Nhà chọc trời ? Tôi không phải là dân xây dựng nhưng tôi rất thích tìm hiểu về lĩnh vực này ,tôi rất thích những công trình vĩ đại ,hay có trình độ xây dựng nghệ thuật cao , đó là những thành tựu vĩ đại của loài người ,ở đó tập trung rất nhiều trí tuệ ,sức lực và vật chất . Có một điều làm tôi thắc mắc cực kỳ là :không hiểu người ta xây thế nào mà có thể tạo ra những ngôi nhà cao chọc trời đến vài trăm mét ??!! Xin chân thành cảm ơn !
Thật ra bạn ngoài ngành này mà hỏi thế thì cũng hơi "tham lam". Đúng ra thì vấn đề về KỸ THUẬT mới là quyết định chứ không hẳn như bạn nói là "...hay có trình độ xây dựng nghệ thuật cao... " đâu nhé Tôi cũng chỉ giải thích qua 1 chut thôi nhé (theo văn phong nôm na nhỉ): - Khác với những ngôi nhà bình thường mà ta vẫn thấy, trường hợp nhà cao tầng như thế, bạn hãy hình dung nó như một cái gậy cắm xuống nền đất. Muốn đứng vững được thì sao? Nó phải "cắm" đủ chắc xuống nền đúng ko? Muốn thế thì nó phải được "chôn" sâu xuống đất một khoảng nhất định (có thể rất sâu, đến 2/3 hoặc sâu gần bằng phần nhô lên mặt đất). Không nhất thiết tất cả phần chôn sâu của ngôi nhà đó phải là các kết cấu như bạn thường thấy là các khung, sàn... mà thường là các loại cọc (bêtông cốt thép hoặc thép) dưới các đế móng. Các cọc thì được đóng, ép hoặc đổ bê tông trực tiếp xuống hố đào cọc đã có sẵn cốt thép (cọc khoan nhồi). Khi nền dưới ngôi nhà không là đất mà là đá cứng đồng nhất thì người ta cũng có thể đào sâu xuống một khoảng nhất định và làm các kết cấu móng bè hộp đặc biệt để chịu tải cho ngôi nhà. Để chống được các tác động từ thiên nhiên thì vấn đề lớn nhất đới với các công trình này là tìm được giải pháp móng thích hợp. Đây cũng thường là vấn đề khó khăn nhất với đa số các công trình XD. Tác động chủ yếu mà phải kể đến là GIÓ. Gió gây ra các dao động cho ngôi nhà và làm cho nó "lắc lư" đấy . Ngoài ra còn phải kể đến ĐỘNG ĐẤT. Có nhưng cao ốc còn phải dùng các bể ngầm chứa đầy thủy ngân để cân bằng tải trọng do động đất gây ra và tránh ảnh hưởng có hại đến toà nhà đấy! Ngoài ra, trong thời đại ngày nay người ta còn phải tính cả đến tải trọng đặc biệt như: máy bay đâm vào toà nhà (vụ WTC 11/9 ở NY đó, ...) ... Nói chung tất cả các vấn đề đó đều rất lớn và nước ta cũng chưa đủ cơ sở để triển khai đâu! - Kế đến là các giải pháp đảm bảo độ cứng cho phần thân ngôi nhà. Khác hẳn với các công trình ta hay thấy, ở đây, các cao ốc kia chủ yếu được nâng đỡ bằng hệ kết cấu thép (chứ không phải là bêtông cốt thép đâu nhé) do ưu điểm nhẹ, cứng, kinh tế,... của nó. Thép dùng cho các công trình đó cũng là loại thép hợp kim cường độ cao (rất cứng và dẻo) chứ không phải như ta vẫn thấy đâu nhé . Người ta luôn tìm cách sử dụng các vật liệu nhẹ và cứng cho các kết cấu của công trình nhà cao tầng như vậy.. Do giá trị và tầm quan trọng rất lớn của các công trình dạng này nên ngta "không cho phép sai lầm nào xảy ra". Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn thiết kế, các Kiến trúc sư, kỹ sư tham gia công tác này đã phải đưa ra các phương án tối ưu, thử nghiệm trên các mô hình rất gần với thực tế, sử dụng các công cụ tính toán rất "siêu" trên các máy tính, ... để có được các cơ sở cần thiết cho quá trình thiết kế. Trong quá trình thiết kế, ngta cũng phải tính đến tất cả các khả năng xảy ra khi công trình được đưa vào sử dụng sau này, tất cả các phương án cấp thoát nước, hệ thống điện, thông gió, điều hoà, tổ hợp thang máy, thoát hiểm, .... Nói chung là rất phức tạp mà đa số chúng ta cũng chỉ được đọc và xem trên TV, Internet, ... thôi. - Khâu thi công cũng có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết mà lớn nhất là thi công phần móng và phương án vận chuyển vật liệu lên cao! Tôi cũng chẳng biết gì nhiều hơn để nói ra, mong các bạn khác bổ sung thêm! Phù, type mỏi tay quá rồi đấy. Xin hết ý. Đề tài này cũng hay, mong nhưng ai biết thì vào tham gia, hưởng ứng thêm nhé. bye!