1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường hay chuyện sách học giỏi văn...

Chủ đề trong 'Văn học' bởi vietfonevn, 07/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường hay chuyện sách học giỏi văn...

    Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường?


    Học sinh và phụ huynh lựa chọn mua sách ngữ văn lớp 10 tại nhà sách - Ảnh: Như Hùng
    TT - Trong những ngày qua, ngành giáo dục đang có rất nhiều động thái để chuẩn bị cho việc thay sách và tiến hành thực thi đại trà phân ban THPT sau nhiều năm thí điểm. Tuy nhiên, một lần nữa những công việc tiêu tốn hàng chục tỉ đồng trên lại bộc lộ quá nhiều sai sót ?ochết người? mà lần này đáng nói là ở khâu biên soạn sách.

    Khi đọc hệ thống sách ngữ văn lớp 10 bao gồm sách giáo khoa sách giáo viên và tài liệu bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện chương trình, sách giáo khoa (*), người ta không khỏi bất ngờ và giật mình vì tất cả chúng đều có những điểm biên soạn quá kỳ lạ về học thuật, kiến thức, phương pháp.

    Trang 55, sách Bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện..., khi hướng dẫn dạy bài ?oĐại cáo bình Ngô? (Nguyễn Trãi) đã gợi ý giáo viên cần dạy như thế này: ?oKết hợp tích hợp giáo dục môi trường khi giảng bài ?oĐại cáo bình Ngô?: lúc lên án tố cáo tội ác kẻ thù, tác giả tố cáo hành động hủy diệt môi trường sống. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời - Nặng thuế khóa sạch không đầm núi (...), với những câu văn trên, Nguyễn Trãi là ?ongười xưa của ta nay? trong vấn đề bảo vệ môi trường? (!).

    Chưa hết, để nhấn mạnh ý trên, trong sách giáo viên, người biên soạn còn hùng hồn hơn: ?oGiáo viên cần lưu ý cho học sinh rằng bằng linh cảm thiên tài, Nguyễn Trãi đã đề cập vấn đề môi trường sống?! (trang 21).

    Vâng, là người VN, lớn nhỏ đều biết Nguyễn Trãi là thiên tài vĩ đại ở nhiều lĩnh vực. Và ?oĐại cáo bình Ngô? là một áng thiên cổ hùng văn. Tuy nhiên, hướng dẫn giáo viên và học sinh rằng Ức Trai và ?oĐại cáo bình Ngô? sinh ra để ?obảo vệ môi trường? thì thật là khiên cưỡng, áp đặt. Hướng dẫn như vậy vừa ngây ngô về học thuật, vừa có tội với tiền nhân về mặt tư tưởng. Đặc biệt là góp phần tạo ra những áng văn... dễ sợ kiểu: ?oA Phủ vác dao đi tìm Bá Kiến?... đang được công luận nói nhiều.

    Chưa hết, trong sách giáo khoa (bộ nâng cao) bài ?oTổng quan nền văn học VN qua các thời kỳ lịch sử? (trang 13), sách lại có một nhận định... chết người khác: ?oVăn học VN đến khi vượt khỏi giới hạn của khu vực văn hóa Trung Hoa nặng tính trung đại để tiếp xúc với các trào lưu văn hóa, văn học hiện đại của thế giới thì nền văn hóa ấy liền bước ngay vào một thời kỳ phát triển bồng bột, mau lẹ?.

    Thưa, trong cách hiểu lâu nay, từ bồng bột thường chỉ những cá tính chưa chín chắn, xốc nổi, hiểu biết chưa đến nơi đến chốn. Viết như vậy, có lẽ ai cũng phải nghĩ rằng văn học VN từ khi hội nhập đã phát triển một cách... bốc đồng, chông chênh. Và chúng tôi, những người dạy, cũng không hiểu người biên soạn viết như vậy là hướng dẫn chúng tôi phải ca ngợi hay miệt thị nền văn học dân tộc với HS đây (!).

    Ở phần tổ chức kiểm tra, thi cử, mục ra đề thi trắc nghiệm, sách lại đưa ra hàng chục đề với đầy rẫy những sai sót không hiểu nổi. Ở đây chúng tôi chỉ xin trích một đề. Với bài Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão), sách đưa ra mô hình trắc nghiệm sau: ?oBài thơ Tỏ lòng được sáng tác trong thời kỳ nào?

    A: nhà Tống; B: nhà Đường; C: nhà Minh; D: nhà Thanh?.

    Nếu HS hỏi, chúng tôi sẽ vô cùng hốt hoảng khi sách là pháp lệnh, bởi nếu phải theo sách thì cả bốn dữ liệu trên đều nói về những triều đại... Trung Hoa. Vậy, những triều đại của dân tộc VN tương ứng, trong đó triều đại nhà Trần với hào khí Đông A, cái cảm hứng đã tạo nên Tỏ lòng ở đâu?

    Vâng, triều đại đó đã bị chính những người biên soạn sách cho thế hệ trẻ... Trung Hoa hóa một cách đáng ngạc nhiên. Còn nếu muốn trắc nghiệm để kiểm tra các em bài thơ được sáng tác trong triều đại Trung Hoa nào xâm lấn VN thì càng lạ, bởi cả bốn dữ liệu đều... sai.

    Chí ít ai cũng biết bài thơ - nếu hỏi như thế - được làm ở triều đại nhà Nguyên. Và một điều ?orùng rợn? khác, sách hướng dẫn đáp án của đề trên là ?oCâu B?. Nghĩa là bài thơ được sáng tác vào thời kỳ... nhà Đường (trang 120).

    Quả thật, trên đây chỉ là vài điểm trong hàng trăm sai sót của cả ba loại sách đang phát hành cho năm học đã cận kề. Điều chúng tôi muốn nói là giáo dục chúng ta luôn làm việc với tư duy ?obắc nước đuổi gà?, vá víu, vội vàng.

    Nếu ở khâu khác thì có thể thông cảm. Đằng này đó là sách giáo khoa. Vậy thì cũng xin đừng vội trách cứ các em với những áng văn dễ sợ. Nhân nào thì quả ấy. Có thể một trong nhiều thủ phạm chính để ?oLộ diện một sự thật? (Tuổi Trẻ 28-7-2006) lại chính ở khâu biên soạn sách.

    BẠCH LÊ QUANG

    ________

    (*) Chủ biên: Phan Trọng Luận - Trần Đình Sử.


    Cái ông Trần Đình Sử này không biết đứng chủ biên cho bao nhiêu quyển "học giỏi văn v.v..." rồi. Mà thực tế có gì to tát đâu: cứ copy bài của người khác xào xáo cho vào một quyển rồi lấy tiếng là Chủ biên. Ôi giáo sư đầu ngành của văn học Việt Nam. Bị Trần Mạnh Hảo phang cho cũng .... phải đạo
  2. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện & dư luận
    Khi Nguyễn Trãi là... người bảo vệ môi trường!
    (Nhân đọc bài: ?oNguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường??, Tuổi Trẻ ngày 7-8-2006)
    TT - Tôi thấy hốt hoảng và kinh ngạc về việc biên soạn sách bồi dưỡng hướng dẫn dạy môn văn.
    Tôi hốt hoảng là vì học sinh phải tiếp thu những kiến thức khiên cưỡng, áp đặt kiểu khi viết Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi đã có ý tố cáo hành động ?ohủy diệt môi trường sống?. Tôi kinh ngạc là vì các vị giáo sư, tiến sĩ lại có thể cho ra sản phẩm kém chất lượng như thế.
    Sau cơn ?osốc?, bình tĩnh lại tôi bắt đầu thắc mắc qui trình soạn sách bồi dưỡng hướng dẫn dạy môn văn như thế nào mà lại cho ra những quyển sách có những sai lầm ngớ ngẩn như vậy? Làm sách hướng dẫn giảng dạy môn văn như vậy thì trách chi khi phân tích bài Rừng xà nu trong kỳ thi đại học vừa qua, một thí sinh bảo ?oNhà văn Nguyên Ngọc là người tích cực bảo vệ rừng?!
    Tôi đề nghị phải thu hồi và chỉnh sửa những cái sai ?ochết người? trong hệ thống sách ngữ văn lớp 10 trước khi triển khai giảng dạy đại trà cho học sinh. Đồng thời tôi cũng mong làm rõ trách nhiệm của những người liên quan đến việc làm sách giáo khoa bê bối, cẩu thả này.
    HỒNG PHÚC (TP.HCM)
    * Tôi vô cùng bức xúc trước sự vô trách nhiệm của những người làm sách kiểu như bài báo trên phản ánh, và tôi tin tất cả những người đọc bài viết trên đều cảm thấy bức xúc như tôi.
    Thật là chua xót khi hơn một tháng qua người dân cả nước thông qua báo Tuổi Trẻ đã tới tấp gửi ý kiến đến bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo đề xuất nhiều biện pháp chấn hưng nền giáo dục nước nhà, thì nay phải nhìn thấy những người có trách nhiệm làm sách hướng dẫn dạy môn văn lại làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm như thế.
    T.H.D.T.

Chia sẻ trang này