1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà Trần Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi OldBuff, 24/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.196
    Đã được thích:
    195
    Nói mãi lập luận của chauphi vẫn là trùng tên Việt thì coi như anh em, thuộc về Bách Việt, Triệu Đà lập quốc trên lãnh thổ Bách Việt, sau đó thôn tính phần Lạc Việt thì cũng có thể coi như vua của người Việt ở Lạc Việt ?
    Người Việt so VH và di truyền thì gần gũi với các sắc dân ĐNA khác hơn là các giống dân lai tạp vùng Bách Việt bên trên. Đã có topic bàn về vấn đề này với đầy đủ bằng chứng rồi, mà chauphi vẫn cứ mặt dày đi rêu rao mãi.
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Đùa chứ bác hơi quá rồi đấy, chuyện tiêm kích chiến lược em chả muốn dây vào, nhưng chuyện bảo "Việt tộc yếu đuối, đến tổ tiên còn mất cũng ko dám nhận" thì quả thực em muốn vả bác phát. Con cháu dân Giao Chỉ chưa bao giờ quên Tổ tiên cả, chỉ không công nhận cái tổ tiên mả mẹ nào đấy mà các bác cố gán cho thôi
    Không rõ bác có cho rằng "tổ tiên ta là người Gôloa" không nhỉ!
  3. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Ở đâu ra loại trẻ trâu nói leo ném đá lạc vào đây thế nhỉ?
  4. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.196
    Đã được thích:
    195
    Bác mới vào nên chắc bác không biết những điều bác bi bô đã được bàn từ lâu rồi. Chauphi cũng có tham gia, chẳng phản bác được gì mà đánh lạc hướng vấn đề rồi bây giờ lại quay lại nhập nhằng Bách Việt là tổ tiên ta trong cả cau ca dao...
    - Bách Việt chỉ là tên gọi của bọn phương bắc mù loà về nhân chủng học đặt ra. Sự thật là có sự khác biệt rất lớn về văn hoá trong cái "Bách Việt" ấy. Người Việt bắc bộ có nền văn hoá phát triển cao hơn, liền mạch, từ Hoà Bình , Đồng Đậu, Gò Mun...cho đến tận Đông Sơn...Về di truyền cho thấy người Việt gần gũi với các dân tộc ĐNA và có thể coi là một phần tổ tiên của giống lai tạp Bách Việt bên trên, chứ không phải ngược lại như nhiều người tưởng.
    Về khác biệt văn hoá :
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bác Hỗn mang chắc cũng mới phớt qua chủ đề này nên mới phát biểu vậy! Dù rằng đang gốc gác nhà Trần lại chuyển sang Bách Việt là lạc đề, nhưng nói đi phải nghe nói lại mới vẹn.
    Buff tôi chẳng biết các bác ân oán với chauphi ở xó nào rồi cứ hễ gặp nhau lại oan gia đường hẹp. Buff tôi chẳng ủng hộ, cũng chẳng cùng phe của chauphi. Luận về cổ tiền sử người Việt mà quanh đi quẩn lại cũng là trích dẫn hoặc đả phá trích dẫn văn tự Hoa Hạ để cãi vã vòng vo tam quốc đến bế tắc như các bác mà thôi. Phần Buff tôi thì khác. Buff tôi đặc biệt ko chấp nhận thói mục đích luận mang tính chủ quan trong khoa học để rồi thích thì cái gì cũng đúng, mà ko thích thì cái gì cũng sai. Nếu coi diễn đàn này là chỗ vô bổ đấu đá ý thức hệ thì Buff tôi cóc thèm bàn.
    Quay lại Bách Việt, Buff tôi đã bảo là từ này dân Hoa Hạ dùng chỉ nhóm các tộc người có nhiều nét tương đồng sống phía Nam Dương Tử (giống kiểu ta bảo tất cả bọn phương Bắc là giặc Ngô). Đương nhiên gói Bách Việt bao gồm cả tổ tiên người Kinh bây giờ. Từ này cũng chỉ dùng trong một vài trăm năm tới khi Hoa Hạ thôn tính xong và có hiểu biết cụ thể hơn về vùng đất và các tộc người này. Như vậy, người Kinh và tổ tiên người Kinh ko phải là toàn bộ Bách Việt, nhưng Bách Việt lại bao gồm người Kinh theo nghĩa từ cổ Bách Việt được tạo ra. Các bác chớ cãi nhau nhằng quanh cái lỗi logic rồi thêm mắm dặm muối ý thức hệ vớ vẩn vào khoa học.
    Trước khi giống Homo sapiens di cư từ châu Phi qua Nam Á, Đông Nam Á, tới Đông Á và Đông Bắc Á men theo vùng duyên hải, loài người tổ tiên bản xứ của các vùng đất có di chỉ khảo cổ hàng chục vạn năm (C-14) là giống Homo Erectus. Giống này ngu hơn Sapiens nhưng nó bị Sapiens ăn thịt hay đồng hoá tạp giống thì chưa có ai biết. Theo chân đám Sapiens bắc tiến mà giới khoa học tạm gọi là chủng Nam Á/hải đảo với đồ đá, đồ đồng thì chúng có mặt hầu khắp trung du, đồng bằng, đầm lầy ven biển (thời đó còn cạn), trong đó có Bắc Bộ và Bắc Trung bộ Việt Nam ngày nay và tiến dần lên phía Bắc vào vùng đất mà nay gọi là Trung Quốc. Sapiens chủng Nam Á/hải đảo gồm nhiều tộc người có làn da ngăm, mắt sáng, vóc dáng ngời ngời, tóc xoăn rễ tre, lấy vỏ cây làm khố, xăm mình, ở nhà sàn, trồng lúa nước. Quá trình xâm cư từ Nam lên Bắc, từ Đông (ven biển) sang Tây theo lưu vực các con sông lớn toả ra, chúng Sapiens Nam Á/hải đảo gặp chủng Sapiens Tây Trung Á vùng sâu vùng xa kéo xuống. Hai chủng này cọ sát, đấu tranh với nhau trên một khu vực rộng lớn bao gồm khu vực được gọi là Trung nguyên, trong hàng nghìn năm. Dần dần, giống Sapiens Tây Trung Á man rợ, hiếu sát, hiếu chiến, hiếu thắng hơn do cuộc sống du cư sâu trong nội địa, lại thuần hoá được ngựa nghẽo và xài đồ sắt đã chiếm ưu thế so với chủng Nam Á hiền lành. Phần cuối của cuộc đấu tranh và thống nhất này mới được ghi trong sử sách TQ khi chữ viết kiểu giáp cốt xuất hiện giai đoạn nhà Thương. Trước đó, lịch sử chỉ là huyền sử truyền miệng. Chiến tranh tương tàn, cưỡng bức chính trị, đồng hoá khiến nhiều cư dân các tộc Nam Á, lai Nam Á bị đẩy về phía Nam sống cùng con cháu các tộc tổ tiên của họ hoặc hoà nhập, tranh cướp đất đai với con cháu các tộc chủng Nam Á đã định cư trước đó. Vậy cái mà dân Hoa Hạ rồi sau đó bắt đầu từ Đông Chu tới Tần Hán gọi Bách Việt hẳn nhiên là các tộc thuộc chủng Nam Á hoặc lai Nam Á, ít gần gũi về mặt chủng tộc với Hoa Hạ so với Nam Á.
    Vậy, tổ tiên người Kinh hiện đại sống quần cư ven biển và thuộc các tộc người chủng Nam Á. Trải qua thời gian, quá trình lai tạp giữa người Kinh nguyên thuỷ với các tộc khác thuộc chủng Nam Á, với các tộc đã bị lai Nam Á/Mông cổ, v.v và v.v với nhiều lý do và thời điểm khác nhau cho ra đời người Kinh hiện đại. Nhắc các bác là Tần Hán khi lập quận Giao Chỉ đã ghi nhận dân Giao chỉ (người Kinh gốc) có ngón chân cái quặp, các ngón khác thì xoè (!!). Buff tôi đồ rằng chẳng bác nào chuyên cãi nhằng trên này có bàn chân kiểu đấy cả. Cái bàn chân như được mô tả đấy có thật là của người Giao chỉ hay ko thì còn cần có hoá thạch kiểm chứng. Trong khi đó, Buff tôi cũng ko lấy làm lạ nếu bác nào đó bảo bọn giặc Ngô mô tả chân người Nam vậy với ý nhục mạ, với ý dân Giao chỉ quái dị, ma di mọi rợ!
  6. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.196
    Đã được thích:
    195

    Xin lỗi bác Old vì dùng từ hơi quá bên trên.
    Những điều bác suy đoán đi quá xa và quá rộng. Nhưng tớ chỉ công nhận tổ tiên người Việt là chủng Nam Á chứ không phải Bách Việt. Vì từ Bách Việt lúc nó sinh ra thì Lạc Việt, Âu Việt...ở Bắc bộ đã định hình, hình thành nền văn hoá và chủng tộc riêng rồi. Lịch sử cũng không ghi nhận có cuộc di dân nào lớn của các sắc dân nam TQ vào VN với lý do dân phía bắc gây chiến, chiếm đất...đủ để có thể nói dân Bách Việt là một phần tổ tiên của người Việt hiện nay. Cho đến bây giờ thì tiếng nói khác, truy về nguồn gốc từ ADN cũng kết luận họ khác và chỉ có thể là con cháu của các sắc dân ĐNA di cư lên và lai tạp.
    Do đó từ "Bách Việt" chỉ là khái niệm sơ đẳng về địa lý của người TQ hơn 2000 năm trước, không có ý nghĩa gì mấy về văn hoá, nhân chủng. Vậy nên xét những vấn đề lớn như tổ tiên của người Việt ở thế kỉ 21 này,mà dùng cái khái niệm lỗi thời ấy thì người khác phản đối là đương nhiên.
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Oái, cậu Mixture dừng tưởng dựa vào mấy dòng trích trên mà bảo người Việt không có liên hệ với Bách Việt nhé.
    Về sách sử, các bài nghiên cứu về Bách Việt đã quá nhiều, không kể xiết, không nêu ở đây, lại cho là lạc đề tài.
    Nói về di truyền:
    Giá trị của di truyền học trong việc truy tầm nguồn gốc dân tộc đã được đánh giá cao về mức độ tin cậy. Di truyền học là một cửa sổ để chúng ta nhìn lại quá khứ của chúng ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu về di truyền học trong người Việt còn cực kỳ khiêm tốn, nếu không muốn nói là không đáng kể. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số bằng chứng, tuy gián tiếp, nhưng cũng đủ để chúng ta có lý do để xem xét lại lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt. Những bằng chứng này là:
    a. Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Ðại học Texas) phân tích 15 đến 30 mẫu ?ovi vệ tinh? DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Ðông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mỹ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu. Bằng một phương pháp phân tích thống kê có tên là ?ophân tích phát sinh chủùng loại? (Phylogenetic analysis)?, một số kết quả đáng ghi nhận như sau: hai nhóm dân có sự khác biệt rõ ràng nhất là Phi châu và các dân không thuộc Phi châu; tất cả các nhóm dân Ðông Nam Á ?otập hợp? thành một nhóm, và nhóm dân có đặc tính di truyền gần họ nhất là người thổ dân Mỹ châu, kế đến là thổ dân Úc châu, và Tân Guinea (Những kết quả này cũng phù hợp với thời gian định cư ở Úc châu (khoảng 60,000 đến 50,000 năm trước đây, và thời gian định cư ở Mỹ châu (từ 30,000 đến 15,000 năm trước đây); các nhóm dân miền nam Trung Quốc phân phối thành ba nhóm, gọi là S1, S2, và S3 (ngoại trừ nhóm S2 là người Hán từ tỉnh Henan, phần còn lại (S1 và S3) gồm các sắc dân trong vùng Yunnan); và các sắc dân miền bắc Trung Quốc phân phối thành hai nhóm, gọi là N1 và N2. Nhóm N1 gồm 6 sắc dân nói tiếng Altaic, một nhóm Hán tộc miền bắc từ tỉnh Yunnan. Nhóm N2 gồm 4 sắc tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời ở miền bắc, trong đó có một sắc tộc từ tỉnh Ninxia [6].
    Từ những phát hiện trên, chúng ta có thể đặt ra một số mô hình để giải thích [7], nhưng mô hình thích hợp với dữ kiện của Giáo sư Chu và đồng nghiệp là các dân tộc miền Bắc Á được tiến hóa từ các dân tộc Ðông Nam Á châu. Các dữ kiện liên quan đến răng, sọ [8,9] cũng nhất quán với mô hình này. Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: ?oTổ tiên của các nhóm dân Ðông Á ngày nay có nguồn gốc từ Ðông Nam Á.? Nói một cách khác, các dữ kiện di truyền học của Giáo sư Chu và đồng nghiệp cho thấy tổ tiên của những người nói tiếng Altaic từ Ðông Á đã di cư vào Á châu từ ngã Ðông Nam chứ không phải từ ngả Trung Á.
    b. Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh DNA, một chất liệu di truyền rất ?onhạy? (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation [10]). Ðể khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Ðông Nam Á của dân tộc Trung Hoa. Nhóm nghiên cứu Mỹ - Trung Quốc phân tích DNA trong nhiễm sắc thể Y [11] trong các nhóm dân Hán (thuộc 22 tỉnh của Trung Quốc), 3 nhóm dân Ðông Bắc Á (Buryat, Ðại Hàn, và Nhật Bản), 5 nhóm dân Ðông Nam Á (Cambốt, Thái Lan, Mã Lai, Batak, và Java), và 12 nhóm dân ngoài Á châu (3 nhóm từ Phi châu, 3 từ Mỹ châu, 2 từ Âu châu, và 4 từ châu Ðại dương). Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ biến thiên đa hình thái (polymorphic variation) trong các nhóm dân Ðông Nam Á cao hơn trong các nhóm dân thuộc vùng Bắc Á. Ðiều này có nghĩa là các sắc dân ở Ðông Nam Á có một quá trình định cư lâu dài hơn là các nhóm dân Bắc Á. Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics), các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Ðông Nam Á [12] vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia [13]. Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Ðông Nam Á [14].
    c. Trong một nghiên cứu trên 103 người ở Hà Nội [15], các nhà nghiên cứu Việt - Pháp phân tích DNA trong hai gien (HLA-DR và DQB1), và so sánh kết quả này với các sắc dân thuộc châu Ðại Dương (Oceania) và Ðông Á. Sau khi ước tính khoảng cách di truyền [16] giữa các sắc dân, các nhà nghiên cứu kết luận rằng cấu trúc di truyền của hai gien này trong người Việt gần với người Thái và người Hoa. Các nhà nghiên cứu này kết luận rằng dữ kiện của họ phù hợp với giả thuyết người Việt có nguồn gốc từ người Trung Hoa và Thái-Nam Dương.
    Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ phần phương pháp nghiên cứu, tôi có lý do để cho rằng kết luận này rất có thể không đúng. Những lý do này là: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ dựa vào hai gien mà thôi (con người có khoảng 35 đến 39 ngàn gien), và với những yếu điểm của mtDNA, các ước đoán về khoảng cách di truyền không ổn định. Thứ hai, ngay cả trong bài báo các nhà nghiên cứu không xây dựng được một cây di truyền nào, và cũng chẳng phân tích phát sinh chủng loại thì không thể phán đoán về chiều hướng di cư hay nguồn gốc dân tộc được.
    d. Khoảng 2 năm sau, các nhà nghiên cứu này lại tiến hành một nghiên cứu khác trên 50 người cũng ở Hà Nội [17], và cũng qua dùng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) họ phân tích 6 ?orestriction enzymes?, và ghi nhận khoảng cách di truyền giữa người Việt và người Hoa rất thấp (chỉ 0.0022), nhưng giữa người Việt và Ấn Ðộ thì tương đối cao hơn (0.0468), có nghĩa là quan hệ giữa giống người Việt và Hoa gần nhau hơn so với quan hệ Việt và Ấn.
    Nghiên cứu này cũng có những yếu điểm như nghiên cứu trình bày phần (c), tức là số lượng gien quá ít (trong trường hợp này chỉ có một gien), và tác giả cũng không tính toán mức độ biến thiên của chỉ số khoảng cách di truyền, nên không thể nào phát biểu khoảng cách giữa Việt - Hoa gần hơn khoảng cách giữa Việt - Ấn. Thực ra, sau khi tính toán lại, tôi thấy hai khoảng cách di truyền (Việt - Hoa và Việt - Ấn) không có sự khác biệt đáng kể (non-significant)!
    e. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 5 gien trong nhiễm sắc thể Y trong hai nhóm dân: Bắc Á (Bắc Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, và Mông Cổ), và Nam Á (Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái, và Việt Nam) cho thấy người Việt gần với các nhóm dân Bắc Á (nhất là Hàn Quốc) hơn là các nhóm dân Nam Á [18]! Chúng ta biết rằng, qua nghiên cứu của Giáo sư Chu, người Hoa phía Bắc Trung Quốc có cấu trúc di truyền khác với người Hoa phía Nam Trung Quốc. Do đó, phát hiện này quả rất khó giải thích. Càng khó giải thích hơn nữa khi phần lớn những người Việt trong nghiên cứu này là cư dân ở Hà Nội, tức gần miền Nam Trung Quốc.
    f. Trong một nghiên cứu dùng mtDNA, Ballinger và đồng nghiệp [19] ghi nhận rằng chỉ số biến thiên (trong di truyền học gọi là F-value) trong người Việt cao nhất trong các sắc dân vùng Ðông Nam Á. Tuy nhiên, các tác giả kết luận một cách mơ hồ rằng các dữ kiện này cho thấy ?ongười Á châu có nguồn gốc từ nhóm dân Nam Mông? (nguyên văn: ?oThe greatest mtDNA diversity and the highest frequency of mtDNA with HpaI/HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians?).
    Thực ra, các dữ kiện mà tác giả trình bày không cho phép họ kết luận như thế, bởi vì họ chỉ 7 nhóm dân Á châu mà thôi, và cũng chỉ nghiên cứu trên vài mẫu gien rất nhỏ.
    Nhưng qua số liệu của các nhà nghiên cứu này, chúng ta có thể phát biểu rằng trong hai gien mà họ nghiên cứu, người Việt có lẽ là một sắc dân cổ nhất trong vùng Ðông Nam Á.
    Qua các nghiên cứu di truyền dựa vào nhiễm sắc thể Y và mtDNA mà tôi vừa tóm lược và nhận xét, chúng ta có thể rút ra một vài điểm chung như sau:
    Thứ nhất, các nhóm dân Ðông Á có cùng một nguồn gốc chung, đó là tất cả đều xuất phát từ Phi châu. Cũng dựa theo các dữ kiện mới này, các nhà nghiên cứu ước đoán rằng đợt người đầu tiên di cư đến Ðông Nam Á xảy ra vào khoảng 18.000 đến 60.000 năm trước đây, và sau đó từ đây một đợt di cư về phía Bắc. Một đợt khác cũng từ Ðông Nam Á di cư sang các quần đảo Thái Bình Dương qua ngả Mã Lai Á ngày nay. Tất nhiên, đây chỉ là ?ocâu chuyện? mới được phát họa, nhiều chi tiết vẫn còn trong vòng nghiên cứu thêm.
    Thứ hai, vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt vẫn còn là một bí mật chưa được khai thác. Tất cả các nghiên cứu qui mô của đều không có dữ kiện gien của người Việt. Ngược lại những nghiên cứu có dữ kiện của người Việt thì lại chưa được tiến hành có hệ thống và qui mô, nếu không muốn nói là còn rất hạn chế. Vì thế, các nghiên cứu gần đây hoàn toàn không cho phép chúng ta phát biểu gì về nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt như có người đặt giả thuyết.
    Thứ ba, những kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho chúng ta để phát biểu một giả thuyết mới, rằng người Hoa ngày nay có thể xuất phát từ phía Nam, mà cụ thể hơn là Ðông Nam Á; và có bằng chứng [tuy chưa đầy đủ] cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Ðông Nam Á; cho nên có thể người Việt cũng có thể chính là tổ tiên của người Hoa ngày nay, nhất là các sắc dân ở miền Nam Trung Quốc. Cố nhiên, đó chỉ là một giả thuyết cần được thử nghiệm.
    Do đó, vấn đề quan trọng trước mắt là cần xác định mối liên hệ di truyền (genetic relationships) giữa các nhóm dân trong vùng Ðông Nam Á (và Việt Nam), các nhóm dân miền Nam và Bắc Trung Quốc, cũng như các nhóm dân thuộc Nam Ðảo, Polynesians, v.v... Với những kết quả này cộng với các dữ kiện trình bày trong kho tàng khảo cổ và nhân chủng học cũng như trong cuốn ?oEden in the East? chúng ta sẽ có một phối cảnh rõ ràng hơn về quá khứ. Hiện nay, chúng tôi đang xúc tiến một nghiên cứu di truyền học và cộng tác với các nhà nghiên cứu khác trên thế giới để nhằm tìm một câu trả lời cho vấn đề này. Chúng tôi dự tính sẽ thu thập và phân tích dữ kiện di truyền (chủ yếu qua phân tích DNA với khoảng 50 gien và các nhiễm sắc thể Y) trong khoảng 200 đến 300 người Việt, và sẽ dùng kết quả này để so sánh với các dân tộc khác trong vùng Ðông Nam Á cũng như người Hoa để xác định xu hướng di cư của các nhóm dân này. Chúng tôi sẽ dùng những dữ kiện DNA để tiến hành một phân tích phát sinh chủùng loại nhằm thử giả thuyết giả thuyết ?oBắc tiến? (người Hoa có nguồn gốc từ phương Nam) hay ?oNam tiến? (người phương Nam xuất phát từ người Hoa). Hy vọng trong tương lai, chúng tôi sẽ có các dữ kiện di truyền học để đi đến một so sánh có ý nghĩa và có thể phát biểu một cách có cơ sở khoa học hơn.
    Nguồn gốc con người hiện đại, mà đặc biệt là nguồn gốc dân tộc Việt, là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học ?onóng?, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, với sự tiến bộ phi thường về khoa học di truyền và công nghệ sinh học trong khoảng mười năm qua, chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu quá trình lịch sử di truyền của người Việt chúng ta sẽ đem lại nhiều kết quả thích thú và làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc tổ tiên của chúng ta.

    Link: http://edu.net.vn/forums/t/12594.aspx
    Theo đó, người châu Phi di cư đến Đông Nam Á, là người da ngăm đen, tóc xoăn, gọi là người Đông Nam Á cổ. Lúc đó là thời đồ đá, sông theo từng thị tộc, bộ lạc. Vào thời kỳ băng tan, người Đông Nam Á lên phía Bắc, đó là Trung Quốc, tại vùng nam Trung Quốc, Đông Nam Á cổ này lại chung đụng với nguời Á da trắng, tóc thẳng, mà sau này người Trung Quốc gọi là Bách Việt.
    Người Hoà Bình là người có da ngăm đen, tóc xoăn. Đến thời người Đông Sơn đã khác hẳn, da đã bớt đen và tóc đã bớt xoăn Cậu Mixture nói đi, đây là người thuộc chủng gì? Là người lai giữa Đông Nam Á cổ tóc xoăn, da ngăm đen và người Bách Việt có lai Á.
    So với di chỉ Hòa Bình thì di chỉ Đông Sơn tìm được rất nhiều, tập trung nhiều nhất ở Bắc Việt Nam nhưng có mặt rãi rác khắp Việt Nam, Đông Nam Á, Nam Trung quốc.Nhiều xưong sọ và hài cốt đã được tìm thấy còn nguyên vẹn chưa bị mũn nát, nhất là trong các thuyền mộ táng.Trong bài tổng hợp nghiên cứu các xương sọ (11), người Đông Sơn là chuyển tiếp hổn hợp của chủng Australoid đen và chủng nam Mongoloid, trong quá trình giảm đen. Đặc biệt trong các xương tìm được, có các xương sọ thuần Australoid nhưng không có sọ nào là thuần chủng nam Mogoloid.
    Link: http://www.vietecology.org/Template.aspx?item=18&page=3
    Cậu nhìn xem màu da, hình dạng người Việt hiện nay, so sánh với người Đông Nam Á cổ là người thổ dân châu Úc và các bộ lach thổ dân còn sót lại từ thời xưa ở Indonesia, Philippin, Malaysia, Đài Loan... và người nam Trung Quốc, Thái Lan (gốc Bách Việt) xem?
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Điều này chỉ khẳng định thêm sức sống, văn hóa, và nhất là ngôn ngữ của 1 dân tộc như dân tộc VN. Tiếng Việt đã không mất qua hàng nghìn năm bắc thuộc đã chứng tỏ nó cơ bản và có nguồn gốc mang tính bản địa.
    Bạn nói về vấn đề xăm mình thời Trần thì khác nào 1 cái mốt du nhập vào. Vấn đề là tại sao hàng nghìn năm trước họ không khắc hình con rồng trên mặt trống đồng !?
    Ô hay ! Thế ta chẳng đang bàn về "nguồn gốc" hay sao ?
  9. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Rồng ngày xưa là con cá sấu, cá sấu là con Giao Long, trên trống đồng hay thạp đồng gì đấy có con cá sấu ...
    Vùng đất có nhiều con giao long gọi là Giao chỉ
    Nguồn: đọc từ sách nào đấy, quên rồi!
  10. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.196
    Đã được thích:
    195
    Bác dựa vào ý nào trong bài trên mà cho rằng người Việt có liên hệ với Bách Việt Nam Trung Quốc ? Không có một bằng chứng gen nào bên trên cho thấy người Việt gần gũi người Nam Trung Quốc hơn là bắc Trung Quốc, Hàn Quốc... cả. Xếp theo nhóm để so sánh thì tất nhiên là người Việt gần với người TQ hơn là Ấn Độ rồi, bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng người Đông Á có nguồn gốc từ sắc dân Nam Á di cư lên qua ngả ĐNA và lai tạp, do đó dễ hiểu khi thấy gen cả họ gần gũi với tổ tiên ở ĐNA hơn là Ấn Độ.
    Việc tẩy màu trong các sắc dân ĐNA có thể giải thích một phần là tự biến đổi gen, hoặc có thể miễn cưỡng cho rằng do lai với chủng Mongoloid phía bắc. Nhưng như vậy người Việt cũng chẳng gần gũi người Nam TQ hơn là người Bắc TQ chút nào, các nghiên cứu về gen bài trên cũng chỉ ra điều đó.
    Tóm lại về gen, có nghiên cứu xác định người Việt là chủng người cổ ở ĐNA, vài nghiên cứu nhỏ cho thấy họ gần gũi với người bắc TQ, Hàn Quốc , nhưng không có bằng chứng nào cho thấy người Việt gần gũi nhất đối với người Nam TQ mà có thể nói Bách Việt có liên quan với người Việt bắc bộ.
    Các nghiên cứu VH ở topic bên kia bác cũng chả đưa ra được cái gì mới, nên không nhắc lại là đúng.
    Được mixture sửa chữa / chuyển vào 20:41 ngày 16/05/2008

Chia sẻ trang này