1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà bếp - Ẩm thực Đà Lạt

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi tenquadep, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản ở Đà Lạt
    Cũng như các vùng khác,tuy ẩm thực của Đà Lạt là sự du nhập nhưng Đà Lạt cũng có nét đặc trưng .
    Đầu tiên,theo dòng lịch sử thì trước khi người Pháp đặt chân lên Đà Lạt,mảnh đất này đã có sự hiện diện của người dân tộc Lạch,Chin,C'ho..vv. do vậy ngày nay ở Đà lạt có món đặc sắc là rượi cần Tây Nguyên,xin được mượn tạm bài viết của haythapanhsang@:
    Rượi Cần Tây Nguyên​
    Sau mỗi vụ lúa, việc nương rẫy đã xong xuôi, tiết trời cuối năm trở nên thoáng mát, người Tây Nguyên lại tổ chức hội lễ. Ở Tây Nguyên không có tục ăn tết, nhưng vào thời điểm này, cả vùng Tây Nguyên sôi động hẳn lên bởi không khí náo nhiệt của hàng trăm nghi lễ lớn nhỏ. Nhà nhà đều tổ chức ăn cơm mới, lễ chúc thọ, chúc phúc, v.v... Cả một vùng rừng núi không lúc nào ngớt tiếng chiêng, tiếng trống. Từng đoàn người từ buôn xa buôn gần kéo nhau đi hội trong mầu sắc rực rỡ của váy, áo...
    Rượu cần ở Tây Nguyên là một thức uống không thể thiếu trong lễ hội. Ngoài uống trong các nghi lễ, người ta còn mời nhau lúc vui chơi giải trí, anh em bạn bè lâu ngày gặp mặt.
    Ðể có được ché rượu thơm ngon phải làm khá nhiều công việc như chuẩn bị men, vò sành, vật liệu làm rượu... Men rượu họ thường tự làm lấy. Người ta dùng một loại cây (lá, vỏ, rễ ) phơi khô, sau đó giã nhuyễn ra như bột, đem trộn với bột gạo, cho một ít nước rồi gói lại thành một nắm lớn bằng cái bát, ủ cho đến khi mốc trắng là được.
    Nguyên liệu tốt nhất là gạo và kê. Loại này thường có nồng độ cao, không gây đau đầu, ít bị hỏng.
    Ðể làm được rượu, trước tiên nấu chín nguyên liệu, rồi tãi ra để nguội. Nếu trời lạnh, người ta chờ cho hơi nguội là rắc men đã được tán mịn trộn đều. Chọn lấy một cái ché sao cho lượng vật liệu đưa vào vừa đủ. Khi đưa vào ché phải theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu lại một lớp trấu. Sau cùng, người ta bịt kín miệng ché bằng một tàu lá chuối, ủ đến ngày thứ 3 là có thể dùng được. Tuy nhiên, ủ càng lâu, rượu càng có nồng độ cao. Việc trộn trấu đòi hỏi phải có tay nghề, vì trấu có tác dụng làm cho cần rượu không bị tắc khi cắm vào bình.
    Rượu ngon là loại rượu có mầu vàng đục như mật, khi rót ra rượu chảy không bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có mùi thơm ngây ngất, nồng nồng.
    Uống rượu cần là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Vào những dịp hội lễ, gia đình nào cũng tổ chức uống rượu, lớn thì cả làng tham dự, nhỏ thì vui trong gia đình.
    Nói đến uống rượu cần là phải nói đến cái cần rượu. Cần được làm từ một thân cây họ tre - trúc, gọi là drao, được khéo léo xuyên thủng từ đầu này đến đầu kia, một đầu được vát nhọn và chạm lỗ sao cho khi hút ống không bị tắc.
    Ché càng cao thì cần càng dài, việc xuyên lỗ càng phải công phu.
    Cách uống hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của nghi lễ. Nếu là lễ cúng, người ta thường dùng một cần, rồi lần lượt hút, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông, nối tiếp nhau liên tục. Người uống trước không được buông cần khi chưa có người thay thế. Ðiều này có ý nghĩa như là một sự kế tục của gia đình, dòng họ từ đời này qua đời khác, như là sự kế tục thay thế trong tục "Chuê nuê" nối nghĩa vợ chồng. Trường hợp uống vui, bạn hữu lâu ngày gặp nhau, thì có thể cùng lúc sử dụng nhiều cần.
    Ðiều nên tránh trong khi uống rượu là làm vỡ ché, gãy cần. Vì điều đó được coi là sẽ đem lại sự xui xẻo. Ðặc biệt không được buông tay cầm cần khi chưa có người thay thế.
    Nếu có dịp lên Tây Nguyên, nhất là những độ Xuân về, bạn sẽ chứng kiến từng đoàn người tấp nập đi trảy hội, bạn sẽ được nghe âm thanh của cồng chiêng vang khắp buôn rẫy và chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức hương vị rượu cần thơm ngọt, cay nồng của núi rừng Tây Nguyên

    ĐÓI QUÁ !!

    Được xoatanmandem sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 01/05/2003
  2. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Đặc Sản Đà Lạt.....(tiếp theo)
    Bên cạnh rượu Cần,Đà lạt còn nổi tiếng với rau củ xứ lạnh tiêu biểu là xúp_lơ(người Sài Gòn gọi là bông cải), bắpsú, sủ dền khoai tây,cà rốt ,bông Atisô,ớt Đà Lạt,có lẽ những người Pháp đã đem những giống sản vật này trồng trên đất Đà lạt trước hết để phục vụ cho họ vì khí hậu nơi đây khá giống với Châu Âu.
    Bông atisô ở Đà Lạt có nhiều công dụng,có dùng thân,lá atisô để nấu canh hầm xương ăn ngọt và mát..Hoặc dùng công nghệ chế biến làm "Cao Aitsô" là vị thuốc giúp ích cho sức khỏe: mát gan,thông mật..v.v.
    Ớt Đà Lạt : có hình dạng to,thuộc họ cà chua,trái màu xanh,gọi là ớt nhưng không cay mà có mùi hăng,nghe nói ớt Đà Lạt ăn vào đẹp da..và tôi nhận thấy ớt Đà Lạt có mặt hầu hết trong các món nướng theo kiểu Tây Phương(món nướng kiểu Nga,Pháp..vv.v)
    Mỗi khi đến Đà Lạt bạn dừng quên nếm thử món "Bông Cải xào dầu hào" ,bông cải,cà rốt được bào mỏng xào chung với dầu hào (sự kết hợp giữa núi và biển)..chắc chán bạn sẽ không thể nào quên được !
    (Còn tiếp)

    ĐÓI QUÁ !!

    Được xoatanmandem sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 01/05/2003
  3. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản Đà Lạt....tiếp theo !
    Dâu tây : ở Đà Lạt có dâu tây với màu chín đỏ rất đẹp,hương vị của dâu thì ngọt ngào như tình yêu ban sớm ,trái dâu dùng để làm mứt,làm kẹo dâu,rượi dâu..v.v.. Dâu được trồng nhiều ở gần Thung Lũng Tình Yêu (có lẽ trái dâu tượng trưng cho tình yêu đẹp cũng thích ở gần những nơi lãng mạn)
    Khoai Lang Dẻo : món này thì khỏi nói..hêhê..kể ra thèm quá,từng miếng khoai lang xắt dày ướp mật được phơi cho dẻo,ăm vào là mê ngay
    Các Loại Mứt : Đà lạt có nhiều lò làm mứt, tiêu biểu là mứt dâu,mứt đào,mứt mận.....
    Vang Đà Lạt : mấy năm trở lại đây rượi Vang do nhà máy LadoFood sản xuất đã dần dần tạo được chỗ đứng trên thị trường nhờ vào hương vị được chính người Pháp đánh giá là rất giống với hương vị Boocđô của họ. (ngoài ra Ladobeer cũng là nơi diễn ra các cuộc ăn nhậu của LDC )
    Trà : nổi tiếng thì có các danh trà Vĩnh Ích, trà Lễ Ký "hương vị của người sành điệu" hoặc các danh trà Thiên Hương,Quốc Thái,TâmChâu ở Bảo Lộc..cái hương vị đậm đà khó quên của trà góp phần sưởi ấm cho những trái tim Đà lạt vào những buổi sáng mù sương hay những đêm trường giá lạnh
    càfe: cao nguyên xinh đẹp của chúng ta tuy trồng cà phê không nhiều nhưng dân Đà Lạt uống cafe không ít,những hãng gia công nổi tiếng là Ngiêm Bá Thi "niềm tự hào của xú sở sương mù" hay càfe Vĩnh Ích ,Lễ Ký...(cái thú uống cafe ở Đà lạt xin được kể tiếp ở mục sau)
    Còn nhiều loại đặc sản nữa nhưng kể ra hổng hết..các pác kể tiếp đi..

    ĐÓI QUÁ !!
  4. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Vài địa chỉ ăn uống ở Đà Lạt:
    Buổi sáng : nếu là con ghiện phở thì có thể ăn ở phở Bằng (Nguyễn Văn Trỗi) hay phở Nam Quang(Hà Huy Tập) giá rẻ 6000đ một tô,buổi sáng ở Đà Lạt ăn phở đã lắm..nước súp nóng hổi,thịt tái thơm ngọt,ăn phở với rau salách chanh ớt...(hic..thèm quá)
    Hoặc có thể ăn hủ tiếu Dì Sáu ở trong hẻm đường Bùi Thị Xuân, hủ tiếu ở đây dùng sợi khô,thịt gà,thịt dồi,xương heo....ăn cũng mê ly lắm...6000đ một tô
    Buổi trưa : không biết (trước giờ toàn ăn cơn nhà)
    Buổi xế chiều : cháo vịt ,tiết canh vịt ở gần Dinh 3 ở đây còn có món vịt nướng chao..hết xẩy ! Chân gà vịt hầm đậu phộng...
    Hay đi ăn lẫu bò trong Ba Toa (dzô đây nhậu cũng đã)
    Tối khuy: Hủ tiếu,miến gà Tường Vi ở đường Nguyễn Chí Thanh , bánh mì xíu mại cay ở chợ đêm,hay tự nấu mì gói ăn cũng được ..hehe
    Ăn cả ngày : bánh Hoan Hỷ ,Liên Hoa trên dốc Duy Tân

    ĐÓI QUÁ !!
  5. CANDYEYEZ

    CANDYEYEZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    540
    Đã được thích:
    0
    Cháo chua

    Trên cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) có một món ăn mang đậm dấu ấn bản địa vùng nắng nóng và mưa rào. Đó là món cháo chua của người K'ho vốn được làm từ gạo nương ủ từ tháng mười cho đến tháng ba đã lên men, ăn vừa chua vừa ngọt.
    Hạt gạo lúa nương có sự kết tinh của nắng, gió và đất đỏ bazan nên mùi thơm đậm đà khác biệt với các thứ gạo đồng bằng. Người ta bỏ thứ "ngọc" trời phú này vào nồi nấu cháo. Mùi hương của cháo gạo mới bốc lên thơm ngát hòa quyện vào khói lam chiều tạo nên một không gian yên lành của núi rừng Tây Nguyên. Khi cháo chín nhừ người ta cho thêm chút muối để tạo độ mặn vừa phải, sau đó bắc khỏi bếp đợi nguội vừa rồi múc cháo đổ vào những trái bầu khô đã được lấy ruột từ trước, nút lại treo lên vách nứa nhà sàn. Cứ để vậy cho đến tháng ba năm sau vào mùa phát nương, mỗi người buổi sáng lên rẫy, ngoài bình nước, mấy con cá khô, vài trái ớt, quả cà không ai quên mang theo quả bầu đựng món cháo chua.
    Cháo chua theo quan niệm của người K'ho là món ăn bổ dưỡng. Nó có vị chua xen vị ngọt, có mùi của men rượu. Nó là thứ nước uống giải được cơn khát giữa trưa, chống được cảm nắng, tăng sức đề kháng cơ thể. Chính nó làm cho người dân dẻo dai, chống chịu được năng, gió và mưa rào của cao nguyên đầy khắc nghiệt.
    Cháo chua còn là món ăn truyền thống tín ngưỡng dân gian. Tương truyền món ăn này được thần linh dạy cách làm, giúp người dân chống đỡ với thiên nhiên khắc nghiệt. Do đó khi vào thăm quan vùng này, nếu bạn được mời món cháo chua, xin đừng từ chối. Hãy thử một lần để biết.


    Ice Ice Baby
  6. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Cái thú ăn uống nhậu hút hít ở Đà Lạt
    Trong cái giá lạnh , cái sương mù gió rít hay những cơn mưa tầm tả dai dẳng tưởng chừng như không dứt...có lẽ những hoạt động không vì thiên nhiên khắc nghiệt mà đình trệ đó là "Ăn uống, nhậu, hút hít ".............
    Nói tới cái Ăn trước:
    Ở Đà Lạt ăn gì thì cũng phải nóng hổi,nóng cho đã cái miệng, cho vơi bớt đi cái giá lạnh, sáng ra làm một tô phở nóng hổi, hay dĩa xôi, hoặc cầm cái bánh bao "vừa thổi vừa xơi"
    Ăn cay, có lẽ chúng ta có một phần ảnh hưởng của người Huế, ăn phải cay, hít hà cho sướng..tối tối ăn bánh mì cay ở chợ đêm thì đỡ lạnh...
    Ăn rau...ăn gì cũng phải có rau sống, cái món phở Bắc vốn chỉ có hành khi vào Đà Lạt phải có thêm rau salach, giá, ngò gai..v..v Nhìn chung dân xứ rau thì ăn rau rất "sành điệu", rau nào hơi bị sâu hay hái sớm là biết ngay !
    Ăn ngọt, không biết có bao nhiêu người thích ăn ngọt, chỉ biết rằng các hàng chè ở Đà Lạt rất đắt !
    (còn tiếp)

    ĐÓI QUÁ !!
  7. xoatanmandem

    xoatanmandem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Ăn uống xong rồi....thì nói đến nhậu nhé:
    Nói về nhậu thì....quá tuyệt vời..đất Đà Lạt..không bao giờ thiếu rượi, nhìn chung đa số dân nhậu đều thích rượi hơn là bia..và nhậu rượi thì tốt nhất là...ăn lẫu..chính vì vậy mà mấy quán lẫu Bò đều tấp nập và ăn nên làm ra...Cũng như ở các nơi khác,rượi thường uống là rượi trắng..nhưng cũng có vài tiệm bán rượi thuốc Tàu khá ngon,,tiêu biểu là rượi thuốc của ông Tàu Ngô Như Khương (PĐPhùng) hay rượi thuốc hấp nóng ở quán Tài Ký cũng một dạp làm xoatanmandem...mất ngủ..
    Ngoài ra cũng có mấy quán bán thịt vịt,tiết canh vịt,rượi ngâm thuốc,ngâm rễ cây rất ngon..hêhê..bây giờ ở Nha Trang,trời nóng quá quen uống bia lạnh,ăn đồ nướng,lâu lâu về Đà Lạt uống rượi cũng thú..
    Nhậu...cafe...đều không thể thiếu thuốc lá,, đa phần những "ống khói' của LDC đều là những fan trung thành của CARAVEN (con mèo)..nói thật là thuốc con mèo có hương vị rất đậm,phù hợp với "gu",,với giá rét của Đà Lạt...bây giờ ở Nha Trang ngày nào cũng hút WARHOUSRE (con ngựa)..chán phèo.
    Chấm hết !
    To teen,voanh,dudannho2 : có được post về những địa điểm cafe "nhạy cảm" hay quán nhậu "có vấn đề",, massage "thư giản" của Đà lạt lên hông dzậy ?

    ĐÓI QUÁ !!
  8. dau_dalat

    dau_dalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Dạo này, dâu Dalat có du nhập thêm nhiều giống mới. Điển hình là Dau_dalat@ tôi đã có dịp viếng vườn dâu Bà Lan ở đối diện Hồ Than Thở. Đây là giống dâu mới du nhập, có thể cho trái suốt quanh năm, không sợ mưa gió như những loại dâu đã có vì được trồng trong nhà kính. Trái dâu cũng ngon hơn, cứng, dòn, thơm ngon và đặc biệt không sợ ngộ độc .... Có điều giá hơi cao!
    Vang Dalat bắt đầu được biết đến gần đây nhờ vào danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Vang được sản xuất phù hợp với khẩu vị người VN: chất rượu hơi ngọt, chứ không chát như Bordeaux chính gốc dành cho người Pháp. Độ rượu nhẹ, không cao nên rất phù hợp với phái nữ. Hơn nữa, giá cả rất mềm, phù hợp với túi tiền người VN (25,000đồng/ chai 750ml so với khoảng từ 95,000 đồng/ chai vang ngoại).

    Ai lên xứ Hoa đào đừng quên mang về một đóa...
  9. tenquadep

    tenquadep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    2.098
    Đã được thích:
    0
    NHỚ EM NHIỀU, NHƯNG CHẲNG NÓI (Vì anh bị câm!)
    NÓI RA NHIỀU, CŨNG VẬY THÔI (Tại em bị điếc!)
    Tại sao chúng ta không bao giờ biết những gì mình có cho đến khi nó mất đi?
  10. thongxanh

    thongxanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    1.299
    Đã được thích:
    0
    HIc, hic, cho em hỏi cháo chua là món gì thế.
    Thử 1 lần cho cho biết. Nhưng mà thử ở đâu?
    Autumn Moonlight
    Stand Up and Fire

Chia sẻ trang này