1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà hát Thăng Long

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Dumuc_kt, 09/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Công trình ở Việt Nam được xây nhiều nhất đó là Hội trường. Và cái nhà hát này chắc để làm Hội trường đây.
    1) Cách xây dựng ý tưởng giống cái mũ của Lý Công Uẩn ( cái mũ của Vua Tàu???) nghe rất hài hước.
    2) Giống Khuê Văn Các lại càng hài hơn.
    3) Kết cấu thép cho các cột chính, dầm chính, thuỷ tinh cho hệ lamvới 1 công trình thế này là lựa chọn thiếu khôn ngoan trong điều kiện khí hậu ở Miền Bắc. Phối cảnh thể hiện đúng hình ảnh hàng trăm người luôn có mặt ở công trình 24/24 để.... quét dọn lau chùi hệ lam kính, và sơn lại hệ kết cấu thép.
    4) Trồng cây tre trên sàn thép là viễn vông.
    5) Ống thuỷ tinh D=100 hình như được dán silicon vào đà thép L và vậy thì nước từ đâu đến và chảy đi đâu trong cái ống không tĩnh định đó???
    6)Làm ơn post cái mặt đứng chứ mấy cái phối cảnh bóp cam thế này chẳng đóan được tỷ lệ thế nào?
    Cuối cùng xin cảm ơn sự quan tâm của Đảng và nhà nước mà Hà Nội lại sắp có 1 công trình to, xóm Tây Hồ Tây sẽ có tivi rất to để xem.
  2. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Mình cảm thấy KTS concept cái này có vẻ không được rành lắm về kết cấu, đặc biệt là KC thép, nhiều thứ phi lý như các bạn đã trình bày ở trên. Ngoài ra, hệ cột dưới cùng, chỗ cắm xuống nước, mình thấy mấy thanh chống chéo khá là vô lý. Kiểu chống đấy chủ yếu để chống lực xô ngang trong thực tế nhà này không quá cao nên cũng không cần thiết lắm mà cái cần hơn là cột chống đứng thì khả năng bị thiếu là rất cao. Tải trọng đứng là rất lớn mà chỉ có 4 hệ cột trông khá mong manh. Phần sàn và mái conson trông khá là phiêu lưu, phải đua chắc cỡ 20m là ít. Thực ra đua hơn nữa cũng được nhưng kết cấu nó sẽ khác và sẽ quá tốn kém.


    Hệ cấu thép kiểu này quá cổ điển, nó làm chúng ta liên tưởng đến cầu Long Biên, rất thô để phô ra. Kết cấu này sử dụng khả năng chịu uốn (dầm) và nén (cột) của thép là chính trong khi hiện tại kết cấu thép phát triển cao hơn rất nhiều rồi, người ta hay sử dụng khả năng chịu kéo của thép nhiều hơn. Các bạn xem ảnh TT Pompidou thì thấy rõ. Trong đồ án nhà hát này, KTS sử dụng thép như là sử dụng bê tông, chú ý là bê tông chịu kéo rất kém nên mới phải dùng kiểu KC dầm cột. Kiểu KC thép tổ hợp bởi thép I thế này bây giờ chủ yếu để xây dựng nhà công nghiệp, sàn nhà cao tầng (sẽ bị che đi), những nơi không cần tính thẩm mỹ cao. Bây giờ đến ngay cả cầu người ta còn ít dùng kiểu kết cấu này. Không thể lý giải là trình độ về thiết kế KC của VN có hạn để đưa ra 1 hệ kết cấu của 100 năm trước.

    [​IMG]

    Các bạn chú ý là khi tận dụng khả năng chịu kéo thì kết cấu thép trở nên mảnh mai hơn nhiều. Công trình này được khánh thành từ năm 1977 do chính Renzo Piano là đồng tác giả, thế mới hài hước. Để có thể thiết kế những kiến trúc độc đáo về kết cấu thì KTS phải là bậc thầy về KC chứ không phải như KTS VN cứ vẽ hươu vẽ vượn rồi quẳng cho KS KC muốn làm thế nào cho cái nhà nó không sập thì làm.


    Về hệ vỏ bằng ống thủy tinh thì mình thấy nó hơi bị nặng về hình thức trong khi hiệu quả thực tế chưa chắc đã cao và quá tốn kém. Các bạn khoai Tây (đặc biệt là bạn Piano chả thấy chơi bời thuần túy hình thức như thế bào giờ). Nhưng mà nếu bỏ những cái ống đèn tuýp đó đi thì tỷ lệ công trình chắc chắn có vấn đề.


    Dạo này KTS Tây ăn rau muống bị chửi cà rốt nhiều quá nên rộ lên phong trào đâm thuê chém mướn (liên danh, mua danh, mượn danh) các KTS nổi tiếng thế giới. Tháp khoảng 100 tầng của bên Dầu khí đang dọa sẽ chọn 1 trong các anh Norman Foster, Pelli, SOM (Andrian Smith) để thiết kế. Công ty Kinh Bắc thì nói là đã thuê Foster and Partner để thiết kế 1 phương án 100 tầng của 1 tòa tháp khác. Tiếc là thiết kế trông rất SV VN, có lẽ hàm lượng Partner quá cao so với hàm lượng Foster. Chú Sì líp ngày trước suýt được đánh nhau với Foster, cuối cùng thì anh ý không dám ra chiêu, hóa ra cũng là do CĐT chém gió.

    [​IMG]

    Công trình lấy ý tưởng bông lúa vì VN có nền văn minh lúa nước. CĐT có vẻ thiên về PA này vì nó giống 1 cái gì đó, đúng theo kiểu quán hoa hình hoa quán sách hình sách của SV KTVN.
  3. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Bạn Rách lại Gatô với bạn Chí Tam rồi. Bạn í mài đũng quần bên Ý đại lợi hơn chục năm mới có quả liên danh hoành tráng đới. Tớ đồ rằng nhà Renzo chơi kết cấu Cự hình chứ không phải kết cấu thép cổ điển như Pompidu. Cá nhân tớ không khoái quả lều vịt này, nếu mà lấy ý tưởng này thay thế con lều bên bên Expo Thượng Hải có lẽ hay hơn.
  4. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Bạn dumuc cho mình hỏi thêm về cái tum, chỗ cái gọi là mũ vua ấy, là 1 tầng độc lập hay thông xuống tầng dưới? Nhìn phối cảnh thì có vẻ như đó là 1 tầng có sàn độc lập và mình hiểu là nhà hát này bao gồm 2 khán phòng ngồi lên lên nhau. Nếu đúng như thế thì cho mình hỏi tại sao 2 cái lại phải ngồi lên nhau mà không phải cạnh nhau như đa số các nhà hát khác? Mình hỏi thế là vì 2 cái khán phòng mà ngồi lên nhau thì cực tốn kém cho kết cấu sàn và phức tạp hơn cho thoát người. Tầng dưới là khán phòng thì phải không có cột nên sẽ là KC nhịp lớn trong khi lại phải gánh tải trọng của khán phòng trên, tải trọng khán phòng còn phải tính tải trọng động của lượng người lớn nữa. Người ta buộc phải để 2 cái khán phòng ngồi lên nhau vì đất không đủ chứ khu này thì mình nghĩ là đất vô biên. Tương tự với hệ cột cắm xuống nước, không nhất thiết phải có quá ít cột như thế cho tốn kém kết cấu sàn.

    @Lê: Mình chả biết anh Tam là anh nào mà GATO, biết mỗi anh 3 chả cần học gì vẫn làm thừa tướng. Thế thì chắc cái này do anh Tam thiết kế hả bạn Lê, bạn dumuc? Kết cấu "cự hình" là cái khỉ gì mà mình hỏi GS Gúc còn chả biết? Hàng Tàu à?
  5. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, hồi tớ làm đồ án nhà cao tầng thì thầy tớ có đưa cho tớ một tập tài liệu về ngâm kíu, trong đó nó có định nghĩa, minh họa từng loại kết cấu nhà cao tầng. Thực sự thì cũng chả còn nhớ mẹ gì, chỉ nhớ con ngân hàng HSBC ở Hong Kong là điển hình của kết cấu cự hình. Đại khái kết cấu chịu lực chính của nó là lõi, vách cứng. Cứ khoảng 4-5 tầng sẽ có một tầng cự hình kết cấu thép, cao xấp xỉ 1 tầng nhà, các tầng này sẽ chịu một phần lớn tải trọng cho các tầng trên nó làm cho các tầng phía trên có thể không cần sử dụng cột hoặc cột có tiết diện nhỏ. Đại loại là nó giống như một cái Transfer beam bây giờ người ta hay sử dụng, có điều nó bằng thép.
    Mà nghiên cứu về nó làm cái x giề.
  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Thép chịu kéo nén như nhau. Kết cấu thép thường tấn dụng khả năng chịu kéo- nén của thép. Hệ kết cấu cổ điển như cầu long biên hay hiện đại như TTVH GP thì nguyên lý chịu lực của chúng vẫn như nhau chuyển lực ngang( bị cắt ,uốn..) trở thành lực dọc ( kéo -nén).
    Sáng tạo trong kết cấu thép là sáng tạo trong biểu hiện. Từ cầu Long biên( tháp Ef fen) sang PD là thép cường độ thấp chuyển thành thép cường độ cao, cho nên kết cấu mềm hơn thiết diện nhỏ hơn và chi tiết liên kết ưa nhìn hơn. Trước đây Bê tông cốt thép được gọi là loại kết cấu "mềm dẻo" vì nó thay thế những công trình có kết cấu gạch đá, gỗ, bê tông cứng ngắc và nặng nề trước đó.
    Bây giờ hẳn nhiên kết cấu thép "mềm" hơn bê tông nhưng sử dụng nó một cách cứng nhắc như bê tông cốt thép trong Nhà Hát này thì đúng là kém tay
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Vậy cự hình có nghĩa là To con
  7. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    @Lê Cái "cự hình" đấy thì Pompidou cũng thế mà, bên trong không có cột đâu, cũng như cái HSBC. Nhưng mà 2 cái Tây kia nó làm giàn thép kiểu tổ hợp ống (kiểu giàn không gian) nên trong nó mảnh mai hơn là toàn thép I (mà lại phô ra) như cái của ta.

    Ít tiền như VN thì có lẽ chưa nên chơi kiểu phô trương KC, sẽ thành hàng lởm ngay.

    Thêm tý thông tin để tự trả lời câu hỏi 2 khán phòng:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Phương án của tư vấn Norman Foster
    - lấy ý tưởng chủ đạo xây dựng nhà hát trên đầm Sen (sử dụng lối kiến trúc thuỷ toạ trong kiến trúc cung đình ở Huế). Mượn các hình tượng trống đồng, mái đình, vẩy rồng, mai rùa cách điệu cùng với màu sắc truyền thống Việt để tạo nên thức kiến trúc công trình. Mặt bằng phương án bố trí phân tán gồm hai khối công trình là hình dáng của 2 chiếc trống vàng. Được che bởi mái chung mượn hình tượng mai rùa, cấu trúc mái biểu trưng cho vẩy con rồng. Hình dáng mái được cách điệu đơn giản nét giống như mái Đình rất lớn. Công trình không có khái niệm mặt trước sau, các không gian tiếp cận sử dụng như nhau.

    Phương án của tư vấn Renzo Piano (chosen design!)
    - lấy nguồn cảm hứng ấn tượng cá nhân từ cánh buồm đỏ trên nền trời Vịnh Hạ Long. Nó như điểm sáng trên nền trời sẫm, như một cây đèn thần – 1 điểm sáng cuối trục quy hoạch. Cũng giống như 1 cỗ máy thể hiện nghệ thuật đương đại có sức sống mãnh liệt. Trong tổng thể quy hoạch, công trình Nhà hát như 1 viên ngọc quý đựng trong hộp thuỷ tinh đặt giữa ô đất. Quần thể công trình tổ chức thành 3 khu gồm nhà hát, sân khấu ngoài trời, nhà để xe đều nổi trên cao, nhường không gian mặt nước và cây xanh cho công viên. Một trục giao thông lệch mảnh mai xuyên suốt 3 khôg gian. Công trình chính tổ chức hợp khối, phòng hoà nhạc cổ điển bố trí trên phòng biểu diễn đa chức năng. Cấu trúc công trình chủ yếu sử dụng vật liệu thép, kính tạo cảm giác nhẹ nhàng đến kinh ngạc mặc dầu chiều cao đỉnh mái 100m, công trình tạo cảm giác trong suốt không trọng lượng. Hệ thống mái sử dụng công nghệ tích tụ năng lượng, hệ thống bao che sử dụng các ống nước thuỷ tinh làm giảm bức xạ nhiệt cho công trình vào mùa hè.



    Hội đồng gồm 7 thành viên do giáo sư Christine Hawley - Trưởng khoa Kiến trúc, Đại học Tổng hợp London (Anh) làm chủ tịch (Chắc do anh Phê câu về vì anh Phê tổ chức thi, có thể Foster cũng thế - Rachmaninoff); phó chủ tịch hội đồng là ông Nguyễn Tấn Vạn - Kiến trúc sư, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Hội đồng sẽ chấm chọn các phương án dự thi, báo cáo và giải trình kết quả đánh giá với UBND TP Hà Nội, làm căn cứ để thành phố quyết định lựa chọn phương án xây dựng Nhà hát Thăng Long; góp ý cho tổ chức tư vấn và các cá nhân tham gia lập phương án được chọn để hoàn thiện phương án.

    (http://www.skyscrapercity.com)
  8. Dumuc_kt

    Dumuc_kt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    2.144
    Đã được thích:
    0
    mấy hôm bạn, nay post 1 phần thuyết minh kết cấu để mấy bác nhận xét :)

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  9. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Kết cấu trong bản vẽ kết cấu không giống kết cấu trong phối cảnh kiến trúc. Giàn thép trong bản KC là giàn không gian không phải tổ hợp thép I. Chắc dùng thép I để dựng 3D cho nhanh? Các giàn thép trong phối cảnh cũng đua xa hơn nên trông kiến trúc mong manh hơn. Các ống tuýp cũng phải có khung thép để gắn kết, cái thang cuốn đang bay thì KC chưa sờ đến. Nói chung là phối cảnh KT vẽ bịp hơi nhiều.

    Con này đốt tiền phải biết nhỉ? Không biết liệu sau này xây dân HN có biểu tình như dân Sydney ngày xưa không? Mình thấy trên thực tế các cuộc thi thì tư vấn Tây hay vác công nghệ cao ra để show hàng, Ban giám khảo xem sợ vãi đái. Mình đã chứng kiến 1 cuộc thi mà giải nhất của Nhật đề xuất hệ thống công nghệ cực khủng dán mác tiết kiệm năng lượng như: Mặt đứng 2 lớp kính, hệ thống pin mặt trời, hệ thống điều hòa sử dụng nước đá (ban đêm tiền điện rẻ thì làm lạnh nước rồi ban ngày lấy nước đó làm mát), thậm chí còn tái sử dụng nước thải và sử dụng nước mưa để sinh hoạt. Nhưng cuối cùng mọi thứ đó đều bị cắt hết chỉ vì đầu tư ban đầu quá đắt, chủ đầu tư là 1 tập đoàn hàng đầu ở VN còn không chịu nổi. Suất đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng đó đâu khoảng 60 triệu/m2 sàn, gấp khoảng 4-5 lần 1 cao ốc thông thường có quy mô tương tự. Rất may là hệ thống công nghệ đó không biểu hiện trong kiến trúc nên khi cắt đi thì nhìn vẫn ra cái nhà, dự án không đến nỗi phá sản nhưng tạm treo.


    Hôm nọ đọc báo thấy chủ đầu tư chuẩn bị cho động thổ nhân dịp kỷ niệm 1000 năm TL, hài vãi. Mới thi xong được 1 tháng mà đã vác cuốc ra động thổ cứ như là xây đến đít, y như các bạn nhà dân động thổ lấy ngày rồi sang năm xây! Con này triển khai kỹ thuật cũng quá là phức tạp, chắc chắn ý tưởng của tác giả sẽ bị rơi vãi nhiều theo thực tế. Theo quan điểm của mình thì con nhà này này trình diễn KC đắt tiền nhưng kiến trúc có được chưa đáng với mức đầu tư tiền bạc. Như cái Opera Sydney hay các công trình của Calatrava, Foster tuy KC cực tốn kém nhưng hiệu quả kiến trúc rất xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.
  10. Dumuc_kt

    Dumuc_kt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    2.144
    Đã được thích:
    0
    họp chiều nay tại ubnd chính thức chọn PA của Renzo :)

Chia sẻ trang này