1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà thơ ??otrẻ??? từ cái nhìn của các thơ ??ogià???

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi QUICK, 11/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ ?otrẻ? từ cái nhìn của các thơ ?ogià?

    Lâu nay ?othơ trẻ? được người ta quan tâm, kỳ vọng rồi thất vọng. Gần đây, đề tài này lại được hâm nóng bởi sự xuất hiện của vài cây bút trẻ, thậm chí có người đang được coi như ?ohiện tượng?... Đầu năm Tân Tỵ, cũng là lần đầu thiên niên kỷ thứ 3, lớp nhà thơ già, những người quan tâm đến thơ trẻ, mạn đàm về thơ trẻ...


    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khẳng định, sự đổi mới thơ phải trông cậy vào lớp trẻ và cái mới của họ chính là đàng hoàng khẳng định cái tôi, không còn rụt rè ấp úng như các chú, các anh. Hiện tượng Vi Thùy Linh, nữ tác giả tập Linh vừa ra mắt làng thơ Việt Nam là một tín hiệu mạnh mẽ của sự khẳng định đó. Một vài tên tuổi khác rất nhiều triển vọng như Văn Cầm Hải (Huế), Ly Hoàng Ly (Huế), Nguyễn Hữu Hồng (TP HCM)...
    Chẳng phải ngẫu nhiên, đài Truyền hình TP HCM, theo sáng kiến của nhà thơ Lê Xuân Đố, làm một việc chưa từng có: Tổ chức quay một chương trình thơ chào Xuân thiên niên kỷ mới gồm toàn các gương mặt tuổi hai mươi từ khắp miền đất nước. Hai nhà thơ già Chim Trắng và Ý Nhi dẫn chương trình và bình luận.
    Ý Nhi khẳng định ngay: ?oKhông có nhà thơ già, nhà thơ trẻ, chỉ đơn giản là nhà thơ mà thôi... Các nhà thơ tài năng ngay từ lúc 16, 17 tuổi đã vững vàng, họ không chờ đợi một sự chiếu cố nào?. Tuy nhiên, trong thực tế người ta vẫn sử dụng khái niệm ?ohọa sĩ trẻ, nhà thơ trẻ...? vì ?onhững người trẻ tuổi ấy thực sự có một vai trò trong đời sống văn học. Với tuổi trẻ, khát vọng sáng tạo, khát vọng tìm đường mãnh liệt. Trong lịch sử văn học, các trào lưu, trường phái ra đời từ những nhóm người trẻ tuổi này. Sự đóng góp của họ không chỉ trong văn học nghệ thuật mà còn tác động đến chính sự phát triển xã hội mà họ đang sống?.
    Trong thực tế văn học nước ta, Ý Nhi có ý muốn coi khái niệm nhà thơ trẻ ứng vào những người viết sau năm 1975, đặc biệt là từ thời mở cửa (khoảng từ 1985,1986). Theo chị, ?ocác nhà thơ thế hệ này không còn những ràng buộc, những lo âu của thế hệ trước. Không ai hỏi họ vì sao làm thơ không vần, thơ ba câu hoặc hai câu, không ai phê phán họ vì sao chỉ viết thơ tình... Thế hệ này nói chung được học hành tử tế, được tiếp xúc với văn hóa thế giới rộng rãi. Nghĩa là họ đã có đủ những điều kiện để bộc lộ tài năng và có thể tạo nên những bùng nổ, những biến chuyển?.
    Nhà thơ Chim Trắng lại muốn giới hạn thơ trẻ ở thơ của thế hệ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ 20. Ông cho là những người xuất sắc nhất trong bọn họ ?omuốn mới, muốn làm điều gì khác và rõ ràng muốn không đi theo vết xe cũ?. Vi Thùy Linh tạo ấn tượng mạnh vì ?omới non 20 tuổi mà dữ dội, dám viết, dám nói những điều chưa chắc trúng nhưng có những điều cũng hay, có sức truyền cảm mạnh?. Ông so sánh: ?oNhiều người khác cũng làm thơ tự do nhưng không mới, thấy rõ ảnh hưởng siêu thực pháp, khó hiểu... còn Linh thì hình như không ảnh hưởng ai?. Ly Hoàng Ly lại khác hẳn, muốn đi cách riêng nhưng vẫn vương vấn với truyền thống, vẫn giữ cái tế nhị, cảm động của người con gái cũ. Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Danh Lam... phần nào cũng thể hiện khát khao thay đổi. Tuy nhiên, dường như các nhà thơ trẻ chưa thực sự làm nên một thế hệ trong cảm xúc và thi pháp. Chim Trắng cho biết: ?oCó những điều làm ngạc nhiên nhưng vẫn phải chờ đợi sự hoàn hảo?. Ý Nhi thì ?okỳ vọng ở họ nhiều hơn những gì họ đã làm được. Chưa có bùng nổ, chưa có một biến chuyển thực sự. Phải chăng vì trong sâu thẳm của tâm hồn, họ vẫn còn khá nhiều ràng buộc, ràng buộc một cách không ý thức??. Nói rõ hơn, vì những người trẻ còn quá kính cẩn giữ lễ hoặc không đủ bản lĩnh để thoát ra. Trong tình trạng nhập nhằng kéo dài của nền thơ ca Việt Nam hiện nay, khó có thể trông đợi nhiều hơn ở lớp trẻ. Đấy là chưa nói đến tình trạng ít lo toàn trau dồi tri thức liên quan trực tiếp đến thơ chắc chắn góp phần không nhỏ tạo nên tính nghiệp dư, tính phong trào của thơ trẻ.

    Hoàng Hưng,Lao Động, 31/1.
  2. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Thơ ý Nhi
    Ba mươi năm, 8 tập thơ đã in, chọn lại trên 130 bài, cuối cùng ý Nhi trình diện công chúng một chân dung của mình (*) dường như đã định hình vững vàng đến mức chỉ có một biến cố ghê gớm lắm mới có thể làm biến đổi trong tương lai.
    Chân dung ấy, hơn chục năm đầu còn lẫn lộn trong một kiểu trang điểm và y phục chung của lớp thiếu nữ đem trái tim được nuôi bằng văn Pauxtopxki (nhà văn Nga) và thơ Bergon (thi sĩ Nga) đi vào cái thực tế lạ lùng - gian lao mà đầy lãng mạn - của đất Bắc thời chiến, đã đột ngột tách ra khác hẳn trong bối cảnh phức tạp của đời sống hậu chiến. Cô thiếu nữ mơ mộng trở thành "người đàn bà ngồi đan". Đọc lại bài thơ mang tên ấy sau gần hai mươi năm, tôi vẫn ngạc nhiên vì sự trầm tĩnh lạ thường của người đàn bà như cô lập trong thế giới riêng của mình giữa những biến động và hiểm hoạ của thời cuộc khi ấy. "Người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ/ vẻ vừa nhẫn nại vừa vội vã/ nhẫn nại như thể đó là việc phải làm suốt đời/ vội vã như thể đó là lần sau chót". Lặng lẽ ngồi, bí ẩn như bản thân đời sống, bình thản như cuộn len dưới chân - quả địa cầu của chúng ta đang chậm rãi lăn trong vũ trụ, chứa đựng trong nó một thực tại mang tính nước đôi muôn thuở: Cái gì cũng có thể là điều ngược lại với chính nó.
    Thi pháp thơ ý Nhi phơi bày trong bài thơ chủ chốt ấy của đời thơ chị. Kìm nén hoặc để nguội hết những cảm giác tức thời, những cảm xúc bột khởi, hờ hững với đời sống bản năng, thơ YÁ Nhi là một kiểu trữ tình gián cách, những ký ức đã tinh lọc; không ít bài thơ của chị vững chãi trên một cấu tứ khúc chiết, để bật ra bất ngờ ở cuối kết một chiêm nghiệm dễ được đồng cảm. Đây là một lối thơ hiếm trong trào lưu quen thuộc lâu nay của thơ VN ồn ào, kể lể, dàn trải tâm tình. Cũng hiếm như thể thơ tự do không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để của chị. Vì đó là thứ trữ tình của cái ngày thường, rũ bỏ ảo tưởng lãng mạn, "vừa đun nấu trên ngọn lửa bếp dầu chút thức ăn ít ỏi vừa nghĩ đến vẻ đẹp thực chất của bữa ăn". Chị có xu hướng cảm nhận cuộc đời trong tính hai mặt nghịch lý của nó: Mùa thu có thể là "Vòm trời xanh dịu" hay "cơn bão lớn"; tiểu sử của một con người có đầy đủ "lừa dối, phản trắc" và "tin cậy, yêu thương"; tới "ngõ cụt" và "cũng đã tới biển". Chị nhạy cảm với "cái vạch nhỏ xíu/ của thuỷ chung và phản trắc, của tan vỡ và hy vọng, của hằn thù và tha thứ".
    Không phải lúc nào Y' Nhi cũng làm chủ được chỗ đứng mong manh trên "cái vạch nhỏ xíu" giữa cảm và nghĩ, giữa câu thơ giản dị và lời nói thiếu âm vang. Ngược lại, tôi tiếc cho một năng lực linh cảm và làm xao động lòng người - mà người ta thường coi là thế mạnh của phụ nữ - chưa được chị khai thác đầy đủ. Những giây phút "linh cảm điều lớn lao sẽ xảy ra trong thời khắc ấy" của mùa thu, những bất chợt "ước ao một tiếng gõ bất thường sau cánh cửa", những đau đớn cuối cùng phải buột ra của người đàn bà khi "đi khỏi mối tình của mình" vụt nhớ lại giây

Chia sẻ trang này