1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyện từ nay gắng sức trồng cây!!!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Tinhnguyen08, 18/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nguyện từ nay gắng sức trồng cây!!!

    Rừng nhiệt đới "quý" hơn rừng ôn đới


    Cây cối có khả năng chống lại sự ấm lên của trái đất hay không còn phụ thuộc vào vị trí của chúng, đó là kết luận của một nhóm các nhà nghiên cứu thời tiết Mỹ và Pháp.



    Ai cũng biết rằng cây cối có tác động tốt đối với không khí bởi chúng có khả năng hấp thụ khí carbon dioxide, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khu vực nhiệt đới nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn, vì thế cây cối có nhiều năng lượng hơn để chuyển đổi carbon dioxide thành sinh khối. Đó là lý do vì sao rừng nhiệt đới có khả năng tích trữ carbon tốt hơn rừng ở các vùng có vĩ độ trung, cao. Màu sẫm của cây cối tại các vùng rừng thuộc vĩ độ này sẽ làm tăng nhiệt độ của môi trường, việc chúng hấp thụ CO2 trong không khí không đủ để bù lại cơ chế trên.

    T.Hà
    (New Scientist)
    http://www2.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2006/12/17/174471.tno
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhà sư Chân Quang: Trên núi hết cây, dưới làng hết nước
    (LĐCT) - Biết tôi hay viết về rừng, có lần một nữ bác sĩ ở TP.Hồ Chí Minh gọi điện cho tôi, bảo phải gặp thầy Chân Quang. Thầy là một người suốt đời trăn trở với việc bảo vệ rừng.
    Trong muôn loài, chỉ mỗi con người là quay lại giết rừng"
    Nhà sư Chân Quang (trụ trì một ngôi chùa tại Vũng Tàu) mở đầu câu chuyện:
    - Từ nhỏ đến giờ, tôi yêu thương từng lá cây ngọn cỏ. Sống với cỏ cây, mọi giác quan của con người ta sẽ thính nhạy hơn. Mỗi lần đi giảng đạo, băng qua những bụi cây lúp xúp ven hồ đất ngập nước lầy sình, tôi đều có cảm giác bâng khuâng như là sự lo lắng. Rồi băn khoăn, nhỡ đâu, lần sau mình đi qua con đường này, sinh cảnh đất ngập nước kia sẽ bị cạo gọt đi để mọc lên một dãy nhà bêtông trơ khấc. Rồi lại nghĩ, có đến nửa già số động vật trên thế giới này được sinh ra từ rừng, nhưng chỉ có một mình loài người bạc bẽo đến nỗi quay lại tàn phá "bà mẹ", "tay nôi" rừng của mình thôi. Con hổ, con gấu dữ dằn hoang dại thế, nhưng nó có phá rừng đâu.
    Thế là những bài hát yêu thiên nhiên của ông lần lượt ra đời. Nhà sư Chân Quang ngẫu hứng hát:
    "Ngàn xưa hoang vắng/Rừng là tay nôi/tạo nên sự sống/người bước ra đời/Than ôi đau đớn/Đứa con của rừng, giờ đây quay lưng,/quên rừng yêu dấu
    Cây rơi lá khô/Bóng xanh bây giờ, theo từng nhát chém, tan biến đi mau/Rừng đang xơ xác, /gốc trơ trọi phơi/Bầy chim ngơ ngác/suối khô cạn nước,
    thú hoang gục đầu".
    Thưa nhà sư Chân Quang, ông đã sáng tác bài "Rừng ơi" như thế nào?
    - Năm 1997, có một cơn hạn hán lớn xảy ra ở khu vực chùa tôi và các đệ tử đang sống (ở Vũng Tàu). Các dòng suối khô cạn. Đến mùa mưa rồi mà chờ mãi không thấy một giọt mưa. Mấy mẫu cây mà nhà chùa chúng tôi mới trồng cũng đồng loạt héo rũ cả. Nhìn cảnh ấy mà đau xót, tôi đã làm một bài sám (theo cách gọi của nhà Phật). Chúng tôi tạm gọi là sám Cầu mưa, để mọi người cùng tụng cầu cho mưa xuống. Tôi còn nhớ, bài đó rất ngẫu hứng, nó có hai cái ý: một là người ta phải sống cho có đạo đức, hai nữa là người ta phải tích cực bảo vệ rừng, bảo vệ rừng cũng là một thứ đạo đức. Cũng không biết là ngẫu nhiên hay bài sám đã thấu... tới trời. Đùng đùng trời bỗng đổ mưa.
    Tưởng câu chuyện chỉ có vậy. Ai dè, cũng từ đó, nỗi day dứt, tình thương yêu những cánh rừng trong tôi càng thấm thía. Đến một ngày, ngồi bên đàn piano, tôi đã thốt lên những giai điệu da diết: "Bao nhiêu mến thương, thắp lên cho rừng, ngàn cây tươi xanh, chở che cuộc sống...". Khi bài hát hoàn thành, cũng là lúc nhạc sĩ Bảo Phúc vừa đến với tôi. Tôi đưa cho anh nghe, nghe xong, anh bảo: "Giai điệu đẹp. Thôi, bài này thầy để tôi hát luôn, không có để cho ai hát trước đâu nhé!". Thế là anh ấy hoà âm. Bảo Phúc rất kỹ tính: Anh bắt phải hát với ban nhạc sống hẳn hoi.
    Phải đi tìm những khu rừng có góc quay thật thuyết phục để thực hiện. Đoàn quay phim, ca sĩ lỉnh kỉnh đi qua nhiều khu rừng, người ta trông thấy người ta cứ thể đuổi đi. Cuối cùng lực lượng bảo vệ rừng ở cánh rừng nguyên sinh vùng Xuyên Mộc đã cưu mang những người làm phim tuyên truyền bảo vệ rừng. Riêng làm hậu kỳ mất hai tháng. Về phần tiếng Anh (chiếm một nửa đĩa VCD với âm thanh và hình ảnh động), may quá có cô bé Mai Thảo, con một gia đình ngày xưa tôi đã cưu mang...
    Nhà sư nói rằng, từng lá cây ngọn cỏ dù mong manh nhất, cũng có một ý nghĩa nào đó trên thế gian này. Tức là ở góc độ bảo tồn loài, ở góc nhìn nhân văn, một con kiến với một con voi có quyền năng ngang nhau. Xin được hỏi, nhà sư đã thu nhận những kiến thức về môi trường từ đâu?
    - Tôi tự suy ra điều đó. Từ nỗi trăn trở về số phận con người trước thiên nhiên. Từ sự bao dung và dữ dội của thiên nhiên. Có lẽ cũng vì thế, mà sau này, có đôi lần, Đài Truyền hình Việt Nam có giới thiệu sơ qua về bài hát cũng như trích nhiều đoạn của "Rừng ơi!". Vừa rồi, một đài truyền hình khác cũng phát lại toàn bộ băng đĩa này.
    "Tôi cũng từng là một thủ phạm phá rừng"
    Có rất nhiều loài sinh ra lớn lên từ rừng, nhưng chỉ có con người là loài duy nhất quay lại phá rừng - tác phẩm của nhà sư có lời bình rất hay như thế, hình như chúng tôi đã đọc chúng ở đâu đó?
    - Không có loài động vật nào quay lại phá rừng cả. Tôi nghĩ về điều này từ rất lâu, đạo đức bảo vệ rừng là thứ tôi quan tâm từ rất lâu. Bởi tôi cũng từng là thủ phạm phá rừng.
    Nhà sư cũng là thủ phạm phá rừng?
    - Hồi đó, năm giải phóng tôi mới 16 tuổi, ba tôi đi làm rẫy làm nương. Lúc đó ai cũng làm rẫy, phá rừng để sống. Phá rừng nấu than củi bán để lấy ngắn nuôi dài. Còn làm rẫy làm nương cứ phải đợi ngày đợi tháng. Tôi đau lắm, yêu rừng từ tấm bé, thế mà vẫn phải đi phá rừng. Đó là những cánh rừng vùng Long Thành, Đồng Nai.
    Nhà sư bắt đầu đến với âm nhạc như thế nào?
    - Hồi nhỏ, mẹ tôi thích tôi học đủ thứ, đặc biệt là đàn.
    Nhà sư đã cho xuất bản nhiều băng đĩa hình, nhiều đêm biểu diễn "chuyên sâu" cho âm nhạc của mình, cả các đĩa hát dành cho thiếu nhi - với sân khấu khum cong hình đoá sen hồng của nhà Phật. Đó quả là một điều không dễ hình dung. Thường, nhà sư đối xử thế nào với cảm xúc và những tác phẩm mới của mình?
    - Tôi nói với nhạc sĩ Bảo Phúc, bao giờ anh soạn nhạc, ra đưa cho cái bà bán chuối ở đầu ngõ nhà anh nghe "nếm" thử. Nếu bà ấy khen hay thì là nhạc hay. Nhạc của tôi, tôi soạn được một khúc lại cho chú tiểu trong chùa nghe thử. Chú ấy còn nhỏ, nói rất khách quan.
    Tâm huyết của thầy với vấn đề môi trường, sắp tới sẽ là...?
    - Lâu nay, tôi vẫn giảng một bài cho phật tử ở nhiều vùng miền trong cả nước về đám vi khuẩn hung hãn. Tôi cực lực lên án sự lạm dụng xàbông. Bởi vì, người ta sản xuất ra xàbông để diệt khuẩn. Nhưng một ngàn loại vi khuẩn thì chỉ có 01 loại có hại cho con người, còn 999 loại có lợi cho môi trường. Nhưng khi chất tẩy rửa cực mạnh diệt hết các loài vi khuẩn có lợi thì thật tai hại. Khi chất tẩy rửa đổ tràn ra sông hồ, giết hết vi khuẩn, góp phần khiến các dòng nước ở đó trở nên đen ngòm (vì không có vi khuẩn để phân huỷ). Đáng sợ hơn, đến lúc thứ vi khuẩn miễn dịch được với môi trường của chất tẩy rửa ra đời, nó sẽ hoành hành không gì cứu chữa được.
    Bất cập hiện nay của chúng ta trong bảo vệ rừng, động vật hoang dã, thưa nhà sư?
    - Vì thiếu giáo dục nên nhiều khi người ta cưa, giết một cái cây người ta thấy quá bình thường. Ta phải giáo dục lòng yêu thương người, yêu thương môi trường. Là người tu hành nhưng đôi lúc tôi cũng muốn lên tiếng phải có án phạt thật nặng những kẻ đã thảm sát lá phổi xanh của thế giới!
    "Trên núi hết cây, dưới làng hết nước"
    Có lần nhà sư đã nói, có sự trùng hợp giữa giáo lý nhà Phật và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống chung của chúng ta?
    - Có. Khi Đức Phật sinh ra, theo phong tục phải đi từ hoàng cung này đến một hoàng cung khác. Song ngài không đồng ý điều đó, lưng chừng giữa đường, lúc đi qua một khu rừng, ngài đã ở lại và tu đắc đạo ngay dưới gốc cây. Hơn thế, bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài là bài về một khu rừng có tên được giáo lý nhà Phật ghi lại hẳn hoi. Lúc ngài mất, cũng lại ở trong rừng. Giới luật rất nghiêm khắc của đạo Phật cũng cấm chặt phá cây rừng.
    Giới luật ấy có minh hoạ bằng một câu chuyện. Có một tì kheo, tức là một người tu như tôi ấy, bị bọn cướp nó bắt lại. Lấy hành lý xong, bọn cướp mới nghĩ: nếu ông thầy tu này đi báo quan thì sao? Bây giờ phải trói ông này lại để bọn mình chạy thật xa đi. Một tên nói: "Tao nghe nói mấy ông này đi tu, ông không bao giờ dám làm đứt một lá cây ngọn cỏ. Nếu mình lấy cỏ cột ông ấy lại là ông ấy sẽ không bao giờ dám nhúc nhích vì sợ đứt cỏ". Chúng lấy những bụi cỏ đang sống, cột chân cột tay ngài vào đó, rồi đủng đỉnh bỏ đi.
    Không gian ngôi chùa nơi nhà sư trụ trì cũng là một khuôn viên tràn ngập bóng cây xanh. Trước đây, nghe nói đó là vùng cằn cỗi...?
    - Khi chúng tôi tới ngôi chùa trên núi này thì người ta đã phá hết rừng rồi. Chúng tôi phải trồng cây, vận động bảo vệ rừng; nhưng cây cứ lên xanh là người ta chặt, phá. Năm ấy, trời hạn to, tôi viết chữ thật to lên các vách đá rằng: "Trên núi hết cây, dưới làng hết nước". Từ bấy không ai chặt phá cây trên núi vườn chùa nữa.
    -Xin cảm ơn nhà sư.
    Đỗ Doãn Hoàng
    http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi/2006/8/1949.laodong
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    * Chiều 22-12, khoảng 500 SV ký túc xá ĐHQG TP.HCM và hơn 100 CBCNV KTX, Công ty Fuji Xerox, Hội Cựu chiến binh Trung tâm quản lý KTX ĐHQG TP.HCM (ra mắt cùng ngày) đã tham gia ?oNgày vì môi trường xanh? với việc trồng 470 cây xanh (do Trung tâm Công tác xã hội trực thuộc Thành đoàn TP.HCM tặng), tổng vệ sinh ký túc xá, chăm sóc thảm cỏ... (ảnh). Hoạt động này hưởng ứng Ngày chủ nhật xanh lần 67 và chào năm mới
    [​IMG]
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=179276&ChannelID=7
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
  5. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Hay quá. Chắc bạn Tinhnguyen08 cũng có mặt trong chương trình trồng cây đó nhỉ.
    Mình cũng muốn giới thiệu với các bạn sách Tiết thanh minh, sách do nhà báo Elizabeth người Mỹ rất quan tâm đến môi trường Việt Nam, đặc biệt là các tác động của chiến tranh lên hệ sinh thái của nước nhà mình.
    Bà là nhà báo, vừa là nhà hoạt động môi trường. Đọc sách sẽ thấy được toàn cảnh VN mình rất đẹp, và vì sao VIệt Nam đã và đang ra sức cố gắng gây dựng lại rừng xanh của chúng ta.
    Doc tom tat sach nay o day ne`:
    http://www.moingay1cuonsach.com.vn/default.asp?page=viewitem&bookid=2628&feature=1
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cảm ơn bạn đã quan tâm động viên, bọn mình cũng chưa làm được gì
    Chúng ta cùng cố gắng vậy!
    Rừng phòng hộ thanh niên
    22:11:16, 27/12/2006Cửu Long


    Thanh niên tình nguyện tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ rừng - Ảnh: C.L
    Duyên Hải là huyện xa, có biển Ba Động nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh. Để giữ gìn cảnh quan Ba Động sạch đẹp, thu hút du khách, chống lại xâm thực của biển, thanh niên địa phương đã miệt mài tham gia các hoạt động tình nguyện thiết thực.
    Trồng rừng ở Mù U
    Anh Lê Thanh Văn, Bí thư Xã đoàn xã Dân Thành cho biết: Ấp Mù U, xã Dân Thành (Duyên Hải) là vùng nằm ven biển, người dân tại đây rất lo ngại tình trạng biển xói lở mỗi khi có triều cường, gió bão. Thấy cây rừng có lợi ích như chắn gió, ngăn lở bờ biển nên năm 2001, số thanh niên tình nguyện gồm 25 thành viên đã hăng hái tham gia trồng rừng phòng hộ do địa phương phát động. Ban đầu không có hạt giống, cây giống nên các thanh niên lội rừng lượm từng trái đước, trái bần... đem về ươm trồng. Anh Nguyễn Văn Chủ, một trong những thanh niên tình nguyện kể: len sâu vào rừng rậm bị muỗi mòng đốt, trời mưa thì bùn lầy sâu tới mắt cá chân, lại thêm sâu bọ bám đầy gây ngứa, khó chịu nhưng nhóm vẫn không ngại, cố bươi đất tìm từng hạt giống, cây con. Khi tìm được cây con phải nhanh chóng chuyển về Mù U tra lỗ trồng gấp để cây không bị héo chết. Sau khi cây bám rễ, nhóm phân công nhau chăm sóc, giữ gìn không cho trẻ con, chó mèo nghịch phá làm chết cây. Hằng ngày, thanh niên tình nguyện ra sức gánh nước tưới cây, cắt nhánh tỉa cành, diệt trừ sâu bọ cắn phá lá non, vận động bà con đừng bẻ phá, đốn cây làm củi.
    Sau bao năm khó nhọc những cây con đã cao quá đầu người, những rặng mắm bần, sú vẹt lơ thơ ngày nào nay đã được 5 năm tuổi bám rễ vững chắc hiên ngang trước gió biển ầm ầm. Anh Văn cho biết, tính tới nay các thanh niên tình nguyện đã trồng được trên 20 công đất rừng phòng hộ.
    Đội phòng cháy Cồn Trứng
    Anh Huỳnh Văn Lớn, Bí thư xã Đoàn xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải cho biết: biển Ba Động thuộc ấp Cồn Trứng là một địa điểm thu hút khách du lịch có tiếng ở Trà Vinh. Ở đây có cánh rừng dương với diện tích trên 10 ha, mỗi năm rụng lá dễ gây cháy trong mùa khô nên xã đoàn đã vận động các đoàn viên thanh niên thành lập đội phòng chống cháy, bảo vệ sự an toàn cho du khách và giữ gìn cảnh quan tự nhiên Ba Động. Đội gồm 12 thành viên, trong đó có 2 nữ, hoạt động thường xuyên trong những ngày nắng hạn. Các thành viên trong đội thường kết hợp với bộ đội thu dọn tiêu hủy các cành cây lá mục, nhắc nhở du khách không được quăng tàn thuốc bừa bãi, dùng lửa cẩn thận. Nhiều lần đội đã kịp thời dập tắt đám cháy do khách vô ý gây ra.
    Trần Thị Mỹ Nương, một trong những đội viên thanh niên tình nguyện phòng chống cháy rừng Ba Động nói: "Mùa mưa đội ít hoạt động hơn do khách du lịch ít, chủ yếu là gom cây lá đi bỏ cho sạch bãi biển. Còn mùa nắng, lá cây rụng nhiều, dễ gây cháy, phải đi thu gom hoài. Đặc biệt vào những ngày cận Tết, khách du lịch tới tắm biển đông hơn, tụi em cũng phải hoạt động gấp đôi, có khi quét dọn thu gom rác, lá cây, tàn thuốc tới tối mịt mới xong...".
    C.L

    http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2006/12/27/175692.tno
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyến trải nghiệm với rừng

    Các đội thuyết trình về bản đồ lát cắt địa hình Rú Chá - Ảnh: Đ.CƯỜNG
    TT - 8g30, khu rừng ngập mặn Rú Chá (Hương Phong, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) bỗng chốc tràn đầy những tà áo trắng học trò. Từng nhóm một bắt đầu tỏa đi khắp nẻo trong rừng để bắt đầu chuyến ?odu học? giữa rừng xanh.
    Chân tay, mặt mũi ai cũng lấm lem bùn đất nhưng các bạn học sinh Trường THCS Hương Phong vẫn háo hức chờ đợi một điều gì đó...
    Sách vở là... cây cỏ
    Phan Thị Mỹ Hương bắt đầu ngay buổi thảo luận với cái cây có lá cứ chổng lên trời. ?oCây này là cây gì mà em thấy nó nhiều quá trời rồi nhưng không biết tên? Nó có tác dụng gì không thầy??. Vừa dứt lời, Phan Thị Khánh Ly, Cao Thị Gấm cứ thắc mắc với thầy đầy vẻ ngộ nghĩnh khi chỉ tay vào mấy cây to đùng: ?oRú Chá toàn cây chá, đó là cây rất độc sao chúng em cứ nghe nói phải bảo vệ để làm gì??. Còn một số bạn thì không hiểu tại sao ở Rú Chá chỉ có một số loài chim, cá và cua đá mà không có các loại khác. Câu hỏi này nối tiếp câu hỏi khác...
    Anh Phạm Ngọc Dũng - chi hội trưởng bảo vệ thiên nhiên tỉnh - và anh Nguyễn Phong (chuyên trách) bắt đầu giải đáp một lô những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp. ?oRú Chá là loại cây mà mủ rất độc hại đối với sức khỏe con người. Nhưng đây cũng là khu rừng ngập mặn hiếm có còn lại từ phá Tam Giang - Cầu Hai, trong những trận lũ lớn đây là nơi neo đậu tàu thuyền và cũng góp phần không nhỏ vào việc chống xói mòn đất?. Kết thúc buổi thảo luận, ai nấy như bừng tỉnh trước những khám phá về sinh vật xung quanh mình.
    Anh Nguyễn Phong lại bắt đầu với một ?ochuyên mục? mà ai cũng tròn mắt: nằm ngửa người, hai đầu gối và hai tay khụy lại... Cả 28 học sinh của lớp vẫn chưa hiểu. Phong cười nói: ?oChúng ta tập vẽ lát cắt địa hình ở Rú Chá. Hãy xem đầu gối anh là gò đồi, bụng là đồng bằng, các đoạn gấp khúc là hồ nước... Các em bắt đầu đi?.
    Ba nhóm lại bắt đầu hì hục với tấm bản đồ do tự tay mình thiết kế. ?oPhải làm một cách trực quan như vậy các em dễ hiểu hơn rất nhiều? - Phong tâm sự. Cuộc thi nhanh chóng diễn ra mà kết quả là ba đội cùng thắng với phần thưởng mỗi nhóm một tập sách bảo vệ môi trường và... mấy ổ bánh mì chống đói. Trưa, trời bắt đầu đổ mưa. Không thể ra ngoài theo đúng lịch, mọi người lại sống những giây phút nguyên sơ tại rừng xanh...
    Tất cả vì màu xanh
    Ra đời trong một sự tình cờ từ một cuộc picnic ở Lâm viên Xuân An mà ý tưởng thành lập Naturecare Hue (bảo vệ thiên nhiên) đã thành hiện thực vào năm 1999 với 10 thành viên. Từ đó đến nay, chi hội xây dựng được một mạng lưới nhóm trại bao phủ khắp các địa phương trong toàn tỉnh: 15 trường của bốn huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc và 20 trường trong TP Huế.
    Trong số 22 thành viên của Chi hội bảo vệ thiên nhiên Thừa Thiên - Huế thì chỉ có hai thành viên trực tiếp ở trụ sở, còn tất cả đều đang đảm nhiệm những công việc khác trong xã hội. Anh Phạm Ngọc Dũng là một chuyên viên kinh tế của HĐND tỉnh. Tình yêu thiên nhiên đã đưa anh đến với chi hội này. Khi thì thấy anh cùng ?ođồng đội? đưa các em học sinh khám phá sự đa dạng sinh học ở phá Tam Giang, có lúc lại ngược đường lên mãi các trường học vùng cao Nam Đông...
    Với những cống hiến không nhỏ cho môi trường xanh, chi hội đã nhận được những giải thưởng: bằng khen của Hội KHKT lâm nghiệp Việt Nam 2003...
    Kết thúc buổi học ở Rú Chá các thành viên lại tất bật với công việc thường ngày như bao con người khác. Chỉ khác rằng trong họ đang còn ấp ủ những dự án làm cho môi trường trong sạch hơn và bền vững hơn nữa.
    ĐOÀN CƯỜNG
    [​IMG]
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bạc Liêu: bốn ngày chủ nhật xanh
    TT - Tháng vừa qua, trung bình mỗi tuần có trên 1.500 ĐVTN tỉnh Bạc Liêu hưởng ứng tháng cao điểm ?obốn ngày chủ nhật xanh? làm vệ sinh môi trường.
    Cụ thể, ĐVTN đã thu gom trên 20 tấn rác thải các loại. Các cơ sở Đoàn cũng đã mở 23 đợt thu gom với 1.950 ĐVTN tham gia làm vệ sinh môi trường: khơi thông dòng chảy, cống rãnh, phát hoang bụi rậm, trồng cây xanh, vệ sinh khu vực trường lớp... Các lực lượng còn phối hợp với các phường, xã phát trên 3.000 tờ rơi tuyên truyền 18 điều qui định của UBND thị xã; vận động các hộ tháo dỡ mái che sai qui định, nhắc nhở các hộ buôn bán thực hiện đúng qui định về lòng lề đường...
    THANH XUÂN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180786&ChannelID=7
    [​IMG]
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trồng cây cho những người nằm xuống tại Việt Nam
    07:13'' 04/01/2007 (GMT+7)
    NHẬT TOÀN

    Trong chuyến đi Việt Nam tìm kiếm thông tin về 40 cư dân của quận Clermont đã chết trong cuộc chiến tại Việt Nam vào tháng qua, Gary Knepp, một luật sư có văn phòng tại Batavia, bang Ohio và dạy môn lịch sử Hoa Kỳ tại Trường Clermont thuộc Đại học Cincinnati (UC Clermont College), Cincinnati, bang Ohio, đã tham dự buổi lễ trồng cây với mục đích phát triển mối quan hệ Việt Nam ?" Hoa Kỳ tại Đông Hà. Người Viễn Xứ giới thiệu bài viết trên trang web communitypress về những cảm xúc của ông khi tham gia sự kiện này.
    [​IMG]
    Những cái cây được trồng là biểu tượng bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
    Biểu tượng cho sự phát triển mối bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ

    Tôi tiếp xúc với Tổ chức ?oCây Hòa Bình tại Việt Nam? (Peace Trees Vietnam), một tổ chức bất vụ lợi tại Brainbridge, bang Washington, Hoa Kỳ. Tổ chức này được hình thành nhằm thiết lập sự giao tiếp giữa các thường dân hai nước và đã trồng hàng ngàn cây tại các khu vực rừng bị tàn phá trong chiến tranh. Việc này đi tiên phong trong những nỗ lực thu dọn sạch hết 5,3 triệu quả mìn và bom đạn chưa nổ còn để lại sau chiến tranh.

    Ủy ban Dịch vụ cựu chiến binh tại quận Clermont (The Clermont County Veteran''s Service Commission) đồng ý bảo trợ cho dự án nói trên bằng cách trả tiền mua các loại cây trồng. Địa điểm được chọn để trồng cây là tại mảnh đất của Trung tâm Giáo dục về mìn bẫy của Peace Trees ở thị trấn Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Tôi đã thích thú và ngạc nhiên khi nhìn thấy tất cả 41 cái lỗ đã được đào sẵn trên mặt đất bị nung nóng dưới ánh nắng mặt trời. Các nhân viên của Peace Trees cũng đã đặt sẵn các cây xuống lỗ. Công việc của tôi chỉ là lấp đất và buộc cây vào cái cọc. Họ thường hay cung cấp vài người phụ giúp và cũng may mắn họ đã làm việc này. Buổi sáng hôm đó trời nắng như thiêu đốt và không khí ẩm. Chỉ mới trồng được hai cây mà tôi đã đổ mồ hôi như tắm. Ngược lại, những người Việt Nam gần như không có chút gì mệt nhọc, họ rất vui vẻ. Ông Le Quang, giám đốc Peace Trees tại Việt Nam, vừa mới đây đã gửi điện thư cho tôi cho biết các cây đã lớn tốt.

    Người Việt Nam lúc nào cũng lịch sự, hiếu khách

    Những cái cây được trồng tại Đông Hà có thể xem là biểu tượng cho sự phát triển mối bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau hai mươi năm chiến tranh sự liên hệ giữa hai quốc gia bị đóng băng trong một thời gian lâu dài. Sau đó, vì quyền lợI hỗ tương, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã được thiết lập và việc này lại càng có ý nghĩa hơn. Mối bang giao với Hoa Kỳ giúp Hoa Kỳ có thêm một người bạn tại Á châu.

    Tất cả những người Việt Nam mà tôi đã gặp đều rất thân thiện và tử tế. Tôi không cảm thấy có bất cứ mối đe dọa cũng như sự phẫn nộ nào vì tôi là người Mỹ. Ông Tám Tiền đã tiếp đón tôi nồng nhiệt tại nhà hàng của ông ta trên bờ sông Mekong. Ông ấy từng là một người lính quân đội nhân dân Việt Nam. Ông hãnh diện chỉ cho tôi xem vết thương trên thân mình và cánh tay vì đạn của súng M-16 của Hoa Kỳ. Tôi không cảm thấy điều gì khác hơn là tính thích giao du thân thiện, bặt thiệp của người chủ nhà hàng này.

    Tôi đã gặp Son, một phụ nữ trạc 20 tuổi, trong một quán cà phê bên đường ở Bến Tre. Tôi hỏi cô ấy nghĩ gì về nước Hoa Kỳ. Cô Son cho biết cô và những người thuộc thế hệ của cô ngưỡng mộ về đời sống của dân Mỹ và sự đa dạng về văn hóa Mỹ. ?oCô nghĩ gì về cuộc chiến với người Mỹ vừa qua? - tôi hỏi - ?oCô có thù hận chúng tôi không??. ?oKhông đâu? - cô Son trả lời - ?oĐó là một chương của cuốn sách đã được khép lại?. Người Việt Nam lúc nào cũng lịch sự, hiếu khách. Đôi khi bạn ngạc nhiên về những gì họ thật sự suy nghĩ, nhưng bất chấp mọi nghi ngờ tôi luôn tin rằng họ thành thật và chân thực.

    N.T (Theo Community Press)

Chia sẻ trang này