1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà báo Việt Nam 2004 và những điều nhìn nhận lại

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Bonie3, 27/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bonie3

    Bonie3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Nhà báo Việt Nam 2004 và những điều nhìn nhận lại

    "Nói láo mà chơi, nghe láo chơi
    Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi
    Chuyện đời đã chán không buồn nhắc
    Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời" (Bồ Tùng Linh)

    Tác giả Liêu Trai Chí Dị đã mở đầu tập truyện bất hủ của ông bằng 4 câu thơ trên, đã cho người ta hé thấy ông lấy làm vinh dự làm nghề nói láo, không coi thiên hạ ra gì. Ờ, nói láo đấy, nghe láo đấy, đã chết ai chưa? Họ Bồ hơn thiên hạ ở chỗ đó: dám nhận huỵch toẹt ngay là mình "nói láo", mình ưa "nói láo"; nói láo nói lếu thế còn hơn nói chuyện đời: xấu quá.

    Bây giờ người ta gọi nghề làm báo là nghề "nói láo ăn tiền". Tác giả nhận thấy rằng nói láo là một cái vinh dự, làm nghề nói láo là làm một nghề đặc biệt ít ai dám đem ra khoe khoang. Thực vậy, đa số các nhà làm báo bây giờ nghe thấy từ "nói láo ăn tiền", ngoài mặt thì tỏ vẻ bất cần, nhưng thâm tâm thì hơn giận; tại sao làm một nghề cao quý như nghề báo, tại sao lãnh một sứ mạng nghiêm trọng là hướng dẫn dư luận, tại sao phụng sự một quyền lực lớn mạnh vào bực thứ tư trên trái đất này mà có người dám bảo là nghề "nói láo"?
    Thú thực có lắm lúc tôi cũng tưởng là tôi oai, mà nghề tôi là nghề ghê gớm thực; nhưng gặp ;úc mây chiều gió sớm, mình rất thành thực với lòng, tôi cảm thấy rằng nghĩ như vậy, chỉ là mình tự dối mình. Để lòng lên bàn tay, tôi chỉ thấy tôi là một anh nói láo trường kỳ, nói láo vô tội vạ, nói láo ra tiền, để kết cục đến bây giờ mang lấy cái nghiệp vào thân, không sao gỡ được, đành là cứ phải tiếp tục nói láo cho đến chết - vì tôi biết chắc chắn sẽ không thể nào thoát ra khỏi hai bàn tay sắt bọc nhung của Bà chúa báo. Ngay khi bắt đầu làm cái nghề điêu đứng này, có phải tôi đã nghe thấy các bậc đàn anh lập đi, lập lại câu nói của Jules Janin: "Nghề báo đưa người ta đi đến bất cứ đâu - miến là thoát được nó ra".
    - "Bốn mươi năm nói láo". Vũ Bằng -

    Năm 2004 qua đi, cũng là lúc chúng ta, những người đã, đang và sắp bị sa ngã vào "đôi bàn tay bọc nhung của bà chúa báo" cũng cần phải nhìn nhận lại một năm "nói láo", "nói thật" của mỗi người và của đồng nghiệp.
    Mỗi người thử tự mổ sẻ bản thân và làng báo VN trong năm 2004 xem....
  2. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm qua trời rét căm căm, bác Bonie đi làm chẳng biết có để ý thấy rất nhiều các ông bà già nhà quê trải nilon ngồi la liệt trước cổng ĐTH, gần chỗ cái bốt công an?
    Lúc đó tớ ngồi trong quán nước, đọc được một tờ truyền đơn thể song thất lục bát các cụ viết để tố cáo cán bộ tỉnh X. đã cưỡng chế san ủi nhà của các cụ sai nguyên tắc, trái pháp luật. Vậy là rõ có một sự kiện sờ sờ trước mắt, thế mà các bác Thời sự, Hộp thư Truyền hình cứ đi ra đi vào như không, chẳng thèm đếm xỉa gì. Thấy một bác quay phim bê máy ra cổng đứng chờ ô tô, xếp tớ lắc đầu: "Máy còn để dành đi quay hội nghị!".
    Tớ ra hỏi thăm các cụ một lúc, được các cụ cho biết tỉnh san ủi nhà mà không công khai dự án với dân, ý đồ lừa đảo. Các cụ còn phát cho một đơn tố cáo cộng thêm phụ lục dày nửa đốt ngón tay và một số tài liệu khác. Về tớ gọi điện thẩm tra lại thì tỉnh bảo tỉnh công khai niêm yết dự án rõ ràng, các cụ chỉ bịa chuyện.
    Vậy là dân nói một đằng, tỉnh nói một nẻo. Xếp tớ gọi sang bên ban Thời sự của bạn cuccuh hỏi có định đi điều tra không thì một ông xếp đáng kính bên đó gạt đi luôn. Nghe nói ngày xưa ban này cũng đi làm một quả đề tài tương tự nhưng dính phốt khen chê không đúng người đúng tội nên bây giờ thấy "tởn", viện cớ là có mâu thuẫn quyền lợi mà không muốn đụng chạm đến mảng này nữa. Tớ cố ăn thua gọi sang Vietnamnet thì các bác cũng gạt phắt luôn, còn Tuổi Trẻ thì "ừ hữ, ừ hữ", không hiểu là ra sao.
    Cũng biết chuyện dân đi kiện các vấn đề giải toả mặt bằng là chuyện thường ngày ở huyện. Cũng biết trong phần lớn trường hợp phía sai là người dân. Tuy nhiên, cũng có một cái phần nhỏ các trường hợp kia là lỗi sai thuộc về cấp thẩm quyền. Trong trường hợp này, nếu tỉnh X sai thì rõ ràng là một sai phạm nghiêm trọng. Làm nhà báo mảng thời sự, điều tra, khi dân đã đến tận nhà xin giúp đỡ thì cũng nên quan tâm một chút. Làm nhà báo, có dính phốt thì cũng nên coi đó là bài học mà rút kinh nghiệm, mà nhìn thẳng vào nó chứ đừng mũ ni che tai. Nếu chỉ suốt ngày quay hội nghị, làm tin đối phó thì đến khi nào dân mới được nhờ?
    Chẳng giúp được các cụ, nhưng âu cũng là bài học nho nhỏ cho bản thân mình...
  3. hungjvn

    hungjvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Thể theo yêu cầu của Ca-chiu-xa, mình post lên đây bài viết của mình.
    Vài suy nghĩ cuối năm​
    Càng đi nhiều, càng thấy tần số câu hỏi "Mình làm được báo không?" xuất hiện càng nhiều.
    *
    Càng đi nhiều, càng thấy nước mình nghèo quá, dân mình còn dốt quá. Mà ở đâu càng lắm dân ngu, ở đấy càng lắm quan tham.
    *
    Càng đi nhiều, càng thấy nhiều cuộc mua bán trắng trợn. Nói thực, chả biết ngày xưa bác Hữu Thọ đi làm báo có ... nhận phong bì không nhỉ? Có phải "cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền"?
    *
    Hỏi và đáp:
    - Người ta đưa cái phong bì 100 nghìn mày có cầm không?
    *** Có.
    - Thế nếu nó đưa mày 100 triệu mày có cầm không?
    *** Không.
    - 100 nghìn là tiền, 100 triệu không phải là tiền sao?
    *** (Không trả lời được)

Chia sẻ trang này