1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nh?ưỏằ?ng chuyỏằ?n thặ?ỏằ?ng ngày

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi khongquen25, 21/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. man_only_for_you

    man_only_for_you Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    sao viết dài vậy?thế thì lúc nào mới đọc xong
    THE LIFE IS NOTHING
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Bạn hỏi rất hay? lúc nào mới đọc xong? Câu trả lời của tôi rất đơn giản : Tôi sẽ kiên trì cho đến khi nào thành công. Trước đây tôi cũng đã bao lần đặt câu hỏi như bạn : Sao dài quá vậy? dài thế thì bao giờ mới đọc hết? Nhưng thời gian trôi, tôi dần hiểu rằng phần thưởng của cuộc sống luôn ở cuối chặng đường chứ không bao giờ ở điểm khỏi đầu bạn ạ. Bạn có thể cười tôi vì viết mãi vẫn chưa hết, cười tôi vi tôi thất bại nhưng với tôi tôi tin thành công sẽ nằm ở cuối chặng đường. Tôi và bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được thành công sẽ gần gũi đến thế nào nếu chúng ta không rẽ qua khúc quanh đó. Một cuốn sách cũng vậy , ta chỉ thực sự hiểu hết giá trị của nó khi đọc xong những trang sách cuối cùng.Bạn biết không Tuân Tử có dạy rằng :
    Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến
    Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên
    .
    Bạn có thể lại cười tôi và tôi cũng cười mình nhưng với tôi sẽ không còn thay đổi khi cầm 1 cuốn sách, hay 1 câu chuyện nhỏ. Tôi sẽ không vì sự giản đơn hay phức tạp của từ ngữ mà xem nhẹ nội dung của 1 thông điệp. Bởi vậy tôi phải cố gắng đi cho hết chặng đường.

    Bạn có thể thấy kỳ lạ bởi suy nghĩ của tôi nhưng thực lòng tôi mượn nơi này để tự làm biết đổi mình. Ngày mai tôi không còn muốn là 1 kỹ sư tầm thường nữa, tôi đã là người điều hành của 1 cty. Tôi muốn mình có thể làm chủ được cảm xúc và hoàn toàn tự tin trước nhân viên và đồng nghiệp của mình. Bởi tôi không muốn mình thất bại.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Bạn hỏi rất hay? lúc nào mới đọc xong? Câu trả lời của tôi rất đơn giản : Tôi sẽ kiên trì cho đến khi nào thành công. Trước đây tôi cũng đã bao lần đặt câu hỏi như bạn : Sao dài quá vậy? dài thế thì bao giờ mới đọc hết? Nhưng thời gian trôi, tôi dần hiểu rằng phần thưởng của cuộc sống luôn ở cuối chặng đường chứ không bao giờ ở điểm khỏi đầu bạn ạ. Bạn có thể cười tôi vì viết mãi vẫn chưa hết, cười tôi vi tôi thất bại nhưng với tôi tôi tin thành công sẽ nằm ở cuối chặng đường. Tôi và bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được thành công sẽ gần gũi đến thế nào nếu chúng ta không rẽ qua khúc quanh đó. Một cuốn sách cũng vậy , ta chỉ thực sự hiểu hết giá trị của nó khi đọc xong những trang sách cuối cùng.Bạn biết không Tuân Tử có dạy rằng :
    Đường tuy gần, chẳng đi chẳng đến
    Việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên
    .
    Bạn có thể lại cười tôi và tôi cũng cười mình nhưng với tôi sẽ không còn thay đổi khi cầm 1 cuốn sách, hay 1 câu chuyện nhỏ. Tôi sẽ không vì sự giản đơn hay phức tạp của từ ngữ mà xem nhẹ nội dung của 1 thông điệp. Bởi vậy tôi phải cố gắng đi cho hết chặng đường.

    Bạn có thể thấy kỳ lạ bởi suy nghĩ của tôi nhưng thực lòng tôi mượn nơi này để tự làm biết đổi mình. Ngày mai tôi không còn muốn là 1 kỹ sư tầm thường nữa, tôi đã là người điều hành của 1 cty. Tôi muốn mình có thể làm chủ được cảm xúc và hoàn toàn tự tin trước nhân viên và đồng nghiệp của mình. Bởi tôi không muốn mình thất bại.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  4. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Vâng, tôi cũng đã giống bạn ở một điểm là thường nhẩm trong đầu câu: "Rồi cũng qua đi" khi đứng trước khó khăn, dạo này lại đôi khi quên mất, cám ơn bạn đã nhắc lại.
    ... Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, để thấy rằng tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...
  5. xanxan

    xanxan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    623
    Đã được thích:
    0
    Vâng, tôi cũng đã giống bạn ở một điểm là thường nhẩm trong đầu câu: "Rồi cũng qua đi" khi đứng trước khó khăn, dạo này lại đôi khi quên mất, cám ơn bạn đã nhắc lại.
    ... Hãy đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, để thấy rằng tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    nghệ thuật lấy tên
    Chiều nó qua cty đứa bạn chơi. Thấy nó, đứa bạn vồn vã:
    - Ngồi chơi đi, đợi tao chút nha!
    Mời nó xong, bạn nó lại bù đầu với các cú phone:
    - Chuyển của hàng anh Thắng 155A HBT lô số 2, nhớ lấy hoá đơn thuế về nhé!
    - Giao cho cty anh Sơn lô Krone, ký biên nhận đầy đủ nhé...

    Nó mỉm cười nhìn đứa bạn mình đang tíu tít điều hành. Nhân viên chạy như thoi. Sau gần 30 phút đứa bạn mới rảnh rang chạy lại :
    - Mày thông cảm đang mùa làm ăn nên bận quá ! Đứa bạn có vẻ xin lỗi
    - Ui không sao ,tao cũng muốn quan sát mày làm. Công việc có vẻ ổn phải không?
    - Ừ, dạo này bán tốt, cũng là khách quen cả thui. Mà máy nhớ cái ông Hà khi xưa không? - Đứa bạn hỏi
    - Ông Hà nào nhỉ? Nó cố nhớ cũng không nhớ ra.
    - Ông Hà mà tao với mày giao cái máy đầu tiên hồi mới ra trường ấy.Hà cục thuế mày nhớ chưa? - Đứa bạn gợi ý
    - À ông Hà béo phải không? Nhớ rùi. Nhưng có chuyện gì thế?
    - Có chuyện gì đâu. Giờ ông ấy lên sếp rùi. Ông ấy là khách hàng chiến lược của tao.
    - Sao ông ấy vẫn nhớ mày? tao với mày ra trường đã 7-8 năm rùi còn gì.
    - Đúng thế nhưng đó là nghệ thuật lấy tên.
    - [b]Nghệ thuật lấy tên[/b] ? tao chả hiểu gì cả? Nó thắc mắc
    - Ngày trước tao đặt tên cho 1 dòng máy là dòng máy Hà, vì nó có nguồn gốc giống cái máy hồi xưa ấy - đứa bạn trả lời
    - Thế thì sao nào? - Nó vẫn không hiểu
    - Chán mày, thì để ông ấy luôn thấy được sự tôn trọng của tao dành cho ông ấy. Thế này tao kể lại cho mày chuyện ngày xưa của cả tao và mày nhé:
    - Mày có nhớ ngày bé nhà hàng xóm có nhà nuôi thỏ không?
    - Ừ, mày nhớ ghê thật đấy.
    - Tao với mày đều thích có 1 con nhưng ngày bé đâu có tiền để mua nên chỉ biết đúng xem không
    ? Đứa bạn hỏi
    - Đúng thế - Nó công nhận
    - Anh Phúc chủ của bầy thỏ thấy thế nói : 2 đứa em ai mà mang được lá sắn về đây cho thỏ ăn anh sẽ đặt tên cho con thỏ mà các em chăm và lấy tên nó là tên các em. Con này sẽ là con thỏ của T. Còn con kia là thỏ của Đ. Đồng ý không?
    - Ùh đúng thế rùi.

    - Thế là hồi ấy tao với mày thi đua xem ai lấy được nhiều lá cho thỏ của mình được nhiều hơn. Cho dù thực ra đó đâu phải là thỏ của mình! Anh Phúc đã nhờ 2 đứa mình nuôi thỏ lớn rất nhanh có phải không?
    - Ui mày thật nhớ lâu. Và tao hiểu rùi ! Mày thông minh và khéo léo thật đấy. Tạo chịu mày rồi - Nó khâm phục
    - Uh bây giờ làm kinh doanh tao áp dụng bài học hồi thơ ấu và cũng thu được không ít thành công đấy. Thực ra cục thuế là cục thuế của Nhà nước chứ đâu của ông Hà. Nhưng mỗi lần ông ấy đến đây tao đều nói nhân viên phải gọi là giao hàng cho cục chú Hà. Ông ấy hài lòng lắm và mỗi khi cục thuế ấy lấy hàng nguời đầu tiên mà ông ấy là nhớ đến tất nhiên là tao rùi. Giá tốt, phục vụ chân tình và đươc tôn vinh thì ai mà không muốn chọn?
    - Nói mày đừng giận chứ ngay cả mày tao cũng áp dụng và thành công đấy thui.
    - Ha ha mày khôn lắm
    - Nó phá lên cười
    - Ước muốn đuợc tôn vinh trong mỗi con người không bao giờ tắt, tao hiểu và đang cố vận dụng vào kinh doanh mà thui.
    Hôm đó nó ra về lòng rất vui vì đã học thêm được 1 bài học rất hữu ích từ bạn nó.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
    http://www.ttvnol.com/forum/t_158262/2a?0.2200878
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    nghệ thuật lấy tên
    Chiều nó qua cty đứa bạn chơi. Thấy nó, đứa bạn vồn vã:
    - Ngồi chơi đi, đợi tao chút nha!
    Mời nó xong, bạn nó lại bù đầu với các cú phone:
    - Chuyển của hàng anh Thắng 155A HBT lô số 2, nhớ lấy hoá đơn thuế về nhé!
    - Giao cho cty anh Sơn lô Krone, ký biên nhận đầy đủ nhé...

    Nó mỉm cười nhìn đứa bạn mình đang tíu tít điều hành. Nhân viên chạy như thoi. Sau gần 30 phút đứa bạn mới rảnh rang chạy lại :
    - Mày thông cảm đang mùa làm ăn nên bận quá ! Đứa bạn có vẻ xin lỗi
    - Ui không sao ,tao cũng muốn quan sát mày làm. Công việc có vẻ ổn phải không?
    - Ừ, dạo này bán tốt, cũng là khách quen cả thui. Mà máy nhớ cái ông Hà khi xưa không? - Đứa bạn hỏi
    - Ông Hà nào nhỉ? Nó cố nhớ cũng không nhớ ra.
    - Ông Hà mà tao với mày giao cái máy đầu tiên hồi mới ra trường ấy.Hà cục thuế mày nhớ chưa? - Đứa bạn gợi ý
    - À ông Hà béo phải không? Nhớ rùi. Nhưng có chuyện gì thế?
    - Có chuyện gì đâu. Giờ ông ấy lên sếp rùi. Ông ấy là khách hàng chiến lược của tao.
    - Sao ông ấy vẫn nhớ mày? tao với mày ra trường đã 7-8 năm rùi còn gì.
    - Đúng thế nhưng đó là nghệ thuật lấy tên.
    - [b]Nghệ thuật lấy tên[/b] ? tao chả hiểu gì cả? Nó thắc mắc
    - Ngày trước tao đặt tên cho 1 dòng máy là dòng máy Hà, vì nó có nguồn gốc giống cái máy hồi xưa ấy - đứa bạn trả lời
    - Thế thì sao nào? - Nó vẫn không hiểu
    - Chán mày, thì để ông ấy luôn thấy được sự tôn trọng của tao dành cho ông ấy. Thế này tao kể lại cho mày chuyện ngày xưa của cả tao và mày nhé:
    - Mày có nhớ ngày bé nhà hàng xóm có nhà nuôi thỏ không?
    - Ừ, mày nhớ ghê thật đấy.
    - Tao với mày đều thích có 1 con nhưng ngày bé đâu có tiền để mua nên chỉ biết đúng xem không
    ? Đứa bạn hỏi
    - Đúng thế - Nó công nhận
    - Anh Phúc chủ của bầy thỏ thấy thế nói : 2 đứa em ai mà mang được lá sắn về đây cho thỏ ăn anh sẽ đặt tên cho con thỏ mà các em chăm và lấy tên nó là tên các em. Con này sẽ là con thỏ của T. Còn con kia là thỏ của Đ. Đồng ý không?
    - Ùh đúng thế rùi.

    - Thế là hồi ấy tao với mày thi đua xem ai lấy được nhiều lá cho thỏ của mình được nhiều hơn. Cho dù thực ra đó đâu phải là thỏ của mình! Anh Phúc đã nhờ 2 đứa mình nuôi thỏ lớn rất nhanh có phải không?
    - Ui mày thật nhớ lâu. Và tao hiểu rùi ! Mày thông minh và khéo léo thật đấy. Tạo chịu mày rồi - Nó khâm phục
    - Uh bây giờ làm kinh doanh tao áp dụng bài học hồi thơ ấu và cũng thu được không ít thành công đấy. Thực ra cục thuế là cục thuế của Nhà nước chứ đâu của ông Hà. Nhưng mỗi lần ông ấy đến đây tao đều nói nhân viên phải gọi là giao hàng cho cục chú Hà. Ông ấy hài lòng lắm và mỗi khi cục thuế ấy lấy hàng nguời đầu tiên mà ông ấy là nhớ đến tất nhiên là tao rùi. Giá tốt, phục vụ chân tình và đươc tôn vinh thì ai mà không muốn chọn?
    - Nói mày đừng giận chứ ngay cả mày tao cũng áp dụng và thành công đấy thui.
    - Ha ha mày khôn lắm
    - Nó phá lên cười
    - Ước muốn đuợc tôn vinh trong mỗi con người không bao giờ tắt, tao hiểu và đang cố vận dụng vào kinh doanh mà thui.
    Hôm đó nó ra về lòng rất vui vì đã học thêm được 1 bài học rất hữu ích từ bạn nó.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
    http://www.ttvnol.com/forum/t_158262/2a?0.2200878
  8. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Phơ? - chi? một phâ?n rất nho? trong cuộc đơ?i
    1.Hoạ sĩ T. vừa nhấp chén trà đặc sánh nghi ngút khói vừa cười: "Ở Sài Gòn, một mét vuông có ba thằng Hà Nội!". Ngoa nhưng không phải là không có lý. Hãy nhìn sự xuẩt hiện ngày một dày đặc của các dịch vụ dành riêng cho đối tượng này: nào phở Hà Nội (HN), bún chả, bún thang HN, miến lươn HN, siêu thị HN, đêm nhạc HN, kịch HN thậm chí đến cả mắm tôm, mắm tép HN. Trong số dân Bắc nhập cư Sài Gòn (SG), người HN có vẻ "oai" hơn cả, "oai" đến nỗi cứ mở miệng nói tiếng Bắc là bị hỏi: "Có phải người HN không?". Nếu gật thì người ta khoe ngay: "Năm ngoái tui ra HN, được mấy nhỏ bạn dẫn đi ăn phở ở Cấm Chỉ" và không quên than phiền: "Ăn ở HN sao mà cực, chủ quán thì mặt khó đăm đăm, chỗ ngồi chả có, rau sống hà tiện, đến cả ly nước cũng không". Nếu bạn bật cười và "sửa sai" ngay rằng: "Anh Hai Nam Bộ ơi, ai lại đi ăn phở ở Cấm Chỉ, lại còn đòi rau sống và trà đá nữa chứ" thì nhất định bạn chẳng phải dân "Nam tiến". "Nam tiến" nghĩa là phải quen với chuyện đó, cũng như quen với chuyện các quán ăn trưng biển HN mà vẫn cho đường vào nước dùng, vẫn bày một đĩa húng chó dài nghêu cạnh một tô phở loe miệng đã rắc sẵn hạt tiêu cùng với tương Tàu! 2. Bạn sẽ thắc mắc vì sao cái xứ 12 tháng hè và bói không ra một bát phở tử tế mà dân HN vẫn kéo vào đông thế? Thì tôi xin thưa với bạn rằng phở chỉ chiếm 10 phút một ngày, nghĩa là nó chỉ là 10 phút một ngày, nghĩa là nó chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc đời. Nếu có thể so sánh thì HN giống như nước Pháp còn SG giống như nước Mỹ. Đặc tính "hợp chúng quốc" ở đây rất rõ. SG rộng lòng với dân nhập cư chứ không như HN. Trong mắt người "hàng phố", trừ Tây và Việt kiều, ai không phải gốc gác ba đời đều bị coi là "nhà quê", đối tượng của khinh nhờn, lừa đảo và ăn hiếp. "Nhà quê" hỏi đường mà gặp mấy cậu choai choai hay mấy cô "thiếu nữ ngủ ngày" rỗi việc ngồi xổm ăn vặt ở vỉa hè thì khốn, chỗ cần đến thì chẳng đến được, lại còn bị chỉ cho đi sai vài cây số. "Nhà quê" đi bán rong, bị ném lên ném xuống, chê ỏng chê eo. "Nhà quê" đi mua hàng, tiền đã ít lại chẳng dám chọn, vớ vẩn có khi còn bị mắng xơi xơi vào mặt. "Nhà quê" mà "màu" nhiều thì cũng được nịnh, nhưng là nịnh để lừa bán với giá cắt cổ, lớ xớ mua rồi còn trả lại thì cầm chắc tăng chửi vuốt mặt không kịp. Người SG chẳng bận tâm anh quê hay HN hay Hà Tĩnh, chỉ có một chữ để gọi: "người Bắc" để phân biệt với một đối tượng người nhập cư khác ở các tỉnh lân cận: "người dưới tỉnh". Ở xứ xở dịch vụ này, một công thức rất giản đơn: ai có tiền người ấy là thượng đế. Nếu anh vào một cửa hàng với bộ cánh hiệu Valentino và một xấp tiền lẻ loại 2000đ trong tay, anh sẽ bị khinh thường hơn là ở trần, quần xà lỏn với một xấp tiền 50000 mới coóng! Cũng như thế, bạn khó lòng thuyết phục ai đó rằng bạn là thiên tài, rằng điều bạn nói là chân lý, nếu túi bạn chẳng có lấy một xu. Người ta sẽ thản nhiên hỏi "bi nhiêu?" rồi "xú-vơ-nia" bạn một lời tạm biệt rất Mỹ: "no money no talk!". 3. "Nam tiến" hay bị bệnh "thương nhớ mười hai", ra HN là sáng dậy đi ăn "phở mậu dịch", mò đến Hàng Cân ăn bánh cuốn cà cuống, đến Hàng Hành ăn xôi gà, bún thang, gật gù tán phét đến trưa với bè bạn ở cà phê Nhân, trưa ăn cơm bình dân ở Hàng Cá, chiều nhẩn nha dạo Nguyễn Xí mua sách đại hạ giá, xẩm tối kéo nhau lên Hồ Tây ăn bún ốc? Ăn ở HN có cái "sướng" riêng. Chỗ ngồi thi vị, rau tươi roi rói, gia vị thơm tho, nêm nếm "bá cháy", vừa nghe chủ và khách véo von toàn tiếng lóng chửi thề. Chả thế mà ngoài những bún, phở, cháo lòng?, đám kinh doanh ẩm thực gốc Bắc ở SG tinh khôn còn đem theo cả? tiếng chửi và phong cách phục vụ lề mề. Quán "miến chửi" góc Nguyễn Du - Đồng Khởi nổi tiếng một thời vì bà chủ quán vừa bốc hành răm thoăn thoắt vừa chửi nhân viên ra rả bằng tiếng Kẻ Chợ rất giòn. Nhưng chỉ "mười hai" thôi thì còn thương được, chứ lên đến "mười ba" thì hết chịu nổi. Ở SG đã 6 năm mà tôi chỉ đến quán "chửi" có mỗi một lần. Còn lại, tôi đến quán khác, ăn dở một tí, nhưng rộng rãi, sạch sẽ và nhất là được "cảm ơn - xin lỗi" bằng giọng Nam Bộ ngọt như mía lùi. Tôi cũng bỏ luôn thói quen đến "chợ Đồng Xuân mini" ở Hai Bà Trưng mua cà pháo, mắm tôm sau khi chứng kiến hai chủ hàng chém nhau vỡ đầu chỉ vì một chiếc bánh chưng! Ra HN, tôi cũng hết muốn ăn bánh cuốn Hàng Cân vì lỡ có mặt đúng lúc tay chủ quán đẹp trai vừa soi tiền lên bóng điện (vì nghi ngờ là tiền giả!), vừa mắng xơi xơi vào mặt hai thực khách miền Nam chỉ vì dám cả gan thắc mắc "tại sao hai suất bánh cuốn với mấy giọt cà cuống lại tới gần 100 ngàn?". Tôi chán đi taxi ở HN vì lái xe "thiên nhiên" xưng "anh" với khách nữ, "thân ái" (một cách lỗ mãng) hỏi: "em có chồng chưa?"? Nhịp sống hối hả của đô thị lớn đã lấy mất của tôi sự kiên nhẫn trước những tập quán "đậm đà bản sắc" nhưng quá thiếu văn minh này chăng? Bạn sẽ kết án tôi "mất gốc", thành kiến và quá ư cố chấp. Rằng đó là những "mặt trái" có tính chất bề nổi. Còn phần lớn người HN thanh lịch và tinh tế lắm. Tôi không phản đối. Nhưng nếu người thanh lịch thấy những chuyện nêu trên là thường, sáng nào cũng chen vai thích cánh đi ăn "cháo quát" với "phở chửi" thì tôi thấy trong sự ẩm thực tinh tế này có cái gì hơi? dã man. Nhưng tôi yêu HN hơn bất kỳ một người HN nào. Một tình yêu không đi qua dạ dày nên khó có thể lấp đầy bằng "cà pháo, mắm tôm" hay vài gói ô mai "made in HN", chỉ mất hai tiếng đồng hồ là hạ cánh xuống SG. Bạn đã bao giờ đứng ở ngoài cửa sổ, nhìn vào ngôi nhà thời thơ bé, giờ trở thành khách sạn? Hay gặp lại người yêu thời sinh viên, bây giờ đi xe cá mập, ăn buffet, chơi tennis nhưng mở miệng là toàn giọng Chợ Trời? Tôi luôn có cảm giác như thế, khi về HN. Đẹp hơn, cao hơn và bóng bẩy hơn. Nhưng những điều tốt đẹp như những con người khả kính, ngại những bát nháo phố phường mà theo Rùa thần lặn mãi vào ký ức.
    No Woman, No Cry
  9. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Phơ? - chi? một phâ?n rất nho? trong cuộc đơ?i
    1.Hoạ sĩ T. vừa nhấp chén trà đặc sánh nghi ngút khói vừa cười: "Ở Sài Gòn, một mét vuông có ba thằng Hà Nội!". Ngoa nhưng không phải là không có lý. Hãy nhìn sự xuẩt hiện ngày một dày đặc của các dịch vụ dành riêng cho đối tượng này: nào phở Hà Nội (HN), bún chả, bún thang HN, miến lươn HN, siêu thị HN, đêm nhạc HN, kịch HN thậm chí đến cả mắm tôm, mắm tép HN. Trong số dân Bắc nhập cư Sài Gòn (SG), người HN có vẻ "oai" hơn cả, "oai" đến nỗi cứ mở miệng nói tiếng Bắc là bị hỏi: "Có phải người HN không?". Nếu gật thì người ta khoe ngay: "Năm ngoái tui ra HN, được mấy nhỏ bạn dẫn đi ăn phở ở Cấm Chỉ" và không quên than phiền: "Ăn ở HN sao mà cực, chủ quán thì mặt khó đăm đăm, chỗ ngồi chả có, rau sống hà tiện, đến cả ly nước cũng không". Nếu bạn bật cười và "sửa sai" ngay rằng: "Anh Hai Nam Bộ ơi, ai lại đi ăn phở ở Cấm Chỉ, lại còn đòi rau sống và trà đá nữa chứ" thì nhất định bạn chẳng phải dân "Nam tiến". "Nam tiến" nghĩa là phải quen với chuyện đó, cũng như quen với chuyện các quán ăn trưng biển HN mà vẫn cho đường vào nước dùng, vẫn bày một đĩa húng chó dài nghêu cạnh một tô phở loe miệng đã rắc sẵn hạt tiêu cùng với tương Tàu! 2. Bạn sẽ thắc mắc vì sao cái xứ 12 tháng hè và bói không ra một bát phở tử tế mà dân HN vẫn kéo vào đông thế? Thì tôi xin thưa với bạn rằng phở chỉ chiếm 10 phút một ngày, nghĩa là nó chỉ là 10 phút một ngày, nghĩa là nó chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc đời. Nếu có thể so sánh thì HN giống như nước Pháp còn SG giống như nước Mỹ. Đặc tính "hợp chúng quốc" ở đây rất rõ. SG rộng lòng với dân nhập cư chứ không như HN. Trong mắt người "hàng phố", trừ Tây và Việt kiều, ai không phải gốc gác ba đời đều bị coi là "nhà quê", đối tượng của khinh nhờn, lừa đảo và ăn hiếp. "Nhà quê" hỏi đường mà gặp mấy cậu choai choai hay mấy cô "thiếu nữ ngủ ngày" rỗi việc ngồi xổm ăn vặt ở vỉa hè thì khốn, chỗ cần đến thì chẳng đến được, lại còn bị chỉ cho đi sai vài cây số. "Nhà quê" đi bán rong, bị ném lên ném xuống, chê ỏng chê eo. "Nhà quê" đi mua hàng, tiền đã ít lại chẳng dám chọn, vớ vẩn có khi còn bị mắng xơi xơi vào mặt. "Nhà quê" mà "màu" nhiều thì cũng được nịnh, nhưng là nịnh để lừa bán với giá cắt cổ, lớ xớ mua rồi còn trả lại thì cầm chắc tăng chửi vuốt mặt không kịp. Người SG chẳng bận tâm anh quê hay HN hay Hà Tĩnh, chỉ có một chữ để gọi: "người Bắc" để phân biệt với một đối tượng người nhập cư khác ở các tỉnh lân cận: "người dưới tỉnh". Ở xứ xở dịch vụ này, một công thức rất giản đơn: ai có tiền người ấy là thượng đế. Nếu anh vào một cửa hàng với bộ cánh hiệu Valentino và một xấp tiền lẻ loại 2000đ trong tay, anh sẽ bị khinh thường hơn là ở trần, quần xà lỏn với một xấp tiền 50000 mới coóng! Cũng như thế, bạn khó lòng thuyết phục ai đó rằng bạn là thiên tài, rằng điều bạn nói là chân lý, nếu túi bạn chẳng có lấy một xu. Người ta sẽ thản nhiên hỏi "bi nhiêu?" rồi "xú-vơ-nia" bạn một lời tạm biệt rất Mỹ: "no money no talk!". 3. "Nam tiến" hay bị bệnh "thương nhớ mười hai", ra HN là sáng dậy đi ăn "phở mậu dịch", mò đến Hàng Cân ăn bánh cuốn cà cuống, đến Hàng Hành ăn xôi gà, bún thang, gật gù tán phét đến trưa với bè bạn ở cà phê Nhân, trưa ăn cơm bình dân ở Hàng Cá, chiều nhẩn nha dạo Nguyễn Xí mua sách đại hạ giá, xẩm tối kéo nhau lên Hồ Tây ăn bún ốc? Ăn ở HN có cái "sướng" riêng. Chỗ ngồi thi vị, rau tươi roi rói, gia vị thơm tho, nêm nếm "bá cháy", vừa nghe chủ và khách véo von toàn tiếng lóng chửi thề. Chả thế mà ngoài những bún, phở, cháo lòng?, đám kinh doanh ẩm thực gốc Bắc ở SG tinh khôn còn đem theo cả? tiếng chửi và phong cách phục vụ lề mề. Quán "miến chửi" góc Nguyễn Du - Đồng Khởi nổi tiếng một thời vì bà chủ quán vừa bốc hành răm thoăn thoắt vừa chửi nhân viên ra rả bằng tiếng Kẻ Chợ rất giòn. Nhưng chỉ "mười hai" thôi thì còn thương được, chứ lên đến "mười ba" thì hết chịu nổi. Ở SG đã 6 năm mà tôi chỉ đến quán "chửi" có mỗi một lần. Còn lại, tôi đến quán khác, ăn dở một tí, nhưng rộng rãi, sạch sẽ và nhất là được "cảm ơn - xin lỗi" bằng giọng Nam Bộ ngọt như mía lùi. Tôi cũng bỏ luôn thói quen đến "chợ Đồng Xuân mini" ở Hai Bà Trưng mua cà pháo, mắm tôm sau khi chứng kiến hai chủ hàng chém nhau vỡ đầu chỉ vì một chiếc bánh chưng! Ra HN, tôi cũng hết muốn ăn bánh cuốn Hàng Cân vì lỡ có mặt đúng lúc tay chủ quán đẹp trai vừa soi tiền lên bóng điện (vì nghi ngờ là tiền giả!), vừa mắng xơi xơi vào mặt hai thực khách miền Nam chỉ vì dám cả gan thắc mắc "tại sao hai suất bánh cuốn với mấy giọt cà cuống lại tới gần 100 ngàn?". Tôi chán đi taxi ở HN vì lái xe "thiên nhiên" xưng "anh" với khách nữ, "thân ái" (một cách lỗ mãng) hỏi: "em có chồng chưa?"? Nhịp sống hối hả của đô thị lớn đã lấy mất của tôi sự kiên nhẫn trước những tập quán "đậm đà bản sắc" nhưng quá thiếu văn minh này chăng? Bạn sẽ kết án tôi "mất gốc", thành kiến và quá ư cố chấp. Rằng đó là những "mặt trái" có tính chất bề nổi. Còn phần lớn người HN thanh lịch và tinh tế lắm. Tôi không phản đối. Nhưng nếu người thanh lịch thấy những chuyện nêu trên là thường, sáng nào cũng chen vai thích cánh đi ăn "cháo quát" với "phở chửi" thì tôi thấy trong sự ẩm thực tinh tế này có cái gì hơi? dã man. Nhưng tôi yêu HN hơn bất kỳ một người HN nào. Một tình yêu không đi qua dạ dày nên khó có thể lấp đầy bằng "cà pháo, mắm tôm" hay vài gói ô mai "made in HN", chỉ mất hai tiếng đồng hồ là hạ cánh xuống SG. Bạn đã bao giờ đứng ở ngoài cửa sổ, nhìn vào ngôi nhà thời thơ bé, giờ trở thành khách sạn? Hay gặp lại người yêu thời sinh viên, bây giờ đi xe cá mập, ăn buffet, chơi tennis nhưng mở miệng là toàn giọng Chợ Trời? Tôi luôn có cảm giác như thế, khi về HN. Đẹp hơn, cao hơn và bóng bẩy hơn. Nhưng những điều tốt đẹp như những con người khả kính, ngại những bát nháo phố phường mà theo Rùa thần lặn mãi vào ký ức.
    No Woman, No Cry
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Bạn viết hay lắm. Tôi sinh ra và lớn lên ở HN và từ đáy lòng tôi tự hào là người Hn nhưng đôi khi nhìn những cuộc sống biến chuyển đôi lúc không khỏi chạnh lòng.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
    http://www.ttvnol.com/forum/t_158262/2a?0.2200878

Chia sẻ trang này