1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà Bếp - Ẩm Thực Đà Lạt

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tracdalat, 17/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heo_con_boy

    heo_con_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    yeah....cai món chả rang bắp o duong Nguyen Cong Tru thấy mới lạ wá...không biết mở từ hồi nào.
    cung ngon...
    rồi thằng bạn có chở di ăn bánh canh Xuan An nua...ngon lắm....nhung ma bay gio khong biet chỗ nào co Mì Quảng ha?
    cho nao ban Mì Quảng ngon bay gio??chỉ mánh dzùm dii
  2. duycds

    duycds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Mì Quảng thôi chứ gì ! về nhà tui nè mẹ tui nấu cho ăn, bảo đảm tuyệt vời. Nhà tui toàn người Quảng không àh. cái món bánh mì cay chảy nước mắt nước mũi ở trước cái công viên hoa ngay chợ đà lạt là của nhà Bà Giáp ở ngay trong cái hẽm nhà tui áh. Chời àh, trời đà lạt lành lạnh, mà ăn cái đó vô nóng ran cả người, mà đúng là nó cay tè. Không thể nào chịu được chắc tối nay phải chạy ra đó quá.
    chẳng biết ngày mai ra sao nữa
    mà có ra sao cũng chẳng sao ....
  3. duycds

    duycds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    the sao không thấy ai nhắc đến bánh bèo số 4, và bột chiên ngay ngã 3 chùa nhỉ. mà cẩn thận nghen ăn ít một chút, đợt festyvan vừa rồi, hic ăn ba cái đó mà phải vào bệnh viện nằm đó. hic, giờ nhắc lại vẫn còn thấy đau. he he pà con còn ở đà lạt lâu không?
  4. tuminhdethuong

    tuminhdethuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Duy ơi là Duy.. Trong đồ ăn thức uống của người ta ko được dùng những từ ngữ ko hay và gây phản cảm chớ.
  5. duycds

    duycds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    nè pà Tú Minh, tui thẳng tính lắm nghĩ sao nói vậy àh, nhưng mà pà đi đâu mà lâu lắm rồi mới gặp vậy ! về sài gòn chưa nè. cay như thế mới gọi là cay chứ.
  6. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Nhà Bếp - Ẩm Thực Đà Lạt

    Mình copy lại topic này để các bạn tiện theo dõi. Dưới đây là bao gồm những bài viết của các thành viên cũ, và cả những bài viết trong topic "món ngon ĐL" của các thành viên mới.
    Mình để tên tác giả ở dưới mỗi bài viết copy, hy vọng những đóng góp của các thành viên (trong đó có su_su) sẽ giúp ích phần nào nhu cầu ẩm thực tại Đà Lạt của các bạn gần xa....
    thanks
  7. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm chung :
    Do là thành phố của nhiều thành fần cư dân khác nhau và mỗi miền mang đến đây 1 chút "nỗi nhớ wê hương" nên ở Đà Lạt có sự hội tụ của nhiều món ăn khác nhau, nhất là các món ăn dân dã. Nhưng rõ nhất là các món ăn của 2 miền rõ rệt: Miền Bắc và miền Trung với những món như cơm tấm, canh cua rau đay, canh cua rau mồng tơi, rau muống xào tỏi, bún Huế, mì Quảng...và ngoài ra lại còn có cả nhiều loại món ăn của người Hoa.
    Ăn sáng
    Ngay tại khu Hoà Bình có các wán đã trở nên wen thuộc với người dân thành fồ hoa như fở Tùng, fở - cơm tấm Bắc Hương (gần kế cafe Tùng), bún bến xe Tùng Nghĩa (sau lưng khu Hoà Bình), Phở Hiếu (kế bên khu Hoà Bình). Nhưng nếu ở các đường phố kháx không gần trung tâm thì người dân Đà Lạt thích ăn sáng ở Phờ Hoàng Văn Thụ , Phở Quang (hà Huy Tập), Phở Hà Nội trên dốc đường Hải Thượng Lãn Ông. Ở gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến Phở Vi (góc Trần Qúy Cáp với Nguyễn Du). Phở ở Đà Lạt rẽ hơn và "chén" đã hơn so với ăn ở nơi khác vì xứ lạnh ăn nóng khi tô phở đang bốc khói và vì có rau tươi, ngon.
    Đối với du khách ở Sài Gòn lên thì nhiều năm nay đã wen với wán bún 44 Hùng Vương (bà già tóc bạc) và 1 wán bún Huế khác là bún Công (nằm trên đường Phù Đổng Thiên Vương - trên đường đến khu du lịch Thung lũng Tình yêu). Trước đây, món bún Công còn giữ được nét đặc trưng của Huế là rất cay nhưng dần dần để fù hợp thị hiếu đã ít cay hơn nhưng nếu bạn là người sành ăn cay thì nên dặn người fục vụ cho thêm ớt. Giá 1 tô bún Công là 8000đ nhưng wả là xứng "đồng tiền bát gạo" và du khách có thể ăn trưa bằng 1 tô bún đặc biệt là đủ.
    Đối với khách bình dân thích ăn mì Quảng thì nên đến đường Nhà Chung - nơi có 2 -3 wán mì Quảng ăn được và vào buổi sáng rất đắt khách (chủ yếu là dân Đà Lạt đến ăn).
    Nếu là người thích các món Trung Hoa thì du khách hãy ghé đến wán mì Hoành thánh, 217 đường Phan Đình Phùng (gần ngã ba chùa Linh Sơn) hoặc wán Vĩnh Lợi ở cuối dốc Duy Tân du khách sẽ được fục vụ chu đáo. Buổi trưa, gần wán Như Ý có wán ăn Tài Ký với các món cơm xào, vịt tiềm, óc heo tiềm, chân gà tiềm hấp dẫn để du khách tăng thêm sinh lực sau những lúc lên dốc, xuống đồi mệt nhọc. Từ buổi trưa. 1 wán Tài Ký khác ở đường Bùi Thị Xuân cũng đã mở cửa sẵn sàng fục vụ du khách sành ăn cho đến chiều.
    Nếu thích nơi yên tĩnh, có fong cảnh đẹp thì cũng có thể đến wán Bích Đào(đường Triệu Việt Vương, ngay dốc lên dinh Bảo Đại). Ở đây có fục vụ món Bò né chất lượng không thua kém các wác nổi tiếng ở TP. HCM. Ăn sáng ở Bích Đào có cái tiện là uống cafe luôn tại chỗ và wán luôn sẵn các loại nhạc tuyển dành cho khách sành nhạc, nhất là nhạc cổ điển, hoà tấu không lời.
    Bánh canh Xuân An cũng trên đường Nhà Chung vào buổi chiều có món ăn đặc sản của Đà Lạt là bánh canh Xuân An. Quán bánh canh này đã là 1 địa chỉ wen thuộc của người dân thành phố hoa từ hàng chục năm nay và đã đến thế hệ thứ 2. Đặc điểm khác biệt của bánh canh Xuân An so với bánh canh các nơi khác là đậm đặc hơn, hơi béo hơn và có cà bánh canh giò.
    su_su_ 22:03 ngày 15/07/2002
    Được tulip77 sửa chữa / chuyển vào 03:45 ngày 22/05/2006
  8. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Ăn trưa
    Đối với các du khách đi đoàn lớn, thích ăn uống theo kiểu bình dân vừa hợp khẩu vị, vừa rẻ tiền thì không còn chỗ nào lý tưởng hơn bằng ở hàng ăn trên chợ lầu Đà Lạt. Ở đây có đầy đủ các món ẩm thực bình dân từ bún, cháo đến cơm phở, bánh cuốn...với giá rất bình dân. Ở đây cũng có các món cơm phở chay phục vụ các khách đi hành hương với chất lượng tương đương đồ mặn nhưng giá cả có rẻ hơn. Hay wanh chợ Đà Lạt cũng có 1 vài wán cơm bình dân phục vụ cơm trưa..
    Du khách cũng có thể dạo wanh khu vực bến xe Tùng Nghĩa (nằm góc đường Nguyễn Văn Trỗi và Phan Bội Châu) để tìm đến các wán ăn "rất bình dân".
    Sang trọng hơn thì đã có các nhà hàng ở ngay đường vào chợ như Nam Đô, Như Ngọc, Hải Sơn...Nhà hàng Tân Huê Đô có món dê giả cầy thuộc loại nhất, nhì phố núi và giá cả cũng thuộc loại vừa vừa phải chăng. Trước đây wán ở đường Phan Đình Phùng, từ ngày dời về đường Hoàng Diệu dù trong hẻm vẫn rất đắc khách hàng nhờ giá cả và chất lượng. Hoặc du khách có thể ghé nhà hàng Vạn Huê Lầu số 22/2 Trần Phú với vị trí khá đẹp lại có Karaoke sân khấu cùng đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp lịch sự.
    Một địa chỉ rất wen thuộc của giới ẩm thực, nhất là khách nước ngoài (khách "ba lô") là nhà hàng Long Hoa số 6 đường 3/2 và nhà hàng Thanh Thanh số 4 Tăng Bạt Hổ. cả 2 nhà hàng này đều nằm ngay khu trung tâm Hoà Bình.
    Muốn ăn cơm niêu cùng các món ăn Nam bộ thì đến Như Ngọc 2 , số 19/8 Hồ Tùng Mậu, với 1 vị trí đẹp nhìn ra khu trung tâm chợ và với các cô phục vụ áo bà ba duyên dáng.
    Muốn thưởng thức các món nướng thì hãy đến wán Sapa (5 Hải thượng). Ở đây có hàng chục món nướng với cách ướp gia vị mang âm hưởng vùng núi phía Bắc Sapa. Buổi sáng, tại đây cũng có phục vụ ăn sáng nhẹ. Phòng ốc được thiết kế theo kiểu nhà sàn cách điệu của vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên.
    Một điểm ăn trưa,ăn tối không thể không nhắc đến là wán ăn Như Ý ở ngay gần rạp Giải Phóng (số 143B đường Phan Đình Phùng).Nếu từ khu Hoà Bình chỉ cần xuôi dốc Trương Công Định là đến. Các món ăn ở đây khá đa dạng (có thể kêu phần và kêu theo món), chất lượng khá, giá cả vừa phải và đã được du khách các tỉnh "chấm" từ nhiều năm nay. Hoặc wán Suối Mơ (17 Nguyễn Văn trỗi)Đối với các du khách muốn "lai rai" tí chút với bạn bè thì nên chọn món "lẩu dê" để được thưởng thức các món rau xanh của Đà Lạt. Rẻ nhất, chất lượng nhất là wán dê Ngân (số 32C Hai Bà trưng), sau đó là wán Phú với các món dê trên đường Hoàng Diệu hay 1 số wán nhậu bình dân ở đường Lê Qúy Đôn.
    Nếu ở khu vực gần hồ Than Thở, gần ngã tư Phan Chu Trinh thì nên đến wán dê số 05 Hồ Xuân Hương, đây là wán đã có thâm niên với các món dê, rượu tiết dê nhưng giá có "cứng" hơn 1 chút.
    Một món ăn có thể gọi là đặc sản thứ thiệt của Đà Lạt không thể wên là món Atisô hầm giò heo . Đây là loại thuốc bổ, loại món ăn có tác dụng như 1 loại thần dược sẽ giúp du khách ngủ ngon, lợi tiểu, mát gan, tăng thêm sức khỏe khi nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. Nhưng món này chỉ có ở các nhà hàng và chỉ ngon khi vào trúng mùa Atisô (từ Nôen đến đầu mùa hè năm sau).
    Ở Đà Lạt, muốn dùng hải sản tươi sống thì đã có nhà hàng Hoa Lê số 1 Nhà Chung, đây là 1 trong số ít nhà hàng chuyên phục vụ các món hải sản tươi sống.
    Ăn khuya
    Sau 1 ngày đi tham wan dã ngoại và sau 1 buổi tối đi dạo bên bờ hồ Xuân Hương, du khách cũng có thể ghé wa hẻm ấp Ánh Sáng ở ngay bờ hồ để tìm 1 tô bún Huế cay cay (vì dân ở hẻm này đại đa số là người Huế) và 1 số món khác như cháo vịt, mì Quảng.
    Ngay cạnh khu Hòa Bình (hẻm đường Tăng Bạt Hổ) cũng có các wán phở ăn được fục vụ người dân Đà Lạt và du khách đến 12 giờ đêm.Đà Lạt là thành phố vườn đặc thù nên các wán ăn thường đóng cửa sớm hơn các nơi khác, do đó chắc ăn nhất là nên đến xung wanh khu Hòa Bình.
    Nếu ăn phở thì ghé vào đường Tăng Bạt Hổ có 2 tiệm phở lớn mở cửa rất khuya, có hôm tới 2 giờ khuya vẫn còn bán. Nếu thích ăn miến gà thì nên đến wán Tường Vy, wán miến này chỉ bán vào ban đem và được dân Đà Lạt rất tín nhiệm trong vài năm gần đây.
    ( suhao 17:28 ngày 16/07/2002 )
    Được tulip77 sửa chữa / chuyển vào 04:10 ngày 22/05/2006
  9. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Phở Hiếu, 23 Tăng Bạt Hổ.
    Bún bò Huế, Công, 500 m ngã 5 đại học dl, Pdtvương.
    Ốc xào bà Phụng, đường Phù đổng
    Bún 44 Hùng Vương
    Mì hoành thánh, 217 Phan Đình Phùng
    Bích Đào, Triệu Việt Vương (dinh)
    Bánh canh Xuân An, đường Nhà Chung
    Thanh Thanh, 04 Tăng Bạt Hổ
    Sapa, 05 Hải Thượng
    Như Ý, 143 B Phan Đình Phùng
    Suối Mơ, 17 Nguyễn Văn Trỗi
    Quán Dê, Ngân, 32 C Hai Bà Trưng
    Quán Dê, 05 Hồ Xuân Hương
    Nhà hàng Hoa Lê, 01 Nhà Chung
    Hẻm Ấp Ánh Sáng (bờ hồ) bún Huế, cháo vịt, mì quảng
    Quán ốc 3B Trần Khánh Dư, p9
    (vietnamheart )
  10. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản ở Đà Lạt
    Cũng như các vùng khác,tuy ẩm thực của Đà Lạt là sự du nhập nhưng Đà Lạt cũng có nét đặc trưng .
    Đầu tiên,theo dòng lịch sử thì trước khi người Pháp đặt chân lên Đà Lạt,mảnh đất này đã có sự hiện diện của người dân tộc Lạch,Chin,C''ho..vv. do vậy ngày nay ở Đà lạt có món đặc sắc là rượi cần Tây Nguyên,xin được mượn tạm bài viết của haythapanhsang@:
    Rượu Cần Tây Nguyên
    Sau mỗi vụ lúa, việc nương rẫy đã xong xui, tiết trời cuối năm trở nên thoáng mát, người Tây Nguyên lại tổ chức hội lễ. Ở Tây Nguyên không có tục ăn tết, nhưng vào thời điểm này, cả vùng Tây Nguyên sôi động hẳn lên bởi không khí náo nhiệt của hàng trăm nghi lễ lớn nhỏ. Nhà nhà đều tổ chức ăn cơm mới, lễ chúc thọ, chúc phúc, v.v... Cả một vùng rừng núi không lúc nào ngớt tiếng chiêng, tiếng trống. Từng đoàn người từ buôn xa buôn gần kéo nhau đi hội trong mầu sắc rực rỡ của váy, áo...
    Rượu cần ở Tây Nguyên là một thức uống không thể thiếu trong lễ hội. Ngoài uống trong các nghi lễ, người ta còn mời nhau lúc vui chơi giải trí, anh em bạn bè lâu ngày gặp mặt.
    Ðể có được ché rượu thơm ngon phải làm khá nhiều công việc như chuẩn bị men, vò sành, vật liệu làm rượu... Men rượu họ thường tự làm lấy. Người ta dùng một loại cây (lá, vỏ, rễ ) phơi khô, sau đó giã nhuyễn ra như bột, đem trộn với bột gạo, cho một ít nước rồi gói lại thành một nắm lớn bằng cái bát, ủ cho đến khi mốc trắng là được.
    Nguyên liệu tốt nhất là gạo và kê. Loại này thường có nồng độ cao, không gây đau đầu, ít bị hỏng.
    Ðể làm được rượu, trước tiên nấu chín nguyên liệu, rồi tãi ra để nguội. Nếu trời lạnh, người ta chờ cho hơi nguội là rắc men đã được tán mịn trộn đều. Chọn lấy một cái ché sao cho lượng vật liệu đưa vào vừa đủ. Khi đưa vào ché phải theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng, người ta bịt kín miệng ché bằng một tàu lá chuối, ủ đến ngày thứ 3 là có thể dùng được. Tuy nhiên, ủ càng lâu, rượu càng có nồng độ cao. Việc trộn trấu đòi hỏi phải có tay nghề, vì trấu có tác dụng làm cho cần rượu không bị tắc khi cắm vào bình.
    Rượu ngon là loại rượu có mầu vàng đục như mật, khi rót ra rượu chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, nồng nồng.
    Uống rượu cần là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Vào những dịp hội lễ, gia đình nào cũng tổ chức uống rượu, lớn thì cả làng tham dự, nhỏ thì vui trong gia đình.
    Nói đến uống rượu cần là phải nói đến cái cần rượu. Cần được làm từ một thân cây họ tre - trúc, gọi là drao, được khéo léo xuyên thủng từ đầu này đến đầu kia, một đầu được vát nhọn và chạm lỗ sao cho khi hút ống không bị tắc.
    Ché càng cao thì cần càng dài, việc xuyên lỗ càng phải công phu.
    Cách uống hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của nghi lễ. Nếu là lễ cúng, người ta thường dùng một cần, rồi lần lượt hút, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông, nối tiếp nhau liên tục. Người uống trước không được buông cần khi chưa có người thay thế. Ðiều này có ý nghĩa như là một sự kế tục của gia đình, dòng họ từ đời này qua đời khác, như là sự kế tục thay thế trong tục "Chuê nuê" nối nghĩa vợ chồng. Trường hợp uống vui, bạn hữu lâu ngày gặp nhau, thì có thể cùng lúc sử dụng nhiều cần.
    Ðiều nên tránh trong khi uống rượu là làm vỡ ché, gãy cần. Vì điều đó được coi là sẽ đem lại sự xui xẻo. Ðặc biệt không được buông tay cầm cần khi chưa có người thay thế.
    Nếu có dịp lên Tây Nguyên, nhất là những độ Xuân về, bạn sẽ chứng kiến từng đoàn người tấp nập đi trảy hội, bạn sẽ được nghe âm thanh của cồng chiêng vang khắp buôn rẫy và chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức hương vị rượu cần thơm ngọt, cay nồng của núi rừng Tây Nguyên
    CÁC LOẠI RAU - CỦ
    Bên cạnh rượu Cần,Đà lạt còn nổi tiếng với rau củ xứ lạnh tiêu biểu là xúp_lơ(người Sài Gòn gọi là bông cải), bắpsú, sủ dền khoai tây,cà rốt ,bông Atisô,ớt Đà Lạt,có lẽ những người Pháp đã đem những giống sản vật này trồng trên đất Đà lạt trước hết để phục vụ cho họ vì khí hậu nơi đây khá giống với Châu Âu.
    Bông atisô ở Đà Lạt có nhiều công dụng,có dùng thân,lá atisô để nấu canh hầm xương ăn ngọt và mát..Hoặc dùng công nghệ chế biến làm "Cao Aitsô" là vị thuốc giúp ích cho sức khỏe: mát gan,thông mật..v.v.
    Ớt Đà Lạt : có hình dạng to,thuộc họ cà chua,trái màu xanh,gọi là ớt nhưng không cay mà có mùi hăng,nghe nói ớt Đà Lạt ăn vào đẹp da ..và tôi nhận thấy ớt Đà Lạt có mặt hầu hết trong các món nướng theo kiểu Tây Phương(món nướng kiểu Nga,Pháp..vv.v)
    Mỗi khi đến Đà Lạt bạn dừng quên nếm thử món "Bông Cải xào dầu hào" ,bông cải,cà rốt được bào mỏng xào chung với dầu hào (sự kết hợp giữa núi và biển)..chắc chán bạn sẽ không thể nào quên được !
    Dâu tây : ở Đà Lạt có dâu tây với màu chín đỏ rất đẹp,hương vị của dâu thì ngọt ngào như tình yêu ban sớm ,trái dâu dùng để làm mứt,làm kẹo dâu,rượi dâu..v.v.. Dâu được trồng nhiều ở gần Thung Lũng Tình Yêu (có lẽ trái dâu tượng trưng cho tình yêu đẹp cũng thích ở gần những nơi lãng mạn)
    Khoai Lang Dẻo : món này thì khỏi nói..hêhê..kể ra thèm quá,từng miếng khoai lang xắt dày ướp mật được phơi cho dẻo,ăm vào là mê ngay
    Các Loại Mứt : Đà lạt có nhiều lò làm mứt, tiêu biểu là mứt dâu,mứt đào,mứt mận.....
    Vang Đà Lạt : mấy năm trở lại đây rượi Vang do nhà máy LadoFood sản xuất đã dần dần tạo được chỗ đứng trên thị trường nhờ vào hương vị được chính người Pháp đánh giá là rất giống với hương vị Boocđô của họ. (ngoài ra Ladobeer cũng là nơi diễn ra các cuộc ăn nhậu của LDC )
    Trà : nổi tiếng thì có các danh trà Vĩnh Ích, trà Lễ Ký "hương vị của người sành điệu" hoặc các danh trà Thiên Hương,Quốc Thái,TâmChâu ở Bảo Lộc..cái hương vị đậm đà khó quên của trà góp phần sưởi ấm cho những trái tim Đà lạt vào những buổi sáng mù sương hay những đêm trường giá lạnh
    càfe: cao nguyên xinh đẹp của chúng ta tuy trồng cà phê không nhiều nhưng dân Đà Lạt uống cafe không ít,những hãng gia công nổi tiếng là Ngiêm Bá Thi "niềm tự hào của xú sở sương mù" hay càfe Vĩnh Ích ,Lễ Ký...(cái thú uống cafe ở Đà lạt xin được kể tiếp ở mục sau)
    Còn nhiều loại đặc sản nữa nhưng kể ra hổng hết..các pác kể tiếp đi..
    (xoatanmandem ngày 01/05/2003)

Chia sẻ trang này