1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGUYỄN TRỌNG KHÔI &TRỊNH THANH TÙNG : VẼ NHƯ LÀ KHÓI VẼ

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi sonnamha, 19/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonnamha

    sonnamha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN TRỌNG KHÔI &TRỊNH THANH TÙNG : VẼ NHƯ LÀ KHÓI VẼ

    NGUYỄN TRỌNG KHÔI & TRỊNH THANH TÙNG-
    VẼ NHƯ LÀ KHÓI VẼ

    Trần Mạnh Hảo
    Lúc 10 giờ sáng ngày 11-6-2005, Hội Mỹ Thuật TP.HCM.- Tự Do Gallery đã khai mạc phòng tranh : ?o THỜI GIAN VÀ KÝ ỨC?, triển lãm 27 tác phẩm sơn dầu của 2 họa sĩ : Nguyễn Trọng Khôi ( mang tranh về từ Boston) và Trịnh Thanh Tùng. Cả hai anh, từng là những họa sĩ nổi tiếng đã triển lãm hàng chục lần tại các nhà trưng bày trong và ngoài nước, nhất là họa sĩ Việt Kiều Nguyễn Trọng Khôi (cựu Hội viên Hội Mỹ Thuật TP.HCM và hội viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam) từng nhiều lần triển lãm tranh tại Hoa Kỳ. Hai họa sĩ cũng đã có tranh được một số bảo tàng sưu tập và có mặt trong nhiều phòng trưng bày cá nhân. Cả hai tác giả trong trưng bày ?oThời gian và ký ức? đều được giới thưởng ngoạn khen đẹp, có nhiều nét mới.
    Nguyễn Trọng Khôi & Trịnh Thanh Tùng đều vẽ rất tự nhiên : vẽ như chơi, vẽ như mộng, vẽ như không vẽ, lại vẽ như thực; nhìn nét vẽ, nhìn đường cọ quét trên bố đang bốc khói sương mát và êm như nước của các anh lại thấy hình như có lửa trong đó. Cả hai chàng lãng tử này vẽ như đang sống, đang yêu, đang hi vọng, tuyệt vọng, đang nằm mơ trên mặt phẳng bố với những nhát cọ vừa chỉn chu, mực thước, tỉ mỉ lại rất ngang tàng, bung phá, cuồng điên, làm như cây cọ là con ngựa chứng ***g lên, bức khỏi sự điều khiển của tác giả để nương vào xúc cảm người xem tranh, nhờ vẽ tiếp?
    Nguyễn Trọng Khôi mang cái hồn Boston vào tranh của mình bằng cái nhìn của một đứa trẻ chăn trâu vùng đồng bằng Bắc Bộ quê anh-nơi anh sống hồi nhỏ trước khi di cư vào Nam. Nguyễn Trọng Khôi như con cá chìm sâu trong nước. Nhìn mặt nước tranh Khôi ta thấy lạnh và êm như một ao bèo trong thơ thu Nguyễn Khuyến, thi thoảng mới có một tiếng ?oCá đâu đớp đọng dưới chân bèo?. Khôi vẽ kỹ có phần như nhiếp ảnh. Nhưng cái nghệ thuật nhiếp ảnh được cọ hoá, bố hoá, sơn dầu hoá của Khôi là thứ nhiếp ảnh nhòe mờ, nhiếp ảnh phá cách : ?o nhiếp ảnh ảo?; khác với thứ ?ohội hoạ nhiếp ảnh? của Đỗ Quang Em từng làm chết khiếp các ống kính : nhiếp ảnh hơn cả nhiếp ảnh, thật hơn cả thật-một thứ ?ohội họa siêu thật?. Khôi chỉ mượn cái hồn nhiếp ảnh làm công cụ để biểu hiện chiều sâu suy tưởng của anh chứ hoàn toàn anh không lấy trừu tượng hay hiện thực làm mục đích. Anh không vẽ theo một trường phái cụ thể nào; nhưng hình như trong tranh anh ta thấy thấp thoáng các trường phái trộn vào nhau như thể trong ánh sáng trắng có đủ xanh đỏ vàng lục lam chàm tím ?Nguyễn Trọng Khôi mượn lu, lọ, tách, chén, ấm, đá, cuội, sỏi ?đưa vào mặt phẳng bố mà vẽ hồn mình. Cái hồn anh vẽ chừng như lặn xuống đáy bức tranh anh, như con cá ăn chìm, chờ người xem-buông cần câu xúc cảm thả xuống là cái vía của bức tranh sẽ được giật lên khỏi mặt phẳng bố mà thành của bắt được : của người xem.

    Khôi Vẽ như nhà thi sĩ sinh ra để GỢI, gợi ra cái cảm xúc trong hồn người xem. Họa sĩ giỏi, nhà thơ giỏi, nói cho cùng là kẻ VẼ HỒN NGƯỜI . Nhưng muốn VẼ RA HỒN NGƯỜI : làm người xem ngạc nhiên, xúc cảm, nhà thơ ơi, họa sĩ ơi, anh phải VẼ ĐƯỢC HỒN MÌNH. Chữ trong thơ hay đường nét, màu sắc trong tranh chỉ là cái cớ, chỉ là công cụ. Họa sĩ nào chỉ tuyệt kỹ trong chơi màu sắc, ú tim màu sắc người xem, dùng đường nét để chơi trò ?orồng rắn đi đâu đi vuốt râu cho hùm? có thể mê hoặc người xem trong phút chốc mà quên GỢI, quên hồn mình mới là chủ thể phải vẽ, thì anh chỉ là một họa sĩ mặt phẳng. Tranh treo trên tường kia sẽ là tranh đích thực nếu họa sĩ biết thở hồn vào tranh, như Chúa Trời phả hơi thở vào hình nhân đất sét, mới có thể trở thành ?oHỘI HỌA KHÔNG GIAN? - hội họa vô chiều ! Chừng như qua 15 bức tranh treo lần này, Nguyễn Trọng Khôi phần nào đã đạt được cái đích ấy.Tranh của Khôi lần này im lặng hơn, lạnh hơn, ngu ngơ hơn, mê hơn, lắng hơn, ?oquê mùa? hơn, thiền hơn các lần trưng bày trước. Có bức tranh, thoảng nhìn, cứ ngỡ Khôi vẽ bằng suy tưởng, kỳ thực anh vẽ bằng giấc mơ. Ví dụ như bức ?oNƯỚC -2? ( sơn dầu/bố 20cm x 22 cm) anh chỉ vẽ một cốc nước nằm giữa hai mảng màu xanh đen dưới và nõn chuối trên; tưởng như anh vẽ bằng sự tỉnh táo, vẽ bằng cái lạnh Bắc Mỹ dồn nén lại, nhưng kỳ thực là một nỗi hôn mê chìm khuất sau các mảng màu, làm mắt người xem phải thả tia nhìn xuống như dây gầu múc nước, mới có cơ chạm vào ?ongọn lửa đóng băng? dưới tầng sâu các tảng băng đen và tuyết nõn chuối?
    Trịnh Thanh Tùng khác Nguyễn Trọng Khôi : một người vút lên, một người nén lại. Một họa sĩ thu màu sắc đường nét vào bản thân mình để tìm người khác; một họa sĩ vọt ra khỏi mặt phẳng bố để tìm mình trong tha nhân. Cả hai cùng đi tìm mình bằng hai phương cách khác nhau. Tranh trịnh Thanh Tùng bề mặt ấm mà trong lạnh, ngược lại với tranh Nguyễn Trọng Khôi. Tranh của Trịnh Thanh Tùng hầu như bức nào cũng có người, thậm chí người đẹp mà sao xem thấy vẫn cứ là hoang vắng, vẫn cứ là một nỗi cô đơn, ngậm ngùi thế sự. Mượn giai nhân, mượn thi sĩ ( Bùi Giáng), mượn cá, mượn hình hài sắt thép, giàn giáo nhoáng nhoàng kiểu ?olập thể? mà vui chơi với sắc màu, mà muốn nhảy qua các mặt phẳng bố để nhập cuộc đường xá, nhập nhòa thực hư, Trịnh Thanh Tùng trong tranh là một linh hồn u uẩn, bơ vơ muốn kết với một linh hồn bơ vơ nào đang xem tranh ông; như khói trên mái rạ chiều đông chồi lên đong đưa mấy nhát cọ buồn muốn kết cùng ?okhói trời mênh mông? !
    Nguyễn Trọng Khôi&Trịnh Thanh Tùng, hai chàng lãng tử gốc Bắc đang vẽ hồn mình trong phòng tranh ?o THỜI GAIN&KÝ ỨC? như khói vẽ trời mênh mông kia?
    Sài Gòn 14-6-2005
    T.M.H.

Chia sẻ trang này