1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyện từ nay gắng sức trồng cây!!!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Tinhnguyen08, 18/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?o5 triệu ha rừng? vì sao chỉ còn là cái tên trên giấy?
    Mạnh Quân

    Trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2006, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ngậm ngùi gọi chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, một trong những chương trình, dự án trọng điểm của quốc gia là một chương trình "chỉ còn cái tên trên giấy".
    Bởi, theo tiến độ hiện nay thì khả năng đạt mục tiêu trồng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 5 triệu ha vào năm 2010 là "không thể thực hiện được".
    Đã quyết định, đã đổ hàng ngàn tỉ đồng vào chương trình này nhưng kết quả chỉ được giải thích bằng vài câu nói ngắn gọn, vài báo cáo sơ sài, quả thực không khiến ai yên lòng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra một số lý do giải thích như những khó khăn về vốn, rồi tình hình thị trường đã thay đổi, hay nếu cố gượng ép đạt mục tiêu thì sẽ không đem lại hiệu quả... Nhưng một tài liệu về kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước về chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng mà chúng tôi nhận được từ ông Vương Đình Huệ, Tổng kiểm toán Nhà nước ngày 2/1 vừa qua đã cho thấy những khuất tất, tiêu cực lớn trong quá trình đầu tư, giải ngân vốn ngân sách. Và đó cũng là một nguyên nhân cơ bản khiến chương trình này đã không đạt yêu cầu của Quốc hội. Theo Kiểm toán Nhà nước, hạn chế lớn nhất của dự án là "việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban điều hành dự án trung ương và các ban quản lý dự án địa phương chưa đạt hiệu quả cao", dẫn đến tiến độ trồng rừng chỉ đạt 85% so với mục tiêu năm 2005 và đạt 52% so với mục tiêu năm 2010; khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đạt thấp nhất: chỉ đạt 13% so với mục tiêu năm 2010.
    Cứ kêu nơi này nơi kia thiếu vốn nhưng qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước khẳng định là nguồn kinh phí do ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương đã không được phân bổ hết, thậm chí còn phân bổ sai nội dung và đối tượng đầu tư. Nhiều khoản kinh phí từ ngân sách Trung ương đã bị chi tiêu sai mục đích, không biến thành những cánh rừng mới như mong đợi mà đã bị sử dụng để xây trụ sở, mua sắm ô tô. Theo thống kê, riêng các khoản chi vượt tỷ lệ kinh phí quản lý cho phép, đầu tư hạ tầng sai, chi khống, chi trùng lắp khối lượng là hơn 3,5 tỉ đồng. Số kinh phí của Trung ương bị lãng phí, tồn dư, sử dụng sai mục đích lên tới 182,3 tỉ đồng. Việc quản lý tài chính bừa bãi đến nỗi, Kiểm toán Nhà nước phải đưa ra nhận định: "Nguồn kinh phí và chi phí đầu tư hằng năm ở hầu hết các đơn vị đều không được theo dõi trên hệ thống báo cáo tài chính...?.
    Một chương trình có ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng như vậy, được Quốc hội và cử tri cả nước kỳ vọng lớn đến thế mà thất bại, không biết ai sẽ phải chịu trách nhiệm đây?
    Mạnh Quân

    http://www.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/1/9/177308.tno
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    "B4 teens" bán mầm xuân!
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=182462&ChannelID=7

    Nhóm B 4 teens và gian hàng "cây ống nghiệm" tại "chợ phiên" cuối năm KTX ĐH Quốc gia - Ảnh: Trí Quang
    Từ ý tưởng làm "đồ chơi" cho SV để kiếm thêm thu nhập, họ dần biến chúng thành những giấc mơ sáng chế hợp chất trị ung thư và nhiều sản phẩm ứng dụng khác trong học tập.
    Đó là trường hợp "lấn sân" đầy ngoạn mục của nhóm B4 teens - những gương mặt năng động đến từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM...
    "Mầm xuân" độc đáo
    B4 teens (Biotechnology for teens: Công nghệ sinh học cho tuổi teen) là "thương hiệu" mà nhóm của Thiên Ý, Phước Quan... sinh viên (SV) ngành Công nghệ sinh học -thực vật B.14 Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã đăng ký trong đợt "chợ phiên" mừng năm mới tại Ký túc xá ĐH Quốc gia ngày 31/12 vừa qua. Sản phẩm mà B4 teens trưng bày trong đêm hội là những lọ cây và hoa trong ống nghiệm được rất nhiều SV ghé thăm.
    "Ngành học tụi mình chuyên nghiên cứu cấy ghép, ươm mầm các loại cây thuốc quý cũng như nhiều loại hoa lạ và hiếm, do đó, đã nảy ra ý tưởng ứng dụng nó trong kinh doanh và bước đầu rất thành công. Đây cũng là dự án ứng dụng từ một nhánh nhỏ trong đề tài nghiên cứu khoa học của thầy phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Văn Lệ, Chủ nhiệm bộ môn Sinh học phân tử thực vật của trường" - Thiên Ý, trưởng nhóm B4 teens tự tin nói.
    Để có được những sản phẩm quà tặng "mầm xuân" độc đáo phục vụ cho SV, các thành viên trong nhóm phải chia nhau đi săn nguồn mẫu tức là các loại chồi non của một số cây và hoa quý như cây bắt ruồi, hồ điệp... rồi đem về khử sạch vi khuẩn và cắm vào các lọ thủy tinh nhỏ. Trong các lọ thủy tinh, nhóm "chuyên gia" nghiên cứu cho vào chất môi trường giàu dinh dưỡng để nuôi cây tăng trưởng.
    Tất cả các khâu đều được thực hiện trong môi trường vô trùng và đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Theo bạn Nguyễn Hữu Hoàng, tư vấn kỹ thuật của nhóm thì các công đoạn sản xuất có rất nhiều trục trặc nảy sinh phải mất nhiều công sức để khắc phục như chất môi trường bị vẩn đục làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm, rồi cây này không thích hợp với chất môi trường kia nên bị chết yểu...
    Mặc dù trước khi bước vào sản xuất đại trà, B4 teens đã sàng lọc, phân loại các yếu tố này rất kỹ lưỡng để càng ít sai sót càng tốt nhưng nguy cơ hư hại của các thành phẩm do nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác vẫn rất lớn, chiếm từ 10% - 15% tổng số thành phẩm làm ra.
    "Những lọ hoa này làm quà rất dễ thương và có ý nghĩa như lộc đầu năm. Khi đem về, một tuần sau, chồi trong lọ sẽ mọc rễ và cho đến khi cây lớn lên hút hết chất môi trường và dinh dưỡng có trong lọ, các bạn có thể lấy ra để trồng bên ngoài đất. Giá thành rất rẻ, chỉ từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng, chủ yếu lấy công làm lời, phục vụ cho SV là chính" -Phước Quan "hướng dẫn sử dụng trước khi dùng".
    "Cây ống nghiệm" sẽ có trong thị trường Tết
    Trong "phiên chợ? hoành tráng cuối năm nói trên, vì là những món quà lưu niệm khá bắt mắt dễ thương lại hợp với túi tiền SV nên mặt hàng "mầm xuân" của nhóm đến từ ngành Công nghệ sinh học bán chạy như tôm tươi. Các chuyên gia ươm mầm này đem đến hội chợ 250 lọ và bán gần hết.
    Hiện nay, nhóm B4 teens đã đi chào hàng cho nhiều nhà sách cũng như các shop quà lưu niệm và được các "đối tác" ủng hộ khá nhiều. Sau những bước khởi động suôn sẻ, sắp tới đây, nhóm sẽ mở cơ sở chuyên sản xuất "cây ống nghiệm" để tung ra thị trường ngay vào dịp Tết Nguyên đán năm nay. B4 teens đang phải đổ mồ hôi sôi nước mắt để có kịp nguồn hàng lớn với số lượng 4.000 - 5.000 lọ cây cung ứng cho thị trường Tết.
    "Đem hàng đi bán ở KTX chỉ là bước đầu thử nghiệm. Mặt hàng này còn khá mới mẻ, phải sau đợt chào hàng dịp Tết này, tụi mình mới có thể đánh giá được nhu cầu của khách hàng rồi mới tính bước đi tiếp theo như thế nào. Tụi mình đang ra sức thiết lập thêm nhiều mối quan hệ để tăng thêm đầu ra cho sản phẩm" - Thiên Ý thận trọng nói.
    Được biết, trong thời gian tới, B4 teens ngoài việc cố gắng sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của giới trẻ, sẽ đi sâu vào nghiên cứu những sản phẩm ứng dụng trong học tập cho học sinh, SV và tăng cường sản xuất các hợp chất trị liệu thuộc ngành dược, đặc biệt là tổng hợp chất Kuinon trị ung thư, chiết suất từ cây bắt ruồi. Song để thực hiện dự án đó, các thành viên của B 4 teens phải trải qua một quá trình khá dài để khảo sát...
    Theo Trí Quang, Thanh Niên
    [​IMG]

    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 14/01/2007
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Dự án Kumho Asiana Plaza:
    Trồng hoa làm đẹp công trường

    TT (TP.HCM) - Dự án Kumho Asiana Plaza gồm khách sạn năm sao 21 tầng, khu văn phòng và nhà ở cho thuê 32 tầng tọa lạc tại 39 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM do Tập đoàn hàng không Kumho Asiana (Hàn Quốc) đầu tư 260 triệu USD.
    Dự án sẽ hoàn thành vào tháng 10-2009 do nhà thầu Kumho Engineering & Construction (Hàn Quốc) đảm nhiệm thi công.
    Tại dự án này, bên ngoài hàng rào bao quanh được trồng hoa, hàng rào được dán nhiều bức tranh trang trí rất đẹp (ảnh), vỉa hè sạch sẽ, thoáng đãng.
    Đại diện nhà thầu cho biết: ?oViệc trang trí đẹp cho công trình cũng là cách quảng cáo cho công ty và dự án của tập đoàn. Hơn nữa đây là công trình nằm ngay trung tâm TP.HCM nên chúng tôi cũng phải cố gắng để giữ môi trường trung tâm sạch sẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trồng hoa ở ngay hàng rào để người dân đi ngang cũng cảm thấy đẹp, chứ không hẳn cứ là công trường xây dựng thì lộn xộn, xấu xí?.
    Đại diện nhà thầu còn nói: ?oNhững xe tải ra vào công trường cũng được chúng tôi xịt rửa gầm và bánh xe cẩn thận trước khi ra khỏi công trường để hạn chế tối đa việc làm bẩn đường phố và bộ mặt ngay bên ngoài của công trường?.
    L.NAM
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông chủ khuyết tật của vườn lan bạc tỉ
    Gần 10 năm gắn bó với hoa lan rừng, chàng trai tật nguyền Vũ Đức Thạnh (38 tuổi, Liên Hiệp, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã xây được ngôi biệt thự xinh xắn có giá trị hơn nửa tỉ đồng và vườn lan có giá hàng tỉ đồng, là điều mơ ước của không biết bao trai làng...
    Dù nằm khuất trong một ngõ hẻm trên con đường mịt mù khói bụi tại vùng quê Đức Trọng, nhưng nhờ sự nổi tiếng của anh mà chúng tôi tìm đến nhà không mấy khó. Chống đôi nạng gỗ trên tay, anh vui vẻ đón chúng tôi vào ngôi biệt thự được anh xây năm rồi để trò chuyện cùng gia đình...
    Cũng vì bệnh tật nên Thạnh chỉ học hết lớp 9 rồi về nhà phụ người chị trong nghề may vá. "Tuổi thơ của mình suốt ngày chỉ nhìn qua cửa sổ không đi đâu được cả, khi ấy thấy buồn tủi và bực bội lắm" - Thạnh tâm sự. Mãi đến năm 1998, trong một lần được lên Đà Lạt thấy người ta bán hoa lan rừng trước chợ đẹp quá nên mua về một ít trồng chơi. Thạnh cho biết: "Ban đầu chỉ biết trồng chơi cho vui chứ mình đâu biết tên lan gì đâu. Ai dè sau thời gian chăm sóc, thấy lan đẹp quá rồi đam mê luôn và bắt đầu học hỏi tên từng loại lan, cách trồng như thế nào". Với sự giúp đỡ của gia đình, dần dần Thạnh cũng có vườn lan khoảng 200m2 để trồng chơi thỏa thú đam mê. Được vài năm, bất ngờ, dân chơi lan ở Đà Lạt nghe tiếng tìm xuống mua hơn 200 chậu, và từ đó Thạnh chính thức gắn đời mình với hoa lan.
    Dùng số tiền có được từ bán lan, anh đầu tư vườn trại và lên Đà Lạt tìm những người buôn mua giống về trồng. Kỹ thuật tự mày mò, nên ban đầu lan chết liên tục thấy ngán, rồi nhiều người cười bảo là "hâm". Vì chưa được thuần hóa nên lan rừng lúc này được ví như "mì ăn liền" chỉ chơi xong là bỏ chứ khó có ai trồng được chúng. Thế nhưng, với quyết tâm chinh phục cho được, anh bỏ công tìm hiểu, chăm sóc và cuối cùng đã thuần hóa được chúng và chưa đến một năm sau anh đã bắt đầu thu hoạch.
    "Loài lan này rất nhạy cảm với khí hậu, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh; ngày tưới phân thì phải có nắng, phân bón chỉ dùng nửa liều? nếu không biết cách chăm sóc thì nó chết ngay" - anh Thạnh bật mí. Không chỉ vậy, chơi lan mỗi người có một đam mê và có một chút nghệ thuật riêng nên rất khó mướn người làm. Chính vì vậy, với đôi bàn tay của mình suốt ngày anh ở mãi trong vườn lan. Tự mày mò thiết kế từ giàn, chậu, đến dây treo... hàng chục ngàn chậu lan anh tự làm trông rất đẹp chỉ với cái kềm trong tay.
    Với những nỗ lực trong suốt gần chục năm qua, giờ đây Thạnh đã có vườn lan hơn 1.000m2 trông rất bài bản gồm các loài lan như: Thủy tiên (trắng, vàng), Kim điệp, Long tu, Huyết nhung, Hải yến, Hồng nhạn... Tiếng lành bay xa, không chỉ bán ở địa bàn trong tỉnh, lan của anh đã đi khắp nơi trong nước từ TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội cho đến Lạng Sơn, Cao Bằng... Hiện nay Thạnh đang tất bật để xuất lan vào dịp Tết. Anh cho biết, sắp tới anh sẽ đầu tư thêm 3.000m2 nữa để làm lan (đủ loại), anh rất muốn tạo được thương hiệu lan rừng Việt Nam ra với nước ngoài.
    Hồ Bình

    http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2007/1/30/180120.tno
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Rồi rừng cũng vắng cây đào như vắng con hổ, con báo...

    TTO - Từ giữa tháng chạp, đường Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ, Trần Duy Hưng (Hà Nội)... tràn ngập đào rừng, đào núi từ Hoà Bình, Mai Châu, Sơn La, Lai Châu đưa về bán. Quanh những khu vực này đào rừng được tập kết thành từng vườn.
    Năm nay, đào Hà Nội mất mùa tạo ra khả năng tiêu thụ đào rừng lớn nên giá đào Tây Bắc tăng vọt. Thêm vào đó, người chơi đào sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng để mua những cây đào to, loại cổ, lâu năm để chơi vào ngày Tết. Vì vậy, bà con người HMông đang đua nhau chặt đào đi bán. Họ chặt quá sâu, cưa sát gốc, thậm chí đào cả gốc những cây đào vài chục năm tuổi để bán. Sau tết, nếu khách có nhu cầu mua gốc đào, bà con cũng sẵn sang đốn gốc.
    Việc chạy theo lợi ích trước mắt của bà con đang làm giảm nhanh chóng diện tích đào Tây Bắc.Thế nên, các khu hoa đào rừng ngày một tan hoang.
    Săn đào cổ
    Trên bãi đất trống ven đường Trần Duy Hưng, hàng trăm cây đào rừng được cắm xuống đất. Giữa vườn, một cây đào cổ thụ hàng trăm tuổi gốc to như cột nhà trên cành treo một băng lụa dán hàng chữ Đào Mốc Tây Bắc.
    Ông Pừ ở xã Vân Hồ cho biết:
    ?oĐào rừng có 2 loại: đào mốc và đào phai. Đào mốc là giống đào của người Mông, nụ ít, mập, hoa hồng nhạt. Đào mốc mọc trong rừng sâu, trên các núi đá và khe suối. Thân và cành sần sùi, thô ráp. Nhiều cây còn có lớp rêu phủ. Loại này khó kiếm, nhưng được giá.
    Loại thứ hai là đào phai, thân và cành chắc khoẻ, nụ nhiều, hoa nở có màu phớt hồng.
    Đào rừng dáng khoẻ theo thế tự nhiên, lại chịu được va đập, nên rất được khách hàng ưa chuộng.

    Cuối vườn, người bán hàng dựng lều tạm để ở vừa trông coi vừa bán hàng. Gần một nửa số đào đã có chủ. Trên cành kẹp những miếng giấy nhỏ có ghi tên, địa chỉ khách hàng. Những cây còn lại cũng mang miếng giấy ghi mã số (kí hiệu giá tiền).
    Theo ghi nhận của TTO, từ giữa tháng Chạp, dọc hai bên quốc lộ 6 trên địa bàn xã Vân Hồ (Sơn La) đã trở thành một chợ đào. Chợ kéo dài trên 30 km. Tại đây bày bán những cành đào đủ loại to nhỏ.
    Theo lời anh Lẫm, một lái xe đường dài, hiện nay ngoài Sơn La, các địa phương như thung lũng Tả Phìn, Sam Sả Hồ, Ô Quy Hồ của tỉnh Lào Cai cũng là nơi cung cấp nhiều đào cho lái xe chở về xuôi bán Tết.
    Anh Sàng (Bản Đi, xã Vân Hồ) cùng 6 người trong gia đình đi bán đào cho biết mấy năm trước thỉnh thoảng mới có khách qua đường vào mua vài cây về chơi. Khi đường 6 từ Sơn La - Hà Nội được cải tạo thì chợ đào rừng hình thành. Từ giữa tháng chạp đến giờ, anh đã bán được hơn 100 gốc đào phai, thu được chục triệu đồng.
    Không riêng gì anh Sàng, nhiều người dân khác cũng đổ xô đi chặt đào mang bán. Ban đầu chặt đào trong vườn nhà, nhưng sau không đủ, nên vào chặt cả đào rừng.
    Anh Dũng, tư thương ở Nam Định cho biết theo quan niệm của nhiều người, nếu đầu năm có cây ?ocổ thụ? trong nhà thì sẽ có đủ cả 3 điều: ?oPhúc ?" Lộc ?" Thọ?. Với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, có cầu ắt sẽ có cung. Điều đó khiến các tư thương đến các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc để tìm mua các loại đào cổ thụ này để cung cấp cho thị trường.
    Theo anh Dũng, mua một cây đào tại Mẫu Sơn chỉ mất có 120.000 ?" 150.000 đồng, với 30.000 đồng tiền công vác từ khe lên đường, cộng thêm tiền thuê xe chở về xuôi... Về Hà Nội, giá một cây rẻ nhất cũng là 500.000 đồng/cây, còn trung bình là từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Siêu lãi như vậy nên mỗi ngày trung bình anh Dũng đi đến 2 chuyến xe lên đây để thu mua đào.
    Thi nhau chặt đào
    Tôi tìm đến thôn Khuổi Lầy và Khuổi Tẳng, bãi trồng đào trước kia nay giờ cũng trơ toàn gốc, những cây đào 5 ?" 10 tuổi đang trong giai đoạn cho quả nhiều nhất cũng phải ?oxuống núi? làm hoa cảnh cho người miền xuôi.
    Anh Triệu Tiến Tài, thôn Khuổi Tẳng cho biết: ?oTiếc lắm chứ, nhưng đói phải bán thôi, đợi đến tháng 6 mới có quả để bán thì lấy gì mà ăn...?.
    Từ đầu tháng chạp, đội quân săn đào đã sục sạo khắp các bản ở đâu có đào đẹp là đặt mua. Khi tìm được khách mua họ mới đến cắt gốc. Với cánh buôn đào, mỗi năm chỉ cần mua được vài cây đào độc thì đã được một cái Tết đề huề. Do vậy việc săn đào đẹp ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Các thợ ?osăn? ngày càng phải đi sâu hơn vào các bản biên giới. Núi cao, rừng thẳm ở Sơn La, nơi nào cũng có dấu chân của họ.
    Với kiểu tận diệt này, rừng đào cổ thụ của Mộc Châu và của cả Tây Bắc cạn kiệt dần. Những vựa đào nổi tiếng như Lóng Luông, Phiêng Luông, Vân Hồ (Mộc Châu) nay cũng dần vơi cạn, hoặc biến mất hẳn như vùng Chiềng Ngần (Thị xã). Nói như ông Bàn Văn Minh, hơn 70 tuổi, nông dân xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu, Sơn La): " Rồi rừng cũng vắng bóng cây đào như vắng con hổ, con báo thôi?"
    Ông Lê Phúc Hà, trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Mộc Châu cũng cho biết thêm, trước đây, tổng diện tích đào của huyện có khoảng 4500 ha, đến nay chỉ còn khoảng 500ha.
    Ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Chủ Tịch UBND Huyện Mộc Châu, cho biết hiện tượng chặt đào Tây Bắc đưa về Hà Nội đã diễn ra rầm rộ trong vài năm gần đây. Địa điểm giao thương của cánh thương lái là trên trục Quốc lộ 6, đoạn chạy qua huyện Mộc Châu.

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/index.aspx?ArticleID=187570&ChannelID=3
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lời khẩn cầu của rừng
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=190560&ChannelID=3
    TTO - Đà Lạt xưa không chỉ nổi tiếng với thác Cam Ly, rừng Tình Ai, hồ Than Thở, thác Prenn, hồ Xuân Hương, vòng Săn bắn, mộ ông bà quận công Nguyễn Hữu Hào, các trại ấp trồng rau nên thơ; xa hơn là thác Gougah, Suối Vàng... mà còn được ghi nhận như là nơi cư dân có sự quan tâm tốt đến vấn đề bảo vệ môi trường.
    Xin cung cấp một tư liệu là một bức ảnh (*) do một cư dân Đà Lạt đương thời (năm 1942) ghi lại về một tấm bảng gỗ cao độ 1,2 m rộng 0,8 m đặt tại một gốc thông lớn ngay đầu con đường dẫn lên mộ ông bà Nguyễn Hữu Hào (thân phụ và thân mẫu của Nam Phương hoàng hậu, vợ cựu hoàng Bảo Đại). Tấm bảng gỗ trong bức ảnh này (xem ảnh) gồm hai mảnh; mỗi mảnh do hai, ba miếng gỗ thông ghép lại. Trên đó ghi một bài thơ (?) bằng tiếng Pháp mang nội dung rất thú vị về vấn đề bảo vệ môi trường.
    Xin ghi lại như là một pha?n hồi ủng hộ bài Đà Lạt nóng báo Tuổi Trẻ ngày 6-3-2007.

    (Cách trình bày trang dòng theo đúng như trong ảnh chụp)
    Prière de la forêt

    Home! Je suis la Je suis le lit
    chaleur de ton dans lequels tu dors
    foyer, par les et le bois dont tu
    froides nuits fais les navires.
    d''hiver, lombrage Je suis le manche
    ami lorsque brle de ta houe et la
    le soleil d''t. Je porte de ton enclos.
    suis la charpente Je suis le bois de
    de ta maison, la de ton berceau et
    planche de ta table. de ton cercueil.
    Ecoute ma prière:
    Ne me detruis pas!
    Tạm dịch:
    Lời khẩn cầu của rừng
    Hỡi Người! Tôi là hơi nóng của bếp anh trong những đêm đông lạnh, là bóng mát thân quen khi trời hè thiêu đốt. Tôi là sườn nhà anh, là tấm ván bàn (của) anh. Tôi là giường trong đó anh nằm và (là) gỗ mà anh đóng tàu. Tôi là cán của cuốc anh và (là) cửa của rào anh. Tôi là gỗ của (chiếc) nôi anh (nằm) và của quan tài anh (khi chết). Hãy nghe lời khẩn cầu của tôi: Đừng hủy diệt tôi!
    PHÚ BÌNH
    (*) Bức ảnh do ông Lương Hòe chụp. Trước năm 1943, ông Hòe là cư dân Đà Lạt; hiện ông ở tại xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hai ?ocà đó? tạ lỗi núi rừng

    Hai ?ocà đó? không còn ray rứt thân phận lâm tặc ngày xưa - Ảnh: V.Q.C.
    TT - Hai ?ocà đó? từng một thời tàn sát rừng Cà Neo, Hố Dài; là nỗi ngán ngẩm của những người bảo vệ rừng. Vậy mà giờ đây gã lâm tặc lại trở thành người trồng rừng số 1 ở Long Sơn, huyện Minh Long (Quảng Ngãi).
    Từng mặc áo lính, sao làm bậy vậy?
    Năm 1982, phục viên sau tám năm làm lính lái xe thuộc sư đoàn 307 đóng quân ở chiến trường K, Lê Văn Hai xin làm lái xe cho Nhà máy đường Quảng Ngãi. Sau đó là một hành trình dài phiêu bạt lên Đắc Nông, Kontum rồi Bà Rịa - Vũng Tàu..., cuối cùng trở về và trụ lại mảnh đất Long Sơn heo hút ở quê nhà Quảng Ngãi với sòn sòn... bảy đứa con.
    Dân bản gọi anh là Hai ?ocà đó? bởi anh mang giống thuốc lá ?ocà đó? từ quê lên trồng ở thôn Sơn Châu, xã Long Sơn rồi cho cây giống để đồng bào dân tộc H?TRe trong vùng trồng. Song cái tên Hai ?ocà đó? vang xa hơn bởi anh là một lâm tặc hoàn lương. Anh đã được bình chọn là đại biểu dự hội nghị tuyên dương cựu chiến binh sản xuất giỏi toàn quốc năm 2004.

    Để nuôi những chiếc ?otàu há mồm? đang tuổi ăn tuổi lớn, gã đàn ông vác rìu lên núi gặp gì chặt nấy. Sáng sớm lên rừng thì chạng vạng tối thồ gỗ xuống núi, chờ lúc gần 0 giờ vợ chồng lén lút thồ gỗ vượt các chốt gác xuống thành phố Quảng Ngãi bán. Thấy có người ?oxẻ thịt? rừng kiếm được gạo, cánh dân nghèo ở Long Sơn cũng bắt chước.
    Ngày qua tháng lại, rừng Cà Neo, Hố Dài tan nát. Hạt kiểm lâm huyện Minh Long quyết định mạnh tay với toán lâm tặc phá rừng. Nhưng khi tận mắt chứng kiến nhà cửa tồi tàn và lũ trẻ con lốc nhốc của Hai ?ocà đó?, họ đâm ái ngại. Họ hiểu cũng vì bần cùng mà sinh đạo tặc... Từ đó, cánh kiểm lâm hay hỏi: ?oAnh từng mặc áo lính sao lại làm bậy vậy??. Gã đàn ông khốn khổ vì miếng ăn biết cúi mặt xấu hổ. Nhưng cái đói, cái rách và cả một đoàn ?otàu há mồm? đã đẩy bước chân của gã trở lại tàn sát rừng, bất chấp tất cả.
    Cho đến một ngày kia, một vụ án mạng xảy ra ngay nơi con suối vợ chồng Hai ?ocà đó? vẫn thường nghỉ chân uống nước: những gã thợ rừng chém chết nhau và giấu thi thể dưới lòng suối. Hai ?ocà đó? ?ongộ? theo kiểu của mình: cứ tàn sát rừng rồi thì rừng cũng làm cho con người điên khùng, chém giết lẫn nhau... Nhiều ngày sau đó, Hai ?ocà đó? suy nghĩ rất lung: rừng không trả thù mình thì cũng có ngày trả thù con cháu mình, gieo nhân nào gặt quả nấy. Ngày nọ, gã vung rìu chém ?ophập? vào một cây cổ thụ bên bờ suối với lời thề độc: giã từ đời lâm tặc, làm ăn lương thiện nuôi con.
    Nhưng không phá rừng thì lấy gì nuôi con? Gã đánh bạo đến nhờ chủ tịch xã Long Sơn Võ Văn Cư. Thương cái thằng liều lĩnh mà chân thật, cũng từng mặc áo lính như mình nên ông Cư chỉ: ?oCó 1ha đất bên suối đồng bào dân tộc chê vì trâu bò phá. Muốn thì làm?. Ngày hôm sau Hai ?ocà đó? cùng lốc nhốc vợ con cơm đùm cơm nắm đến cuốc, lật và trồng mía trên mảnh đất từ nay họ gọi là ?ocủa mình?.
    Mía còn non, nhà thiếu gạo, Hai ?ocà đó? cùng vợ bươn bả làm thuê. Rồi cái đói cũng qua. Đến mùa xuân năm sau, khi mía trên đồng trổ cờ lác đác, anh thu hoạch được 30 tấn mía cây.
    Ngày qua tháng lại, ba mùa mía và không biết bao nhiêu ngày làm thuê, vợ chồng anh tích cóp được vài chục triệu đồng. Hai ?ocà đó? về xuôi mua chiếc máy cày để cày thuê. Ngày đầu tiên có chiếc máy cày chạy tành tạch về miền núi Long Sơn, cả làng kéo ra coi. Và rồi ai cũng ngỡ ngàng khi nhận ra ông lái xe chính là... Hai ?ocà đó? làng mình.
    Tạ lỗi núi rừng

    Không chỉ ủi đất, cày thuê mà còn ủi đất làm đường không công cho bà con dân làng
    Có chiếc máy cày, anh cày thuê khắp đồng Long Sơn rồi cùng với bà con xin nhận đất trồng rừng. Từ rừng, bây giờ anh Hai có cơ ngơi mà nhiều người ao ước: hai chiếc xe tải, hai máy ủi, máy cày và rừng keo nguyên liệu trên 25ha.
    Rừng Cà Neo, Hố Dài giờ đây bạt ngàn keo tai tượng xanh thẳm. Hai ?ocà đó? kể: ?oHồi mới trồng rừng, nhiều người e ngại cho tui thất bại là cái chắc, bởi nhiều người cũng nhận đất rồi thuê phát quang, ươm giống, thuê người trồng nhưng không ăn?. Anh bỏ công đến các lâm trường xin làm không công để nắm được kỹ thuật ươm giống. Còn phát quang đào hố thì cả gia đình ào vào làm, chẳng thuê mướn ai. Để có cái ăn chờ rừng khép tán, những năm đầu anh trồng xen cây mì nguyên liệu...
    Việc nhà đã ổn, Hai ?ocà đó? bắt đầu nghĩ tới việc chung. Sẵn có xe ủi, xe tải nên anh tham gia mở các con đường Hành Nhân - Long Sơn, cầu Phước Giang - Long Sơn và đặc biệt mở con đường từ thôn Sơn Châu lên rừng Cà Neo, Hố Dài để bà con tiện bề chuyển cây giống, phân bón lên trồng cây. Nghĩ ngày trước mình cũng từ cảnh khổ nên bà con ai mượn vốn hoặc cần hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm thì Hai ?ocà đó? cũng sẵn lòng.
    Chị Đinh Thị Phú (dân tộc H?TRe) ở thôn Diên Sơn, xã Long Sơn, thật thà: ?oThằng Hai cho tui mượn 800.000 đồng để mua phân, mua hạt giống rồi bày cách ươm cây trồng rừng đó?. Còn anh Đinh Văn On ở thôn Gò Chè chỉ ngôi nhà mới xây: ?oCũng nhờ thằng Hai mà cuộc sống của tao bây giờ khá hơn?. Trên 80 hộ dân trong xã được anh giúp nên rừng của họ cũng lên xanh và cây đều thẳng tắp như rừng của anh.
    Hỏi sao làm được nhiều chuyện giỏi giang vậy, Hai ?ocà đó? nhìn về phía rừng: ?oĐó là lời tạ lỗi của tôi với núi rừng?.
    VÕ QUÝ CẦU
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=190593&ChannelID=89

Chia sẻ trang này