế, nỗi đau lại ngấm sâu hơn, nhức buốt tận xương tủy. Bố cháu, Đại tá Lê Hải Triều bao năm dọc dài chinh chiến. Bao năm ôm súng chờ địch. Đói khát, đạn bom, mặc. Cái chết ập đến bất cứ lúc nào, không hề gì... Trong tim chỉ đau đáu một điều: Chiến thắng. Để trở về đời thường, để được làm chồng, làm cha với cuộc sống bình dị, với hạnh phúc khiêm nhường như mọi kiếp người. Vậymà... vẫn không thể. Nguyên ơi! Cháu lâm bệnh đột ngột quá! Hơn một tháng trời cháu đã ra đi. Vô lý! Thật phũ phàng và bất công lắm lắm ông trời ạ. Hà Nội vẫn tấp nập như mọi ngày. Dòng người, dòng xe chảy dài bất tận. Chiều nay, ai đó rẽ vào chợ mua thịt, mua rau để chuẩn bị cho bữa cơm sum họp. Ai đó sắm áo, sắm quần mừng con học giỏi. Trong công viên những tiếng nói, cười ríu rít, bố mẹ sánh vai, con gái con trai nhảy nhót tung tăng... êm đềm, hạnh phúc biết bao... Có một người lính già đang âm thầm rời xa thành phố. Người lính đi về phía Tây Nam rồi dừng lại tại một eo đất hẹp sát chân những ngọn núi lô nhô. Trước ngôi mộ cỏ xanh non, tác phẩm "Nguyên ơi!" được người lính già nhờ ngọn lửa đọc cho người dưới mộ. Lửa đọc rằng: "... - Cho con về Văn Điển cho mát mẻ Trời ơi! Ai nói với con tôi là về Văn Điển cho mát mẻ? Có phải khi nằm ở phòng 9 con đã nghe ông An, ông Phong nói với nhau: "Bệnh tật thế này thì đi Văn Điển cho mát mẻ" không? - Nhà mình có đất của ông bà, tổ tiên, bố mẹ đưa con về đất ông bà nhé! - Tùy bố mẹ, thế cũng được! Có lẽ con không đợi được chị Hương nữa, con đi đây bố mẹ ạ! - Con phải đợi chị Hương. Nhà có hai chị em mà con đi không gặp chị sao? - Con mệt lắm! Kiệt sức rồi. Bố mẹ nói lại với chị Hương là con rất quý chị ấy. - Nguyên ơi! Bố đã làm hết sức mà không cứu được con. Người ta bảo bố làm gì bố làm nấy, bố không quản nhọc nhằn vất vả miễn sao cho con qua. Bố thật là vô tích sự, không cứu được con rồi...". Gió thổi. Sóng lúa từng đợt, từng đợt ràn rạt, ràn rạt đổ về phía eo đất hẹp. Những hàng cây xung quanh mộ ngả nghiêng. Người lính già ngồi thụp xuống căng mình ra che cho ngọn lửa phần phật cháy. Lửa đọc tiếp: "... - Tối hôm qua em cố đợi Hương, không thì em đã đi rồi! - Sống mới khó, chết thì khó gì? - Hương tưởng chết mà dễ à? Đợi mãi mới được một cơ hội. Tối qua mấy lần em thiếp đi rồi, tự nhiên em tỉnh lại, em lại cố thở để gặp Hương đấy... Hương nói với bố mẹ, khi em đi đừng có đau buồn, đừng khóc nhé! - Chị sẽ nói với bố mẹ. Mày sang bên ấy có cả chú Cào, cả em Phong nữa. - Em cũng muốn xem mặt chú Cào thế nào! Từ nay có hai người phù hộ cho Hương là chú Cào và cả em nữa. - Chị hứa với mày là khi kiếm được tiền sẽ mua cho mày một cái quần bò. Nay đã có tiền mà chưa mua được. Chị sẽ gửi sau vậy. Có nhắn gì với các bạn không?... - Hương nói với bố mẹ đừng đưa em lên chùa. Ở chùa buồn lắm! Cho em ở nhà với bố mẹ với Hương! - Chị sẽ nói lại với bố mẹ. - Hương bảo bố đừng quá đau buồn. Bố mà đổ là cả nhà mình sụp đấy. - Chị mà thay mày được thì chị sẵn sàng. - Sức như Hương chịu được mấy cơn sốt của em... Hương nhớ thỉnh thoảng viết thư cho em nhé. Cứ để lên bàn thờ thắp hương là em nhận được...". Hương thơm ngàn ngạt. Hàng trăm ngôi mộ nhấp nhô như cũng thổn thức cùng lời của lửa. Người lính già đã đi qua bao chiến trường, đã tham gia bao trận đánh, nước mắt của ông tưởng đã cạn trong chiến tranh khi chôn đồng đội, nay giữa đất trời hòa bình những giọt nước mắt xa xót của ông lại rơi xuống mộ con. Lửa ơi đọc tiếp đi cho con ông đỡ đơn côi, lạnh lẽo. "... Bố thương con lắm Nguyên ơi! Giá như bố thay được con thì bố sẽ làm ngay. - Bố ơi! Số con nó thế. Bố thay con thì con sống làm sao? Lấy gì mà ăn? - Nguyên ơi! Bố sắp tuột mất con rồi. - Bố! Đừng quá đau buồn nữa. Số con nó thế bố ạ! Khi con đi bố không được khóc. Bố hứa với con đi. - Bố hứa! Bố hứa! Mẹ Nhân nói với Nguyên: - Uống nước đi con! Để con đi không phải khát. Ngày sinh nhật hàng năm bố mẹ vẫn tổ chức cho con. Con hãy về nhà mình nhé, nhà mở cửa có đèn thì con cứ vào. Hàng năm, nghỉ mát, đi tham quan, bố mẹ thắp hương mời con về cùng đi nhé. Nhớ không con? Nguyên gật đầu... Bố Triều, mẹ Nhân, chị Hương... lòng dạ nát tan". Nếu được đi thay, tôi tin rằng nhiều người sẽ đi thay cháu. Chính bố cháu, Đại tá Lê Hải Triều, người thương binh 2/4 chả đã nhiều lần lấy thân mình che đạn bom cho đồng đội đó sao! Gần 3 tiếng trên bàn mổ không một giọt thuốc tê, bác sĩ vẫn không lấy hết được những mảnh đạn bom từ những lần ấy trong cơ thể ông là một minh chứng mãi mãi khắc cốt ghi tâm đối với đồng đội của ông. Bên cạnh nỗi đau xót xa có sức lay động lan tỏa ghê gớm với mọi người, gần 200 trang nhật ký thấm đẫm nước mắt còn để lại cho chúng ta những lời nhắn nhủ sâu xa: Tình đồng chí, đồng đội cao cả, tình yêu thương đằm thắm của bè bạn, nhà trường. Sự sáng trong, tận tụy của những người chiến sĩ áo trắng... Đặc biệt là nghị lực phi thường và sự hiếu học hiếm có của cậu bé Lê Viên Hải Nguyên. Tôi không thể ngờ được trong giờ phút đớn đau cố giành giật lấy sự sống, Nguyên vẫn ôn thi và nhắc bố lịch thi để bố khỏi quên: "Tuần sau con thi tổng kết năm bố ạ. Môn Anh thi vào ngày thứ 5, môn toán thi vào ngày 12...", "Bố nhớ mua cho con quyển hình học lớp 12 tập 2 và quyển đại số lớp 11... bố nhé". Tôi cũng không thể ngờ được sau những cơn mê sảng, Nguyên đã chỉnh sửa cả những công thức hóa học sai của một tạp chí và quà mà Nguyên thích nhất là bài thi hóa học của Nguyên do các bạn cùng lớp mang đến - bài thi được 9,5 điểm, cao nhất lớp - niềm mơ ước của bao bạn học sinh lành lặn. Nguyên ơi! Con không chết. Con chỉ đi xa nhà giống như ngày nào bố khoác ba lô vào chiến trường. Cả gia đình, ông bà, chú bác quây quần dặn dò bố. Và bây giờ cả gia đình, bố mẹ, chị cũng quây quần để dặn dò con... Đèn nhà mình luôn sáng đợi con về.
    Đại tá Lê Hải Triều đã thầm gọi con như vậy giữa một rừng hoa nhưng nhức trắng
  3. giacmove

    giacmove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tôi trong lúc tâm trạng căng thẳng nhất.... vô tình tôi nhặt tôi mang "Nguyên ơi" theo mình.
    Tôi đã rất căng thẳng, tâm trạng và mệt mỏi..... tôi từ bỏ tất cả để ra đi, tôi tìm đến tiệm sách gần nhà, tôi nhặt "Nguyên ơi" thanh toán và không biết đó là cuốn sách gì, cũng không biêt LÊ HẢI TRIỀU là nhà văn quân đội.
    Tôi bế tắc, muốn thoát khỏi bế tắc bằng cái cách mà người ta gọi là ngu ngốc nhưng "ĐƯỢC SỐNG LÀ HẠNH PHÚC", "Nguyên ơi!" đã nói với tôi điều đó..... tôi đọc nó và ngẫm mình thật vớ vẩn, muốn nói thật nhiều nhưng chủ topic này đã nói hết rồi. Cảm ơn bác!
  4. ngayphale

    ngayphale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng đã đọc "nguyên ơi" ban đầu là một sự xúc động ghê gớm, nhưng sau đó là gì...
    một sự thái quá, mất đi người thân ai chẳng đau đớn, có khi còn đau đớn gấp bội phần, ai nghị lực, có khi người khác còn nghị lực gấp trăm lần.
    nhưng 1: Lê hải triều là nhà văn ông có thể lột tả được cảm xúc của mình
    2: Lê hải triều đã có những điều kiện tốt nhất (ỏ vị trí công tác của mình ông đã có thể lo cho Nguyên được điều kiện tốt nhất )- Và ông ta đã thống thiết viết nên thành cuốn sách, rồi đem đi kinh doanh, nếu như nhuận bút này mà dùng để giúp đỡ những em bé rơi vào hoàn cảnh như nguyên thì hay biết mấy..
    nhưng tôi không hề thấy điều đó.
    cảm giác xúc động của tôi tự nhiên tắt ngấm, khi nghĩ tới những hoàn cảnh khác, họ cũng bi thương như vậy, nhưng họ không hoàn toàn có điều kiện như nguyên, thì liệu mọi thứ sẽ ra sao/?hỡi ông nhà văn lê hải triều..???
    ...đành rằng mất đi người thân thì ai cũng đau xót..nhưng phần kết thúc của " Nguyên ơi" tôi cứ cảm thấy làm sao.. vừa khó chiụ vừa bực mình.
  5. nguyenibm

    nguyenibm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    em muốn đọc cuốn này mà nhà sách hết rồi, sao bác chủ ko post típ, thanks nhìu nếu bác có vô tình đọc bài viết này cũng như vô tình ....
  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Lâu lắm rồi mới thấy chominhhoi - ngayphale viết. Trong muôn trùng biển khơi ta vẫn gặp.
    Nếu mai này, em có thể làm được điều gì đó. Em cũng lấy tiền nhuận bút để giúp những đứa trẻ em đã gặp ngày hôm nay. Chắc chắn vậy, không nhiều thì ít...Chỉ sợ không được.
    Ủng hộ em nhé,
    Đọc xong Nguyên ơi! Thật sự em chẳng xúc động chút nào. Không hiểu tại sao? Ngay cả khi chẳng đọc lời comment của chominhhoi.
    Chúc ngày chủ nhật vui,

Chia sẻ trang này