1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn Bảo Ninh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cuoihaymeu, 21/08/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ohno!

    ohno! Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2001
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng rất thích "thân phận tình yêu" của Bảo Ninh. Trong kiệt tác này có hai cái rất đáng xem: đó là "chiến tranh" và "tình yêu". Một trong những truyện về đề tài chiến tranh hay nhất và một trong những chuyện tình đẹp nhất (mặc dù tôi không thích cái đoạn kết của cuộc tình này lắm). Đọc xong cuốn này tôi mới hiểu thế nào là chiến tranh (dưới con mắt của một người lính có khát vọng mãnh liệt vào cuộc sống và tình yêu)
    mấy lời mộc mạc cùng các bác.
  2. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    "Thân phận tình yêu" (hay "Nỗi buồn chiến tranh") bị đình bản có một nguyên nhân là "phê phán chiến tranh nói chung, không phân biệt chiến tranh chính nghĩa hay chiến tranh phi nghĩa". Đấy là tớ nghe được như vậy.
    Đọc Bảo Ninh cảm thấy ông viết về chiến tranh một cách ghê gớm. Có những đoạn viết về linh cảm của người lính rất hay. Nếu chưa từng là lính chắc không thể viết được như thế.
    Hồi tớ ở VN, có ý định tìm đọc, nhưng ở thư viện quốc gia mục này luôn bị ghi là "đã mượn hết". Một cô bạn học trường báo chí, quả quyết rằng quyển sách như thế có thể tìm được ở thư viện của trường. Vài ngày sau tru tréo "không biết quyển sách đấy có vấn đề gì mà ai cũng hỏi mượn, đã bị mượn mất tiêu từ lâu rồi". Tình cờ kiếm được quyển này trong một cửa hàng cho thuê ở Thanh Xuân, trông bề ngoài rất giống một quyển truyện chưởng
    Còn "Cơ hội của chúa" tớ cũng thích. Mặc dù khi đọc cũng cảm thấy có gì không ổn về cách viết, hình như do tác giả hơi lên gân một tý, chưa được chuyên nghiệp lắm. Sau khi nó ra đời một lô bài mắng mỏ xuất hiện trên các báo, nhiều bài đòi cấm. Ông bố cô bạn gái bèn viết một bài ủng hộ, xong cười khà khà "may mà nhờ có bài đó, làm cho ý kiến có khen có chê, không thì CHCH cũng đến theo đuôi NBCT mất" Nói chung tạo một dư luận không xấu trên báo chí là điều nên làm (giống như với TTVN vậy )
    Được sửa chữa bởi - rookie vào 07/12/2001 16:27
  3. linly

    linly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Em cung thich quyen "Noi Buon Chien Tranh" cua Bao Ninh. Nghe cac bac phan tich binh luan hay qua chang dam ban them vao nua. Em co quyen nay nhung bang tieng Anh, neu cac bac co nhu cau em co the scan roi post len dan dan, chi so ton cho trong server thoi. Neu cac bac co nhu cau thi len tieng nhe. Em bi gio thi xong roi dang doi ngay ve nha thui nen cung roi rai lam.
    - The da bac nao da doc "Nguoc Dong Nuoc Lu" cua Ma Van Khang chua? Truyen nay em cung thay hay lam. Co ve khap khieng nhung em thay nhu kieu Truyen Kieu hien dai y. Tiec la em chua duoc doc ban tieng Viet ma tieng Anh cua em thi cu chuoi nen chac cung khong cam nhan het duoc cai hay cua no.
  4. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Em kỳ sau sẽ học Southeast Asian Culture. Một trong những cuốn sách mà em sẽ phải đọc là NBCT và cuốn khác là "Những thiên đường mù" của DTH.
    Em có may mắn đã được đọc cả bản tiếng Anh và tiếng Việt của NBCT rồi, chưa được đọc bản tiếng Việt của NT**.
    Cảm ơn các bác đã viết những dòng thật tuyệt vời về cuốn NBCT, có nhiều khi em tưởng đã hiểu cuốn sách lắm rồi nhưng suy đi nghĩ lại lại thấy mình chưa hiểu. Có lẽ tại mình sinh trong thời bình, sống ngoài thời chiến nên không hiểu được hết những hoài niệm, những tình cảm của người viết.
    Có ai đã đọc NT** rồi? Mọi người nghĩ sao?
    "Cơ hội của chúa" em chưa được đọc, nhưng thấy người chê nhiều hơn là người khen. Nhưng ở VN mình có một cái tệ thế này, cuốn nào càng hay thì càng bị chê nhiều, đúng không ạ? Xmas này em phải lo kiếm cuốn này để đọc mới được. NVH em có được gặp rồi, bác này là người theo Đạo, thấy bác Despi viết là bác này viết cuốn CHCC bị ảnh hưởng bởi Đạo giáo và Nho giáo nên em cũng thấy hơi lạ.
    Ở bên diễn đàn Thăng Long cũng có một thread viết về văn học thế này, nhưng mà không được hiền hoà như các bác đâu, toàn là chửi nhau thôi. Cũng có nói về NBCT, NT** và cả "Chuyện kể năm 2000" nữa, các bác có hứng thì qua ngó một chút nhé.
    http://www.tathy.com/thanglong/topic.asp?whichpage=4&TOPIC_ID=1469&FORUM_ID=9&CAT_ID=1&pollresults=0&Forum_Title=V%C4%83n+ch%C6%B0%C6%A1ng%2C+thi+ph%C3%BA&Topic_Title=v%C4%83n+h%E1%BB%8Dc+Vi%E1%BB%87t+Nam
    Cảm ơn các bác, nhất là bác Despi về những bài viết trong thread này.
    BE YOUR SELF AS THOSE WHO MATTER DONT CARE AND THOSE WHO CARE DONT MATTER
  5. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    "Những thiên đường mù" không chính xác lắm, ít ra là những đoạn tả về nước Nga. Một dẫn chứng hiển nhiên tớ có thể kiểm chứng là ngay đầu cuốn truyện, DTH miêu tả thành phố Kiev, người VN ở đó và ký túc xá trường ĐHBK Kiev, chính là trường tớ đã học một thời gian dài. DTH phóng bút với con mắt của người chỉ ghé qua nước Nga và nghe kể về nó, chứ không phải với con mắt nhân vật Hằng, là người sống và làm việc ở nước Nga. Đoạn ở Matxcơva cũng thế, hơi cường điệu về những sinh viên ở đó. Nhưng cũng có thể, trong văn học thì phải "điển hình"
    "Chuyện kể y2k" thì xúc động. Các bác đừng nghĩ là ở VN không thể đọc được những truyện trên, đầy ra đấy. Những quyển như "Chiều chiều" của Tô Hoài, "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, "Chuyện kể y2k", truyện DTH, "Cơ hội của chúa", "Chân dung và đối thoại"... ai quan tâm đến văn học là tìm được ngay, khỏi cần scan ra đâu.
    <rookie>
    Only two things are infinite, the universe and the human stupi***y. And I'm not sure about the former. (Albert Einstein)
    </rookie>
  6. linly

    linly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Hi hi the thi tot do ton cho cua server va cung do ton thoi gian. Voi lai doc van dich chac chan la khong the bang doc nguyen ban duoc.
    Con ve chuyen "NTDM" em thay nhieu nguoi tam dac lam day chu. Em thi khong biet doan ta ben Nga the nao nhung phu huynh cua em noi cai doan ta thoi cai cach ruong dat va thoi bao cap thi khong the che duoc DTH. Su au tri, ngu dot, su tho o, hen ha cua con nguoi moi kinh khung lam sao. Nguoi ta che day nhung han thu ca nhan, nhung su nho mon, tan ac cua minh bang du nhung thu -isms ma ban than ho chac cung chang hieu la cai quai gi ca. Cai gia dinh cua ong cau Hang y, that la khong the me noi. Nghe thi co ve cai luong nhung dung la bao nhieu gia dinh tan nat, bao nhieu so phan bi dap vui va hau qua thi con den tan bay gio. Em cam thay cuoc doi that la bat cong doi voi nhan vat Hang. Khong nhung the Hang con bi giang xe giua hai nguoi than yeu duy nhat con lai cua minh. Ma cac bac biet khong, tui hoc cung lop history of Vietnam voi em cu thac mac, chung no khong hieu duoc cai quan he trong gia dinh, cai tinh yeu nhu kieu mu quang cua ca aunt Tam doi voi cha cua Hang va me Hang doi voi uncle Chinh va ca doi voi Hang nua. Bon no cu thac mac tai sao yeu thuong den the ma lai khong lam cho nguoi do duoc hanh phuc :). Em cung khong biet giai thich voi chung no the nao ca vi thuc ra em cung chang hieu may :). Ma cung buon cuoi hoc lich su ma bon em phai doc nhieu tieu thuyet lam cac bac a, chang giong hoc su o nha teo nao.
  7. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Bài phê bình đăng trên báo Nhân Dân của nhà thơ - nhà phê bình - nhà... Trần Mạnh Hảo. Tác giả của Phê bình và Phản Phê Bình
    Tiểu thuyết "Cơ hội của Chúa" của Nguyễn Việt Hà dày 466 trang được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1999 không hiểu vì sao được một số người ra sức tán dương khi nội dung xã hội mà nó phản ánh theo kiểu: "Bây giờ nhan nhản những con điếm bỏ nghề quay sang răn dạy tiết hạnh, những thằng lưu manh chộp giật bằng cấp xoay sang làm sếp" (347)? "Một xã hội trí thức" suy đồi, vô đạo đức, tha hóa tột độ, đê tiện tột độ, vong thân tột độ nhưng được khoác mặt nạ triết nhân, sự thối rữa tâm hồn, nhân cách được xức nước hoa sang trọng của kẻ có học chính là sân chơi nơi "Cơ hội của Chúa". Ðây là cảnh sinh hoạt của Tâm, một trí thức lưu manh, trùm buôn lậu ở Ðức: "Chúng tôi bảy người ba két bia, năm chai rượu... và ba đứa con gái ,hai Việt một đầm. Tôi ít khi ngủ với bọn Tây và nếu có thì phải thật đẹp..."..."Con bé đầm đã say nhất quyết đòi ********, hai tay nó dính chặt quanh cổ, tôi kéo váy nó phát mạnh vào cái mông trần nó vẫn không buông. Thôi đành thua" (286, 291). Ðó là Nhã, một phụ nữ trí thức chửa hoang, hận đời làm giàu bằng buôn lậu, vừa đọc kinh Thánh, kinh Phật, luận bàn triết học, vừa trắng trợn tự bạch: "Tôi nhắc nhiều về Barker vì đơn giản đó là người đàn ông duy nhất tôi chấp nhận ngủ qua đêm, ngoài Lâm" (238). Ðó là Hoàng - nhân vật trung tâm của tiểu thuyết, một tín đồ Ki-tô giáo, một công chức, một đại trí thức nghiện rượu, nói được vài ba ngoại ngữ, thông tuệ Thiền, Kinh Thánh, triết học cổ kim Ðông Tây, trích sách khắp chốn, trích từ Trần Quốc Vượng tới Camus... lúc nào cũng dằn vặt về tồn tại hay không tồn tại, hư vô hay không hư vô, siêu hình hay không siêu hình, lúc nào cũng sang trọng làm dáng trí thức, vờ vịt đi tìm ý nghĩa cuộc đời trong triết học, thần học, thở ra toàn nỗi buồn vạn cổ của Lão, Trang, làm nghề đau giùm nỗi đau của Giê-su hai nghìn năm trước... Nhưng Hoàng lại thực tế đến tàn bạo, ma cô quá cỡ trong việc lợi dụng một cô gái yêu mình, em thằng bạn thân đã vượt biên, để cô bắt bồ với Tây lấy đô-la nuôi mình và ngủ với mình suốt bốn tháng: "Thỉnh thoảng nàng dúi vào tay tôi tờ trăm đô bảo đi đổi. Tôi chưa vô tư đến mức tiêu tiền không biết xuất xứ. Vả lại, nếu đủ dũng cảm xin tiền phụ nữ tôi chỉ dám xin Nhã"... "Tôi úp mặt vào gối. Nàng ở nhà một mình và trên giường nàng là hai chúng tôi"... "Tôi chìa tờ giấy bạc xanh có dòng chữ We trust in god hôm qua nàng mới đưa. Nàng nhìn tôi khẽ cười. Chúng tôi nói chuyện tay ba trong quán đặc sản. Chàng kỹ sư Thụy Ðiển... Nàng xã giao giới thiệu..." (103, 104, 105)... Một trí thức thượng thặng như Hoàng, được tác giả Nguyễn Việt Hà tô vẽ trang điểm bằng son phấn thần học triết học, lúc nào cũng đau đáu về thực tại và hư vô, lúc nào cũng làm dáng trí thức, làm dáng đạo đức, là mẫu người thời thượng sang trọng hôm nay? Loại "trí thức phản trí thức" này chừng như đang thấp thoáng ở khắp nơi, trong các cơ quan, các công ty, trong các quán bia ôm, karaoke ôm, trong các salon sang trọng, vũ trường... liệu có là những độc giả cổ vũ nhiệt liệt cho "Cơ hội của Chúa" chăng? Ðây là hiện tượng đáng mừng cho văn học hay đáng lo cho xã hội?
    "Cơ hội của Chúa" - sân chơi nhớp nháp đầy vẻ cao đạo, quý phái của đám buôn lậu, chuyển ngân lậu, đám móc ngoặc, hối lộ, là cơ hội để một bộ phận trí thức biến chất thể hiện sự vô luân, cơ hội để tội ác và tội lỗi nhập thiền hoặc đi nhà thờ cầu Chúa, cũng là cơ hội để tác giả của nó khoe chữ nghĩa, khoe sách vở kiến thức một cách không sao hiểu nổi. "Cơ hội của Chúa" được Nguyễn Việt Hà viết theo lối văn "dòng ý thức - độc thoại nội tâm" của James Joyce (1882-1941) đã thành mốt thời thượng từ hơn năm mươi năm qua. Nguyễn Việt Hà với giọng văn cà tửng, giật cục, bỗ bã áp đặt, vô lối và xách mé, xúc phạm đến tác giả "Nam Hoa Kinh": "Trang Tử cuốn dây câu lững thững đi bộ về nhà... Vợ Trang đang ngồi tán láo với mấy bà hàng xóm chạy ra. Trông khá đẹp. Cách đây hơn năm ra tỉnh học nghề may. Trong bụng thì rất thích sự sinh hoạt trác táng xa xỉ của thành thị nhưng ngoài thì dè bỉu chê bai bọn dân phố không tiết hạnh thủy chung. Trang ghét thói đong đưa, giả chết. Vợ Trang nghe lời tình nhân là thằng cò nhà định ra mộ cắt mũi chồng. Trang trong quan tài cười nhạt, vợ xấu hổ lắm, bớt xoen xoét miệng về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Khổng Tử bảo: "Phụ nhân nan hóa". Biết vậy, đành vậy. Gượng gạo cũng không được. Trang đưa xâu cá dặn vợ luộc tất... (187) "Thầy Huệ sợ, ngầm sai công an mật... Cuối cùng thấy Trang nằm khểnh trong khách sạn mini đọc báo lá cải"... "Huệ Thi gắp miếng cá, hơi tanh, đành nhấp chút rượu..."... "Tối hôm ấy Huệ Thi về rồi, Trang say quá đái dầm cả ra phản, ướt chiếc chiếu mới. Vợ Trang cằn nhằn đủ ba ngày" (188, 189, 191, 192, 194)...
    "Cơ hội của Chúa" còn nhan nhản những đoạn văn quái gở như: "Anh không nhầm, nghiên cứu sinh vĩnh viễn không có bằng Phó tiến sĩ đang ngồi cạnh mẹt thịt chó. Ðộc ẩm. Con mẹ bán mít rong vô ý chổng mông ngang mặt gã trí thức nhỡ vận" (86)... "Nàng vợ chưa được phép đô thị hóa áo hoa cà khoét rộng cổ thòi dây chuyền một lạng, toe toét cười bưng cam hái vườn nhà vào mời khách đét-xe. Chua muốn rụng răng" (97)..."Thiếu phụ ngồi cạnh tôi xin phép được đọc thơ. Bài thơ dụ dỗ libido của giống đực. Chỉ một năm sau tôi thường xuyên gặp tên nàng trên các phụ san về tình yêu và tuổi trẻ. Những vần thơ và truyện ký bốc lửa của nàng đã giúp cho nhà hộ sinh A, Bệnh viện C, Bệnh viện Giảng Võ vượt kế hoạch trong công tác nạo hút" (108)... Ðại loại lời văn, lời thoại của Nguyễn Việt Hà hoặc là triết lý tình yêu dễ dãi kiểu này: "Tôi lang thang một mình với trái tim rớm máu trong hoang mạc cuộc đời... Tình yêu thì không biết giới hạn, nó mênh mông xuyên suốt qua không gian và thời gian. Nó không tuân theo bất cứ một luật lệ nào của đời thường. Ai thật sự say đắm thì thật sự có tình yêu..." (66), hoặc tục tĩu kiểu: "- Xéo ****** đi tiếng Anh nói là gì?/ - Thằng quản lý nó đang nhìn mày đấy -/ - Con c./ (250), hoặc dục tính hóa câu văn: "ở đây thị trường còn trinh nguyên nhưng đã tự làm suy yếu bằng thói buôn bán thủ dâm" (84)... Các nhân vật của Nguyễn Việt Hà giống nhau như đúc ở chỗ cùng đi tìm đạo đức trong sự vô đạo đức, cùng thích bàn triết học, thần học với triết lý dởm ở khắp nơi kiểu: "Ðàn bà tuyệt đối không nên cô đơn" (241), "Thật ra vô nghĩa nhất là đọc sách" (431). "Phụ nữ khi sắp có hôn nhân thường say mê bói toán" (415), "Tất cả những người thông minh đều yêu thích học thuật" (414), "Thiền tiếng Nhật gọi là Zen" (412)... "Cơ hội của Chúa" còn đạt cùng lúc hai kỷ lục trong văn chương Việt Nam, một là chêm tiếng Pháp, Anh, Ðức tới 72 lần, có khi chêm cả một câu, có khi chêm vài ba từ; có khi chú thích, có khi không, chưa kể những lần chêm chữ nho âm Hán Việt, hai là trích sách đến khủng khiếp, theo kiểu một chuyên luận triết chứ không còn thuần tiểu thuyết.
    Hoàng, nhà trí thức, nhân vật chính của "Cơ hội của Chúa" từ khi sinh ra, lớn lên, đi làm, rồi yêu đương, đi nhà thờ, viết văn... nhất nhất đều may mắn được hoàn cảnh ưu đãi. Không ai đẩy anh vào chân tường cả. Thế nhưng, để tạo ra cái cớ phi logic cho "Cơ hội của Chúa" mang tính sang trọng của tiểu thuyết luận đề, Nguyễn Việt Hà đã tìm một cây thập giá giả tạo là căn bệnh nghiện rượu tây của Hoàng, dùng chiếc búa nhồi bông mà đóng đinh nhân vật này bình bịch vào từng trang sách hòng cứu chuộc văn chương. Một người thông minh, uyên bác, mê thiền và thần học Thiên Chúa giáo, đẹp trai, học giỏi, hát hay, đàn ngọt như Hoàng, nhưng lại lười biếng, rượu chè, lao vào thiền và thần học để biện minh cho bản chất lưu manh của mình, dùng Ðức Chúa Trời làm bình phong để tha hồ sống vô trách nhiệm và vô luân. Một kẻ đồng lõa với người em gái thằng bạn đi ngủ với Tây, đi quyến rũ anh chàng Thụy Ðiển xấu trai như vừa dẫn, nhằm lấy đô-la về nuôi mình và lợi dụng thân xác của cô gái này suốt bốn tháng như Hoàng, sao có thể trở thành biểu tượng cho lương tâm hướng thiện, cho sự trăn trở, thao thức về đạo đức, sao có thể là nỗi suy tư về lẽ sống thực tại và lẽ siêu hình như nó được mô tả trong tiểu thuyết? Hoàng có người yêu là Thủy rất nghèo. Nhưng suốt năm năm yêu nhau, anh không hề giúp đỡ gì cô, chỉ: "Hồi Hoàng đi Nam có mua tặng tôi một đôi săng-đan Pháp. Món quà tạm gọi là vật chất suốt những năm yêu nhau" (315). Nhưng ở Sài Gòn, Hoàng biểu diễn nhạc có tiền là đi bia ôm, là gọi rượu Remy Martin, "boa" tiền cho gái bia ôm rất xộp: "Anh bảo thằng nhỏ cầm hai tờ tiền chẵn đưa sang cho Khanh" (274). Hoàng có thói quen xài tiền của những người đàn bà một cách vô tội vạ. Ngay một tay tư bản chưa chắc đã dám ném tiền qua cửa sổ như anh; ví như trong lần giang hồ vặt ở Huế, nơi anh được giải thưởng truyện ngắn của tạp chí "Sông Hương", nơi anh chiêu đãi bạn thơ văn Huế hào phóng hết mức: "Tôi ở Huế ít ngày, nhưng đến quán nào cũng kêu Henessy cả chai nên được thuộc mặt" (397). Nhã, cô bạn hận tình làm giàu bằng buôn lậu nuôi Hoàng hơn nuôi tình nhân, khiến anh sướng như giời, lúc nào cũng uống rượu tây hạng nhất. Chẳng có người vợ nào dù đại tỷ phú lại đưa tiền cho chồng một cách vô lý như là Nhã đưa cho Hoàng, theo kiểu "của kho vô tận", mặc dù họ chỉ là bạn chứ không phải tình nhân: "Ðợt đi này, Nhã đưa tôi nhiều tiền. Tôi ngần ngừ cho xếp đô xanh vào túi ngực. Nhã hỏi "đã đủ chưa", giang hồ vặt như thế này là quá nhiều" (386). Một con người tình không thiếu, tiền không thiếu, rượu uống suốt ngày đêm "Suốt tuần, Hoàng với Bích uống hai tư trên hai tư" (206), lúc nào cũng say xỉn, cũng "Ðổ phịch xuống salon lè nhè" (218), lúc nào cũng "Tiện tay mở tủ thấy chai dở Gordon lưỡng lự uống thêm mấy ly" (397), sao có thể là người "loay hoay thần học", "có những thông điệp của Thiên Chúa tôi đòi thực chứng" (407) được chứ? Vâng, Hoàng đi tìm ý nghĩa thần học, tìm thông điệp đạo đức Thiên Chúa trong quán bia ôm như thế này đây: "Hoàng thở dài, không dừng được, hôn lên bộ ngực căng tròn để trần của cô bé" (270). Trước khi sờ tay vào bộ ngực của cô bia ôm, Hoàng vẫn day dứt về thiên đường địa ngục, vẫn khẳng định mình tin vào Chúa: "Không hiểu có luân hồi không. Mình chỉ tin vào Ðức Chúa duy nhất. Krishnamurty đã hỏi một tay quá băn khoăn về chuyện luân hồi" (269). Người như Hoàng kẻ phát ngôn về nỗi day dứt đạo đức, nỗi ám ảnh hiện sinh, quằn quại niềm hướng thiện vô biên nơi: "Sự cứu chuộc của Chúa" thực sự đã chết chìm trong hũ rượu hư vô, chết chìm trong sự giả tạo của tâm lý và tính cách nhân vật; rằng nhà thờ với nhà thổ cũng như nhau, đạo đức hay phi đạo đức cũng như nhau, thiện ác như nhau, người và ngợm cũng thế theo dòng độc thoại nội tâm của Hoàng: "Mà tôi cũng cóc cần nhà thờ. Tôi chẳng tin ai cả, tôi chẳng tin vào một cái gì cả. Tất cả chỉ lừa dối. Càng dịu dàng càng nhân ái lại càng lừa dối. Càng xinh xắn lại càng lừa dối. Ðâu có phải lỗi tại mình tôi. Ðập vỡ, cứ đập vỡ đi" (395). Họa chăng, Hoàng chỉ đập vỡ được nghệ thuật của cuốn "Cơ hội của Chúa", chứ làm sao có đủ dũng khí đập vỡ chai rượu ngoại là thiên đường của anh?
    Ai đẩy Hoàng vào đại bi kịch cuộc đời, xô anh vào chân tường tâm trạng như vậy? Thưa chẳng ai cả, chỉ là tác giả Nguyễn Việt Hà muốn thế, áp đặt thế, nên bi kịch của Hoàng thực ra là bi kịch giả, chân tường giả, quằn quại giả, tính nhảy xuống sông tự tử giả, thất tình giả. Một người từng đi lừa đàn bà, lợi dụng thân xác và tiền bạc đàn bà như Hoàng phải có chất lưu manh, phải có bản lĩnh cực kỳ, sao lại khóc lên hu hu như con nít khi anh tát Thủy, bị nàng lặng lẽ bỏ đi, khóc ngất một cách giả tạo tức cười như thế này: "Tôi khóc, gục mặt xuống cái bàn mây ngai ngái mùi tàn thuốc ẩm mà nức nở" (405). Trời ơi, Hoàng yêu Thủy có ra gì đâu, yêu hời hợt, chỉ cốt lợi dụng thân xác nàng, vô trách nhiệm với nàng, hở ra là đi bia ôm mà sao khi tưởng sắp mất nàng, lại tính lên cầu Thăng Long lao xuống tự tử như một cậu trai nhà quê lần đầu yêu bị ruồng rẫy, may nhờ Chúa níu lại chứ không đã thành mồi cho cá: "Tôi nhìn thật đậm vào lòng sông. Tôi thấy nhỏ nhoi và tuân theo ý Chúa. Tôi là một tín đồ Cơ Ðốc giáo và giáo lý không cho phép tôi tự hủy hoại" (406). Một kẻ vô trách nhiệm, vô đạo đức như Hoàng, chỉ vì một nguyên nhân cỏn con, chưa ra đâu là lo sợ bị người yêu bỏ, đã lại giãy lên đành đạch một cách rất kịch, rất vờ vịt, giả tạo thế; hệt như nhân vật này vừa từ trong "Anh em nhà Kramazov" chui ra ăn vạ lòng thương cảm của độc giả: "Tôi hét lên cho giọng mình lạc vào gió. Không phải hét mà là gào gọi. Lạy Chúa, xin Người đừng bỏ con" (406). Nhưng mà Chúa có bỏ Hoàng đâu, Ngài vừa kéo anh ra khỏi sông Hồng là gì. Chúa ơi, Nguyễn Việt Hà không muốn để nhân vật của mình nửa vời; ông đẩy nó vào chân tường bi kịch, một bi kịch phi logic, một nỗi đau đớn vay mượn, quằn quại vay mượn, hệt như Hoàng lên cơn ăn vạ lương tâm, ăn vạ chính sự sám hối rất kịch và rất hề của mình: "Tôi thả người nằm xuống mặt cầu. Ðỡ thấy hoang mang, đỡ thấy hư vô. Tôi lại trở về sở hữu sự mệt mỏi và bơ vơ" (406). Những cơn nghiền hư vô, nghiền ám ảnh đạo đức, nghiền niềm sám hối tội lỗi cho cả thế gian nơi Hoàng, cuối cùng Chúa cũng không cứu nổi, Thủy và Nhã không cứu nổi. Chỉ có tác giả Nguyễn Việt Hà cứu nổi cơn chết đuối hư vô, cơn chết đuối ám ảnh đạo đức của Hoàng bằng cách giúi vào tay anh một chai rượu Henessy, hay một chai X.0 thượng thặng kiểu: "Tiện tay mở tủ lấy chai dở Gordon..." ở nhà Nhã. Nhân vật Hoàng, xương sống của "Cơ hội của Chúa" nói cho cùng là một nhân vật giả, tính cách và tâm lý giả, bi kịch và nỗi đau giả, những ám ảnh siêu hình giả, chỉ là cái cớ phi logic, cái loa áp đặt sống sít cho Nguyễn Việt Hà tuyên ngôn. Hoàng chỉ có một loay hoay duy nhất là rượu. Chính ra, Nguyễn Việt Hà chỉ cần dẫn nhân vật chính của mình đến bác sĩ cai nghiện là có thể đưa Hoàng về nẻo thiện căn. Ðằng này, nhà văn lại chỉ sai đường cho nhân vật. Thiền và Chúa, những ám ảnh siêu hình và đạo đức không phải là nẻo đến của Hoàng. Rất tiếc, Nguyễn Việt Hà đã đặt lên vai Hoàng một cây thập giá bằng giấy và sai nhân vật chính của mình vã mồ hôi rượu đi tìm đồi Golgotha đã chịu nỗi thương khó siêu hình: "Có lẽ suốt đời tôi phải lê lết vác cây thập giá thất bại. Lạy Chúa xin Người đừng chọn con là vậy" (434). Không, Chúa có chọn Hoàng đâu. Chính Nguyễn Việt Hà đã chọn anh đấy chứ. Ðây phải chăng là sự chưa thành công của nghệ thuật nơi "Cơ hội của Chúa", khi nhà văn chưa có cơ hội chọn đúng tạng văn mình?
    "Cơ hội của Chúa" viết theo kiểu "đồng hiện", có những chương nhân vật hiện lên qua quan sát của tác giả, có những chương nhân vật tự sự bằng ngôi thứ nhất xưng "tôi". Khi Hoàng xưng "tôi" cũng giống hệt như Nhã xưng "tôi", cũng một tính cách, một giọng văn, một kiểu dáng, một thê lê con cà con kê. Tâm, Huyền, Thủy... xưng "tôi" cũng thế. Nghĩa là, "Sự cứu chuộc của Chúa", tựu trung, chỉ có một nhân vật duy nhất là Hoàng. Nhưng Hoàng lại rất giả tạo nên "Sự cứu chuộc của Chúa" chỉ có một nhân vật kép là chính tác giả Nguyễn Việt Hà. Nghĩa là một cuốn tiểu thuyết không có nhân vật, chỉ toàn các tình huống, các lời nói rậm rạp mang tính luận đề không hẳn là triết hay thần học, hoặc chỉ là kinh nghiệm thành công và thất bại của những tay trí thức buôn lậu kết hợp ăn chơi tấp tểnh thượng lưu (!). Thực ra, mảng sống mà Nguyễn Việt Hà phản ánh trong "Cơ hội của Chúa" dù quá tệ hại, quá suy đồi, chỉ có một người tốt duy nhất là Du lại phải vượt biên và chết bên Mỹ, nhưng có điều, trong đời thật, xấu tốt chen nhau, và cái tốt vẫn còn nhiều lắm chứ không chỉ một mầu ảm đạm như hiện thực cuốn sách này miêu tả. Nguyễn Việt Hà có quyền chỉ viết về mảng mầu xám của cuộc sống mà anh tâm huyết. Không ai ấu trĩ quy kết góc nhìn hẹp, nhìn tối của "Cơ hội của Chúa" là toàn bộ xã hội. Dù sao, cuốn sách của Nguyễn Việt Hà có thể muốn gióng một tiếng chuông báo động về một hiện trạng đời sống đang có cơ đe dọa sự tồn vong của dân tộc quốc gia: ấy là sự băng hoại về đạo đức, sự suy đồi nhân cách, sự xuống cấp vô phương cứu chữa của thói vô luân nơi một bộ phận trí thức biến chất hôm nay. Nhưng đọc xong cuốn sách, chừng như các trí thức Hoàng, Nhã, Tâm, Bình, Sáng... mặc dù lừa đảo nhau để sống, mặc dù buôn lậu, gạt tình, thậm chí tự lưu manh hóa, nhưng xem ra họ vẫn rất đáng thương, vẫn có gì đó đèm đẹp, sang sang, tồi tội, buồn buồn và chỉ là nạn nhân chứ không ai là thủ phạm. ấy chính là điều chúng tôi băn khoăn. Rằng cái xấu, cái ác chừng như chưa bị lên án, lại còn vô tình được biện minh bằng thiền, bằng Chúa, bằng những thao thức và dằn vặt triết học đâu đâu. Nguyễn Việt Hà không hiểu vô tình hay cố ý, lại đi trang điểm cho cái xấu bằng tất cả son phấn siêu hình, dù là thứ son phấn vay mượn? Như thế này, liệu "Cơ hội của Chúa" có khả năng tạo cơ hội cho văn chương đích thực xuất hiện chăng? Hay nó chỉ tạo cơ hội cho những gu mì ăn liền phàm ăn trong thẩm mỹ nghệ thuật nhảy ra làm lao xao dư luận?
    Trần Mạnh Hảo

    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    hì hì, rất xứng đáng đăng trên Báo Nhân dân và đáng giá 5 sao cho thể loại "phê bình và phản phê bình"
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Nhớ hồi trước đọc "Thơ phản Thơ" (thì phải), giọng văn hùng hục và bạo liệt của TMH khiến lúc lúc phải mỉm cười.
    Cười vì nó lạ. Trưa hè oi ả, kể ra nếu có một giọng chửi mất gà rất cả hơi và đầy đặn vang lên đầu làng, cũng thấy đời bớt được một phần nhàm chán.

  10. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Trần Mạnh Hảo thì quá nổi tiếng về khoản viết những ccái bài kiểu như thế này rồi. Cái này thực ra em đã đọc bên diễn đàn Thăng Long rồi, ông Hảo cả đời chẳng viết được cái gì cho thật sự hữu ích, chỉ giỏi đi chửi rủa người khác rồi mang cái danh là phê bình ra làm lá chắn thôi.
    BE YOUR SELF AS THOSE WHO MATTER DONT CARE AND THOSE WHO CARE DONT MATTER

Chia sẻ trang này