1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên tắc không hồi tố

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thegioitinhyeusg, 29/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thegioitinhyeusg

    thegioitinhyeusg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc không hồi tố

    Tôi có một vấn đề này muốn hỏi các bạn:

    1. Nguyên tắc không hồi tố là gì?

    2. Giả sử có một trường hợp bên A vi phạm tài sản trí tuệ của bên B trước khi luật sở hữu trí tuệ (2005 chẳng hạn) có hiệu lực thì B có thể chờ sau khi luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực kiện bên A ra toà theo luật sở hữu trí tuệ không? Và toà có sử dụng luật sở hữu trí tuệ đó để xử không?

    3. Trong trường hợp có luật về sở hữu trí tuệ trước đó (1999) và bên A xâm phạm tài sản của bên B (2000) thì việc giải quyết sẽ như thế nào nếu như bên B khởi kiện vụ án này sau khi có luật sở hữu trí tuệ (2005) mới.

    4. Trong trường hợp không có luật sở hữu trí tuệ (1999) thì hành vi xâm phạm của A có thể bị khởi kiện được không?

    Cảm ơn các bạn nhiều!
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc kô hồi tố nói nôm na là việc xác định một hành vi có bị xem là phạm pháp hay kô chỉ dựa trên các quy định pháp luật đang có hiệu lực tại thời điển đó.
    Những ví dụ bạn đưa ra khiến tớ chả hỉu gì cả ... vì cơ bản, văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ của chúng ta hình như đã có từ năm 1988 thì phải.
  3. b_e

    b_e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    3.394
    Đã được thích:
    0
    Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp là bất hồi tố: "Một hành vi không thể bị coi là vi phạm pháp luật khi chưa được pháp luật điều chỉnh".
    Vào trường hợp như bạn nói, khi hành vi "vi phạm" xảy ra và chờ đến khi có luật người "bị vi phạm" mới kiện theo luật đó chắc chắn sẽ bị bác bỏ.
    Toà không thể dùng luật có sau để xử hành vi có trước mà phải sử dụng pháp luật ở thời điểm diễn ra sự việc để xử, vì hành vi đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật tại thời điểm nó diễn ra.
    Như trong phiên toà xử Saddam Hussein - Cựu Tổng thống Iraq, toà án Iraq đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bất hồi tố: dùng luật pháp Iraq do chính Saddam ký để xử ông vì tội diệt chủng. Các hành vi của Saddam lúc đó đều không vượt quá quyền hạn tổng thống do Hiến pháp qui định, vì vậy để xử Saddam một cách công bằng về cáo buộc diệt chủng cần đưa ra một toà án quốc tế / trung lập và dùng Luật pháp quốc tế về tội phạm chiến tranh để xử.
    Chính vì Mỹ / Anh cho rằng nếu đưa Saddam ra toà án quốc tế thì sẽ rất lâu mới kết án được ông nên họ giao lại để "chính quyền Iraq tự xử lí" nên các phiên xử Saddam mới trở thành trò hề như vậy - những nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật cũng bị vi phạm.
  4. hap23

    hap23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Toà án nào đây? Lập một tòa án kiểu ad hoc ư? khó lắm
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    b_e
    Tớ chả hiểu nguyên tắc "Bất hồi tố" và cái ví dụ về phiên toà xử Saddam Hussein của bác liên quan với nhau như thía nào cả
    1. Nếu tội diệt chủng xảy ra sau khi đã có luật do Saddam ký thì nếu Saddam phạm tội diệt chủng thì vẫn có xử/truy tố được chứ nhể . Chả lẽ ông ta ký luật đó thì được miễn truy tố hay sao ?
    2. Các hành vi của Saddam có "vượt quá quyền hạn tổng thống do Hiến pháp (của Iraq) qui định" hay không thì quan toà của Iraq có thẩm quyền quyết định . Chả lẽ ông ta là tổng thống thì quan toà Iraq không được xử mà phải đem ra toà án nuớc ngoài xử hay sao ?
    3. Tội diệt chủng và tội ác chiến tranh có liên hệ gì với nhau nhể . Nếu bi giờ bác Bắc kỳ nào đó trù dập và giết hại dân Nam kỳ thì đó là tội diệt chủng phỏng ạ . Tội này có cần "Luật pháp quốc tế về tội phạm chiến tranh" để xử không cơ ??
    4. Saddam bi kết tội và xử treo cổ vì giết hại dân Iraq . Tội này có phải đưa ra toà án QT để xét xử hay chăng ? . quyền độc lập tự quyết của dân Iraq có nên được "tôn trọng" không nhể
    5. "Mỹ / Anh cho rằng nếu đưa Saddam ra toà án quốc tế thì sẽ rất lâu mới kết án " là điều có thật vì trong cương vị TT rất khó có thể kết án Saddam vào các tội phạm chiến tranh đối với ... Iran và Kuwat . Chả lẽ Saddam phạm tội chiến tranh với ... chính nhân dân mình . Đưa Saddam ra ngoài nước , dây dưa hết năm này sang năm khác với những tội phạm chiến tranh mơ hồ mà không xử ông ta về những tội ác ông đã gây ra cho chính nhân dân Iraq mới thực sự là trò hề í chứ
  6. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    1- Thế thì nếu VN có Luật Chống Khủng Bố thì Luật này có hồi tố không ?
    2- TRẬT ! Sadam không còn là Tổng Thống mà bị đem ra xử như 1 tù binh DO MỸ GIAM GIỮ ! Quan Toà do Mỹ chỉ định là 1 phạm nhân duới thời Sadam. Nếu đem các ông Đỗ Mười, Mai chí Thọ ra xử bởi các quan Toà nguyên là tù cãi tạo hay tù chính trị hiện nay thì liệu có khách quan không ?
    3- Không cần nhưng vẫn tốt hơn . Vi dụ như POLPOT và đám Khmer đỏ cần bị xử bởi Toà án quốc tế nhưng Trung Cộng và Mỹ (2 tội phạm chính đàng sau) đã áp lực dẹp im vụ này .
    4- Cả 2 Tòa quốc tế và Tòa địa phương đều có quyền đem ra xử
    5- Không thấy ai cười về trò hề ở Kampuchia !

    -Nếu tui muốn kiện Hồ Cẩm Đào và China về tội ác chiến tranh và tội diệt chủng ở Tây Tạng thì thưa ở đâu ?
    -Nếu tui muốn kiện Bush về tội ác chiến tranh thì thưa ở đâu ( đây cũng là câu hỏi của cựu Thủ Tướng Malay) ?
    -Nếu tui muốn kiện chính quyền Trung Quốc (tư cách thừa kế và liên tục của chính quyền Mao Trạch Đông) về tội bỏ đói và làm chết 1 triệu Chineses thì thưa ở đâu ?
    Mời ông Rakhoi và các Luật Gia .
  7. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    MSGvovit
    1. Nếu bác hiểu tiếng Việt thì sau khi đọc bài post của b_e thì sẽ không hỏi câu hỏi ... ngớ ngẩn như thía lày
    2. Tuy Saddam bị Mỹ giam giữ (hơhơhơ tớ dám cá rằng ngay chính Saddam cũng muốn được Mỹ giam giữ chứ không muốn đồng bào thân iu của ông í giam giữ đâu nhể) nhưng không phải là một tù binh. toà án xử Saddam cũng không phải là toà án binh nhớ . bác cập nhật thông tin giùm nhể . Việc xét xử của Saddam có khách quan hay không thì các luật sư của ông í đã cãi cạn tàu ráo máng rùi . bác căn cứ vào đâu để cho rằng nó không khách quan ?
    3. bác chỉ dùm tớ cách dùng các điều khoản về tội ác chiến tranh để luận tội diệt chủng rồi tớ sẽ xem xét chuyện " Không cần nhưng vẫn tốt hơn " của bác . heheheh hy vọng bác không đem râu các bác trai để cắm vào cằm các bác gái nhể
    4. tại sao việc Saddam tàn sát đồng bào lại phải đem ra xét xử ở toà án QT? Nếu Saddam không còn nắm quyền lực thì toà án QT xía mõm vào việc nội bộ của Iraq để làm gì ? nếu Saddam còn tại vị thì toà án QT làm gì được ông ta nhể ?
    5. Bác không thấy thì tại vì bác ... không thấy . mà chuyện Kampuchia thì liên quan gì đến chuyện này nhể
    Bác muốn giải đáp những điều bác thắc mắc thì sắm mâm quả tới bái sư đi . hễ tớ hứng thì tớ ... chống dốt cho
  8. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc luật nước nào không cho phép hồi tổ?
    Luật pháp do con người đặt ra vì vậy muốn hồi tố là được thôi. Nhưng khi muốn hồi tố người ta phải có điều luật cho nó hồi tố vào khoảng thời gian nào, điều kiện nào ... chứ không thể hồi tố vô hạn định, vô điều kiện. Ví dụ như những giao dịch về nhà đất có quy định về những giao dịch trong khoảng thời gian nào thì bị ảnh hưởng bởi luật mới, đó cũng là một hình thức hồi tố.
    Hình như trên này có người còn không hiểu hai chữ "hồi tố" nghĩa là gì nữa thì phải.
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Trong luật hình sự thì không được hồi tố bất lợi, còn hội tố có lợi thì vẫn vô tư. Điều này ghi nhận cả trong công ước về quyền dân sự chính trị năm 1966 mà Việt Nam có tham gia.
    Trong dân sự thì tôi không biết, nhưng trong dân sự, quyền của người này là nghĩa vụ của người kia, hồi tố cho một người có lợi thì người kia sẽ là bất lợi
  10. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tui lại thấy đa số các luật có tính hồi tố là luật về dân sự, tức là đòi bồi thường thiệt hại chứ không phạt tù.
    Trong kiện cáo tại tòa khi có phán quyết thì hẳn nhiên phải có một bên bất lợi và một bên có lợi. Nhưng không thể vì một bên bị bất lợi mà bỏ đi luật có tính hồi tố.
    Trong những năm vừa qua, tòa án Mỹ cho phép hồi tố các vụ án bị các linh mục lạm dục ******** cách đây đã mấy chục năm (đã qua thời hiệu?). Nhiều giáo khu bị phá sản vì phải bồi thường qua các phán quyết của tòa án hoặc qua thương lượng.

Chia sẻ trang này