1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà Triết Học, Nhà Tư Tưởng Việt Nam?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi HonViet24/24, 14/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    đồng ý. để được gọi là triết gia, anh phải có một hệ thống triết luận xây dựng trên các vấn đề Triết Học, có giá trị nhất định (giá trị đó được thẩm định bằng một thời lượng và quá trình tương tác nhất đinh)...

    những nhân vật VN như PCT, BG...có thể họ thừa sức trở thành một triết gia nhưng họ đã không làm như vậy. có thể gọi họ là những tư tưởng gia (nếu muốn). (trường hợp BG, PCT có khác biệt, các tác phẩm của ông có hẳn một mạch tưởng tuy nhiên các ông đã không để tác phẩm của mình và chính minh rơi vào hố thẳm triết học mà muốn nó sống như là một thi phẩm hơn.
  2. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ vậy. Nhà tư tưởng liên quan đến một nền văn hoá, còn triết gia gắn với một nền văn minh hơn.
    Nếu theo ý hiểu của đa số mọi ngwời thì Tư Tưởng Gia mang ý nghĩa chung nhất, sau đó tuỳ theo lối viết (luận văn, thơ ca, tiểu thuyết...) mà mới có các tên cụ thể là Triết gia, Thi sĩ, Tiểu thuyết gia...
    Sở dĩ em nhấn mạnh đến lối viết trong việc xác định ý nghĩa của các danh từ trên là do ảnh hưởng của cuốn "Độ không của lói viết" của Roland Barthes. Nếu có điều kiện thì các bác tham khảo thêm...
  3. dzungah

    dzungah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    bạn vetlantram , ko phải là tôi có ác cảm gì với bạn nhưng nói thật rất có ác cảm với ngôn từ mà bạn sử dụng
    ( Lại ) xin hỏi bạn , thế nào là hố thẳm triết học
  4. pvloc90

    pvloc90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Người có hiểu biết và có suy nghĩ ủng hộ hay phản đối 1 học thuyết triết học nào đó, đưa đến chỗ sử dụng những triết thuyết đó trong công việc của mình thì chưa phải là triết gia.
    Triết gia phải là người nghiên cứu, khảo cứu triết học và đưa ra một hệ thống hay dù chỉ một ý tưởng mới về triết học.
    Chưa biết nhiều về Trần Đức Thảo, nhưng cá nhân em thấy Bác Hồ chưa phải là triết gia, Bác chỉ là nhà tư tưởng vô sản, khi vận dụng thành công CN Marx-Lenin vào Việt Nam. Rõ ràng là trong triết học, Bác chưa có nhiều nghiên cứu sâu. Tư tưởng của Bác tập trung nhiều về chính trị, đạo đức học...
    Nhưng xét cho cùng thì triết học là tài sản chung của nhân loại, lớp trước làm tiền đề cho lớp sau. Thế thì cần gì phải bới lông tìm vết, phải lùng cho được ở Việt Nam một triết gia? Chả lẽ để vênh với đời chắc?
    Marx là người Đức, nhưng di sản của Marx, là của nhân loại, người Việt Nam hay người Đức, đều có thể tự hào.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Người có trí tuệ lớn như bác thật cũng chẳng khó để làm một triết gia. Song ở hoàn cảnh của Bác, của đất nước lúc bấy giờ, cái quan tâm và choán hết tư tưởng của Bác là vận mệnh của nước nhà, vận mệnh của dân cần lao. Bác đi tìm đường để giải quyết tận gốc cái vấn đề ấy cũng có thể nói là đã mang tính tư tưởng và triết học rồi.
  6. Tot_Nhap_Cung

    Tot_Nhap_Cung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Nhà triết học VN: chưa ccó
    Nhà tư tưởngg VN: Hồ Chí Minnh
    vì đã có tư tưởng HCM
  7. muc_tu

    muc_tu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Trùi Bác này đọc từ Tuệ trung thượng sỹ cho đến Phạm công thiện à? quá ổn thế thì chắc bác cũng đọc Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục rùi nhỉ? đọc bộ sách đó xong sẽ trả lời được câu hỏi của chủ đề này ngon lành luôn.
    Tôi thêm một người nữa vào danh sách này đó là Linh mục Kim Định, chắc hẳn mọi người biết về cụ. Một linh mục nhưng viết về Nho học thì số zách.
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Bác này nhảm năng...
    SỰ thật hồi còn đi học tớ đọc Tư tưởng HCM xong thấy chẳng có gì là của HCM cả ...
    Sự thật nó thế bác ạh....
    hhv
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Tôi thêm một người nữa vào danh sách này đó là Linh mục Kim Định

    [/quote]
    vàng:
    Điều này chỉ đúng với Socrates, chứ không đúng với Platon.
    Luận Ngữ của Khổng Tử không phải do Không Tử chấp bút, mà là những đối thoại được các học trò tập hợp lại. Nhưng chỉ cần Luận Ngữ đã đủ làm nên một Khổng Tử - tư tưởng gia rồi, chưa cần những tác phẩm khác.
    Cho nên đánh giá một triết gia không cứ là phải có tiểu luận, nghiên cứu được triết gia đó ghi lại lên giấy.
    Trong toán học TK20 cũng tương tự, có vị cả đời không viết sách. Nhưng những kết quả nghiên cứu của ông lại được ông dạy trực tiếp theo chuyên đề cho sinh viên, và họ đã tập hợp lại để in thành sách, người ta thấy đó là một lý thuyết mới, và đương nhiên ông là một nhà toán học lớn.
    đậm: Tôi thích giáo sư Kim Định
  10. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    tham khảo chơi
    một thời đã xa...
    http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u155bvnson.html
    thiết nghĩ chỉ cần đọc, nghĩ với thái độ như BVNS về Kant, Hegel... thì cũng đã là đáng kính rồi.. (xem them các bản dịch và chú giải về Phê phán Lý tính Thuần tuý , Kant và Hiện Tượng học tinh thần, Hegel)
    "Triết lý, đó là đời sống trong băng lạnh và trên núi cao" Nietzsche.

Chia sẻ trang này