1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn Bảo Ninh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cuoihaymeu, 21/08/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. viet_guy_new

    viet_guy_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Hey, ba`i vie^'t hay la('m. To^i kho^ng hie^?u ta.i sao lu'c na`y ca'c ba'c Admin ma.nh tay vo*'i nhu*~ng ba`i vie^'t lie^n quan đe^'n chi'nh tri. nhu* the^'. Bo^. co' chuye^.n gi` xa?y ra cho ma.ng TTVN a`?
  2. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    cái cực đoan của bọn em bên Thang Long đây mời các bác
    Ăn máy tính-Ngủ máy tính - Mơ máy tính​
    Chào các bác ngày nào bật comp lên chui vào cái E-book library trong máy thế nào em cũng lướt qua cái nhan đề "Cơ hội của chúa" của anh NVH này. Như mấy anh báo tuổi trẻ cười hay đưa lên một tấm hình với chú thích "quân tử dùng dằng đi chẳng dứt" em cũng hôm nào cũng cố xem có nuốt thêm được chữ nào không của "Cơ Hội Của Chúa" nhưng không thể nào nhồi được và bây giờ em vẫn dậm chân ở trang 90 hay 91 gì đấy thì phải.
    Em vẫn hay tự nhủ với mình, muốn khen muốn chê cái gì phải cẩn thận xem xét cho kỹ rồi mới thả lời ong tiếng ve không kẻo lại bất công với mình nhẫn tâm với người, với "Cơ Hội Của Chúa" các bác ạ, chắc em chỉ là người thường chân đi giày đầu không đội mũ khó làm lãnh tụ lại càng khó làm nhà văn Việt Nam nên nội công kém khó có thể "cơ hội của người" chứ chưa dám mơ đến "chúa". Vậy em xin các bác mở lòng hải hà cho em hai chữ "Đại Xá" lỡ những cái em viết sau đây có xúc phạm đến bạn bè, thần tượng, hay một cái gì đó của các bác là ông nhà văn trẻ Ng.Việt Hà và "Cơ hội của chúa".
    Đọc "Cơ hội của chúa" là một sự tình cờ không chủ ý, tuy trước đó có nghe bàn tán nhiều về cuốn này nhưng bởi không có trong tay và cũng không có điều kiện để tìm đọc nên em cũng không để ý lắm. Hôm vô tình mò mẫm trên net rúc vào trang vietpen.net thấy cái nhan đề bắt mắt nghe tiếng đã lâu trong lòng mừng vô hạn mồm lẩm bẩm God bless internet như mấy chú nhóc trong American Pie. Khốn thay, mừng rỡ chẳng được bao lâu, hoá ra cái gọi là hiện tượng của Văn Học Việt Nam nó lại có thể thảm hại như vậy, những hình ảnh nghèo nàn đến khốn khổ, giọng văn miệt thị chua chát, cùng một lối viết nhàm chán bắt gặp từ DTH "Bên Kia Bờ Ảo Vọng". Bối cảnh xã hội nhốn nháo hổ lốn như "mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường rồi pha trộn bất lực,không gặp thời, mông má lý tưởng trộn lẫn trí tuệ như một anh nông dân bội thu cầm một tập tiền bán lúa lên bách hoá bờ hồ mua đôi săm xe đạp lại ngẩn ngơ ngắm nhìn bộ dàn karaoke biểu tượng của nghệ thuật giải trí thế hệ kỹ thuật cao. Vừa vào trang đầu, nhân vật chính, một gã nghiện rượu, một trí thức nghiện rượu như tác giả cố gắng miêu tả, nói luôn đây là một cách thể hiện nhân vật khiên cưỡng đến mức biến cái không thể thành cái gì có thể, đọc về Hoàng để nhìn Hoàng là một nhân vật trí thức học vấn cao hơn cả hai cái building WTC bị sụp mấy tháng trước chẳng có cách nào khác ngoài cách giống như thời em còn học cấp hai cô giáo văn nói Nguyễn Trãi là đại thi hào của thế giới nhờ Bình Ngô Đại Cáo ( đề nghị miễn bình luận, đây là một yếu tố lịch sử trong một quá trình lịch sử) thằng bé em tin răm rắp, kiểm tra mười lăm phút đầu giờ còn chua thêm cái Ức Trai Thi Tập học lỏm từ quyển "Những vì sao đất nước" do nhà xuất bản nào đó ấn hành, chín điểm - về chỗ mặt vênh vênh tự hào, điểm kiểm tra miệng cao nhất từ đầu năm đến giờ.
    Quay lại với "Cơ Hội Của Chúa" đọc xong vài trang em ném sách xuống, à nhầm, em ném em đứng dậy đi uống cốc nước, tiện thể sầm cửa vài nhát thể hiện sức mạnh đàn ông cho đỡ cáu khi cô nhân viên bán canteen ở Nội Bài chẳng hiểu tội tình gì mà bị anh NVH mỉa mai thậm tệ như vậy, đá ba phát vào cái ghế sopha tuổi cao gần bằng tuổi ông nội em do chủ nhà tốt bụng để lại cho dùng, cau có ráng định hình lại cái sân bay nội bài, trạm xá, khu canteen xem anh NVH có thực sự mò lên Nội Bài xem xét thực địa hay chưa hay bởi tiểu thuyết thì tha hồ nói láo hay văn chương gọi là hư cấu. Đọc ông NVH tả cái đĩa đồ ăn mà lợm giọng, có thực canteen trên Nội Bài những năm mới bỏ bao cấp sang thời mở cửa nó bẩn thỉu tồi tàn với phong cách phục vụ khốn nạn như vậy không ? nếu thực chắc ông NVH sống ở một cái Hà Nội khác một cái Việt Nam khác với cái Việt Nam mà thằng em này đã đang và sẽ sống. Cái ông xã đội trưởng, một ông nông dân hách dịch gia trưởng nhà quê đại diện cho hơn 80% dân Việt Nam được ông trí thức Hoàng hay ông nhà văn NVH mổ ra bày trên đĩa cũng lãng mạn chẳng kém gì con nhặng tổ bố nằm giữa hai lát cắt của miếng xúc xích và trong mắt thằng em tự nhận có máu con buôn chợ trời không xứng đáng len chân đứng ngang hàng với những ông trí thức Hoàng hay ông NVH nhà văn nhà viết kịch theo lớp cấp tốc (theo nguồn tin của bạn CuoihayMeu} ông trí thức ông nhà văn kiêm các nhà khác cũng hổ lốn tởm lợm chẳng khác gì "đã sang đến cửa khẩu nước bạn phải xài đồ tây, đã làm thằng đàn ông phải khoáng đạt" nên có xơi bánh mì chua, ăn patê ung ủng mùi nước sông Tô Lịch, húp ừng ực xúp cá ươn càng cua nổi lều bều thì cũng chưa đủ cho các ông có lẽ để thằng em mua sữa "Mộc Châu" mở nắp để ngoài trời hai ngày hai đêm cho đúng vị quá đát mời ông thưởng thức luôn. Đọc văn của NVH thú thực với các bác là bẩn, bẩn không thể tả được, đọc văn DTH thì tưởng tượng ra người phụ nữ Việt Nam anh hùng sắn quần đứng giữa chợ mà văn nghệ quần chúng, đọc PTH thì nghĩ tới một chị thủ thư già bẳn tính khát tình đã quá mùa động giống ngồi lầm lũi bới móc cô thư ký trẻ trung xinh đẹp mới tuyển trung tâm chú ý của đám mày râu là đồ đĩ lăng loàn, đọc NVH thì em có cảm giác như một thằng sinh viên học dở đổ tại thầy dốt, một thằng đạp xích lô chửi xã hội bất công và một thằng buôn lậu chửi phòng thuế là đồ vô lương tâm. Viết dở, hành văn dở, ráng nuốt như nuốt cơm sống nhưng có ý tứ rõ ràng có định hướng cho người đọc thì cũng xong nhưng đọc "Cơ hội của chúa" thì tù mù rối rắm không có tí le lói của cuộc sống. Đọc tiểu thuyết mà không dám nghĩ đó là tiểu thuyết cứ tưởng là tuyển tập chuyên ngồi lê nơi quán nước. Cái bế tắc, cái cùng quẫn trong văn chương Việt Nam mấy năm gần đây không còn là cái gì mới đáng bàn cãi, có người cho rằng văn chương gần đây thể hiện rất rõ ràng sự bế tắc rối loạn của giới biết chữ Việt Nam, cái bùng nhùng hỗn độn nó loạn lạc trong "Đám Cưới Không có Giấy Giá Thú" của Ma văn Kháng đã lâu nay lại được NVH cố dựa khói theo hơi nhưng biến hình thay dạng bằng cách nhét vào một ít tiếng Pháp cho bức tranh "người đàn bà xa lạ", những câu tiếng Anh cho những anh chàng lao động ở Đức về. Nặn bóp và lợi dụng hình ảnh của những người trẻ tuổi dẫm *** Tây tàn nhẫn và thực dụng bóp méo lối sống nặng về hưởng thụ thành quả vật chất coi nhẹ tinh thần để ....để đổ tại cho "Chúa".
    Thông thường đọc một tác phẩm chúng ta thường tìm kiếm thấy bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội quen và lạ trong đó nhưng đọc "Cơ hội của chúa" em chẳng nhìn thấy ai cả các bác ạ, nhân vật giả, sống giả, xã hội nguỵ tạo, triết lý vặt. Việt Nam mình có tính cực đoan, đã đập là đập bằng sạch, giết nhầm hơn bỏ sót, mới mở cửa hơn chục năm chứ mấy mà bây giờ ngoảnh lại cứ như nhìn lại thế kỷ 19 vậy. Cứ cái đà chửi bới quá khứ bôi vẽ tương lai thế này có cải tạo giáo dục cũng chỉ là công cốc mà thôi. Chung qui "Cơ hội của Chúa" cũng chỉ là một sản phẩm của thời kỳ quá độ và rồi cũng chìm vào quên lãng mà thôi. Em hay hoài cổ nhưng bao giờ mới có lại nhưng Tô Hoài, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đây hả giời ....

    _______________________________________
    I'd lie for you and that's the truth
    [​IMG]
  3. Goldmund

    Goldmund Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2001
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Nhẩn nha đi ngang cái topic này cũng lâu nhưng chưa có ??ocơ hội của Chúa??? để dừng lại cùng các bác, cho dù lòng nhiều khi tức anh ách khi các bác tung những là CHCC với Nỗi buồn chiến tranh lên mây xanh, lại nghĩ thầm cái tài phân tích của mình thì chả mấy dăm hơi phải có Die4love bên Thăng Long tức Jess trên TTVN xông vào chiến với các bác mới đã. Nay thấy bạn hiền Jess đã xông vào bèn té nuớc theo mưa nói liều mấy câu thế này.
    Em vốn rất khoái văn Nguyễn Huy Thiệp nên những gì Nguyễn Huy Thiệp nói thì em hơi bị tin mà NHT thì khen CHCC hết lời nên thằng em đã làm một việc rất chi dại dột là bỏ đâu bốn chục ngàn tậu một cuốn CHCC về. Thật sự đó là một việc làm hết sức dại dột vì đọc CHCC em tức anh ách chả kém đọc bài khen ngợi của các bác ở đây. Em chả có nhiều vốn sống như Jess để so sánh nhưng cái cảm giác chung của em khi đọc CHCC là giống như pha trà vào cà phê, trộn chút rượu mạnh, thêm sữa vắt chanh vào xong rồi đem đi đổ vì hổ lốn như thế thì làm sao uống được. Toàn truyện bao nhiêu nhân vật đều chỉ nói đều một giọng và cái giọng đấy là của bác Nguyễn Việt Hà. Xã hội Việt nam được mô tả quản quanh bế tác nhỏ nhen dơ bẩn chăng thấy một chút ánh sáng. Các nhân vật đều dở người dở thằng chả ra sao. Ngoài ra thấy NVH còn cố công nhét vào một số tiếng nước ngoài bằng B và một mớ sách triết đọc vội. Nghệ thuật thì tồi, tư tưởng thì lùn, phần hiện thực theo như Jess thì méo mó. vậy CHCC có cái gì để khen ngợi?

    Goldmund
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Ở đâu có bán CHCC vậy bác? Tôi không thấy có ở các hiệu sách.

    Nowhere Man
  5. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Đây là QuocHung của Thanglong viết tiếp vào bài của Die4Love
    Xuất sắc quá. Dường như đây là một Die4love khác trước khá nhiều. Bài phê bình của Die4love về cơ bản hay hơn, đích đáng hơn bài của Trần Mạnh Hảo nhiều. Bài viết rất công phu, thật thích thú khi đọc những bài viết có chất lượng cao như vậy.
    Theo dõi chủ đề này từ đầu, đã định viết nhưng bận nên lại thôi, nay gặp bài này của Die4love hay quá không thể đừng được, nhân tiện nhắc lại một vài chỗ trong các bài của Evil, VT, Anh Vũ, Dem mà tôi rất thích:
    "... kinh dị và thô thiển. Bà P.T.Hoài viết đã thô thiển rồi, lão Hà này không những thô thiển mà chị còn cảm giác tư duy trì độn, ..."
    Evil.
    "Chỉ nhớ là cốt truyện vừa dài dòng lẵng nhẵng, vừa bẩn thỉu không ra làm sao cả.
    Vừa rồi báo chí đăng rào rào đòi giải tán trường viết văn Nguyễn du. Nghe họ kể thấy tức anh ách, giải tán béng đi cũng phải. Các bác sinh viên ấy coi mình như giời, tiền bối đến nói chuyện thì đóng cửa không tiếp. Có bác nhà văn vừa quay về vừa khóc thề không bao giờ thèm quay lại nữa. Mà khổ, có bác sinh viên nguyên là công nhân nhà máy thuỷ điện Sông đà, sau vài tác phẩm đầu tay đầu chân có ấn tượng được mời về học, được phân cho 1 căn hộ là thấy sướng như mơ.
    ...
    ... chứ không tưởng mình là trung tâm vũ trụ ...
    ...
    ... rồi lại thắc mắc tại sao người ta không nhận ra tài năng của mình."
    Evil.
    "... láng máng như có 1 anh chán đời nào đó toàn ngồi triết lý với cứu rỗi qua *** thì phải."
    VT.
    "Truyện " Cơ hội của Chúa " bác nào đọc được từ đầu chí cuối thì theo em thấy cũng xứng mặt anh hào, lại còn nhớ được thì .. ôi thôi đáng nể!
    Nhờ ơn các bác tranh luận mà em đây mới có dịp được thưởng thức một quyển truyện dở như vậy. Miễn bình luận chuyện câu cú, cốt truyện như xịt ý, tình tiết thì bố láo, đọc tức không chịu được (buôn mà dễ thế ...)"
    Dem.
    "May mình chưa khốn cùng chứ không thì Chúa có cơ hội rồi."
    Anh Vũ.
    Dù sao tôi cũng cảm thấy khá tiếc thời gian khi chúng ta phải nói về một kẻ tồi tệ không bằng miếng giẻ rách như Nguyễn Việt Hà và mớ chữ mót nhặt sống sít, đầu cua, tai nheo, hổ lốn của hắn đem trộn vào một câu chuyện bẩn thỉu nặn ra từ cái đầu bệnh hoạn, nhâng nháo.
    Quốc Hưng.
    BE YOUR SELF AS THOSE WHO MATTER DONT CARE AND THOSE WHO CARE DONT MATTER
  6. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Đây là bài của OkiedokieCác bác ạ,
    Có nên chẳng chỉ vì một cuốn tiểu thuyết viết sai mà các bác thoá mạ tác giả của người viết đến mức như thế? (ấy là chưa kể không biết bác ý có viết sai thật không). Bác ý có thể viết không hay, viết dở, giọng văn của bác ý có thể trâng tráo, từ ngữ nửa mùa, pha lộn tiếng Tây bồi làm mất trong sáng tiếng Việt; bác ý có thể viết ra một cuốn sách bịa đặt, làm "xấu xa hoá" xã hội Việt Nam tuyệt vời của chúng ta; như thế thì đáng giận thật, nhưng chỉ vì người ta viết khác ý các bác, chỉ vì thế thôi mà các bác lên tiếng thoá mạ người ta: nào là cuộc sống rẻ rách, nhơ bẩn gì đó... em nghe không lọt tai được. Các bác chắc chắn được bao nhiêu phần trăm là mình có cuộc sống sạch sẽ hơn người ta mà nói như thế? Các bác có ăn chay niệm phật hàng ngày, đi nhà thờ hàng tuần đi nữa mà các bác thoá mạ một người mà các bác không hề quen biết như thế, đánh giá một con người dựa qua vài trăm trang sách như thế thì các bác đã chả thánh thiện chút nào rồi.
    Bác Die, bác kêu buồn vì thấy thế hệ văn nghệ hiện nay của VN không sao bì được với những Nam Cao, Vũ Trọng Phụng ngày xưa. Bác cứ nhìn vào các bác viết mà các bác viết lên đây thì rõ. Các bác toàn người học rộng hiểu nhiều, văn hay chữ tốt, thế mà bài viết thì thoá mạ người khác không chút thương tiếc... rồi bài của "đại trí thức, nhà thơ, nhà văn, nhà vô số kể" Trần Mạnh Hảo nữa, có khác gì như một cuốn sách ghi chép lại những lời rủa sả được gột rũa bằng những phép tu từ hay không? Cứ thế thì đến ngày nào tháng nào văn học nhà mình mới khá nổi? Em nói cái này khí không phải, các bác đừng chửi em mê Tây nhé, từ hồi đọc sách Tây, em chưa thấy chúng nó phê bình nhau kiểu này bao giờ các bác ạ. Hoặc là có thể em ít học, chưa đọc nhiều nên không đọc được những bài như thế, các bác chỉ giúp em nhá.
    Em có một cái ý này có hơi thô thiển tí, nhưng các bác đừng cười nhé. Em nghĩ ngày xưa, các bác như Aristotle các bác ý vẽ ra một cái thế giới bẹp dí và là trung tâm của vũ trụ. Xét về khía cạnh nào đó, hình như bác Aristotle này cũng có một cuộc sống khá là rẻ rách thì phải. Bác Hà sống giữa một xã hội tươi đẹp mà nhìn đời như cái ổ chuột, bác Aristotle sống trên một quả đất tròn mà nhìn thế nào nó lại ra bẹp dí... Chỉ thương bác Hà một cái là bác Aristotle thì chẳng bị chửi rủa gì lắm (chắc cũng có người chửi nhưng chửi thầm thôi), còn bác Hà thì bị mắng nhiếc không ngớt mồm thế này.
    BE YOUR SELF AS THOSE WHO MATTER DONT CARE AND THOSE WHO CARE DONT MATTER
    Được sửa chữa bởi - longatum vào 20/12/2001 07:06
    Được sửa chữa bởi - mitlo vào 20/12/2001 09:22
  7. viet_guy_new

    viet_guy_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Ca'i tha(`ng QuocHung đo' thi` bie^'t đu*o*.c cai' gi` đa^u chi? gio?i chu*o*i? bo*'i tho^i. Le^n die^~n đa`n đo.c ba`i cu?a no' ma` tu*'c anh a'ch. Ko bie^'t co' pha?i ta^'t ca? ca'c bi' thu* đoa`n đe^`u nhu* the^' ko nu*a?.
  8. homosapiens

    homosapiens Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Công nhận chú Quốc Hưng chửi tài thật, chửi như thế thì dù đúng dù sai ai ai cũng phải chịu thua. Mà hình như chú này ngoài chuyện chửi ra thì ... biết cái gì nữa. Tôi chỉ mới được sờ "Cơ hội của Chúa", chưa được đọc kỹ, thành ra không có ý kiến gì hết.
    Được sửa chữa bởi - homosapiens vào 20/12/2001 09:36
  9. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Hì, sau khi quyển đó được bán hết thì không được tái bản nữa. Mua thì chỉ có nước ra hàng sách cũ thôi, mà cũng chả chắc đã còn.
    Bác VNHL muốn xem thì vào đây này.
    http://www.vietpen.net/tieuthuyet/index.htm

    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc một số bài bên Thăng Long mà các bác trích dẫn hoặc nhắc lại đây, thôi thì ta chưa bàn đến giá trị văn chương vội vì cái đó mỗi người một quan điểm thẩm mỹ, một suy nghĩ khác nhau. Nhưng xin góp với các bác chút ý kiến về một vấn đề khác.
    Về chuyện tranh luận, không chỉ là những người đọc mà ngay cả những người viết, thậm chí là những người viết tài cũng đã từng phủ định nhau quyết liệt. Cuộc chiến văn học VN giai đoạn 30-45 giữa hai dòng văn học Lãng mạn (Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam ...) và Hiện thực phê phán (Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố ...) là một ví dụ. Một bên "nghệ thuật vị nghệ thuật", một bên "nghệ thuật vị nhân sinh". Lúc đầu thì các nhà văn lãng mạn áp đảo, sau đó các nhà hiện thực chiếm thế thượng phong (vì cả những lý do trong văn chương và những lý do ngoài văn chương, với cả hai phe).
    Nhưng tóm lại đến ngày nay thì cả hai bên đều được nhận thức lại và kết luận là nhờ cả hai phe ấy mà VHVN phát triển, bên nào cũng có đóng góp và hạn chế, tương đương nhau. Vấn đề được khép lại về mặt tranh luận và người ta đi vào tìm kiếm những giá trị còn sót lại cũng như đánh giá mặt được, mặt chưa được của cả hai dòng một cách bình tĩnh và khoa học .(Xin không nhắc đến dòng HT CM).
    Nói một cách dài dòng như vậy, có nghĩa là lịch sử đã chứng minh rằng sự phủ nhận nhau tuyệt đối của các nhà sáng tác và các nhà phê bình HT và LM rốt cuộc đều không dẫn đến những kết luận có giá trị. Giá trị của nó còn lại đến ngày nay là ở những quan điểm nghệ thuật được tuyên ngôn, chứ không phải là ở chỗ chê bai và chửi bới nhau. Người ta nhớ đến Vũ Trọng Phụng với tuyên ngôn nổi tiếng " các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời " chứ không nhớ đến những tranh cãi đăng báo của ông nữa.
    Lan man một lúc như vậy, bây giờ tôi xin được góp vui mấy dòng với các bác về chuyện khen và chê văn học- nghệ thuật.
    Nói chung là một người cầm bút hay gõ bàn phím để đánh giá về chất lượng một tác phẩm cũng tức là để thể hiện sự hiểu biết của mình đến đâu về tác phẩm đó, hay rộng hơn nữa là để thể hiện trí tuệ của mình. Và rộng hơn cả là thể hiện văn hoá của mình.
    Bằng một trình độ trí tuệ và văn hoá cao, Hoài Thanh vào thời kỳ đỉnh cao đã viết nên tác phẩm kinh điển của phê bình VH VN "Thi nhân VN". Trong ấy ông khen chính xác, chê hợp lý hợp tình. Không một nhà thơ nào phủ nhận và cho đến ngày nay, dẫu có bao nhiêu công trình nghiên cứu về Thơ Mới, chưa có công trình nào vượt được Thi nhân VN.
    Dù có bao nhiêu sách viết về Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên ... vẫn không có nghiên cứu nào rút ra được kết luận kinh điển về nghệ thuật thơ ca của các cụ ấy như kết luận của Hoài Thanh :" Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận." Nghiên cứu về XD, HC, CLV, HMTử, Thế Lữ gần một thế kỷ qua chưa ai vượt qua nổi lời nhận xét ấy.
    Cũng bằng một trình độ trí tuệ và văn hoá cao, Bác ấy chê Nguyễn Vỹ, một cây cao bóng cả trong VH VN về sau này, cũng không ai không phục.
    Có một trí tuệ đẹp, một tâm hồn đẹp. Khen đúng chê đúng. Không những thuyết phục người đọc (hiệu quả của việc phê bình) mà còn làm người ta khâm phục.
    Phê bình tác phẩm là công việc của những người được coi là có một trình độ tư duy, học thức và văn hoá nhất định. Bằng sự hiểu biết của mình về tác phẩm, người làm công việc phê bình trình bày cách hiểu của mình về tác phẩm ấy, nói cho mọi người biết tác phẩm ấy viết ra để nói lên điều gì. Nếu anh ta là người có khả năng, anh ta sẽ giúp được độc giả nhiều trong việc đọc và hiểu tác phẩm. (Bởi vì công chúng rất đa dạng, nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề, chuyên môn,..., thế giới quan, nhân sinh quan khác nhau ...)
    Và nếu anh ta có tài và có văn hoá thì rất đơn giản, anh ta sẽ phân tích đánh giá nó một cách minh triết và khoa học, không cần ưỡn ngực, nhún vai, bĩu môi hay viện đến những động tác phụ khác.
    Cũng có nhiều người phê bình tác phẩm bằng cách chửi bới tác phẩm, tác giả một cách đầy hằn học (ở một số người được coi là có trình độ) và hùa theo một cách hăm hở gấp đôi (ở những người không có cả trình độ lẫn văn hoá) thì điều đó là chứng tỏ một điều vô cùng đơn giản là anh ta không đủ thông minh, không đủ kiến thức và không đủ văn hoá để đánh giá tác phẩm, tác giả ấy một cách thoải mái như người có những yếu tố ấy. Cho nên anh ta phải gào lên, biết rằng âm lượng thôi chưa đủ, anh ta thêm thắt vào ít từ ngữ hàng tôm hàng cá đủ để cho người ta ngoái cổ lại nhìn, và hả hê đứng cạnh những người vừa đứt hơi xong.
    Khi nhìn một cô gái phóng xe trên đường rú ga ầm ĩ, Kundera, một nhà văn Séc, rút ra nhận xét rằng đó không phải là tiếng ống bô xe máy kêu, mà là cái ống bô trong tâm hồn của cô ta đang rú lên.
    Những người được coi là có học, bàn luận về một vấn đề cũng gọi là có học, và bằng một thứ ngôn từ vô học(tôi chỉ xin nói đến cái vô học của ngôn ngữ thôi, không zám nhận xét con người), trong đó ngập tràn sự băn khoăn, sự trăn trở của mình về sự xuống cấp của đạo đức và học thức cũng như ngôn từ. Rất dễ liên tưởng đến một bức biếm (tự) hoạ đỉnh cao.
    Với một sáng tác có giá trị, mọi lời khen chê đều sẽ qua đi, chỉ có tác phẩm là đứng mãi.
    Về cuốn Cơ hội của Chúa, ngồi "bàn luận" về nó một cách vui vẻ và hoà nhã, tôn trọng tác giả, tác phẩm hơn thì vui biết mấy.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

Chia sẻ trang này