1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Sơn đã đi đâu?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tinvitxauxa, 02/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ ngạc nhiên, ở TQ ông là thiếu tướng, về nước Bác Hồ phong làm đại tá! Mãi sau này khi ông lập được nhiều chiến công ông mới được thành thiếu tướng.
    Sao Bác lại coi thường quân đội TQ thế nhỉ?

    POUR LA PATRIE, LES SCIENCES ET LA GLOIRE!
  2. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Điều này là bình thường mà cũng tế nhị .
    Về mặt hình thức danh xưng , phong chức khác với Trung Quốc nhắm 2 mục tiêu :
    Đối với Trung Quốc : để chứng tỏ ta có cách đánh giá độc lập riêng của ta .
    Đối với Nguyễn Sơn : Nguyễn Sơn có thể được phong thiếu tướng Trung Quốc nhưng mới về Việt Nam chưa có công trạng gì thì phong đại tá để khỏi ...kiêu căng và khuyến khích ông cố gắng phấn đấu hơn
    Tuy nhiên cái hay trong thực chất là không khác gì cấp bậc của Trung Quốc ( để Tầu không trách ta được )
    Vì quân hàm cao nhất của Trung Quốc là Nguyên Soái , rồi sau mới đến Đại Tướng . Do đó Thiếu Tướng Tầu chỉ tương đương với Đại Tá Ta thôi !
    Hé cửa đêm chờ hương quế lọt
    Quét sân nhà sợ bóng hoa tan
  3. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Điều này là bình thường mà cũng tế nhị .
    Về mặt hình thức danh xưng , phong chức khác với Trung Quốc nhắm 2 mục tiêu :
    Đối với Trung Quốc : để chứng tỏ ta có cách đánh giá độc lập riêng của ta .
    Đối với Nguyễn Sơn : Nguyễn Sơn có thể được phong thiếu tướng Trung Quốc nhưng mới về Việt Nam chưa có công trạng gì thì phong đại tá để khỏi ...kiêu căng và khuyến khích ông cố gắng phấn đấu hơn
    Tuy nhiên cái hay trong thực chất là không khác gì cấp bậc của Trung Quốc ( để Tầu không trách ta được )
    Vì quân hàm cao nhất của Trung Quốc là Nguyên Soái , rồi sau mới đến Đại Tướng . Do đó Thiếu Tướng Tầu chỉ tương đương với Đại Tá Ta thôi !
    Hé cửa đêm chờ hương quế lọt
    Quét sân nhà sợ bóng hoa tan
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hình như trong kháng chiến chống Pháp, quân đội Việt Nam chỉ có ba vị tướng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình và Thiếu tướng Nguyễn Sơn thì phải.

    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hình như trong kháng chiến chống Pháp, quân đội Việt Nam chỉ có ba vị tướng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình và Thiếu tướng Nguyễn Sơn thì phải.

    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya
  6. Duong2002

    Duong2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
  7. Duong2002

    Duong2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Duong2002 đã cung cấp thêm thông tin về các vị tướng của Việt Nam thời chống Pháp

    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Duong2002 đã cung cấp thêm thông tin về các vị tướng của Việt Nam thời chống Pháp

    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya
  10. ruavang

    ruavang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thể đọc lại cuốn "Hoàng Hà nhớ, hồng Hà thương " của bà Trần Kiếm qua ( bà vợ người Trung Hoa của ông Nguyễn Sơn trong những năm ông hoạt động Ở TRUNG HOA ). Hoặc cuốn "Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân" là tập hợp các bài viết của nhiều tướng lãnh VIỆT NAM nhưĐại tướng Võ Nguyên Giáp.... , người thân cận ông như nhà thơ Hữu Loan ( tác giả bàithơ' màu tím hoa sim' ) hoặc con cháu ông thì rõ.
    trong topic này có nhiều bài được post lên với nhiều chi tiết cần đính chính. Xin viết dưới dạng tường thuật để các bạn khỏi nhàm chán.
    Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác quê ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.( Sao có nhiều người Hà nội yêu lịch sử mà không biết nhảy - đùa chút các bác đừng tự ái nhé )
    Ông bỏ gia đình trốn sang trung quốc để hoạt động cách mạng. Người nhà nghỉ rằng ông mất tích. Lúc đó ông đã có vợ và 1 con gái. Sang Trung quốc ông hoạt động trong tổ chức VNTNCMĐCH do bác sáng lập. Hình như cũng lấy họ Lý , chi tiết này không chính xác lắm do tôi không có điều kiện tra cứu tại chổ ( bác là Lý Thuỵ , & có chú thiếu niên mà sau này là anh hùng Lý Tự Trọng ) . Sau đó ông được gửi đi học trường quânsự Hoàng phố và tham gia vào hồng quân Trung hoa. Trong cuộc Vạn Lý trường chinh ông đã tham gia từ đầu đến cuối cuộc Trường chinh của Đảng cộng sản Trung Hoa. Ông lấy bí danh là Hồng Thuỷ ( nghĩa là nước lụt )- trở thành tên của ông khi nhà nước trung hoa thành lập & danh sách tướng lĩnh của Trung Hoa với tên này chứ không phải Nguyễn Sơn hay Vũ Nguyên Bác ( như khi ở VIỆT NAM ). Trong cuộc trường chinh của Trung Hoa ông đã 3 lần bị nạn, thậm chí bị lột lon ( từ Sư đoàn trưởng xuống cấp đại đội ) do bảo vệ quan điểm của Mao Trạch Đông. Có lúc ông phải giả danh người chăn dê để đi đến đích.
    Do tình hình cách mạng VIỆT NAM trong năm 1945 nên bác Hồ đã yêu cầu Trung quốc trao lại 1 số cán bộ quân sự người VIỆT NAM như : Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng.....
    Khi ông về đến Hà nội thì cuộc CMT8 đã thành công. Thời gian đầu ông được bác phong làm tư lệnh quân sự của Uỷ Ban Kháng chiến Nam bộ ( .... nhưng đóng tại Quảng Ngãi ). Trong lúc đó cũng có ông Nguyễn Phương Thảo ( tức tướng Nguyễn Bình ) được Bác giao nhiệm vụ Tư lệnh của Uỷ Ban Kháng chiến Nam bộ ( và ông này đã vào Nam để thống nhất các lực lượng vũ trang của Nam bộ lúc ấy - Xem cuốn viết về tướng nguyễn Bình của nhà văn Nguyên Hùng ). Ông nguyễn Sơn lập ra trường quân sự ở Quãng Ngãi, nơi đào tạo một loạt tướng lãnh của nước ta sau này trong đó có cố đại tướng Đoàn Khuê .
    Không thấy các sách nước ta nói nhiều về giai đoạn ông ở quảng Ngãi, nhưng có 1 chi tiết cần nêu ra đây : trong hồi ký của bà Nguyễn Thị Định có nhắc đến chi tiết :bà được cử ra bắc xin vũ khí năm 1946 ( lần đầu bà gặp bác hồ ) , được cấp cho 1 ghe súng, chở vô găp thời tiết xấu và ghé miền trung , bị ông Nguyễn Sơn tịch thu. Nói sẽ phân phối sau. Sau đó ông được điều ra làm tư lệnh khu 4 , đóng ở thanh hoá ( vùng tự do suốt cuộc chiến chống pháp).
    Đoạn này có nhiều chú thích sai trong topic này:
    Sau chiến thắng Việt bắc ( 1947), với nhu cầu chính quy hoá quân đội, lbác đã tiến hành phong cấp hàm chính thức - lần đầu tiên- cho 1 số chỉ huy quân đội ( cấp tướng & cấp đại tá ) của nước VNDCCH. Trong đó cấp tướng có 11` người ( xem cuốn Chiến đấu trong vòng vây - hồi ức của ĐT Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện.
    Trong đó có
    -1 Đại Tướng : VÕ Nguyên Giáp ( tổng tư lệnh )
    - 1 Trung Tướng : Nguyễn Bình ( Tư Lệnh Kháng chiến Nam bộ)
    và nhiều thiếu tướng trong đó có
    - Nguyễn Sơn ( tư Lệnh khu 4 )
    - Trần tử Bình
    - Lê Hiến Mai ( được cử vào tăng cường cho Nam bộ trong đoàn do ông Lê Đức Thọ dẫn đầu theo yêu cầu của Xứ uỷ trong Nam)
    - Hoàng văn Thái ( tổng tham mưu trưởng)
    - Trần Đại Nghĩa ( Cục trưởng cục quân giới )
    -& các vị khác như Lê thiết Hùng.... như bạn Dương 2002 đã nêu.
    cấp đại tá có 1 số vị mà mọi người dễ nhớ tới : như Hà Văn Lâu - một người được nhắc tới trong làng ngoại giao VIỆT NAM do tham gia các hội nghị Giơ-ne-vơ, Paris ( ông của Hoa hậu Hà Kiều Anh ), Lê Dụ Châu ( vị đại tá cục trưởng cục hậu cần bị xử bắn trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Kịch đêm trắng là nói về vụ này).
    Có 1 chi tiết thú vị về lần phong cấp này là có nhà báo Pháp hỏi Bác Hồ về cơ sở của việc phong hàm lần này. Bác trả lời : Đánh thắng đại tươ1ng thì phong đại tướng, thắng đại tá thì phong đại tá... ( xem hôì ức của Võ Nguyên giáp , như phần trên ).
    Nhưng tình tiết dưới đây mới ly kỳ hơn cả. Khi được nghe tin phong cấp là thiếu tướng , thì ông Nguyễn Sơn không muốn nhận (có lẽ so sánh ông với ông Nguyễn Bình , nguyên ông này là đảng viên quốc dân đảng bị bắt cùng với Trần Huy Liệu. Chuyển sang Cộng sản lúc ở côn đảo , lập đệ tứ chiến khu ở Đông triều) 7 so sánh với nhiều người khác ( không có công trạng bằng Nguyễn Sơn ??????? ) .
    Trước lúc ông Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, phái viên chính phủ vào Thanh Hoá để làm lễ phong tướng thì bác hồ gọi riêng ông Thạch lên dặn đưa thư của bác cho ông Sơn trước khi bàn chuyện Sắc phong. Trong thư chỉ có mấy chữ hán : Sơn đệ: đảm dục....
    ( tôi nhớ không chính xác chi tiết này , đại loại : người cách mạng thì không nệ chức tước....) . Ông nguyễn Sơn suy nghĩ rất lâu khi đọc thư này & đồng ý nhận sắc phong. Bắt lính làm lễ thụ phong thật long trọng ( xem " Nguyễn Sơn Lưỡng quốc tướng quân").
    Thời gian ông làm tư lệnh khu 4 có nhiều dư luận trái ngược nhau về ông :
    khen hết lời như Hữu Loan ( trợ lý tuyên huấn của ông), nhiều văn nghệ sĩ khác cũng ca ngợi ông có tiếng chiêu hiền đãi sĩ. Kể cả Phạm Duy, người sau này dinh tê & chống cộng. Mọi người khen ông am hiểu văn nghệ sâu sắc. Trong cuốn sách "LQTQ" nói trên có tác giả kể: ông bình kiều hàng giờ không mệt. hoặc phân tích vở kịch Lôi Vũ rất sâu sắc....
    ( xin nhắc thêm là ôngtừng phụ trách báo Kháng địch của Hồng quân trung Hoa trong Vạn Lý Trường Chinh, phụ trách đoàn kịch của Hồng quân ....)
    Nhưng cũng có 1 số nguồn tư liệu nói là nhiều người trong giới văn nghệ chê ông . Như chuyện cụ Phan Khôi không chịu nổi buổi diễn thuyết văn chương của Nguyễn Sơn cho văn nghệ sĩ, ông Phan Khôi nằm trên gác quát to: nói lắm mà không sợ đứt hơi chết à. Buổi nói chuyện chấm dứt .
    Có những giai thoại khác nói về ông trong cuốn NS- LQTQ, nhưng tất cả đều xác định rằng ông là một người có cá tính mạnh. Chẳng hạn chuyện ông phi ngựaquát tháo, có người nói: làm gì mà quát tháo ầm ĩ như ông tướng. Ông trả lời : thì đây chính là ông tướng.
    .......................
    Dấu ấn về quân sự của ông để lại cho cách mạng Việt Nam không nhiều. Có 1 số trận đánh ở Khu năm & khu 4 của ông đã được phân tích trong các bài báo do chính ông phân tích & viết. Cũng như 1 số sách về du kích chiến tranh.
    Theo 2 cuốn sách chính thống vừa nêu, sau chiến dịch biên giới nước ta đã liên thông với TQ,LX.... BácHồ đề nghị TQ để ông sang TQ để đáp ứng yêu cầu của cách mạng 2 nước (???).
    Tôi có được đọc hồi ký của 1 vị tướng vừa qua đời ( cuối đời có chính kiến khác với lãnh đạo nước ta hiện nay ), trong đó có đoạn khá dài nói về Nguyễn Sơn, do 2 ông đi cùng nhau sang TQ trong chuyến đi 1950 này. Ông tướng kia có nói đến nguyên nhân ông Nguyễn Sơn sang là do ông xin được sang TQ ( ???) & Mao Trạch Đông đề nghị chính phủ ta (???) . Chi tiết về NS trong cuốn hồi ký kia cũng cho thấy ông Sơn là người cá tính rất mạnh.
    Sang Trung quốc , ông về phụ trách cục quân huấn. Đợt phong hàm đầu tiên của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa , ông được bình ở cấp tá . Khi Mao Trạch Đông & Diệp Kiếm Anh hỏi ông trong 1 buổi lễ Kỷ niệm của T/Hoa được phong cấp nào thì ông tình thực trả lời . Mao Trạch Đông không hài lòng và yêu cầu Diệp Kiếm Anh xem lại. Sau đó ông được phong hàm thiếu tướng. ( xem Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương ).
    Ở VIỆT NAM có nguồn tin cho là ông có tham gia cuộc chiến tranh Triều tiên ( kể cả quyển NS-LQTQ cũng đề cập đến ) . Tuy nhiên sau khi tôi đọc cuốn HHN-HHT thì mới biết là bà Trần Kiếm Qua vì hận ông Nguyễn Sơn đã quên lời hứa khi trở về VIỆT NAM đã lập gia đình , nên không muốn cho ông gặp 2 người con trai của ông bà. Khi các con hỏi bố thì bà nói là: bố các con tham gia uộc Viện triều, nhưng thực chất ông vẫn ở Bắc Kinh .( Có khi cuốn NS-LQTQ lầm lẫn chăng???).
    Ông bị ung thư. Theo cuốn HHN-HHT thì đảng CSTQ có đề nghị ông sang Liên xô chữa vì trình độ y học TQ đã bó tay, nhưng ông không đi ( vì tình hình quan hệ trung xô trong giữa thập niên 50 đã cực kỳ căng thẳng ). Biết không qua được, ông đã xin được về chết ở quê nhà. Trung quốc cấp cho ông 1 số tiền khá to ( theo bà Vũ thị Hà - con gái NS ), ông không nhận nhưng chính phủ TQ đưa cho sĩ quan tuỳ viên của ông mang về VN. Ông có trối dặn bà vợ là : tôi đi làm cách mạng chứ không phải đi làm thuê. Khi tôi chết hãy mang số tiền này nộp chính phủ. Ông chết chỉ vài tuần sau khi trở về VN năm 1956 , khi vừa 48 tuổi.
    Có lẽ ông là vị lưỡng quốc tướng quân đầu tiên và duy nhất của nước ta ( và hiếm hoi trên thế giới này chăng?).
    Dòng họ ông cũng có nhiều người tài giỏi về quân sự. Đó là các tướng tá : Vũ Lăng, Vũ Kỳ Lân ... ( là cháu ông). Ông Vũ Lăng được ông Võ Nguyên Giáp nhắc tới nhiều trong hồi ức của ông, như là 1 chỉ huy giỏi của QĐNDVN.
    Cuộc đời ông NS cũng rất đào hoa. Bà vợ quê trước khi đi làm cách mạng. Bà vợ trung hoa Trần Kiếm qua . Và sau đó là có thêm 3 bà nữa trong thời gian về VIỆT NAM ( 1945-1950). Ông có 3 dòng con. Trong đó 2 người con trai lai tàu ( lấy họ mẹ) 1 người tên là Tiểu Việt . Ông còn lại hiện đang làm ăn ở VN. ( xem HHN-HHT của bà Trần Kiếm Qua ).
    Ghi chú :
    Đa số chi tiết trong bài này đều có nêu xuất xứ để các bạn kiểm chứng. có 1 số đoạn không nêu xuất xứ vì như vậy sẽ vi phạm quy định của TTVNOL. Tuy nhiên xin khẳng định là các nguồn tư liệu kia là có thật. các bạn có thể kiểm chứng qua internet.
    Về vấn đề phong tướng, trước kia tờ An ninh thế giới có đề cập tới quyết định phong hàm thiếu tướng cho ông Nguyễn Thiết Hùng trong năm 1946 , và bài củaANTG xem đó là lần phong tướng đầu tiên của VIỆT NAM Dân Chủ Cộng Hoà. Điểm khác biệt với Hồi ức của ông Võ Nguyên Giáp & 1 số tư liệu khác.
    Có thể lần phong đó là để đối ngoại với Tàu Tưởng chăng ? ( quyết định do Bác hồ ký ).

Chia sẻ trang này