1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Văn Thạc viết về vùng đất và con người Hà Tĩnh

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi quechoa6979, 21/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quechoa6979

    quechoa6979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Thạc viết về vùng đất và con người Hà Tĩnh

    Nguyễn Văn Thạc viết về vùng đất và con người Hà Tĩnh phần I

    Thu, 21 June 2007
    Trích từ nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc
    Và bây giờ, tạm biệt cuốn nhật ký đầu tiên của đời lính không kịp xem lại được 1 lần: Không kịp chữa những âm bằng âm trắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm, ?chuyện đời? mà thực ra, chẳng có chuyện gì. Một mớ tùng lum, xám xít như gian bếp bỏ hoang...

    Ngày mai, ngày kia... phải để lại tất cả ở đằng sau tôi không thể cho ai đọc những dòng suy nghĩ này. Từ khi tôi không còn sống mà gìn giữ mãi.

    Chuyện đời? thì chưa viết hết vài chục trang giấy - còn ?chuyện biển? thì chỉ được vài trang thơ - nhật ký, chao ôi, chuyện phiếm!.

    Kẻ thù không cho tôi ở lại - phải đi, tôi sẽ gửi về cuốn nhật ký này khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải qua từ khi xa nó, xa cuốn nhật ký thân yêu đầu tiên của đời lính.

    Vì nếu như tôi không trở lại. Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này, tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẽ và đông đúc - Ðừng để trống trải và bí ẩn như trang giấy này.

    Hà Tĩnh, Một ngày cuối tháng 5/72

    Anh lính binh nhìn

    LTS: Mãi mãi tuổi hai mươi là tập nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc do NXB Thanh niên ấn hành năm 2005 được nhiệt thành đón nhận từ Bắc chí Nam, từ thế hệ cha anh đến những bạn trẻ mười tám đôi mươi. Hơi thở cuộc sống, tâm trạng con người cứ đầy ắp trong mỗi trang nhật ký cho dù chiến trang đã lùi xa 30 năm. Những trang nhật ký đã có sức lay động kỳ lạ trong ký ức của khát vọng tuổi hai mươi hôm nay.

    Tạp chí Hồng Lĩnh chọn trích? giới thiệu một số trang nhật ký của người lính binh nhì Nguyễn Văn Thạc viết về vùng đất và con người Hà Tĩnh trong những năm chiến tranh nơi đơn vị anh đã đóng quân.

    Cẩm Lạc - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

    Tưởng hàng quân xa lắm. Nhưng quanh quẩn vẫn trong huyện Cẩm Xuyên - Bắt đầu tập trung từ 4 giờ chiều. Và chỉ 9 giờ tối đã tới nơi. Dọc đường hành quân, mình được nghe những đồng chí đi trước kể rất nhiều về tuyến đường giao liên quan trọng bậc nhất của chiến trường. Người ta nói rằng: Những năm địch đánh phá ác liệt, không lúc nào ngớt máy bay trên đầu, bom giặc thả bên đường chi chít. Ban đêm pháo sáng như ban ngày ô tô chạy thầm, chạy bằng đèn gầm thoi? thóp. Bao nhiêu chiếc xe đã đổ, dã bị? bẹp trên con đường huyết mạch ra tiền tuyến này. Nhưng hàng vẫn ra tiền tuyến, bộ đọi vẫn ra tiền tuyến và thắng lợi cứ lớn dần lên mãi. Kỳ diệu vô cùng đất nước chúng ta.

    Hàng quân ban đêm giữa cánh đồng tối đen như mực, đeo nặng, mệt, nhưng khoan khoái biết chừng nào. Tháng 4, đom đóm bay ra sáng? có tên riêng không nhỉ, con đang lượn dưới dòng suối cạn hẳng tên là Kiều Diễm vì nó trong sáng và hiền dịu lạ lùng, vì nó lấp lánh, lấp lánh đến kinh ngạc đấy bạn ơi.

    Mình hởi Chương - Có biết bài hát Con đom đóm - bởi đang nhớ tới hôm nào đi bên Như Anh. Như Anh cũng hỏi mình như vậy. Làm sao Chương có thể biết được bài hát ấy - Bài HÁT TRÊN ÐƯỜNG NGUYỄN ÁI QUỐC, trong đêm tháng 7 yên tĩnh, êm đềm. Chương bảo: Bài hát ấy thể nào? - Sao khi Như Anh hỏi, mình không biết đường hỏi câu như thế? - Bài hát ấy thế nào hở Như Anh? Vậy mà những con đom đóm vô tư lự ấy cứ múa lợn hoài - Nó biết đâu rằng, có anh lính trẻ đang mơ hồ nghĩ về một bóng dáng xa xôi qua ánh sáng mờ ảo xanh của nó....

    Ðang diễn tập, vả lại, cũng gần tới chiến trường thật sự, nền người? ta cấm bật đèn pin - Chỉ có những điếu thuốc lá Sông Hồng loại 4 hào là tha hồ đỏ ở đầu môi - Trong đêm khuya lố nhố bóng người đứng, ngồi , lố nhố ba lô, xoong nồi và cả đòn khiêng chọc thoải mái và những vì sao xa nhất...

    Con đường vào làng bẩn đến kinh khủng. Bùn ngập đến mắt cá và nồng nặc mùi phân trâu. Thật là khó ngửi. Bộ đội vừa đi vừa rủa. Ðường hì không hẹp lắm đâu, còn khá rộng là đẳng khác. Ô tô vận tải có thể ra vào thoải mái. Nhưng chỉ tội bùn, phân. Gánh nặng, đường trơn - Sơn bảo: Ðây là tình huống? thứ 6(!). Mãi đến khi xuống một cái dốc nhỏ khô ráo, thoát khỏi con đường trâu đi mới cảm thấy thú vị và nên thơ một chút. Như một giấc mơ, khi qua ô cửa tò tò của xòm cây, lập tức hiện ra một bãi cát chạy khá xa. Ðến sáng mới biết đó là dòng sông đang mùa nước rút - Chỉ còn lít ở bờ kia, lội đến dầu gối hay hơn một chút - Sông chắc là trong lắm, vì đáy và ven sông toàn cát mà thôi. Bộ đội qua sông lòng rất vui, hứng khởi - Thật giống như cảnh chiến trường mà mình đã xem trong bộ phim tài liệu... ở bờ kia, sau lá, lỏ đổ ánh dèn, có o gái giao liên đứng chờ anh bộ đội. O cười nghe vui đáo đến, và xé nhất định giằng lấy ba lô của Vực để đeo hộ. Mình chợt nhớ dọc đường hành quân, Hùng đã ca kéo thế nào mà mọt o to người mới lớp 7 đã gánh hộ hai cuộcn dây nặng chịch. Gướm thật, các chàng trai của A hữu tuyến, giỏi mồm giỏi miệng!

    Mới lần đầu, mình đã cảm thấy ưu dân khu 4. Thật thà, chất phác và giác ngộ. Mình và Y, hai đưa vào chung nhà ông Y - có một con trai đi bộ đội, anh đóng ở Nghệ An, gần thành phố Vinh, có 2 cô gái lớp 7 và lớp 5, còn đứa con trai gần nhất tên là Hùng thì rất vui, rất kháu, rất quý các chú bộ đội đến địa phương này.

    Ở ÐÂY, DÙ GIÀ, DÙ TRẺ, ÐỀU GỌI BỘ ÐỘI LÀ ?chú?. Mình nghĩ, chữ ?chú? ấy đã vượt ra ngoài khái niệm ?chú em? và ?cha chú? - Nó đã dành ra một địa vị đặc biệt kính trọng và âu yếm cho anh bộ đội - Cũng như chữ ?Bác? vô cùng độc đáo mà dân tộc đã dành riêng cho Bác Hồ. Như thế đấy, ở đây, ởvùng mà những đoàn quân vào ra chiến trường đều phải dừng chân, người dân chân đất này đã thấu hiểu, đã thương yêu và cảm phục anh bộ đội, con em của họ, ruột thịt của họ - niềm vui và niềm hy vọng của cả xóm làng.

    Ðến Hà Tĩnh, vào bất kỳ nhà ai, người ta cũng hỏi: Các chú đi vô hay đi ra? Như vậy nghĩa là: đã vào đến Hà Tĩnh là ít nhất cũng sẽ được nhìn thấy chiến trường. ÍT NHẤT CŨNG PHẢI ÐƯỢC MỘT LẦN NẮM LẤY hòn đất còn đượm hơi lửa napan mà suy nghĩ đến những điều lớn lao của cuộc sống. Suy nghĩ đến tương lai, đến chân lý của thời đại. Lúc đó, sẽ hạnh phúc biết bao.

    Ðến đâu, CŨNG PHẢI ÐÀO NGAY HẦM. Ở CHỖ T� M dừng như Nghi Long- Nghi Lộc hay Cẩm Hưng, thì chỉ cần đào khoảng 80cm, nghĩa là ngồi ngập đầu là được. Ðào xong đi là vừa, nhưng vẫn đào để sẵn sàng chiến đấu. Còn đến đây, chỗ ở tương đối lâu hơn thì phải đào sâu 1m50, có hàm ếch hoặc có nắp để tránh bom bi, bom phá và đạn địch pháo kích. đêm qua, định cho tàu chiến pháo kích qua cầu Hộ chỉ cách đây vài km. Cả trưa nay cũng vậy, lúc mình ngủ nghe có tiếng ì ầm, té ra tàu chiến đang pháo kích. Biển cách đây chẳng xa lắm, theo đường chim bay là 4km. Có dịp nào sẽ ra biển, mặc dù tình hình phòng không khá căng (...)

    16.4.72

    Hôm qua yên tĩnh, nhưng đấy là đối với cái tỉnh Hà Tĩnh mình đang ở, còn đối với miền Nam và những miền đất nước khác thì vẫn chẳng có chút gì là yên tĩnh cả. 2 giờ sáng nay, máy bay địch tới bắn phá Hải Phòng bị bắn rơi 5 chiếc. Ðặc biệt nhất là có 1 B.52. Như vậy, địch đã dùng .52 ra bắn phá các thành phố lớn, tiến hành một BƯỚC LEO THANG Ở MIỀN BẮC. Ở MIỀN Nam, thị xã Bình Long đã được hoàn toàn giải phóng.

    Nhân dân tụ tập quanh người hàng xóm có chiếc đài bán dẫn? nhỏ để nghe tin tức. Họ ngóng tin như 1 giá trị tinh thần không thể nào thiếu được - Và ở họ có một sự nhạy cảm rất đáng quý về chính trị. 13 giờ, địch ném bom? ở Kỳ Anh, phía Tây - thì 14 giờ, họ đã biết rất chắc chắn. Rất chính xác. Ai? cho họ biết được những tin tức ấy nhỉ? Bà cụ toàn hỏi mình tin tức. Mình thì mù tịt, chẳng biết gì cả. Không phải bộ đội là được biết hết tin tức chiến trường đâu. Họ cứ tưởng: có tin gì? mới ở chiến trường là bọn mình lại được tập hợp để nghe báo cáo ngay. Thực ra, nguồn? tin tức mà bọn mình nghe là mẫu báo của tiểu đoàn và cái đài Lido của ông cán bộ. Trong khi người dân còn có biết bao nhiêu nguồn tin vỉa hè phần lớn là chân thực nhất.

    Phải nói, ở mỗi người sống trên đất Hà Tĩnh, đều có một mối quan tâm đáng quý đối với đất nước. Họ lo lắng cho vùng bị bom đạn địch tàn phá. Họ lo lắng cho cả những vùng họ nghi rằng địch sắp đổ bộ - Ðây là nơi đầu tiên mình thấy dự căm thù, kinh bỉ kẻ thù dân tộc dữ dội nhất, mạnh mẽ nhất. Nghe tin địch đã đổ bộ xuống cầu Hàm Rồng, mọi người hỏi nhau đã xác minh sự đúng đắn của nguồn tin ấy. Nhưng họ hỏi mà bên trong họ không tin. Làm sao địch có thể đổ bộ xuống đấy được. Ở ÐÓ, CHÚNG NÓ ĂN CƯỚP GÌ ÐƯỢC. DÂN THÌ không có gạo, chỉ nhiều khoai - Những cụ già Hoằng Hoá - Thanh Hoá sẵn sàng cho chúng nếm khoai!.

    Sự quan tâm đến vận mệnh đất nước ở đây gắn liền với nỗi lo lắng của bản thân mỗi người và gia đình. Bởi vậy, điều đó cũng phải thôi, điều đó cũng hợp logic thôi.

    O Hồng chiều nay bắt đầu đi? dân công hoả tuyến ở Quảng Bình. O dọa ở nhà là phải làm cơm tiễn đi - Vì vào trong đó, o sẽ khám bộ đội và nhất định sẽ đi trong đợt này. Bà cụ lo cuống, và cứ vừa sửa soạn cho o đi, vừa mắng - Nào là: cái ngữ mày mà đòi đi bộ đội, đòi đi vác đạn cho pháo... Nào là nó chỉ bắn dọa cũng sợ rồi... Còn o ta, cứ tỉnh bơ. O bận rộn ra sông gội đầu và giặt cái áo xanh o hay mặc. Nó đã cũ và bạc trắng ở vai áo - O ra ngõ vặn đôi quang gánh bằng những sợi mây trắng nõn còn dính nhựa - Cả nhà ăn cơm rồi mà o còn đứng đó, o làm mê say, o mặc những cơn gió mùa hè thổi tung những lùm lá tre... Mình đi ăn cơm và hỏi: O Hồng không ăn cơm để chiều đi à... O cười ngượng nghịu... Mình giật mình vì bỗng nhận ra rằng o còn nhỏ quá. O nhỏ như một em bé cấp hai. Và sự thật o chỉ mới là học sinh lớp 6. Dưới lớp tay mình là tờ bìa màu xanh hơi cũ - Cái bìa sách có dòng chữ ?Trường cấp 2 Cẩm Lạc - Lớp 6B - Lê Thị Hồng - Năm 1971 - 1972? - Có phải o không?? Ðã tẩy đi dòng con số 1971 - 1972 - Không, o đừng ngượng - năm nay o 16 hay 17 tuổi rồi, o chẳng đi học nữa - Bộ đội chẳng chê o học dốt đâu, bộ đội 12 năm đi học, sung sướng hơn o nhiều, và hiểu nỗi khổ của người không được đi học.

    Vậy là o gái Hà Tĩnh này lại đi vừa lớn dạy, vừa thôi học mấy tháng thôi, mà cuộc đời đã phong phú lắm, đã đẹp lắm rồi - Mà cuộc đời o đã có bề dày và cả bề sâu nữa. O đã và sắp đi hoả tuyến - O đi thanh thản, hào hứng - O tung tăng đi đến chiến trường...

    Rất lạ, o nhắc mìng nhớ đến Như Anh rất nhiều - Sao Như Anh không là một o gái Hà Tĩnh thế này để hôm nay mình được bịn rịn chi tay và hẹn gặp Như Anh ở chiến trường? Mà đây lại chỉ là một o gái khác lạ, mình không muốn nói gì với o cả - chỉ thầm chào thôi. Chỉ mong o chóng lớn, trưởng thành trong thử thách ác liệt của tuyến lửa và trở về như hàng nghìn cô gái khác. Ðể lại nỗi ngẫn ngơ cho đời như bài thơ ca ngợi các o...

    Ban đêm sang đò và vào nghỉ tạm ở nhà dân - xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên (Ði hơn 20km rồi mà vẫn Cẩm Xuyên) A2W ở nhà ông cụ đã già rồi, 78 tuổi. Mệt quá, lăn luôn ra giường ngủ. Mình, Hệ, Y nằm cùng một giường. Mình nằm trong cùng và khi gác chân lên cái hòm gỗ dài kê sát tường, mình mới biết là 1 chiếc quan tài - ông cụ già rồi, đã ?may sẵn áo? để chờ ngày chết đấy! Dạo ở nhà mà thấy thì sợ chết khiếp đây. Mà bây giờ thì cảm thấy bình thường hết sức - Tuổi trẻ và sự già lão!.

    Ở ÐÂY CÒN RẤT NHIỀU NGƯỜI GIÀ. MÌNH ÐẾN mấy nhà xung quanh đều thấy những chiếc quan tài xếp chồng chờ đợi. Gia đình nhà nọ có đôi vợ chồng già, ông cụ tóc bạc như bông pha trò bảo mình rằng, suốt đời, 2 ông bà sống hoà thuận với nhau, lúc cưới nhau ông bà may một đôi gối cưới và bây giờ, sắp gần đất xa trời, ông bà lại đóng đôi quan tài chồng lên nhau. ông cụ cười bảo rằng: Cả đời ông ?ở trên? bà, nên ắt hẳn chiếc quan tài ở trên sẽ là của ông! Mà cũng đúng, con trai thường chết sớm hơn con gái. Thật tiếc vì khi ông cụ nói chuyện với bọn mình, bà cụ sáng xóm bên chơi không có nhà - Không hiểu nếu bà cụ thì cụ ấy có thái độ thế nào?

    Dòng sông Ngân Mộ (hay Ngân Mậu gì đó, Mình hỏi rồi mà không sao phân biệt được tiến nói ở đây) chảy qua đây giữa hai bờ cây xum xuê, xanh thẫm cả lòng - Dòng sông chảy nhẹ và sâu - Những dòng sông động dậy của Hà Tĩnh sao đáng yêu kỳ lạ, nó làm mát đi rất nhiều cái nắng khổ sở của miền Trung và cái gió Lào khô cháy da thịt... ?Em như bài thơ, em như dòng sông? - Thằng bé ngồi vắt vẻo trên cây sung nghiêng xuống dòng sông mà thì thầm như thế, những đợt sóng dài âu yếm lăn đều đến phía trời xa, chở đi cả tiếng nói, cả tcái bóng xanh nghịch ngợm của nó... Người ở xa ơi, em hãy nghe nghé, dòng sông nên thơ này sẽ nói cho em nghe tất cả tấm lòng anh... Sao năm nay em chẳng chờ anh ở bến sông xa vắng này? năm nay em đã ở đâu rồi? Cái cửa sơn xanh của Thư Việt thành phố có đôi bạn nào hẹn chờ nhau ở đây? Ðêm nay anh không ngủ được đây, ănh nằm trên chiếc quan tài gỗ mộc và đọc cái thơ, cái mộng của lòng em - ?Lịch thiên nhiên - Bốn mùa? - Ðây à mùa hạ em ơi, em đã lậo đến trang thứ bao nhiêu rồi, tác phẩm của Prítsvin?

    Mình không muốn ghi lại thêm một ngày giặc ném bom Hà Tĩnh nữa - Buổi trưa nằm ngủ mà nào có ngủ được đâu - Những ngày cây cọ xoè ô xanh che giấc ngủ, nằm trong võng mà nghĩ hoài, mà thương hoài, thương từ cái gân lá xương xương, thương cả mảnh trời xanh nhỏ tí xíu qua vòm lá mà cũng bị rạch nát bởi đường bay của giặc - Ðất nước, có bao giờ được ngủ yên đâu!

    ( hết phần I)
  2. quechoa6979

    quechoa6979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Phần II
    19/4/72
    Thạch Hương - Thạch Hà - Hà Tĩnh
    Ði qua đây với một ước mong
    Gặp em, cố TNXP bao bài thơ ca ngợi
    Chẳng phải ban đêm khi nào cũng tối
    Ðêm Thạch Hà thao thức một vành trăng
    Ở ÐÂU RỒI EM, CÔ TNXP
    Thạch Kim - Thạch Nhọn
    Trời Hà Tĩnh là một trời đưa đón
    O gái nào anh cũng ngỡ là em
    Có phải em là o giao liên
    Ði vội vã giữa ồn ào lính trẻ
    Ðêm chẳng bình yên mà yên lành là thế
    Quả bom lạnh lùng chúi theo dấu chân
    Ðường rất thơ là đường hành quân
    Bởi có em, đường thành trẻ lại
    Ðường đánh giặc chẳng bao giờ dừng lại
    Ðến nơi nào anh cũng thấy em
    Những con đường em mở trong đêm
    Bỗng thành sáng rực
    Ðường em ở nơi đâu?
    Cho anh biết với
    Anh đi với em chẳng bao giờ biết mỏi
    Cô gái đất này - Thạch Nhọn - Thạch Kim
    Cô gái đất này, ơi em...
    Ở ÐÂY ÐẶC BIỆT CÓ NHIỀU CÔ GÁI TRẺ - nhiều một cách đáng ngại. Ðất Thạch Hà, và Thạch Kim, Thạch Nhọn trong thơ ?của P.T.D còn cách đây không xa lắm! Ði đến Thạch Hà vào chập tối - làng xóm ở đây thật đẹp, nhất là vào đêm trăng sáng như đêm nay. Em nhỏ nhắc vó tôm ngoài com mương lừ đừ dọc đường đất rộng - Và khi vừa chớm đặt chân vào xóm, từ sau luỹ tre ước át ánh trăng bỗng thon thả tiếng hát của người con gái. Tiếng hát bỗng trở nên gẫn gũi và quen thuộc khi gó vào một ngôi nhà ngõ cửa, vẫn thắp ngọn đèn con với trang vở học trò... Lại sắp thi rồi, tháng 4, mùa thi về đậu trên ngón tay em.
    Ðường đi trong xã thì đẹp, hàng phi lao cao, thẳng, mỗi cây treo một ngọn đèn trăng - Nhưng nhà cửa thì không gọn và đẹp lắm - Ðất cát và nhiều nước, đào hầm một lát là nước ùa vào ngay thôi. Nhưng đó là mạch ngang. Bởi vậy rất ít giếng và hồ - Gia đình mình có một con đi bộ đội - Trung sỹ Dương Nhung, vợ anh từ Bến Thuỷ sơ tán về đây, cháu còn rất nhỏ, nó nằm trên nôi tre cùng một gian với các chú bộ đội. Mỗi người qua đây trú quân ở đây đều thương và yêu nó, những bàn tay chưa hề làm bố cũng nhè nhẹ đưa nôi và ru cho cháu ngủ. Tự dưng, mình cảm thấy tha thiết muốn được như đứa bé là con của người chiến sỹ, và cứ sau mỗi lần quân đi, cháu lại được lớn lên...
    Ở ÐÂY CÓ TỤC LỆ BÁO ÐỘNG RẤT HAY. TỪ RẤT xa, ở những vùng gần biên giới, khi thấy có máy bay vào họ đánh trống luận phiên, xã ở trong nghe xã ngoài và cứ như tế, tinh thần đoàn kết hợp đồng của nhân dân đã thắng cả động cơ phản lực của quân thù (...)
    2/5/72
    Hôm nay dừng chân ở một trạm giao liên dọc đường ra tiền tuyến. Trạm giao liên mà minh hay ao ước được đi qua, đợưc ngắm và được sống. Thì đây, trạm giao liên (có thể nói là đầu tiên) mà mình được đến. Bao nhiêu người đã đi qua đây, đã sống ở đây? Cơn gió mát lành qua vách lá, bao nhiêu lần đọc tên anh bộ đội? Mình cảm động biết bao lần, cứ nhìn cái cửa buộc bằng sợi dây rừng - Vách lá bơ phờ, nhưng dễ lọt vào chân núi, giữa một vòm cây mát rượi. Nước không nhiều, nhưng trong vắt và mát lạ lùng. Hoa rừng năm cánh rơi ở ven suối như sao trời buổi sớm, bậc đá dẫn người đến suối, có vếm ám khói.
    Ngoảnh? nhìn ra cửa là thấy núi - núi Hà Tĩnh mát ngọt như một dòng sông - Cây lên xanh và tháng 4, hoa sim, hoa mua nở tím đất trời - Chỗ nào cũng thấy cổ, cỏ gai, cổ gà và cả cỏ mật thơm lừng - rồi đất nước mình sẽ đẹp biết bao!
    Gió đã hơi nóng, khi trời đã tháng 5 rồi, mùa hè rồi đấy em ơi. Rồi gió Lào sẽ về đốt cháy cây cỏ - Cốt sao đừng để lòng mình héo quắt queo đi - Buổi sáng, đi vào rừng lấy gỗ, mình bỗng gai cả người? vì tiếng trẻ hát trong trường cấp 1 bên cạnh nhà. Chúng đang hát và múa, chắc là để chuẩn bị kết thúc năm học và 15/5; 19/5 đây. Tuổi thơ... đã xa lắm rồi - Không còn được đi học, không còn được lo lắng vì bài toán chưa làm xong, vì một điểm kém - Xa lắm rồi (...)
    Từ khi vào đất Hà Tĩnh, bọn mình rất ức vì máy bay địch chúng nó bay rất thấp, chậm rề rề và nghiêng ngó hết sức láo xược. Cứ từng tốp 2 chiếc lượn lên lượn xuống quanh những chóp núi màu xanh lục phì khói đen ở sau và ngạo nghễ dòm ngó. Bầu trời của chúng nó đâu mà dám làm như vậy! Nhưng súng phòng không của mình thì lại quá ÍT, HẦU NHƯ KHÔNG CÓ. Ở ÐÂY, CHỦ yếu là phòng tránh, không bắn trả. Nấu cơm ăn phải? không có khói lên, phơi quần áo cũng không? phơi ngoài nắng. Bỏ mặc bầu trời cho địch (1) Vô lý thật - Thế mà đó là chuyện thật!
    Ta đang đánh lớn trên chiến trường - Giải phóng La Vang, Ðông Hà rồi - Tới đây, nghe tin E3 đã đi chiến trường được 5 hôm - Bây giờ có lẽ đã đi được nửa đường - Bọn mình chắc cũng sắp đi thôi - Và trong ấy, vào trong ấy... Biết có giữ được mình không? Mình sẽ bắn chế thằng lính Mỹ đầu tiên lúc nào nhỉ? Phải, nhất định phải bắn nhiều, Chúng nó đâu còn là người nữa!
    Rừng ở đây đẹp tuyệt. Cây cao thẳng và rậm. Vắt dĩ nhiên là nhiều rồi, nhất là trời mưa - Ði lấy gỗ, nó bâu kín cả các kẽ chân. Mình vẫn chưa có kinh nghiệm lấy gỗ, chặt toàn đu đủ rừng, trông thì rất thẳng mà vụng - Làm nhà cũng không được, khô là cứ tóp dần đi - Làm củi cũng khong được, chỉ toàn khói và không hề có lửa! Dạo ở Nhã Nam đã bị nhầm 1 lần, lên đây vẫn cứ nhầm.
    Ðêm ngủ ở Hà Tĩnh, nghe tiếng chim ?bắt cô trói cột? kêu mà rầu cả lòng. Tiếng khóc của người xưa để lại dư âm hoang dại ấy đến tận bây giờ! Gà rừng te te gáy, gợi nhớ buổi sáng ở nhà...
    Sưu tầm
  3. vietnamman

    vietnamman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    Ai thích ông Thạc thì thích, tôi thấy cha này viết cứ ái ái thế nào ấy.
    Cảm quan cá nhân nhé :) đừng chửi?
  4. quechoa6979

    quechoa6979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cu ai viet ve que choa la khoai het, nhut la viet voi mot tinh cam chua chan tha thiet
  5. nhovehatinh

    nhovehatinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hey, đây la chiến sỷ đã hy sinh vì tổ quốc, nuế sống đến ngày hôm nay chắc cũng lớn tuổi rồi đó ban ah. bạn cần tôn trọng khi dùng từ nha, đây là nhật ký chứ đâu phải bài văn hay truyện ngắn đúng không. Xin chúc các bạn vui ve tham gia.
  6. vietnamman

    vietnamman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    0
    Chi? có đứa núp bóng ngươ?i khác cho to? ve? ta đây mới la? đứa đáng khinh.
    Tôi cha? thích cái giọng văn đấy, nghe cứ như ái ái, thi? tôi ba?o không thích.
    Tôi ca?m ơn tất ca? nhưfng chiến sif quân đội VN (kê? ca? bố va? ông tôi) đaf hi sinh xương máu cho ho?a bi?nh, co?n giọng văn cu?a anh Thạc viết tôi không thích. Thế thôi.
    Thế nếu Kim Đô?ng sống năm nay bao tuô?i rô?i? chắc hơn tuô?i bố bạn? thế sao bạn vâfn gọi la? anh?
  7. TuanNHT

    TuanNHT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Đồng quan điểm với bác VNM, nhưng hình như bác lúc nào cũng có thể đá người khác được nhỉ?

Chia sẻ trang này