1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nha Trang - điểm hẹn

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi zesman, 28/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Nha Trang - điểm hẹn

    Tôi đã xem qua Mục lục của box Du lịch vằ thấy rằng những bài viết về Nha Trang - Khánh Hòa còn quá ít. Mọi người đều biết Nha Trang là một trung tâm du lịch của cả nước. Nhắc đến Nha Trang, người ta thường nhắc ngay đến biển. Nhưng tất cả không chỉ có vậy. Thực sự, Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung còn có rất nhiều thứ làm nên địa danh nổi tiếng này. Tôi mở topic này để giới thiệu với mọi người về Nha Trang - Khánh Hòa, mảnh đất nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

    Những bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn, đặc biệt là những bài viết được các thành viên của box Nha Trang Club -NTC tổng hợp và sưu tầm. Mong mọi người ủng hộ
  2. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn whitesharknt tại Đăng tải Thông Tin và Bài Viết về : Thành Phố Nha Trang Tỉnh Khánh Hoà, Welcome to Nha trang city, the famour tourist place of Việt Nam. BẠN ĐÃ ĐẾN THÁC GIANG BAY - KHÁNH HÒA CHƯA ???????.
    Sơ lược về Khánh Hoà
    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:Là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, bắc giáp Phú Yên, nam giáp Ninh Thuận, tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng; Khánh Hòa có quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực đông của đất nước. Khánh Hòa cách Hà Nội 1280km, cách Đà Nẵng 535km về phía bắc và thành phố Hồ Chí Minh 48km về phía Nam.
     
    DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐDiện tích tự nhiên: 5.197 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên của hơn 200 đảo, quần đảo: trên 600 km2Dân số: 1.054.658 người, trong đó:Thành thị: 400.942 ngườINông thôn: 653.716 ngườILực lượng lao động: 46,6 % dân số.Mật độ dân số : 203 người/ km2Tỷ lệ tăng dân số: 1,8 %/ năm(Số liệu năm 2000)
    HÀNH CHÍNHKhánh Hoà có sáu huyện là Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa; cùng thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Nha Trang, Khánh Hòa có hai huyện miền núi là Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và một huyện đảo là Trường Sa Khánh Hoà có 136 đơn vị hành chính cấp xã - phường-thị trấn.
    KHÍ HẬUNhiệt độ trung bình hàng năm: 26,7oCGiờ nắng hàng năm: 2.380 giờLượng mưa trung bình hàng năm: 1.745 mm.Mùa mưa tập trung trong 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm ), với hơn 75% tổng lượng mưa cả năm. Riêng khu vực thành phố Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài 2 tháng thuận lợi cho mùa du lịch dài ngày và có thể tổ chức du lịch quanh năm.Độ ẩm tương đối: 80,5 %Riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha trang 30km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và SaPa.
    CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC ANH EMCó 32 dân tộc chung sống trên địa bàn tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3%, dân tộc Ra-glay 3,4%, dân tộc Hoa 0,86%, dân tộc Cơ ho 0,34%, Eđê 0,25%

  3. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp bài của các bạn traitimrong, whitesharkntHANAMI.
    Lịch sử Nha Trang, Khánh Hoà
    Ngược dòng thời gian trước 1653, Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa rất đáng được nâng niu và trân trọng.Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở đây. Từ đầu thế kỷ này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của "nền nông nghiệp dùng cuốc" tại Hòn Tre trong vịnh Nha Trang. Sang thời đại kim khí, ở Khánh Hòa đã phát hiện nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại khoảng 4.000 năm cách ngày nay và có trước nền văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của nền văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Tp. Nha Trang), Ninh Thân, Hòn Thị (huyện Ninh Hòa), Hòa Diêm (thị xã Cam Ranh)... Việc phát hiện ra bộ bàn đá Khánh Sơn vào tháng 2-1979 trong địa bàn cư trú của dân tộc Raglai, cho thấy lớp cư dân chủ nhân của bộ bàn đá này sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên.Năm 1653 là sự kiện lịch sử gắn liền với tên tuổi Cai cơ Hùng Lộc Hầu dưới thời chúa Nguyễn - người đã có công lao lớn đưa vùng vùng đất này hòa nhập vào lãnh thổ Việt Nam thống nhất hôm nay. Ông cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho quá trình dựng nước và giữ nước trên mảnh đất quê hương Khánh Hòa, bắt đầu từ khi thành lập hai phủ Thái Khang và Diên NinhTừ nửa cuối thế kỷ XVII, dưới thời các Chúa Nguyễn, những thế hệ người Việt, người Chăm và cả người Hoa trong quá trình cộng cư đã cùng nhau chung sức xây dựng mảnh đất này ngày thêm giàu đẹp, làm tiền đề cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc về phía Nam. Hệ thống đình, chùa, miếu, mạo khắp các thôn làng ở Khánh Hòa được xây dựng từ rất sớm vẫn còn lưu giữ để thờ cúng, tôn vinh những vị tiền hiền, hậu hiền đã có công khai khẩn, lập ấp, giúp nhân dân ổn định làm ăn, sinh sống là một đạo lý cao quý của dân tộc với truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Hệ thống "nhà thờ họ" là biểu hiện tịnh cách, tâm hồn và niềm tự hào của mỗi người, mỗi dân tộc luôn hướng về cội nguồn quê cha đất tổ, từ đó xác định trách nhiệm cùng nhau gìn giữ thanh danh truyền thống cho gia đình, dòng họ. Các thế hệ cha ông luôn giáo dục con cháu làm điều thiện, tránh điều ác, làm rạng rỡ cho xứ sở, quê hương, kẻ hậu sinh luôn tôn kính công đức của các bậc tiền nhân, đã góp phần giáo dục con người làm điều hay lẽ phải. Truyền thống ấy đang được các thế hệ hôm nay tiếp nối trong việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
  4. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp bài viết của bạn traitimrong, whitesharknt, [nick]HÂNMI[/nick]
    Lịch sử Nha Trang - Khánh Hoà
    Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là "Ya Trang" (có nghĩa là "sông Lau", tên người Chăm xưa gọi sông Cái Nha Trang).GọI như vậy là do ngày xưa dọc hai bờ sông Nha Trang lau sậy mọc um tùm , hoa bông lau nở trắng xoá 1 vùng . Dân Nha Trang thường truyền tụng 1 câu thơ cổ vịnh Nha Trang :Lưỡng ngạn vi lô trường đáo hài Tứ biên hoàng diệp lục vi thu dịch : Trắng lợp đôi bờ lau tớI biển Vàng bay bốn phía lá gieo thu  Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất: Nha Trang là địa danh của người Việt gọi vùng đất thuộc chủ quyền của mình từ năm 1653. Hơn 3 thế kỷ, trải qua nhiều biến động lịch sử, TP. Nha Trang hiện nay là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
    Về địa danh "Nha Trang", trong "Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư", tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang)(1). Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ XVII mang tên "Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ" cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang)(2). Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh này.
    Trong thư từ của các giáo sĩ châu Âu đến truyền đạo ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVIII, lần đầu tiên ta thấy địa danh "Nha Trang" được ghi lại bằng mẫu tự La tinh. Chẳng hạn trong lá thư đề ngày 31-5-1715 của giám mục người Pháp Marin gửi cho Giám đốc chủng viện kể lại một vụ đắm tàu của người Hà Lan tại vùng đảo Hoàng Sa, tác giả có nhắc đến một địa danh nguyên văn như sau: "Un port nommé NHATLANG" (một cửa biển tên Nha Trang)(3). Trong một lá thư khác đề ngày 16-10-1718 ông lại viết: "le canton de NHATLANG" (tổng Nha Trang)(4). Điều đáng chú ý ở đây là cách ghi âm NHA TRANG bằng NHATLANG. Thật vậy, về mặt ngữ âm, tiếng Việt ở thế kỷ XVI, XVII có một số tổ hợp phụ âm đầu như BL, ML, TL? về sau này không còn nữa mà biến thành một số phụ âm khác, ví dụ TL sau này biến thành TR ("Từ điển Annam - Lusitan - Latinh" của Alexandre de Rhodes xuất bản lần đầu năm 1651 có các từ TLĂM = TRĂM, TLÂU = TRÂU, TLÊN = TRÊN?)(5).
    Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ của thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30-8-1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain)(6). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.
    Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện? đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).
    Đến Nghị định ngày 7-5-1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune)(7). Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.
    Ngày 27-1-1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
    Ngày 22-10-1970, Sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Sài Gòn lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.
    Tiếp đó, Nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5-6-1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22-8-1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3-9-1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Nọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.
    Ngày 2-4-1975, Nha Trang - Khánh Hòa hoàn toàn giải phóng. Ngày 6-4-1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.
    Tháng 9-1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.
    Ngày 30-3-1977, theo Quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh. Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào TP. Nha Trang.
    Quyết định số 54-BT ngày 27-3-1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc TP. Nha Trang.Ngày 1-7-1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.Ngày 22-4-1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/1999 công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại 2.
    Địa giới hành chính TP. Nha Trang hiện nay: Bắc giáp huyện Ninh Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp huyện Diên Khánh, đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên: 251km2; Dân số: 337.803 người (tính đến 31-12-2000); Mật độ dân số: 1.346 người/km2 (cao nhất tỉnh)(8); Gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phường nội thành là: Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hải, Lộc Thọ, Tân Lập, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phước Long (thành lập tháng 11-1998), Vĩnh Hòa (thành lập tháng 4-2002), và 8 xã ngoại thành là: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng. Từ năm 1998 đến nay, do tốc độ phát triển đô thị gia tăng, nhiều khu quy hoạch mới đã được hình thành như: khu dân cư Hòn Rớ, khu dân cư Bắc Việt, Thánh Gia, Đường Đệ, khu Nam Hòn Khô?
    Hiện nay tạI Nha Trang có bia cổ nhất Đông Nam Á , niên đạI 192 gọI là bia Võ Cạnh vì ở làng Võ Cạnh thành phố Nha Trang .
    Thành phố Nha Trang nằm gọn trong lòng 1 thung lũng trước núi và ven biển . Bắc và Nam Nha Trang được giớI hạn bởI những dãy núi cao , vớI những đỉnh núi cao đạt 700-900 m .Thành phố trảI dài dọc theo bờ biển , trước mặt là biển Đông mênh mông , vớI 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm rảI rác xa gần , trong đó có đảo Hòn Tre lớn nhất vớI diện tích 36km2 , đứng sừng sững ?" 1 yếu tố góp phần tạo dựng 1 điều kiện khí hậu tuyệt vờI cho Nha Trang . Phía Tây thành phố là tuyến Quốc lộ 1 nốI Nha Trang vớI thành Diên KHánh ?" 1 vùng đồng bằng giữa núi vớI diện tích không lớn song cực kì trù phú của KHánh Hòa , nơi cung cấp trái cây , rau quả hoa cho thành phố Nha Trang . Các điều kiện tự nhiên trên góp phần tạo lập 1 cách cũng rất tự nhiên cho Nha Trang 1 khung cảnh trờI mây non nước kì thú , vớI 1 điều kiện khí hậu tuyệt vờI hiếm thấy ở 1 nơi nào khác .
  5. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Mình xin lỗi vì đã không có tìm hiểu kỹ quy định Box du hí. Trước khi thực hiện loạt bài này, mình cũng đã có suy nghĩ là chỉ đưa đường link. Lúc đó mình tự đặt mình vào hoàn cảnh người đọc bài để xem nên đưa link hay làm công việc sao chép đơn thuần. Mình nhận thấy sẽ phiền phức cho người theo dõi khi gặp quá nhiều link, không tiện theo dõi vì cứ mỗi link là một cửa sổ đối với IE hay mỗi Tab với Mozilla hay FF chẳng hạn. Vì vậy, mình quyết định thực hiện kiểu làm trên. Mình dự định cung cấp những thông tin du lịch tại đây vì đây là box Du lịch. Tại Box NTC đã nhiều lần có nhiều bạn có ý định đến du lịch NT đã đặt các câu hỏi như nên đi đâu, có thể ở nơi nào, ăn uống ra sao..... Đây mới là mục đích chính của mình. Tuy nhiên, để các bài viết dễ theo dõi, mình bắt đầu từ những bài giới thiệu khô khan, mang đầy tính chính trị như thế này làm tiền đề, mở rộng từ từ đến các câu chuyện liên quan đến ăn chơi, du hí.
    Mình xin cảm ơn bạn [nick]Toel[/nick] đã góp ý cho mình. Mình xin khi nhận và sẽ điều chỉnh bài viết phù hợp với yêu cầu của box Du Hí.

Chia sẻ trang này