1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà Tống - triều đại hèn yếu nhất trong lịch sử Trung Hoa

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Thiet_Moc_Chan, 18/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.695
    Đã được thích:
    1.356
    Trong lịch sử Trung Hoa, nhà Tống có lẽ là triều đại hèn yếu nhất trong số các triều đại lớn ( Hán, Đường, Tống, Minh). Tống Thái tổ lên ngôi từ một vị trí của một viên tướng. Do vậy, để hạn chế những việc tương tự, ông ta đã ban hành những chính sách kiềm chế quân đội, hạn chế quyền lực của các tướng lĩnh :

    "Để tập trung binh quyền, Triệu Khuông Dận còn quy định chính Hoàng đế trao quyền quân quản Cấm quân, và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Như vậy, "tướng không được chuyên quyền nắm binh của mình", "lính không có vị tướng lâu dài, tướng không có đạo quân lâu dài", đã loại trừ được khả năng phát động chính biến. Điện tiền Đô Chỉ huy, Bộ quân Đô Chỉ huy, Mã quân Đô Chỉ huy là ba chỉ huy Cấm quân, kìm giữ lẫn nhau, chỉ có quyền giữ quân mà không được quyền phát binh. Ngược lại, Viện Khu mật trên danh nghĩa là có quyền điều động quân đội, nhưng lại không có quyền nắm quyền. Chia quyền năm quân và phát binh, thực chất là tập trung toàn bộ quyền lực vào tay Hoàng đế. Ngoài Cấm quân còn có ba loại quân là Sương binh, Hương binh và Phiên binh, đều là quân địa phương và thực lực có hạn. Các tướng trấn giữ biên cương dẫu có muốn làm phản cũng không được. Triệu Khuông Dận từ việc nắm binh quyền, khống chế Cấm quân để bài trừ tận gốc sự cát cứ, phân chia, là điều mấu chốt cho việc củng cố nền thống nhất, ổn định tình hình chính trị."

    Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt. Quân đội suy yếu thì tướng lĩnh ko làm phản được, nhưng ko đủ sức để chống ngoại xâm. Những dân tộc thiểu số như Khiết Đan, Đang Hạ lập ra quốc gia riêng là Liêu, Tây Hạ, rồi tấn công Tống, bắt Tống thần phục. Các vua Tống muốn yên phận, hàng năm phải cống nạp cho Liêu. Đến khi Liêu bị Kim diệt, thì Tống lại bị Kim đánh, chịu nhục Tĩnh Khang. Hai vua Tống mất nước, một ông còn bị người Kim cho ngựa giày xéo cho đến chết. Đến khi Kim bị Mông Cổ diệt thì Tống bị xâm lược toàn tập, người Trung Hoa lần đầu tiên mất nước

    Ở phía Nam, nhà Tống mấy lần đánh VN đều thua. Nhục nhất là kế hoạch của Vương An Thạch, định đánh Đại Việt và Đông Nam Á để lấy nhân lực, vật lực mà đánh Liêu. Ko ngờ âm mưu này bị Đại Việt biết được, nhà Lý quyết định tấn công trước. Lý Thường Kiệt đánh đến Ung Châu, tiêu diệt các đạo quân mới huấn luyện, phá hủy các kho lương. Kế hoạch đánh VN thất bại hoàn toàn, kế hoạch phục thù Liêu lại càng mơ hồ hơn nữa. Cuộc cải cách của Vương An Thạch đi vào ngõ cụt, hai phe Cựu đ.ả.n.g, Tân đ.ả.n.g tàn sát nhau mà làm yếu đất nước
  2. daiyu

    daiyu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    1
    kệ chúng nó đi bác
    lo cho cái quế hương rách nát của chúng ta đã đủ mệt rồi bác ạ
    bão lụt ghê quá nhà em ở Hà Tĩnh trôi rồi
    bác nào có lòng xin trợ giúp
    01224453287 Viecombank Hà Tĩnh - Nguyễn Văn Cùng
    Xin chân thành cảm ơn và hậu tạ
    nhnglhn thích bài này.
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    đay là nguyên nhân chủ yếu nhưng theo tôi còn một nguyên nhân quan trọng nữa: Nhà Tống quá chú trọng dùng văn và dùng lễ để trị quốc. Văn thơ Trung Quốc được phát triển rực rỡ vào giữa và cuối thời Đường chuyển sang nhà Tống càng trở nên phát huy những tinh hoa của thơ và Từ. Đường Tống Bát đại gia chỉ có Liễu Tôn Nguyên và Hàn Dũ là đời Đường còn lại 6 ông đều là nhà Tống trong đó 3 cha con họ Tô đã chiếm 3 ghế. Thêm nữa tư tưởng của Tống Nho và lý thuyết của Trình Hạo, Trình Di,Chu Hy ảnh hưởng rất sâu rộng trong hệ tư tưởng của nhà Tống, điều này làm tinh thần binh lính và tinh thần con người trở nên hèn nhát và yếu đuối, thích hưởng thụ chứ không dám và sợ chiến tranh, chém giết. Nhà Tống còn mở cửa làm kinh tế và chú trọng buôn bán với nước ngoài nên đất nước và người dân trở nên giàu có, mà thói đời khi giàu có bảo họ ra chiến trường thì đương nhiên sẽ sợ và dễ trốn và dễ đầu hàng hơn đám man di sinh trưởng ngoài sa mạc chỉ có mỗi cái mạng là thứ duy nhất đáng giá. Mấy thằng lính Tây hạ, Liêu, Kim chẳng cần biết tư tưởng Khổng Mạnh, văn thơ hay đạo đức là gì. Chỉ cần biết 3 việc là đủ: giết người, phóng hoả, cướp đàn bà và của cải thì làm sao đám lính nhà Tống chơi lại.
    Nhưng có 1 điều là nhà Tống có những ông vua hết sức tiết kiệm và có đạo đức. Tôi nhớ Tống Nhân Tông Triệu Trinh một đêm thèm ăn thịt dê nhưng ông cố nhịn, sáng mai tâm sự với viên thái giám thân tín rằng: " đêm qua Trẫm thèm ăn thịt dê quá." Viên Thái giám vội tâu: " ấy chêt! bệ hạ thèm ăn thịt dê sao không bảo bọn ngự trù làm đêm hôm qua cho Hoàng Thượng dùng." Triệu Trinh nói:" nếu đêm qua trẫm gọi sợ làm phiền bọn ngự trù phải thức dậy chuẩn bị thịt dê cho Trẫm, hơn nữa chiều bản thân mình quá cũng không phải là điều hay". Tôi còn nhớ không biết ông vua Tống nào trong bửa ăn ngự trù dọn trứng chim ở vùng Giang nam mà tiền công vận chuyển lên kinh thành thì quả trứng chim đó trị giá 5 lượng bạc. Ông vua cầm đủa gắp quả trứng chim mà run tay nói:" những 5 lượng bạc 1 quả, thật là hoang phí quá làm Trẫm không dám ăn, lần sau bảo họ đừng tiến cống nữa."
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Nói vua Tống lên ngôi từ vị trí 1 viên tướng là chưa đủ, nhà Tống là triều đại chấm dứt giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc, ngần ấy đại ngần ấy quốc đều lên ngôi từ vị trí 1 viên tướng làm phản, chưa kể 1 số quốc lìu tìu khác như Khúc Thừa Dụ cát cứ thành nước ... VN :D Các đại các quốc đánh nhau lộn tùng bậy trong hơn 50 năm, ngay cả khi Triệu Khuông Dẫn lập xong nhà Tống rồi vẫn đánh nhau tiếp mười mấy năm nữa thì chết mà vẫn chưa thống nhất xong. Ông em Tống Thái Tông lên thay lại đánh nhau tiếp, hạ được nước Bắc Hán nhưng thua nước Liêu, rồi cũng chết. Phải đến ông cháu Tống Chân Tông mới cầm cự được với nước Liêu, ký hòa ước Thiền Uyên chấp nhận nộp cống làm đàn em với Liêu để được yên thân, nhờ thế nước Đại Cồ mới nổi cũng được yên thân :D

    Chính vì kiệt quệ bởi nạn làm phản và đánh nhau liên miên nên nhà Tống mới đề ra đủ các chính sách tập trung quyền lực về trung ương, cố tình làm yếu quân địa phương để ko thể làm phản hay cát cứ được. Nhưng quân địa phương yếu quá thì Liêu đập cũng chết mà Việt đánh cũng toi, rút cục bị rỉa dần tới khi mất nước vào tay quân Mông Cổ.

    Chào thân ái và quyết thắng!
    nhnglhn thích bài này.
  5. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Vẫn chưa hiểu rõ lắm vì sao quyền lực tập trugn trogn tay vua thì binh lại yếu. Theo nàh em biết thì đại bộ phận quân đội trong tay vua thì lực lượng đó sẽ đủ mạnh để có sức răn đe và bảo vệ tổ quốc.

    Chỉ hiểu sơ sơ về vấn đề này. Bác nào giúp nhà em thêm ti 1nữa đi.
  6. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Lúc ý tướng không biết chất lượng quân, quân không biết mặt tướng nên dẫn tới tình trạng quân lính không được chăm sóc, luyện tập kỹ càng, tướng thì không có đâu quân mà huấn luyện.
    Yếu là phải mà bác
  7. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Bạn nói thế cũng không đúng lắm.

    Ví như vầy:

    Trong Thủy Hử, có nói tới nhân vật Lâm Xung - Giáo đầu của 80 vạn Cấm quân Đông Kinh (???), như vầy mặc dù đó chỉ là tiểu thuyết nhưng tiểu thuếyt này cũng dựa vào triều Tống, một triều có thực trong lịch sử để viết, có nghĩ là quân đội vẫn được huấn luyện rất tốt.

    Ở các châu, các huyện, quân sĩ vẫn được huấn luyện thường xuyận.

    Trích: "Người sáng lập ra nhà Tống, Triệu Khuông Dẫn (趙匡胤) cũng được gọi là Tống Thái Tổ (宋太祖), đã xây dựng nên một hệ thống quan lại trung ương tập quyền có hiệu quả với các quan chức có học thức xuất phát từ bình dân. Các lãnh chúa quân phiệt địa phương và hệ thống quan lại riêng của họ bị thay thế bằng cách quan chức do trung ương chỉ định. Hệ thống cai trị dân sự này dẫn tới sự tập trung quyền lực to lớn trong tay hoàng đế và triều đình trung ương mạnh hơn nhiều so với các triều đại trước đó."

    ' Sau gần 100 năm tồn tại đầu tiên, nhà Tống dần bị suy yếu bởi sự uy hiếp của 2 quốc gia phía bắc và tây bắc là Liêu và Tây Hạ.."

    Sau khỏang thời gian thế này thì Bắc Tống suy yếu là lẽ đương nhiên.

    Đó là cái mà em vẫn chưa hiểu vì sao các bác nói "quân địa phương nó yếu" :(

    Mong cao thủ khai sáng, khai sáng... :(
  8. hsukaka

    hsukaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Đại khái là nhà Tống thấy võ trị loạn quá rùi (kinh nghiệm) thía nên chuyển sang văn trị. Võ thì vẫn có nhưng chủ yếu là mạnh về võ mồm thôi, chửi giặc không thấy giặc chết thế nên đành thua vậy.
  9. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.695
    Đã được thích:
    1.356
    Quyền lực tập trung trong tay vua - việc này chỉ phát huy tác dụng khi đó là vua giỏi, phát huy tối đa khi vua là vị tướng dày dạn chinh chiến như Tống Thái tổ. Còn khi vua là hôn quân như Tống Cao Tông, thì dẫu có tướng giỏi như Nhạc Phi vẫn phải xưng thần với giặc thôi
  10. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    Trường hợp Tống Cao Tông thì bạn phải hiểu cho ông ấy. Nhạc Phi đòi đánh đuổi bọn Kim nhưng lại muốn mang 2 vua là Huy Tông và Khâm Tông về. Nếu 2 ông này mà về thì chổ của Cao Tông sẽ ngồi chổ nào? thôi thì Hi sinh Nhạc Phi, hi sinh một nửa giang sơn còn hơn là chẳng có cái gì, chỉ oan cho Tần Cối thành cái bia cho mọi người phỉ nhổ. Cũng giống trường hợp của Đổ Thích ở Việt nam vậy

Chia sẻ trang này