1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà Hát Lớn HN- những thông tin liên quan.

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi mikenlinh, 21/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mikenlinh

    mikenlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nhà Hát Lớn HN- những thông tin liên quan.

    Tui đang rất cần(gấp gấp) tìm kiếm thông tin về kiến trúc sư người Pháp đã thiết kế Nhà Hát Lớn(National Theater) hồi đầu thế kỷ.Không biết tìm kiếm thông tin ở đâu?Chẳng biết có sách nào ở thư viện viết không nhỉ?Ai biết thì add bài lên nha(Tài liệu tiếng Anh càng tốt)

    BAD BOY NEVER SAY DIE
  2. NguoiThangLong

    NguoiThangLong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Nhà hát lớn Hà nội, do KTS người Pháp François Lagisquet thiết kế, khai trương năm 1911 với tên gọi thời Pháp thuộc là "Théatre municipal".
    Tài liệu bằng tiếng Anh rất hiếm, đơn gian vì nó là một công trình năm trong xứ thuộc địa của Pháp!
    Ai cũng biết là nhà hát lớn HN được lấy cảm hứng từ Opéra Garnier ở Paris. Có lẽ bạn nên thử tìm thông tin về công trình "gốc" này chăng?
    Bạn quan tâm về khía cạnh nào của công trình này?
    Kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp?
    Thiết kế nội thất?
    Trang âm?
    Một vài thông tin về nhà hát Opéra ở Paris nhé:
    [​IMG]
    The sumptuous and prestigious Paris Opera building, designed by Charles Garnier in 1861 and completed in 1875, is one of the largest theatre venues in the world. A lavish epitaph to the manic architectural activities of the

    Second Empire under Napoleon III, and aptly described as a "triumph of molded pastry," it lent a suitable image to the frivolity and materialism of the so-called naughty Eighties and Nineties.
    The sheer mass of its stage -- 11,000 square meters (or 118,404 square feet), with room for 450 players -- seems to dwarf the respectable 2156-seat capacity au***orium, whose ceiling was painted in 1964 by Marc Chagall.
    At the Musée d'Orsay, one may view a complete slice-away maquette (model) of this amazingly ornate edifice, but anyone with an architectural gilt complex should make the pilgrimage to the glimmering marble-and-onyx Grand Staircase.
    When the emperor and empress were presented with the model, the latter is reputed to have questioned, "What is this style? It's not a style. It's not Greek, it's not Louis XVI." Garnier allegedly replied, "No, those styles have had their day. This style is Napoleon III, and you complain?" In fact, the Opéra was constructed by the grand bourgeois more as a stage for self-display: its vestibules, galleries, stairs, anterooms, and other areas are much vaster than the mere au***orium for the select high society in attendance. Here one could stroll, step, sip, chat, ogle, and parade oneself in lengthy intermissions. That was the point, after all: the operatic performance itself was an intermission between obligatory social strutting. The personalities on view in the foyer and on the Grand Staircase were considered as important as the artists on stage singing Faust or La Traviata.
    A few statistics are in order:
    the Opéra is 56m (185ft) high, 172m (568ft) long, and 101m (333ft) wide. The main chandelier weighs in at six and a half tons, while 19km (12 miles) of halls and corridors wind over several levels.

    It took 13 painters, 73 sculptors, and 14 plasterers and stucco specialists to achieve the opulent decor. The structure is built on top of an underground lake and stream, which persist beneath its cellars. The tale for the classic horror movie, The Phantom of the Opera, was set here. For an entry fee, you can stroll around the interior at your leisure (except occasionally during rehearsals). The Musée de l'Opéra, containing a few paintings and theatrical mementos, is unremarkable.
    Since the opening of the Opéra Bastille, the Opéra Garnier has devoted its repertoire exclusively to ballet. Though its productions are internationally renowned for their quality, they tend to remain on the tra***ional side of contemporary dance. Previously directed by the fiery Rudolf Nureyev, who walked out in 1990 in a cloud of controversy, the company is now run by the youthful danseur étoile Patrick Dupond. The Ballet de l'Opéra de Paris and the Opéra National de Paris schedule some performances here and some at the Opéra de la Bastille. In both venues, reduced ticket prices may be available at the box office 15 minutes before performance time for students and people under 25 or over 65.
    "Napoleon wanted to turn Paris into Rome under the Caesars, only with louder music and more marble. And it was done. His architects gave him the Arc de Triomphe and the Madeleine. His nephew Napoleon III wanted to turn Paris into Rome with Versailles piled on top, and it was done. His architects gave him the Paris Opera, an ad***ion to the Louvre, and miles of new boulevards."
  3. mikenlinh

    mikenlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn ông anh nhiều !Đợt vừa rồi lâu quá không có ai trả lời nên đang chán,lại phải đi quân sự mất mấy tuần nên không thấy bài của ông anh đã add lên từ lâu.Nhưng không sao,muộn còn hơn không.Em cũng chỉ biết sơ sơ là Nhà Hát Lớn design theo bên Pháp nhưng chẳng rõ tên họ,may ma có bác nếu không thì chịu chết.
    BAD BOY NEVER SAY DIE
  4. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề bạn cần thì thành viên NGUOI THANG LONG đã nói rồi,thôi thì tôi kể một câu chuyện này nhé!Bạn học trường DHXD hay trường ĐHKT vậy,nếu bạn học 1 trong 2 trường trên có lẽ là bạn biết thầy giáo NGUYỄN KIM LUYỆN chứ?
    Tôi còn nhớ hồi ấy đang còn học năm thứ 4,chúng tôi có môn tham quan các công trình kiến trúc ở HN ,sau khi tham quan thì mỗi sinh viên phải viết bài để nộp,không biết bây giờ các bạn có giống như chúng tôi ngày trước k ? Sau những ngày tham quan các công trình lớn như khách sạn,trụ sở,chung cư...vào một buổi sáng chủ nhật,thời tiết rất đẹp!khi chúng tôi tập trung ở nhà hát lớn do thầy Luyện dẫn đầu,thì mặt trời đang lấp ló sau mái nhà kiểu pháp!chúng tôi đứng ngẩn ra một lúc trước vẽ đẹp mà lâu nay chúng tôi chỉ đi ngang qua,và chỉ mới "lườm" qua!chứ không đứng lại như thế này!trong khoảng thời gian thầy giáo vào trình giấy giới thiệu,thì chúng tôi mỗi người một hành động "kỳ quặc",có lẽ mỗi dân "kiến" mới như vậy!người điên củng chưa chắc làm như vậy! chúng tôi,đứa sờ cái cổng sắt kiểu pháp sơn màu đen,đứa ôm cột,có đứa còn nằm ngữa sàn nhà ngước lên chụp ảnh phù điêu trên trần nhà...thôi thì đa dang.!Hình như ông bảo vệ nhà hát hôm ấy thấy được cảnh tượng này hoặc vì 1 nguyên nhân nào đấy thì tôi k biết,thế là không cho chúng tôi vào tham quan ở trong công trình.Bực mình,thầy Luyện bảo chúng tôi là:"chúng ta về thôi,ở trong ấy chẳng có gì để xem đâu!cái đẹp kiến trúc đều tập trung ở ngoài này rồi!",và chúng tôi củng "hớn hở" ra về với những gì cảm thấy là được để ngày mai viết bài.
    Sau này,tôi có dịp được vào đấy nghe nhạc thính phòng (đứa bạn tôi ở trong dàn nhạc thường tiêu chuẩn mỗi người là 2 vé),
    tôi thấy kiến trúc ở đây thật tuyệt! các bạn thử tưởng tượng,một người như tôi chẳng hiểu 1 tí gì về nhạc thính phòng mà ngồi ngắm kiến trúc nhà hát và cố cảm thụ âm nhạc thì còn gì bằng!
    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 11/09/2004
  5. mikenlinh

    mikenlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn câu chuyện thú vị của bác,em cũng theo ý của Nguoi ThangLong tìm hiểu thêm về cái nhà Hát ở bên Pháp cho nó rõ ràng hơn.Tìm được cái ảnh hay hay post lên các bác cùng ngắm .Tiện đây cũng hỏi xem bác nào có pic về Nhà Hát Lớn không thì cứ post lên tự nhiên nhé
    BAD BOY NEVER SAY DIE
  6. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    kiến trúc của nhà hát lớn bây giờ là do KTS. Hồ Thiệu Tri cải tạo và nâng cấp
    "Năm 1995, Bộ Văn hóa Thông tin có một cuộc tuyển chọn các phương án thiết kế, cải tạo nâng cấp Nhà hát Lớn của các kiến trúc sư nước ngoài. Tình cờ tôi được biết, nên có tham gia. Và rồi cũng không ngờ phương án của tôi đã được Bộ VHTT chọn. Đó là cơ hội đầu tiên và cũng là cái duyên đầu tiên của tôi được về làm việc tại quê hương. Năm 1997, khi công trình hoàn thành chào đón Hội nghị các nước nói tiếng Pháp, có dịp trở lại đất nước, tôi thấy có thể triển khai công việc tại đây nên đã quyết định mở văn phòng ở Hà Nội. "
    Được A_ZIZOU sửa chữa / chuyển vào 03:29 ngày 14/09/2004
  7. satthucucconmevotinh

    satthucucconmevotinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Ông Hồ Thiệu Trị cải tạo thì đúng rồi nhưng có nâng cấp dược gì đâu ?
  8. hatinhnet

    hatinhnet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Công nhận em cũng không thấy thay đổi nhiều lắm , chỉ thấy thay đổi về màu sơn thôi ,
  9. YoutaMoutechi

    YoutaMoutechi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Ở bên trong ý
  10. mikenlinh

    mikenlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nhớ lại khi mình bắt đầu cái chủ đề ngắn ngủi này thế mà đã 2 năm rồi, khi mới chập chững bước vào trường, hăm hở tìm kiếm, để rồi bỏ đấy, vô trách nhiệm với chính câu hỏi mình đã đặt ra. Nay ân hận lục lại đống huyết thư ( thư tâm huyết- chứ không phải máu đâu nhé anh em ah), em quyết định sẽ cố gắng làm sáng tỏ những câu hỏi đã để ngỏ( hơi dài dòng rồi) . Đi vào chủ đề chính :
    Tính đến thời điểm này, Nhà hát lớn Hà Nội nằm ở khu vực Cổ Tân, bãi bồi cũ của Tả ngạn sông Hồng, đã trải qua 87 năm tồn tại (năm 1911). Theo ông Hoàng Đạo Kính, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư tu bổ Nhà hát lớn Hà Nội thì Nhà hát có giá trị lớn về lịch sử và văn hóa. Đây là bằng chứng lịch sử của sự phát triển văn hóa xã hội không riêng của Thủ đô Hà Nội mà của cả dân tộc Việt Nam, là di tích của một giai đoạn trong lịch sử phát triển kiến trúc ở Việt Nam thời Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
    cả ngày lẫn đêm này
    Nhà nước ta đã đầu tư nguồn vốn không nhỏ để tu bổ và nâng cấp Nhà hát trở thành một trung tâm văn hóa lớn của cả nước và đến nay công trình đã hoàn thành. Đơn vị được chọn thi công tu bổ nâng cấp nội ngoại thất là Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (Bộ Xây dựng). Ngoài ra còn có hàng chục công ty trong nước và ngoài nước thực hiện từng hạng mục công trình như H. Architecture Urbanisme (đảm nhiệm tu bổ phần kiến trúc và thiết bị sân khấu) Carrier Hongkong Ltd (đảm nhận điều hòa trung tâm) Philips Lighting (chiếu sáng chung). Hội đồng thẩm định các hạng mục thiết kế gồm các chuyên gia của các Bộ, các Viện do Bộ VHTT chủ trì. Căn cứ vào yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù của một công trình cấp quốc gia và đáp ứng tiến độ thực hiện dự án trong thời gian dưới 2 năm, Bộ VHTT chỉ đạo Ban quản lý dự án thực hiện một loạt các công việc chuẩn bị chọn lựa các đối tác có uy tín quốc tế vào các hạng mục đã được ấn định, tổ chức xem xét thẩm định kỹ lưỡng đề xuất của các đối tác trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục đầu tư và phát triển, Bộ Ngoại giao để thống nhất các nguyên tắc quản lý và cách thức lựa chọn các đối tác kỹ thuật, đơn vị cung cấp thiết bị trên cơ sở các bản chào giá và mức giá chỉ được công nhận sau khi đã được cơ quan kiểm toán nhà nước thẩm định. Đáng chú ý, phần thiết bị âm thanh ánh sáng của công trình có tới 30 công ty nước ngoài đăng ký dự thầu, trên cơ sở áp dụng đơn giá Việt Nam, Hội đồng xét thầu đã chọn được 10 công ty với những quy chế chọn thầu nghiêm ngặt.(nói chung là khá hoành tráng - cho đáng đồng tiền bát gạo)

Chia sẻ trang này