1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhã nhạc cung đình Huế

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi mit_ne, 01/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mit_ne

    mit_ne Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Nhã nhạc cung đình Huế

    Có người nói môn Nhã nhạc thâm nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ XIII . Nói như thế là không đúng . Tại sao lại là thâm nhập ?

    Trong An Nam chí lược của Lê Tắc , Viện Đại Học Huế ấn hành 1961 , bằng chữ Hán , phiên âm và giải nghĩa trang 47 , đoạn nói về "nhạc khí" viết : " có thứ trống phạn sĩ ( trống cơm ) kiểu tròn và dài , nghiền cơm , bịt hai đầu , cứ giữa mặt mà vỗ thì kêu tiếng trong mà rõ ràng , hợp với ống kèn , tháp nứa , cái xập xõa , cái trống lớn gọi là đại nhạc ,chỉ vua mới được dùng , các tôn thất , quý quan có gặp lễ đám chay đám cưới mới cho dùng đại nhạc . Còn đàn cầm , đàn tranh , tỳ bà , đàn thất huyền , đàn song huyền , ống địch , ống sáo ,khèn và quyển thì gọi là tiểu nhạc , không kỳ sang hèn ai cũng dùng được .Các bài khúc như Nam-Thiên-Nhạc , Ngọc-Lâu-Xuân, Đạp-Thanh-Du , Mộng-Du-Tiên , Canh-Lâu-Trường không thể chép hết , hoặc dùng thổ ngữ làm thi phú phổ vào âm nhạc để tiện ca ngâm , các bài nhạc nhạc đều gợi được mối tình hoan lạc và sầu oán , ấy là tục của người An Nam vậy ".

    Mỗi triều đại , mỗi quốc gia đều có đội nhạc để phục vụ triều chính . Và tuỳ theo từng dân tộc mà hình thành những loại nhạc cụ gì .Thế thì nhã nhạc Việt Nam đã nêu được phần nào trong An Nam Chí Lược nói trên . Nó là một loại hình âm nhạc bác học , phản ánh tư duy và ước nguyện của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam , là một biểu tượng của vương triều , của sự yên bình cho cả quốc gia . Nhã nhạc Huế đảm trách việc tế lễ , đón tiếp sứ thần , yến tiệc .

    Nhã nhạc còn gọi là âm nhạc cung đình , dân gian xứ Huế gọi nôm na "phường bát âm " bởi nó hoà tấu với 8 nhạc cụ .Cho Tiểu nhạc thì có : nhị , hồ ,bầu ,sáo , nguyệt, tam ,phách, bản (trống nhỏ ) ,Đại nhạc thì dùng trống lớn , mõ , bồng ,xập xoã ...

    Nhiều nguồn tư liệu ghi chép lại thì Nhã nhạc ra đời vào thời Lý ( 1010-1225 ) và định hình vào triều nhà Hồ " đặt Nhã nhạc , lấy con các quan văn làm kinh vĩ lang , con các quan võ làm chỉnh đốn lang , tập múa các điệu vũ văn võ ". Nhưng hoạt động có quy củ phải vào thời Lê ( 1427-1788) nó phát triển như là loại nhạc truyền thống với tổ chức quy mô hoàn thiện , chặt chẽ dưới sự cai quản của các nhạc quan .Triều Lê đã định ra các loại nhạc như : nhạc Giao , Miếu nhạc , Ngũ Tự nhạc , Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc , Đại triều nhạc , Thường triều nhạc .Song , vào cuối triều Lê âm nhạc cung đình đi vào suy thoái , mờ nhạt dần .

    Đến thời Nguyễn (1802-1945) điều kiện kinh tế , chính trị , xã hội ổn định tạo điều kiện cho âm nhạc cung đình Huế phát triển .Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại nhạc ( gần giống với các thể loại triều Lê ) gồm Giao nhạc , Miếu nhạc , Ngũ Tự nhạc , Đại triều nhạc , Thường triều nhạc ,Yến nhạc , Cung trung nhạc .

    Nhã nhạc lúc này rất phong phú với hàng trăm nhạc chương phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình .Tế Giao có 10 nhạc chương mang chữ Thành ( thành công ) ,tế xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong ( được mùa ,tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hoà ( hoà hợp ),tế lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Huy ( tốt lành ) , lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình ( hoà bình ) , lễ Vạn Thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ ( trường tồn ) , lễ Đại Yến dùng chữ 5 bài mang chữ Phúc ( phúc lành ) . Nhờ sự kế thừa các triều đại trước , triều Nguyễn đã bổ sung nhiều loại dàn nhạc như Huyền nhạc , Ti túc tế nhạc , Ty chung , Ty Khánh , Ty cổ .

    Vào cuối thế kỉ thứ XIX , khi đất nước lâm nạn ngoại xâm , vai trò triều đình mờ dần ,âm nhạc cung đình bị xâm hại .Đã thế , triều đình còn cho du nhập dàn quân nhạc của phương Tây càng làm nhạt vai trò Nhã nhạc và nguy cơ thất truyền .

    Và như vậy thì cớ gì để nói Nhã nhạc Việt Nam từ đâu "thâm nhập" được ?

    Vùng Viễn Đông , Nhã nhạc có rất sớm ở bốn nuớc là Trung Quốc , Nhật Bản , Triều Tiên và Việt Nam .Bốn nước này đã dùng thuật ngữ để gọi loại hình âm nhạc này có ít nhiều liên quan : Ya Yuch ( Trung Quốc ) , Gagaku ( Nhật Bản ) , A-Ak ( Triều Tiên ) , Nhã nhạc ( Việt Nam ) .Tuy nhiên , Nhã nhạc ở mỗi nước vẫn có những nét dị biệt mang một giá trị văn hoá riêng .

    Giáo sư Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê có lần nói chuyện âm nhạc với giới trí thức văn nghệ Huế , khẳng định : đờn ca tài tử Nam Bộ là ảnh hưởng từ nhã nhạc cung đình Huế .Còn Nhã nhạc Việt Nam là của Việt Nam .Nó không ảnh hưởng thâm nhập từ đâu cả .






    Được mit_ne sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 01/08/2004
  2. mit_ne

    mit_ne Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Mười ba đời vua Nguyễn kéo dài 143 năm đã để lại Hoàng Thành và nhiều lăng tẩm đền đài có giá trị lịch sử là hun đúc trí tuệ và xương máu của nhân dân .Với vị thế ấy , Nhà nước ,Bộ Văn Hoá , Tỉnh sở tại ,Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế ( TTBTDTCĐH ) đã ra sức tu bổ , tôn tạo các di tích xuống cấp qua thời gian và chiến tranh . Họ đã làm được 8 công trình tiêu biểu : Cung Diên Thọ , Lầu Tứ Phương Vô Sự ,Cung Trường Sanh , Hồ Tịnh tâm , Vườn Thiệu Phương , Trường Lang , Duyệt Thị Đường , Nhà hát Cửu Tư Đài ( Cung An Định ) .
    Cùng với việc trùng tu các di sản vật thể , họ tập trung nghiên cứu sưu tầm các giá trị di sản văn hoá phi vật thể .Trong 15 điệu múa cung đình thì họ đã phục hồi được 7 điệu , như Trình đường tập khánh , Nữ tướng xuất quân , Lân mẫu xuất lân nhi , Song phụng , Vũ phiến , Hoa đăng lục cúng , Long hổ hội - và dàn dựng nâng cao từ các điệu múa khác : Huyền Trân , Lộng Điệp ,Xẩm Huế , Phách nhịp du xuân ...
    Nhà hát Cung đình Huế được thành lập ( trực thuộc TTBTDTCĐH) buớc đầu bảo tồn được một số bản nhạc cung đình Huế : 10 bản Ngự ( Phẩm tuyết , Nguyên tiêu , Hồ quảng ,Liên hoàn , Bình bán , Tây mai , Kim tiền ,Xuân phong , Long hổ , Tẩu mã ) và 12 bản nhạc thường dùng trong Đại nhạc : Long đăng ,Long ngâm , Tiểu khúc , Tam luân cửu chuyển ,Thái bình cổ nhạc ,Phú lục , Bông , Mã Vũ , Man , Đăng đàn cung , Đăng đàn đơn ,Đăng đàn kép cùng một số bản nhạc khác . ..
    Tháng 9-1996 trường đại học Nghệ Thuật Huế khai giảng khoá Nhã nhạc đầu tiên với 15 sinh viên học các nhạc cụ thuộc dàn Đại nhạc và Tiểu nhạc do chính phủ Nhật Bản tài trợ kết hợp với kinh phí Việt Nam .Nhà trường mời ba nghệ nhân cũ nổi tiếng là các ông Trần Tích , Trần Thảo và bà Lệ Hoa vào giảng dạy các nhạc cụ truyền thống ( ông Trần Tích vừa được Nhà nuớc phong nghệ nhân ưu tú năm 2003 ) .
    1997-2000 Japan Foundation Asia Center ( JFAC ) tiếp tục tài trợ tổ chức các hội nghị , toạ đàm về Nhã nhạc với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu , nhà quản lý và đào tạo của các nuớc như Nhật Bản , Pháp , Philippin , Việt Nam .
    Tại nhà hát Duyệt Thị Đường , cuối tháng 8-2002 , phối gợp với Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam , Viện âm nhạc Việt Nam , TTBTDTCĐH đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về âm nhạc cung đình Huế - Nhã nhạc . Tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia của UNESCO , các giáo sư tiến sĩ đầu ngành âm nhạc truyền thống Hàn Quốc , Nhật Bản , các giáo sư ,tiến sĩ của viện âm nhạc Việt Nam , GS.TS âm nhạc Trần Văn Khê , GS.TS Tô Ngọc Thanh ... Đây cũng là một cuộc hội thảo lớn , sâu sắc , đã giúp cho Huế rất nhiều trong việc phục chế và phát huy giá trị của Nhã nhạc . GS.TS Tokumaru Luoshihiko ( Nhật Bản ) nói : " Nhạc cung đình là một trong những di sản quý nhất của nhân loại . Nên " xuất ngoại " nhạc cung đình ra thế giới và dạy môn nhạc cung đình ở trường đại học và phổ thông ". GS.TS Tô Ngọc Thanh - Tổng thư kí Hội văn nghệ dân gian Việt Nam nói "Không nên cải biên Nhã nhạc , nếu làm như thế thì không còn nhạc cung đình nữa . Bà Noriko Aikawa khẳng định " Âm nhạc cung đình Huế rất đặc sắc .Tôi hy vọng rằng , âm nhạc cung đình Huế sẽ được UNESCO công nhận là một kiệt tác và cả thế giới sẽ được thưởng thức .
    Lời bà NOriko Aikawa đã thành hiện thực .
    Công ước về Di sản thế giới có hiệu lực .
    Đúng 9h tối ngày 7-11-2003 ( giờ Việt Nam ) tại Trụ sở UNESCO Paris , Hội đồng Di sản Thế Giới đã bỏ phiếu nhất trí công nhận Hệ thống âm nhạc Cung đình Huế là kiệt tác Di sản truyền khẩu phi vật thể nhân loại !
    Muời năm về trước , ngày 11-12-1993 đánh dấu một sự kiện quan trọng - quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Disản văn hoá thế giới với dòng chữ " Ghi tên vào danh mục này là công nhận giá trị nổi bật toàn cầu của một tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại ".
    Huế vẻ vang thay !
    Trong vòng 10 năm , Huế có hai Di sản vật thể và phi vật thể thế giới .
    ( sưu tầm )
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cái này trong trang www.hue.vnn.vn
    nói đầy đủ lắm. bạn có thể vào đó để đọc
  4. mit_ne

    mit_ne Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG HUẾ DƯỚI MẮT NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
    GS.TS âm nhạc Trần Văn Khê
    Nếu chúng ta muốn biết được người nuớc ngoài hiểu và đánh giá văn hoá Huế như thế nào , chúng ta phải xem qua 3 nguồn thông tin : sách báo , những buổi trình diễn văn nghệ trong và ngoài nước , những đĩa hát , những băng ghi âm hay chương trình trên đài phát thanh hay truyền hình . Theo ba nguồn tin ấy , văn hoá Huế đã được người nuớc ngoài quan tâm và đánh giá cao .
    1- Ngang qua Tạp chí Trường Viễn Đông bác cổ , người trên thế giới nhận thấy một số nét đặc biệt của nền văn hoá Huế . Nhưng trong cả nuớc Việt Nam , chưa có thành phố nào được người Pháp quan tâm bằng Huế . Trong vòng 30 năm , từ 1914 đến 1944 , các chuyên gia Pháp- Việt đã viết nhiều bài khảo cứu về Huế đăng trong 121 tập " Tạp chí của những người bạn của cố đô Huế " ( Bulletin des Amis du Vicux Huế ) : đã giới thiệu cho thế giới biết rõ chẳng những kiến trúc của cung điện trong thành nội , những đặc điểm của các lăng tẩm , những lễ lớn như Nam Giao , mà cả nghệ thuật sống của người dân Huế trong những nhà rường lộng lẫy , cất trong những khu vườn đầy cây cảnh , có hòn non bộ , có hồ nuôi cá vàng , những "nhà vườn " , một tổng thể kiến trúc dàn dựng , những ngôi chùa yên tĩnh , những phong cảnh hữu tình , đầy thi vị như núi Ngự , sông Hương , những xóm làng vuờn tuợc xanh tươi như Kim Long , Vĩ Dạ , Đông Ba , Gia Hội , ca nhạc Huế vừa là thanh nhạc và khí nhạc qua những bài viết của cụ Hoàng Yến , ông Ernest Le Bris , nghệ thuật đúc đồng với chín đỉnh đồng lớn , mỹ nghệ tiêu biểu của Huế như nghệ thuật ghép sành sứ , nghệ thuật chằm chiếc nón bài thơ v.v..
    Năm 1981 , trong lời của ông Amadou Mata M''bow , Tổng Giám đốc Cơ quan Văn hoá Liên Hiệp Quốc , UNESCO kêu gọi Thế giới giúp Việt Nam bảo vệ và trùng tu cung điện và những di tích lịch sử , văn hoá ở Huế , có câu " Huế là một bài thơ đô thị tuyệt tác . Huế là thành phố của sự hài hoà trọn vẹn ". Năm đó , ban tổ chức tiếp đón ngài có giới thiệu một chương trình Ca vũ nhạc Cung đình , đến tiết mục Lân mẫu xuất lân nhi - hôm đó tôi được sắp ngồi cạnh ngài - tôi có nói thêm : Xin ngài lưu ý , đây không phải là con lân ngài thường thấy tại Hồng Kông , Singapore hay chợ Lớn , giễu võ dương oai , nhảy lên ngọn sào để đớp tiền . Lân Việt Nam xuất hiện một cặp tượng trưng cho tình vợ chồng đằm thắm . Khi lân mẹ sinh ra lân con , mẹ đến liếm con , âu yếm , tỏ tình mẫu tử nồng nàn , và lân con nằm ngửa lúc lắc theo nhịp của bài Mã Vũ , đến khi cha dạy múa , đứng được trên bốn chân còn yếu đuối , múa nhịp nhàng theo bước chân của cha , nhảy lên lưng cha , vợ chồng con cái vui vẻ trong gia đình . Sau tiết mục múa ấy , ông M''bow day qua nói nhỏ với tôi "Từ trước tới nay , tôi chưa có lần nào xem múa lân mà lòng xúc cảm như hôm nay " . Và mỗi lần tiết mục ấy được trình diễn ở nuớc ngoài , đều gây ấn tượng cho người xem .
    Năm 1994 , trong dịp UNESCO triệu tập Hội nghị Quốc tế về di sản văn hoá Huế , hai dàn Đại nhạc và Nhã nhạc Cung đình Huế , đội Ca múa cung đình do La cẩm Vân điều khiển đã giới thiệu một chương trình Ca vũ nhạc Cung đình rất đặc sắc , tôi lãnh phần giới thiệu bằng tiếng Anh , tiếng Pháp cho quan khách quốc tế , tất cả các đại biểu đều hoan nghênh nhiệt liệt .
    Sau đó giáo sư Yamaguti thay mặt Ban tổ chức mời đoàn Ca vũ nhạc cung đình sang dự liên hoan Ca Vũ nhạc mùa hè tại Tôkyo năm 1994 . Trong dịp đó , đài Truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK giới thiệu nhạc cung đình Việt Nam trên màn ảnh nhỏ . Chương trình được trường đại học Osaka dùng để minh họa cho những bài giảng về nhạc cung đình Việt Nam . Và sau nhờ đó hai giáo sư Yamaguti và Tokumaru xin được Toyota Foundation tài trợ cho một phái đoàn nghiên cứu gồm 9 thành viên và tôi được mời làm Cố vấn đặc biệt cho đoàn sang Việt Nam nghiên cứu nhạc Cung đình Huế ,ghi âm ghi hình bằng máy tối tân để giữ làm tư liệu cho trường đại học Osaka , một bản cho Việt Nam . Và hai năm sau , căn cứ trên tư liệu ấy Japan Foundation tài trợ cho Việt Nam thành lập một trường đào tạo nhạc công và chuyên viên nghiên cứu nhạc Cung đình .
    Năm 1994 , Nhạc Sĩ Tôn Thất Tiết và tôi tổ chức một chuyến giới thiệu tại Nhà văn hoá thế giới Ca Nhạc Huế , nhạc cung đình Huế và 4 buổi nhạc Phật giáo Huế có sự tham gia của thầy Từ Phương và 4 vị sư từ Huế sang . Sau đó tiếp tục trường Âm nhạc Huế ,Dàn nhạc Cung đình còn có nhiều lần sang Pháp giới thiệu Ca vũ nhạc được thính giả bên Pháp hoan nghênh nhiệt liệt .
    Sách báo đã giới thiệu trong chi tiết , những nét đặc thù của văn hoá Huế , những buổi biểu diễn ca vũ nhạc trong và ngoài nuớc đã gây một tiếng vang rất lớn . Các đĩa hát và chương trình phát thanh , phát hình của Pháp , Đức , Nhật Bản cũng đã dành cho Ca nhạc Huế một vị trí đặc biệt .

  5. mit_ne

    mit_ne Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Còn nữa nhưng mà đợi 3 năm nữa mình post tiếp
  6. silen_hill2

    silen_hill2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    1.007
    Đã được thích:
    0
    cho hỏi có ai biết chổ nào download mấy bài cung đình huế kô, kiếm mãi ma` kô thấy. Thật là hiếm

Chia sẻ trang này