1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyên tắc nào để đánh giá các đồ án kiến trúc?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khoinguyen_kts, 07/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc nào để đánh giá các đồ án kiến trúc?

    Các ngành khác thường học qua sách vở, những dân kiến chủ yếu học qua đồ án, cảm nhận nghệ thuật, tư tưởng, thủ pháp tạo dựng không gian thông qua các công trình của người khác.

    Khi chìm đắm vào xem xét các công trình chính là lúc "Kiến" đang học - nhiều khi không biết mình đang học gì - để một lúc nào đó loay hoay với các công việc cụ thể - ta bất chợt "bùng sáng" - gom góp một cách thần kỳ những gì ta vô thức nhận được tạo ra công trình của mình.

    Không có gì lạ khi trong box kiến trúc, topic có sức hấp dẫn và nhất, kéo dài nhất, và được nhiều người tham gia nhất là topic giới thiệu công trình và tiếp nhận ý kiến phản biện.

    Thế nhưng, một điều dễ nhận thấy là đa số các ý kiến đóng góp, thậm chí lời giới thiệu của tác giả, vẫn còn quanh quẩn tính "nghiệp dư" . Nói cách khác đó là các tranh luận không có hướng - bởi không nhiều người có cùng chung nguyên tắc đánh giá công trình.

    Cho rằng biết cách đánh giá đúng đắn công trình sẽ nâng cao hiệu quả "hấp thụ", đồng thời có tác động tích cực với sự ra đời những cái mới và những cái tốt, tôi lập ra topic này để anh em bàn luận:

    Nên đánh giá công trình kiến trúc như thế nào?

    Cá nhân tôi, tôi cho rằng 1 công trình kiến trúc gồm 2 phần:
    1) phần "tiêu chuẩn" (hay chức năng) - tức là mọi quy định cứng cho công trình bao gồm vị trí, lô đất, bối cảnh, suất đầu tư, các tiêu chuẩn... mọi công trình phải đáp ứng các quy định cứng trên.
    2) phần "hình thức" (cái hồn của công trình) - mọi công trình cần có tư tưởng - có thể gói gọn trong một câu - và chất lượng thẩm mỹ được đánh giá trên sự tương thích đồng bộ giữa hình thức và tư tưởng.

    Một cách lý tưởng, tác giả cần gắn cho công trình 1 tư tưởng (có thể diễn đạt trong 1 câu), và cần biết cách để các chi tiết công trình phối kết với nhau để diễn đạt tư tưởng đó.

    Như vậy sẽ không có cái "đẹp, hay" chung chung mà chỉ có: tư tưởng mới, tư tưởng hay; và trình độ thể hiện tư tưởng hay - hay dở.

    Trong giới KTS Việt nam hiện nay, có lẽ KTS Võ Trọng Nghĩa là người khá thành công trong cách tiếp cận trên với kiến trúc. Kết quả: một sự sáng tạo riêng biệt, một đóng góp đặc trưng với KT hiện đại Việt nam.
  2. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Tự dưng nhớ tối hôm qua đốc chứng, xem "Xiêu Mẫu Vịt Ngan", có em chân dài nói tới khái niệm "người mẫu tri thức"... Đến h vẫn đang choáng!
    Đặt một câu hỏi ngược lại, giả sử 1 công trình mà tác giả chả muốn thể hiện "tư tưởng" gì sất, chỉ trông bắt mắt, dùng tốt... Vậy thì nó không còn là công trình kiến trúc chắc? Sẽ có bạn bảo nó là công trình chứ k phải CT kiến trúc. Có lý. Nhưng chỉ cần 1 bạn bồi bút vu cho tác giả 1 cái "tư tưởng" gì đó- những thứ không dùng thước mà nghiệm thu được - thì hoá ra nó lại là CT kiến trúc đấy. Trong khi chỉ có 1 thực thể, hix!
  3. zigzagarc

    zigzagarc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2006
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    1
    Ở VN ta có bao nhiêu KTS có tư tưởng nhỉ .Hiếm , hiếm lắm .Mà nói cho cungd thì cũng có phải của mấy ổng đâu ? Nếu bác có dẫn chứng cụ thể em xin được rửa tai lắng nghe mấy lời vàng ngọc của bác .(Em thấy bác viết rất bài bản như hồi lớp 5 cô giáo em dạy môn tập làm văn nên đoán bác rất hay đi hội nghị , diễn đàn nên rất mến mộ mong được học hỏi thêm )
  4. ntkarc

    ntkarc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cái ông cụ này đúng là người của hội kiến trúc sư cử đến theo giấy giới thiệu số ...ngày... tháng...năm, về việc chuyền giáo tư tưỏng kiến trúc, tiêu chuẩn, hấp thụ, hưởng thụ...kiến trúc
    mệt wá
  5. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Thực ra "trông bắt mắt, dùng tốt" đã là 1 tư tưởng - tư tưởng đâu lúc nào cũng phải cao siêu hay khó hiểu?
    Thực tế, để làm được cái gì đó bắt mắt, dùng tốt chẳng đơn giản tí nào.
    Còn 1 thực thể, nhiều ý nghĩa là chuyện đương nhiên. Khi vẽ cái "hàm cá mập" ở bờ hồ, chắc chẳng tác giả nào cho rằng nó giống hàm cá mập. Có nhiều CT kiến trúc như của LeCorbusier một thời được ca ngợi, thời khác chẳng coi ra gì.
    Chính vì thế, cứ dùng khái niệm "đẹp" chung chung chẳng đánh giá được gì.
  6. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Thực ra "trông bắt mắt, dùng tốt" đã là 1 tư tưởng - tư tưởng đâu lúc nào cũng phải cao siêu hay khó hiểu?
    [/quote]
    Thôi xong!
    Có cả làng chứng kiến tớ phát minh ra tư tưởng "bắt mắt, dùng tốt" nhé, chắc phải nhờ mấy nhà nghiên kíu up lên tạp chí kiến trúc mí đc. Mà up cạnh cái xí Vi Xe La thì không đành. Hoang mang quá. Theo các bác thì bắt đầu thế nào nhỉ? Đăng trang cạnh Tô Tô cho ấn tượng nhỉ? Title thế này nhé:
    Tư tưởng "bắt mắt, dùng tốt" - cuộc cách mạng nhẫn nại từ giá trị nội hàm không chung thuỷ tiệm cận khung mỹ học thuần khiết gia chánh trong kiến trúc công năng thuận mắt luận?
    Đc hôn?
  7. today

    today Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại phải bắt bẻ nhau từng câu chữ như vậy. Đã từng có khá nhiều những câu hỏi, những chủ đề hay được đề cập nhưng rồi nhanh chóng bị vùi dập bởi những lời lẽ rất bôi bác nhau. Tôi thường tự hỏi mục đích của mỗi người trong chúng ta vào đây để làm gì? Để học hỏi lẫn nhau hay chỉ để chứng tỏ bản thân? Phải chăng một chủ đề hóc búa thế này thế kia phải là do "TÔI" đề xuất, vì "TÔI" mới đủ khả năng, vì "TÔI" giỏi hơn anh...?
    Xin được hầu chửi của các bác!
  8. imsilicat

    imsilicat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    À há, túm lại là công năng và thẩm mỹ.
    Chỉ có thế mà ông anh viết zai, dằng dặc cả trang. Đọc lồi cả mắt.
    -Công năng: có tiêu chuẩn chung.
    -Thẩm mỹ: ông anh định đổ khuôn cái này ư? Lịch sử kiến trúc của loài người phát triển nhờ cái này không có khuôn đấy, biết chưa?
    Lòai ong nó đổ khuôn cái ấy, nên nhiều triệu năm rồi mà kiến trúc của nó chỉ lục giác thôi.

    today:cái gì hay tự nó còn, ai vùi liễu dập hoa bao giờ, chỉ được cái vu oan!

  9. bothangjun

    bothangjun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    281
    Em thì vừa dốt vừa lười lắm nhưng ngày xưa vẫn còn nhớ láng máng thầy giáo dạy câu: "Công năng quyết định hình thức", đó là tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa công năng (còn các chủ nghĩa khác thầy dạy vào lúc em trốn học ).
    Bác nào lại phân ra 2 cái công năng và hình thức để đánh giá, em xin có thắc mắc, theo em thì: CÁI HÌNH THỨC cũng là một trong những CÁI CẦN THIẾT, mà CÁI CẦN THIẾT lại chính là CÁI CÔNG NĂNG. Vậy phải làm thế nào bây giờ, chết em rồi !
  10. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này