1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà tâm lý học là người như thế nào?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi n_m_psy, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. n_m_psy

    n_m_psy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Thật ra, cử nhân tâm lý học mới ra truờng hiện nay phần nhiều làm trái nghành nghề hoặc thất nghiệp ! Mỗi năm chỉ tiêu đào tạo lại tăng nhưng số người thất nghiệp lại càng nhiều. Đào tạo 4 năm tại khoa tâm lý học, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn chỉ đem lại cho sinh viên một mớ những kiến thức ít ỏi, năng lực không đủ để các cử nhân tự kiếm cơm cho bản thân mình lấy đâu ra thời gian để học tập chuyên môn??? Yêu nghành nghề là một chuyện, còn nuôi sống bản thân lại là một chuyện khác. Phải thừa nhận là ngành tâm lý ở VN không được người ta nhìn thấy và coi trọng. Sinh viên ở trường được học đầy đủ các phẩm chất để trở thành một nhà tham vấn, nhà tâm lý học theo đúng nghĩa của nó, nhưng ra trường, rút cục họ vẫn làm theo những form của những trung tâm tư vấn 1088, hay làm văn phòng, làm thư ký, nhân viên tiếp thị...Thử hỏi mất 4 năm học tâm lý để làm gì??
  2. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    (Bài của @vanhung_to)
    Lúng túng, ấp úng? đó là biểu hiện thường thấy ở phần đông các sinh viên đang theo học chuyên ngành Tâm lý học khi ai đó hỏi: ?oAnh (chị) học ngành gì??
    Cũng đúng thôi, Tâm lý học là một chuyên ngành còn rất mới mẽ ở Việt Nam, mặc dù hơn 50 năm trước đây, nước ta đã từng có nhiều cán bộ được cử đi học về ngành khoa học này và ngày nay, phần đông trong số họ đang làm việc đúng chuyên ngành mà mình đã được học, đào tạo.
    Để giúp các bạn sinh viên, nhất là các bạn sinh viên mới bước chân vào những năm đầu đại học, có cái nhìn vừa toàn diện vừa cụ thể về ngành nghề mà mình đang theo học, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thế nào là Nhà tâm lý học, công việc cụ thể của họ là gì?
    Nhà Tâm lý học là một chuyên gia có trình độ chuyên môn cao: thạc sỹ thực hành (DESS) hoặc thạc sỹ lý thuyết chuyên sâu (DEA và các khoá thực tập) về tâm lý học. Như vậy, để trở thành nhà tâm lý học, một người cần có tối thiểu là 6 năm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học.
    Ngoài những kiến thức căn bản được trang bị trong suốt quá trình theo học bậc đại học, nhà tâm lý còn theo đuổi một sự đào tạo không ngừng trong suốt quá trình hành nghề của mình. Đối với các chức danh (Nhà tâm lý), ở các nước, có những qui định rất nghiêm ngặt và bị ràng buột về mặt pháp lý rất chặt chẽ. Điển hình như ở Pháp, để được công nhận là Nhà tâm lý, người đó phải có giấy chứng nhận, phải trải qua các khoá thi chuyên môn. Mọi hình thức lạm dụng chức danh nhà Tâm lý học đều bị truy tố trước pháp luật.
    Riêng tại Mỹ, quốc gia có nền tâm lý học phát triển vào bậc nhất, còn đề ra những qui định có phần nghiêm ngặt hơn như: Phải là Tiến sỹ tâm lý học (D. Psy) thì mới được phép mở phòng khám tư, cấp bậc từ Thạc sỹ trở xuống chỉ là người trợ lý cho một Nhà tâm lý mà thôi.
    Nhìn chung, công việc của nhà tâm lý hay chuyên viên tâm lý cũng rất rõ ràng. Nhà tâm lý hay chuyên viên tâm lý có thể can thiệp vào hầu hết tất cả các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, tư pháp, các trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em, các doanh nghiệp, các khu vực có khủng hoảng (khủng bố, thiên tai?). Ở Mỹ, theo số liệu của APA (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ) thì tại nước này có đến 20 chuyên ngành tâm lý học khác nhau.
    Ở Việt Nam ta, từ thực tế vừa qua cho thấy, các cử nhân tâm lý sau khi ra trường có thể làm việc tại các bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi, doanh nghiệp sản xuất, các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, hay các trung tâm giáo dưỡng, cai nghiện ma tuý, trung tâm tư vấn? Tại các cơ sở này, người làm công tác tâm lý sẽ trực tiếp can thiệp, giúp giải quyết những vấn đề về bệnh tật cho bệnh nhân, tháo gỡ những xung đột, vướng mắc, giúp đỡ những người đang cai nghiện ma tuý sớm trở về với cuộc sống thường nhật. Ngoài ra, cử nhân tâm lý còn có thể tham gia các công trình nghiên cứu tâm lý khác nhau.
    Về cách thức và phương pháp làm việc. Một cử nhân hay chuyên viên tâm lý có thể làm việc theo một ekip gồm nhiều người. Nếu là ở bệnh viện và điều kiện cho phép thì thông thường trong nhóm làm việc còn có thêm bác sĩ điều trị (hoá dược trị liệu), nhân viên xã hội, y tá, hộ lý? Những người này sẽ đảm nhận phần việc của riêng mình nhưng phải luôn luôn phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm giúp đỡ bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.
    Chuyên viên tâm lý khi làm việc sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng mà mình đã học được ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cả trong quá trình tự học, vừa học vừa làm như: Phương pháp trò chuyện, kỹ năng quan sát, áp dụng các liệu pháp trị liệu tâm lý?
    Tóm lại, Tâm lý học là một ngành học đầy triển vọng và chắc chắn sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai, khi mà sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo biết bao nhiêu là vấn đề cần đặt ra về con người, các mối quan hệ, đời sống tinh thần? Dù làm trong lĩnh vực nào đi chăng nữa, bạn cần phải có lòng yêu nghề, yêu thương con người, sự cầu tiến và ham học hỏi. Điều này còn quan trọng hơn rất nhiều nếu bạn đang và sẽ theo chuyên ngành Tâm lý học
    Gửi lúc 12:18, 27/03/05
  3. quendi

    quendi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý với ý kiến này, nhưng các nhà tâm lý vẫn rất quạn trọng vì mọi người vẫn hay quên mất mình đang ở dâu, chẳng hạn em vẫn hỏi giờ người khác dù em đeo đồng hồ hay ko, và theo em mọi người dù biết là mình mất tiền cho cái mình có, nhưng còn hơn là ko nhận ra cái mình đang có.
  4. natasha

    natasha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Cái khó nhất của nhà tâm lý là không vận dụng được kiến thức mình có vào chính cuộc sông của mình.
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn,
    Có vài điều cần trao đổi với bạn:
    1.Trước hết, phải nói là câu của bạn không đúng trong việc thể hiện ý của bạn. Ý của bạn phải chăng là thế này:
    Cái khó nhất của một nhà tâm lý là áp dụng được kiến thức mình có vào cuộc sống của mình.
    2. Nếu (1) đúng, bạn đã phát biểu một cách rất cẩu thả và không có lợi cho công việc của những người như chúng tôi, mặc dù tôi chưa tự coi mình là một nhà tâm lý.
    Nhà tâm lý trước hết phải là người áp dụng được một phần kiến thức tâm lý vào cuộc sống của chính mình và từ kết quả đó muốn chữa trị cho những người có vấn đề tâm lý, cũng như việc trao đổi, học hỏi và phổ biến kiến thức tâm lý nói chung như 1 bộ môn khoa học. Không áp dụng được cho chính mình thì giúp được gì cho ai chứ?
    3. Tôi không có ác cảm gì với cá nhân bạn, chỉ mong bạn nên cân nhắc kỹ trước khi phát biểu, tránh gây nên những hiểu sai lạc từ những người muốn tìm hiểu về tâm lý và những người nghiên cứu tâm lý.
    4.Nếu có thể, mong bạn hãy đóng góp cho Box để chúng tôi thấy được các Nhà tâm lý cần phải làm gì để áp dụng được các kiến thức tâm lý vào đời sống của chính mình cũng như cộng đồng.
    Thân.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 30/03/2005
  6. n_m_psy

    n_m_psy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Nói như bạn có vẻ hơi tự tin quá nhỉ? Nhà tâm lý có thể là người áp dụng rất tốt kiến thức của chuyên nghành vào chữa trị hoặc đối xử với người khác, tuy nhiên chưa chắc họ đã áp dụng tốt những kiến thức đó cho chính bản thân mình đâu bạn ạ. Tất cả những vấn đề tâm lý mà nhà tâm lý có thể tháo gỡ cho người khác có khi lại không tháo gỡ được cho chính mình đấy. Bạn cứ thử hỏi thầy cô mình lại xem, nghề tham vấn tâm lý ở nước ngoài ấy, thường nhà tham vấn nào cũng có 1 người giám sát cho chính mình đấy. Tôi còn biết nước ta có một tiến sĩ tâm lý ở lĩnh vực sức khoẻ tâm thần nhưng cũng phải vào bệnh viện Bạch Mai (khoa tâm thần)nằm mấy tháng đấy! Đừng vội kết tội người khác như thế bạn ạ! Thực tế điều đó cũng có một phần đúng đấy
  7. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Có phải bạn muốn nói rằng nhà tâm lý là những người giỏi lý thuyết nhưng chưa chắc đã giỏi thực hành phải không? Tớ nghĩ rằng vì thế trong bất cứ ngành nghề nào cũng phân biệt được người giỏi và người kém hơn. Không có một mẫu chung hay quy định chung là nhà tâm lý phải thế nọ thế kia. Tuy nhiên ví dụ nếu bạn rất giỏi xử lý vấn đề bằng miệng, bạn luôn có thể nói được rõ ràng cần phải làm gì trong trường hợp nào, mà bản thân bạn lại chưa từng làm được như bạn nói, thì tự nhiên cái tính thuyết phục trong lời nói của bạn sẽ giảm hẳn đi, không còn tạo được sự tin tưởng cho bệnh nhân nữa.
    Bạn dumb cũng đừng dọa làm em natasha sợ em ấy có tinh thần vào box học hỏi là tốt đấy!
  8. zimbabwe

    zimbabwe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bạn có công nhận rằng, bác sỹ cũng có thể ốm hay có thể chết vì mắc bệnh gì đó.
    Xét về chuyên môn thì bác sỹ hay nhà tâm lý chỉ có thể thông thạo, giỏi chuyện môn của mình thôi.
    Tiến sỹ tâm lý có thể rất giỏi về chuyện môn nào đó của lĩnh vực tâm lý rộng lớn. Con người của ông ta thuộc thể loại khí chất nào, tính cách, nhân phẩm ra làm sao, điều kiện, hoàn cảnh sống và công tác như thế nào... tất cả đã tác động lên cá nhân, tác động đến tâm lý của ông ta mà sinh bệnh.
  9. zimbabwe

    zimbabwe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Tôi là thành viên mới của Box TLH, muốn cổ vũ 2 tay cho các bạn sinh viên đam mê chuyên ngành TLH (chứ ko chỉ là lóc cóc theo học 4 năm TLH đâu nha). Ở Mỹ, SV TLH sau khi tốt nghiệp ĐH 4 năm còn phải thực tập chuyên ngành 2 năm thì mới được cấp chứng chỉ và hành nghề.
    XH càng phát triển, nhịp sống càng tăng tốc thì con người ta càng hay bị xì trét. Khả năng thích nghi với tương lai ngày càng giảm sút (cú sốc tương lai í mà). Khi cá tính của mỗi con người càng gia tăng thì khoảng cách giữa con người với con người càng lớn, tâm hồn càng dễ bị cô đơn. Thời đại @ cũng khiến cá nhân dễ dàng giải trí tại 4 bức tường, ngoài các nhu cầu cho công việc thì các hoạt động giao tiếp XH sẽ bị giảm đi... Nói túm lại thì Tâm lý học thực sự cần thiết được ứng dụng cho c/s. Chúc các bạn đam mê lĩnh vực TLH ko vì định kiến của đám đông mà rời bỏ mơ ước cho riêng mình.
  10. bebu10783

    bebu10783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    " Nhà tâm lý học là người lấy chiếc đồng hồ ra khỏi tay bạn và nói cho bạn biết bây giờ là mấy giờ ". Câu này hay nhỉ?.
    Tâm lý học là 1 ngành học mới mẻ và rất thú vị. Nghiên cứu về tâm lý như nghiên cứa về chính bản thân ta. Hiểu tâm lý của 1 người , ta sẽ rất hứng thú khi khám phá ra 1 điều mới lạ về bản thân, về COn người.

Chia sẻ trang này