1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên tắc không hồi tố

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thegioitinhyeusg, 29/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hình như ông Frank đang lẫn lộn giữa "retroactive" và "time limit" .
    Ông ra khói có giỏi tiếng Việt thì dịch dùm ông Frank , nếu không thì năn nỉ các em gái ở đây dịch hộ .
    Ghi Chú: Em gái (cc or ccc) của tui trong này, ông cứ xem như cháu gái cho nó yên chuyên nhà.
  2. thegioitinhyeusg

    thegioitinhyeusg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Retroactive (hồi tố) và time limit (hiệu lực theo thời gian?) về bản chất là giống nhau dù hình thức là khác nhau.
    Retroactive được định nghĩa như sau:
    (law) any law that makes a prior legal act illegal, or increases the penalty for a prior illegal act (bất kì luật nào làm cho một hành vi hợp pháp trước đó thành bất hợp pháp hoặc làm tăng hình phạt cho một hành vi phạm pháp trước đó)
    Chẳng hạn luật chống khủng bố của việt nam (nếu có) có thể quy định "những hành vi khủng bố trước khi có luật này cũng bị xử theo luật này"... thì cũng đành phải chịu thôi dù sẽ tạo ra nhiều vấn đề phức tạp.
    Tôi thấy anh FNguyen nói đúng đấy chứ. Luật cũng chỉ do con người làm ra mà thôi.
  3. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tui nghĩ hồi tố và thời hiệu là hai việc khác nhau. Người ta có thể ra một luật mới tinh có tính hồi tố hay không có tính hồi tố, nhưng luật (ít nhất về dân sự) luôn luôn có tính thời hiệu. Khi một vụ án (hay nhiều vụ án) đã qua thời hạn luật định để có thể bị truy tố về mặt dân sư, thì quốc hội hay toà án có thể ra luật hay lệnh để "hồi tố" những vụ án này hầu đem lại công bằng cho xã hội. (Tui không biết toà án có thể ra lệnh hồi tố được hay không, nhưng nếu tui nhớ không lầm thì các vụ án lạm dụng ******** trẻ em của các linh mục công giáo tại Mỹ hình như do toà án tối cao ra lệnh).
    Tui cũng nghĩ các vụ án về mặt hình sự không có thời hiệu. Một người làm tội ác thì hai hoặc ba mươi năm sau vẫn có thể bị truy tố như thường, nghĩa là vẫn có thể ngồi tù nếu bị người ta phát hiện, truy tố và xét xử. Nhưng về mặt dân sự thì có thể được miễn khỏi phải bồi thường nếu đã quá thời hiệu.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 11/02/2007
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng thấy thời hiệu và hồi tố là hai việc khác nhau. Thời hiệu thường dùng cho việc khởi kiện và truy tố trách nhiệm hình sự. Hồi tố là áp dụng pháp luật hiện tại thay vì dùng pháp luật trong quá khứ để điều chỉnh một hành động xảy ra trong quá khứ.
    Về thời hiệu, Về hình sự, ví dụ: tội A nào đó có thời hiệu là 20 năm. Tới năm thứ 21 mà nhà nước mới tìm ra hung thủ thì hung thủ cũng không phải chịu hình phạt. Về dân sự, thời hiệu của việc khởi kiện về lọai hợp đồng nào đó là 3 năm, vậy thì tới năm thứ 4, thì người bị hai cũng không được quyền kiện người gây hại ra tòa.
    Tôi thấy hình sự tội nào cũng có thời hiệu cả. Dân sự thì có cái thời hiệu là vô thời hạn, có cái không.
    thời hiệu dùng để bảo vệ người gây hại. Ví dụ như người ta xây nhà làm lún nhà anh chẳng hạn, anh phải kiện nhanh để người ta biết mà còn chuẩn bị. Chứ không thể để người ta hồi hộp không biết khi nào bị kiện torng 5 năm , 10 năm hay 20 năm được. Hồi hộp như thế thì sẽ không làm gì được
    Còn hồi tố, ví dụ: tội A thì theo luật cũ là bị tù 4 năm, theo luật mới là 8 năm. Nếu thời điểm thực hiện tội phạm là khi luật cũ có hiệu lực, theo lẽ thường thì phải áp dụng luật cũ, nhưng tòa lại dùng luật mới. Đó gọi là hồi tố. Tôi thấy luật Việt Nam (mà hình như đa số nước quan niệm vậy) thì không cho phép hồi tố t8ang nặng. Đó là bởi vì nguyên tắc, có luật có tội, không có luật không có tội (luật này là luật đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện tội phạm)
    Có gì các bác chỉnh sữa giùm nhé.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 11/02/2007
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 11/02/2007
  5. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Thời hiệu đối với tội hình sự có thể được áp dụng ở VN. Nhưng đối với Mỹ thì không. Mới đây một tay kỳ thị da màu (đảng KKK) gây tội ác cách đây gần nửa thế kỷ vừa bị lộ diện và bị bắt, sắp sử đem ra xử. Lại nữa, các tội phạm chiến tranh WW2 dù trốn ở đâu, thay hình đổi dạng ra sao nhưng khi bị phăng ra tông tích đều bị đem ra xử. Tội hình sự ở Mỹ chắc chắn không có thời hiệu. Có thể hồ sơ tội phạm lúc đó phải tạm ngưng không xử được vì một lý do nào đó (như can phạm chạy trốn, bị bệnh v.v..) và hồ sơ bị xếp lại, chứ không phải coi như xong. Nếu có thời hiệu cho tội hình sự thì quá dễ dàng cho tội phạm, không có công lý cho nạn nhân.
  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác FNguyen1
    Theo như tớ biết thì thời hiệu (time limit) được tính từ lúc biết được phạm nhân gây ra tội chứ không phải tính từ lúc tội phạm xảy ra
    Trong các tội hình sự , công tố viên đại diện chính phủ truy tố phạm nhân . Thời hiệu tính từ lúc công tố viên khởi sự điều tra nghi can . Gỉa sử tội ác xảy ra năm 1990 , nhưng mãi đến năm 2000 phía công tố mới nghi ngờ ông xyz nào đó là can phạm thì thời hiệu bắt đầu tính từ năm 2000 chứ không phải năm 1990. Do đó mới có chuyện những vụ án xảy ra hàng chục năm trời mà can phạm vẫn bị truy tố như thường
    Trong các vụ án lạm dụng ******** trẻ em của các linh mục công giáo tại Mỹ, luật sư của hai bên tranh chấp vấn đề thời hiệu bắt đầu từ thời điểm nào . luật sư bên bị cáo cho rằng thời hiệu bắt đầu từ khi tội phạm xảy ra (từ khi các em còn nhỏ) do đó đã hết thời hạn truy tố . Luật sư phía các em cho rằng thời hiệu phải bắt đầu từ lúc các em ý thức được việc mình bị lạm dụng ******** (khi đã lớn) do đó vẫn còn trong thời hạn truy tố . Khi các em chưa ý thức được việc mình bị lạm dụng ******** thì các em không thể biết được các ông LM này là tội phạm
    Việc tranh chấp cuối cùng dừng tại vấn đề : khi nào thì các em này ý thức/hiểu biết được việc mình đã bị lạm dụng ********
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bác rakhoi,
    Bác giải thích thế nào về các tội phạm trong chiến tranh WW2 đã trốn nhưng sau lại tìm ra? Và vụ án giết người vì kỳ thị chủng tộc (KKK) vừa rồi tại Mỹ? Tại sao các linh mục lam dụng ******** bị truy tố không có ông nào bị tù cả, chỉ bị phạt tiền?
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác FNguyen1
    1. Khi các tội phạm trốn trong thời gian xét xử (không thể kiếm được phạm nhân) , thời hiệu ngừng lại vì phía bên công tố không thể điều tra người vắng mặt . Tương tự nếu bác phạm tội thì không thể trốn cho tới khi thời hiệu quá hạn rồi mới xuất hiện trở lại
    2. Tương tự với các vụ án kì thị chủng tộc . khi không thể kiếm được nghi can thì thời hiệu ngừng lại . Toà chỉ tuyên bố thời hiệu hết hạn khi trong suốt thời gian thời hiệu còn hiệu lực bên nguyên đơn không truy tố nghi can dù đã nghi ngờ nghi can có dính lứu đến tội phạm
    3. đã có các linh mục can tội lạm dụng ******** bị bỏ tù . Cụ thể là LM John Geoghan nổi tiếng nhất trong vụ này đã bị đánh chết trong tù
    http://www.cnn.com/2003/US/08/23/geoghan/index.html
    Cũng cần phân biệt giữa tội hình sự và tội dân sự trong các vụ kiện này . công tố viên đại diện chính phủ kiện về các tội hình sự trong khi nạn nhân và gia đình kiện về các tội dân sự . Tội hình sự thì đi tù trong khi tội dân sự thì chỉ phạt tiền
    Nếu LM hãm hiếp trẻ em dưới tuổi vị thành niên thì can tội hình sự , gia đình nạn nhân có thể dựa vào phán quyết về tội hình sự để kiện LM đó hoặc cấp trên của vị LM về tội dân sự để đòi bồi thường dân sự (làm khủng hoảng tâm lý nạn nhân , thiệt hạn uy tín .......)
    Trước pháp luật LM cũng được coi như mọi người khác nên hành động tò te với vợ người khác hoặc trẻ em trên tuổi vị thành niên dù bị cho là xấu xa nhưng không thể kết tội hình sự được . ví dụ bọn "con nít" (phân biệt cụ thể về số tuổi ) làm trò người lớn với nhau mà không bị truy tố trước pháp luật thì mọi người khác kể cả LM cũng không bị truy tố
    Khi truy tố hình sự , bên nguyên (chính phủ) phải chứng minh bị can chắc chắn phạm tội đó (beyond reasonable doubt, vụ án OJ Simpson) trong khi kiện các án dân sự bên nguyên không cần phải chứng minh như thế . ví dụ tuy OJ Simpson thoát tội giết người (hình sự) nhưng vẫn phải bồi thường cho gia dình bên vợ cũ (dân sự). Trong các vụ án lạm dụng ******** của các LM , kiên dân sự dễ hơn kiện hình sự (lý do: .....chắc phải viết thêm vài chục trang nữa quá ) vì thế phía chính phủ cũng thận trọng hơn khi truy tố các LM về các tội hình sự . Nhưng về phía tội dân sự (để đòi bồi thường xiền í) thì các luật sư đói cứ thế mà thừa thắng xông lên nhể . kiện 10 vụ mà trúng một hai vụ là cũng đủ xài rùi . Vì thế bác ít thấy các LM đi tù mà chỉ bị phạt tiền
  9. dbskftsj

    dbskftsj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    qua xem càc bàc tranh luẶn thì? em cùfng cò thĂ? hiĂ?u sơ qua thẮ nà?o là? hĂ?i tẮ và? bẮt hĂ?i tẮ
    e hòc bĂn kinh tẮ và? 'ang cĂ?n tì?m hiĂ?u vĂ? nguyĂn tf́c nà?y nĂn muẮn nhơ? bàc nà?o 'ò cò biẮt càc vù kiẶn thuẶc bĂn kinh tẮ mà? cò dình tới nguyĂn tf́c ko hĂ?i tẮ thì? cho e và?i VD ( cà?ng nhiĂ?u cà?ng tẮt àh ) cò dình tới 'Ă?u tư nước ngoà?i 'Ă? e cò thĂ? tĂ?ng kẮt 1 chùt vĂ? à?nh hươ?ng cù?a nò 'Ắn 'tư nư>c ngoà?i
    e xin cà?m ơn rẮt nhiĂ?u

Chia sẻ trang này