1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên tắc đo của máy trắc địa?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi IlE, 29/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    GPS để triển điểm lập lưới tọa độ cho khu vực đấy thôi chứ ai bắn từng điểm thì đến bao giờ. GPS 1 điểm cũng vài tiếng rồi.

    4 trình lý thuyết.

    Mình học thủy lợi thêm 2 tuần thực tập đo vẽ bình đồ, viết báo cáo nữa.
  2. fym

    fym Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    9.317
    Đã được thích:
    6
    Trên lịch bọn mình đúng là 4 trình lý thuyết, phần thực hành trích bớt 2-3 buổi lý thuyết, chung quy vẫn là 4 trình :)).
  3. dothimuoi

    dothimuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    1
    tớ học GT: 3 tuần vác mia đứng máy vẽ lại bình đồ cả cái khu vực đầu đường Khuất Duy Tiến bây giờ (ngày đó chưa mở đường, là cái cánh đồng và 1 con sông)
    chả hiểu đo vẽ, đọc thế nào về vẽ lại bình đồ thì thấy một điều là cao độ con sông đó thì cuối nguồn ... cao hơn thượng nguồn, nước chảy ngược. Ngày đó toàn đo bằng máy kinh vĩ Theo 10 hay 20 cổ lỗ, mia gỗ vác oằn cả lưng. đến tầm 1996 mới bắt đầu lác đác có máy toàn đạc điện tử
  4. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    2-3 buổi lý thuyết thì chỉ học máy thủy bình, đo cao mấy cái bờ tường chứ làm sao mà vẽ nổi bình đồ?!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Giao thông học Trắc địa thì mệt roài vì dùng nhiều hơn các nghề khác đấy.

    Cũng nhớ mấy con Theo ghẻ lở đấy toét mắt.
  5. dothimuoi

    dothimuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    1
    chỉ với 2-3 buổi trích ra để thực tập thì cân máy chắc còn chưa thạo, đừng nói chi đo.
    bọn tớ phải dùng máy kinh vĩ để lập lưới bình đồ, rồi tam giác đạc, rồi định đỉnh, phóng tuyến, cắm cong. mịa, giờ nhớ lại thời đó vẫn thấy vui thế.
  6. IlE

    IlE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2011
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Bác giải thích thế giúp em hiểu về đo chiều dài rồi, có phải góc A là đỉnh của tam giác cân, ta biết góc A và độ dài cạnh đáy của tam giác cân (trên mia) --> đường cao tam giác cân chính là khoảng cách từ máy tới mia.

    Thế đo độ chênh cao là sao bác, nhờ bác giải thích rõ hộ em với :)
    Cả gps để làm gì nữa, nghe các bác nói chuyện nhưng chưa thủng ~X
  7. ZARG

    ZARG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    5.974
    Đã được thích:
    12
    Trắc địa hay còn gọi là trắc đạc, là một ngành khoa học về đo đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt Trái Đất. Trắc địa là đo đạc vị trí tọa độ (kinh độ, vĩ độ, cao độ), hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình mặt đất và địa vật nằm trên mặt đất.


    • Trắc địa bản đồ (surveying and maping): đo vẽ bản đồ địa hình phục vụ cho dân dụng (công tác địa chính, quy hoạch xây dựng,...) và quân sự
    • Trắc địa công trình: khảo sát thiết kế công trình, thi công và giám sát thi công xây dựng, quan trắc chuyển vị và biến dạng của các công trình và nền móng công trình trong toàn bộ tuổi đời của công trình. Công cụ đo chủ yếu bằng các loại máy trắc đạc thông thường: máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy dọi laser, máy toàn đạc điện tử,...
    • Viễn thám (remote sensing): đây là phân ngành trắc địa đo vẽ từ ảnh hàng không (máy bay,...) sau quá trình bay chụp, bằng tàu biển (đo vẽ thềm lục địa, đáy đại dương,...). Công cụ đo có thể bằng: máy ảnh, thiết bị siêu âm, ra đa vô tuyến điện,...
    • định vị vệ tinh (GPS): định vị địa vật và đo vẽ địa hình bằng vệ tinh địa tĩnh (là loại viễn thám đặc biệt)
    • Trắc địa cao cấp (geodesy)
    • Trắc địa ảnh (photogrammetry): đây là lĩnh vực xử lý kết quả trắc địa qua ảnh
    • hệ thống thông tin địa lý (GIS): là chuyên ngành về phần mềm và cơ sở dữ liệu địa lý (công nghệ thông tin)

    Tất nhiên trong trắc địa thì chỉ có mấy yếu tố quan trọng:

    - Chiều dài - khoảng cách
    - Cao độ (so với mực nước biển/mốc gốc)
    - Góc đo
    - Hệ quy chiếu, phép chiếu.


    Còn đo gì, đo bằng cái gì, đo như thế nào thì tùy vào mục đích và yêu cầu của "đầu ra" mà tiến hành thôi.




    Trả lời cậu mấy câu hỏi chưa thủng:

    a. Thế đo độ chênh cao là sao bác, nhờ bác giải thích rõ hộ em với :)

    Dùng máy (Kinh vĩ, toàn đạc) để xác định độ chênh cao của điểm cần đo với điểm đặt máy, rồi so sánh chênh cao của điểm đặt máy với mốc gốc (Ở Vn: Mốc Hòn dấu, mực nước biển trung bình) => Cao độ tuyệt đối của điểm đo.

    b. Cả gps để làm gì nữa, nghe các bác nói chuyện nhưng chưa thủng:

    Dùng 1 máy GPS chuyên dùng cho trắc địa, đặt tại điểm cần đo (thường là điểm khống chế của lưới), máy sẽ sử dụng tín hiệu GPS để xác định tọa độ điểm đo. Có thể coi điểm này là mốc gốc của lưới các điểm quan trắc trong trường hợp mốc gốc ở xa không thể dẫn về được.
  8. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Có bác nào giải thích được nguyên lý đo độ cao (hay chênh lệch độ cao giữa điểm đặt máy và điểm đặt mia) không nhỉ? Dùng ngôn ngữ bình dân và toán học phổ thông nhé.
    Việc đo khoảng cách thì có thể hiểu đơn giản cho 1 tam giác biết 1 góc và độ dài cạnh đối diện, do góc thường rất hẹp nên sai số giữa tam giác vuông hay cân là không đáng kể.
  9. dothimuoi

    dothimuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    1
    đo cao thì nôm na thế này:
    có 1 mốc cao đạc mà ta biết chính xác cao độ của nó (cao độ thủy chuẩn) thường được xác định từ lưới đường truyền (dẫn từ mốc thủy chuẩn quốc gia Hòn Dấu về. đặt máy tại 1 điểm có thể ngắm thấy mia đặt ở mốc đó. Cân máy, ngắm về mốc, đọc từ mia ra là 1 số là A. Số đó + với cao độ mốc sẽ ra cao độ của máy (chuyên môn gọi là cao độ đường ngắm)
    sau đó quay máy, vác mia về đặt ở điểm cần đo cao độ: ngắm đọc trên mia ra số B.
    A-B sẽ là chênh cao
    cao độ mốc + chênh cao sẽ là cao độ điểm đo
    đại khái thế

Chia sẻ trang này