1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn Bảo Ninh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cuoihaymeu, 21/08/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hoài Thanh với "Thi nhân Việt Nam" quả là tuyệt vời, tui đọc đi đọc lại tác phẩm này mấy lần mà không thấy chán, nhưng theo tôi biết (ở phần phụ lục thì phải) thì sau này ông lại lên tiếng phê phán lại tác phẩm của mình. Sự phê phán của ông hơi nặng nề nhưng cũng có lý của nó, đồng thời nó cho thấy có sự chuyển biến trong tư tưởng của ông. Tui không rõ lắm về lịch sử văn học, cũng văn dốt võ dát, đề nghị bác cuoihaymeu cho thêm ý kiến và tư liệu về vấn đề này được không?
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 20/12/2001 22:50
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Không có nhiều thời gian, chỉ liếc qua cái link Thăng Long của các bác nhưng thấy cãi nhau kinh quá, kể cả đả kích cá nhân nữa. Hy vọng trên TTVNOL các bác kiểm chế, không để sa vào các cuộc cãi nhau vô bổ như thế

    Nowhere Man
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    A chào bác paladin.
    Chuyện Hoài Thanh sau này phủ nhận Thi nhân VN là hoàn toàn có thật. Cho nên tôi đã viết một cách cẩn trọng ở trên thì là "Hoài Thanh vào thời kỳ đỉnh cao đã viết nên Thi nhân VN". hì hì ...
    Sau này cụ vẫn là một cây đại thụ của nền lý luận phê bình nước nhà, chưa kể còn đóng góp rất nhiều trong nghiên cứu văn học cổ. Cụ cũng là một trong những người đầu tiên phát hiện ra và bảo vệ những sáng tác của Lưu Quang Vũ, tài năng lớn nhất của nghệ thuật kịch VN cuối TK20, từ khi LQV còn vô danh, công tác ở tạp chí Sân Khấu.
    Quanh câu chuyện mà bác hỏi ấy, tôi không phải là ... cụ nên không biết bản chất vấn đề nó nằm ở đâu. Vả lại con của cụ hiện nay là một nhà nghiên cứu văn học đầy tiếng tăm, tôi không dám nhận xét chủ quan hồ đồ kẻo bị con cháu cụ chê cười.
    Nhưng đại loại là xoay quanh câu chuyện ấy có ít nhất hai luồng ý kiến.
    Luồng chính thống thì nhận xét rằng đó là nhờ những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, trong nhận thức, trong thế giới quan, nhân sinh quan của cụ. Nhờ đó từ một trụ cột của các nhà "nghệ thuật vị nghệ thuật" cụ chuyển sang một dòng nghệ thuật mới cao hơn về chất, đó là dòng văn học cách mạng.
    Luồng thứ hai, hì, thực ra cũng chẳng phải là phi chính thống, nó chỉ ... ít chính thống hơn thôi. Luồng này bảo rằng cụ phủ định Thi nhân VN là vì những lý do không thuộc về văn học. Nhưng cái này xin phép tôi không đi sâu hơn, được không bác?
    Về đại thể là có hai luồng ý kiến như vậy bác Paladin ạ.
    Chỉ có điều là cho đến nay người ta đều thống nhất rằng về phê bình Thơ mới, Thi nhân VN là kinh điển. Về sự nghiệp của Hoài Thanh, tác phẩm lớn nhất vẫn là quyển ấy. Nói đến Hoài Thanh- Hoài Chân là nói đến Thi nhân VN và ngược lại. Trong LSVHVN, không thể không nhắc đến Thi Nhân VN.
    Và tất cả mọi người cũng đều nhất trí rằng đứa con tinh thần mà cụ không thừa nhận ấy rốt cuộc lại trở thành người vẻ vang nhất trong đại gia đình cụ và trong làng văn chương đông đúc hôm nay.
    Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, cụ đến cuối đời lại thêm một lần "nhận thức lại" mình nữa. Từ khi về hưu cho đến khi mất ở Sài Gòn là một giai đoạn trầm trong cuộc đời Hoài Thanh.
    Nhà báo Lưu Trọng Văn (con Lưu Trọng Lư, anh trai Lưu Trọng Ninh) đã có những dòng viết về "nhận thức lần thứ hai" này hết sức cảm động như sau :" ... Sau đó cũng vì phải lo kiếm sống tôi ít ghé thăm ông nữa. Đột nhiên đọc trên báo Văn Nghệ một bài văn của ông. Văn, cách dùng từ, cách nghĩ của ông đã làm tôi sửng sốt. Tôi xúc động thực sự bởi vì tôi đã thấy trong con người nhà phê bình lão luyện giờ đây không chỉ còn những dòng ngời ca nữa mà còn có cả sự công khai bất bình. Ông đã công khai sống nốt phần còn e dè sống trong ông. Những ngày hấp hối, ông nói điều ông nghĩ về thời cuộc, điều hay và điều dở, điều thiện và điều ác..."
    Câu chuyện ấy có người biết, nhưng cũng nhiều người chưa biết...
    Như thế là sớm hay muộn, đúng hay sai? Cá nhân tôi chỉ có một thắc mắc nho nhỏ là sao nhiều trí thức có tài mà rốt cuộc đời lại lận đận đến như vậy?
    Bác Paladin ạ, nếu bác vẫn quan tâm thì ngày mai tôi sẽ trở lại với những câu chuyện về Hoài Thanh, tất nhiên là về "thân thế sự nghiệp" của cụ thôi. Còn về cái bác gợi ra hôm nay có lẽ tôi xin dừng ở đây thôi, bác ạ!
    Thân mến .
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    lâu lắm không vào lại đây, nay chui vào thấy các bác cũng nói chuyện văn chương nước nhà em cũng mạn phép xông vào góp vui tí.
    Bác CuoihayMeu, em là die4love bên ThangLong nổi tiếng ba phải còn bên này trước đây thì cũng chẳng phải dạng hiền hoà gì nên về phần ngôn ngữ em sử dụng các bác đọc cũng đoán em là loại gì rồi.
    Nói chuyện tiếp về thảo luận văn chương em xin nhắc lại một cái nguyên văn in đậm của bác :
    Những người được coi là có học, bàn luận về một vấn đề cũng gọi là có học, và bằng một thứ ngôn từ vô học(tôi chỉ xin nói đến cái vô học của ngôn ngữ thôi, không zám nhận xét con người), trong đó ngập tràn sự băn khoăn, sự trăn trở của mình về sự xuống cấp của đạo đức và học thức cũng như ngôn từ. Rất dễ liên tưởng đến một bức biếm (tự) hoạ đỉnh cao.

    Để thảo luận với bác về câu trên đây có lẽ em phải viết rất nhiều và rất dài về những định nghĩa mà bác đã đưa ra. Những mỹ từ như có học hay một bác nào đó nick là Lost chạy sang bên em tung ra như có chữ là được định nghĩa và đánh giá ra sao cho chính xác là một vấn đề không nhỏ. Thành thực với bản thân các bác thử ngó xung quanh xem ... rất nhiều người nói hay viết đẹp nhưng sống (xin lỗi các bác em nông dân vô học) như ***. Bác CuoinhuMeu cũng nói "Với một sáng tác có giá trị, mọi lời khen chê đều sẽ qua đi, chỉ có tác phẩm là đứng mãi". Em đồng ý với bác điểm này nhưng chỉ xin nói thêm để xác định được giá trị của một tác phẩm những lời khen tiếng chê đóng góp một phần không nhỏ vào việc thẩm định giá trị của tác phẩm.
    Thưa bác trong cơn hứng khởi tự thú trước bình minh em thú thật em cũng chưa thèm đọc thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, cũng chẳng thèm quan tâm đến cuộc tranh luận nảy lửa đầu thế kỷ nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Em là một trong những thằng nhỏ nhoi được xếp loại là độc giả hay đôi khi mỹ từ rộng lớn hơn gọi là công chúng. Vậy sự cảm nhận của em chắc sẽ khác với bác rất nhiều khi bác đã đọc quá nhiều và thuộc cũng không ít. Cái em có là những cái em dính dấp đến cái xã hội, thời gian mà ông NVH đề cập đến trong CHCC nên em phản ứng quyết liệt với những gì sai sự thật. Còn về khía cạnh chuyên môn, văn phong, thủ thuật miêu tả, dẫn văn dắt chuyện thì em nhường cho các bác ....
    Em sẽ không phân tích kỹ về chuyện này nữa bởi em không có khả năng và cũng không đủ kiên nhẫn luôn.... còn lý do tại sao em tham gia vào thảo luận này bởi em có đọc qua lời bình của bác CuoihayMeu, bác có khen là NVH đã đưa lên một góc khác của xã hội. Em hơi có lẽ hơi tinh vi, nhưng em đã từng là một người không xa lạ gì với cái xã hội đó và em thấy trong cuốn CHCC không có một tẹo giá trị nào gọi là phản ánh hiện thực xã hội cả.

    _______________________________________
    I'd lie for you and that's the truth
    [​IMG]
  5. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác cuoihaymeu nhé . Tại tui hâm mộ Hoài Thanh + Thi nhân VN quá nên muốn bác giúp làm sáng tỏ vài điều như trên. Tui cũng có nghĩ về hai luồng ý kiến đó, và trên thực tế thì tui với một cậu bạn đã từng tranh luận khá gay gắt về vấn đề này - hoá ra cả 2 cùng đúng. Đó là nhờ bác đấy, lại cảm ơn bác lần nữa.
    Đôi lúc cũng thắc mắc là có rất nhiều người có tài, được nêu trong Thi nhân VN, họ cũng rất yêu nước và cũng đã đi theo cách mạng. Nhưng không hiểu sao về sau tiếng nói của họ trên diễn đàn văn thơ VN lại bị mất hút. Ngoài lý do họ chỉ thích hợp với hoàn cảnh sáng tác cũ mà không chịu thay đổi theo "dòng chảy lịch sử" hay "xu thế thời đại" thì có nguyên nhân nào khác không? Mà thôi, không nói về chủ đề này nữa.
    Bác cuoihaymeu ơi, tui rất interest chủ đề Hoài Thanh đấy, bác có thể post thêm về những thành tựu sau này và những năm cuối đời của cụ được không?
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 21/12/2001 03:32
  6. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hic, vừa post lên đã nhìn thấy bài của bác Jess rồi. Ở đây các bác đã chiến nhau thế này rồi, không biết bên Thăng Long hay ngoài ... công chúng sẽ ra sao nữa. Rất tiếc là tui chưa đọc CHCC nên cũng chả biết nói thế nào. Nhưng qua các bác tóm tắt và phê bình giùm, giả sử các bác đều nói đúng sự thật đi, tui cũng xin có vài ý kiến. Bác Jess quả là hơi nóng và bác phang cũng rất mạnh mẽ, tuy nhiên, mặc dù tui rất appreciate bác cuoihaymeu nhưng vì cái CHCC không "phản ánh đúng hiện thực" như bác Jess nói hoặc nếu nó quá "biếm hoạ" như bác cuoihaymeu nói mà khiến cho sự thật bị bóp méo thì cũng nên phang nó mạnh vào, lịch sự quá có khi lại hỏng. Công chúng quan trọng và khắt khe thật, nhưng đôi khi họ cũng ngờ nghệch như ... tui, các bác nói gì là tui tin vậy. Bác mà nói sai thì có thể đời con đời cháu tui chúng nó sẽ biết mà sửa, nhưng đời tui thì cũng đã "đi" rồi, như vậy không tiếc lắm sao?
    Vài lời vớ vỉn, mong các bác đọc rồi lại quên.
    Tomorrow never dies
  7. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hì, thấy cả hiền huynh Goldmund và anh Jess; lại thấy cả Cuoihaymeu, Trinity, Paladin va Mask nên tiny chạy vào...Vừa đọc vừa cười...phong cách Thăng Long với TTVNOL quả là khác nhau; nhưng mà đều có cái hay. Các bác TTVNOL cứ sang Thăng Long chơi; thảo luận bình tĩnh thì mọi người đều nghe thôi mà. Bên đó tuy là tough nhưng là chỗ đất tốt để rèn luyện kỹ năng reading comprehension, miễn là mình không take things too personal. Có gì mà ngại đâu, cứ công bình mà thảo luận thôi, ai cạnh khoé ta thì mặc kệ.
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong
  8. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Mấy bữa nay nghe giang hồ đồn đại bên nước bạn Thăng Long có xảy ra chiến sự, nổi máu hiếu kỳ tui cũng lò dò bước sang. Lớ ngớ thế nào mò ngay box Văn học VN cho nên, hic, không ngờ bây giờ về đến nhà rồi mà, hic, vẫn tim đập chân run, nằm ngủ mà nửa đêm giật mình tỉnh giấc.
    Kinh dị thật! Tui phải dùng từ này vì trước nay trong nước chúng ta - TTVNOnline này, các bác có chiến nhau cũng toàn dùng chiêu "Diễn biến hoà bình" với nụ cười dễ thương, vại bia sủi tăm và hoa hồng đỏ rực. Sang bên nước bạn ở đâu cũng thấy "Bạo lực cách mạng", đại bác bắn bùm bùm, gặp ai cũng thấy mình mặc giáp trụ, tay lăm le súng. Đấy là chưa kể có một hung thần ác sát, gặp ai là chơi ngay người đó, vỗ ngay vào mặt người ta một quả bom nguyên tử mà không chờn tay. Ghê thật! Giá như Tần Thuỷ Hoàng ngày xưa có sống lại cũng phải gọi bác QH này bằng ông, còn như Bin Laden (nếu đúng như US nói) thì phải gọi bác này bằng cụ. Ấy vậy mà vẫn có người có khuôn mặt thiên thần sống sót trở về, các bác có biết là ai không? Chính tiểu thư tinyhuong đấy (ở bên nước bạn mang bí danh họ Phan, tên Anh, người nước Việt), đúng là one in a million có khác, vẫn còn nguyên giáp trụ, chỉ hơi xước da một chút (nhưng không ảnh hưởng gì đến sắc đẹp cả). Đây là một tin mừng cho cả nước bạn Thăng Long và TTVNOnline của chúng ta. Trở về vị hung thần kia, tui ngờ là do Chúa (lại chúa rồi) đã phái xuống. Cũng như Tần Thuỷ Hoàng là người thống nhất Trung Hoa hay Bin Laden thức tỉnh nhân loại rằng đừng tưởng là mình đang sống trong tột đỉnh của văn minh và hạnh phúc. Có lẽ Người thấy loài người sống bình yên quá, ai cũng hết 5 tuổi đi học lớp 1, đến hết 18 tuổi thì vào đại học, giống nhau quá - Chúa chẳng phân biệt nhằm cho điểm để được lên thiên đàng. Thế là Người gửi ngay một super killer xuống làm thước đo, chỉ tội ông này có mỗi vũ khí là bom nguyên tử, gặp ai bất kể già trẻ gái trai đều "bùm một cái", bao nhiêu hảo hán cũng vì đó mà chết oan, chứ chưa kể đến dân thường như tui; những cùng nhờ đó mà bao nhiêu nhân tài được dịp tôi luyện, thử thách để trưởng thành hơn - "thời thế tạo anh hùng" mà, các bác nhỉ? Âu cũng là trong cái rủi có cái may vậy. Như vậy chắc các bác cũng hiểu là tại sao mỗi ngày tinyhuong lại được hưởng những 2 giờ đáng quí trên thiên đàng - một phần thưởng mà tui mơ cũng không có, hic.
    Ngẫm người lại nghĩ đến ta, từ lúc về tới TTVNOnline đến giờ mà tự dưng thấy bình yên, ấm áp dễ sợ. Đất nước ta lấy dân làm gốc, không thể để cho những thứ như bom nguyên tử kia làm thước đo được. Thà các bác cứ cho tui nụ cười hở mười cái răng, mười vại bia (loại 1 lít) và cho tôi ôm mấy bó hoa hồng thật nhiều gai vào, như vậy có chết cũng đáng - chứ mấy cái đại bác với bom nguyên tử như bên kia, chết mất xác mà chẳng sung sướng gì cả, uổng lắm.
    Tomorrow never dies
    Đ&#43
  9. tinyhuong

    tinyhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2001
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Paladin ơi, tiny ở bên Thăng Long cũng lâu rồi. Mọi người sang Thăng Long xem tiếp đi...Các bác ấy đang mắng nhau (mắng cả tiny) rất thậm tệ...hì hì...Thật đúng là "phúc bất trùng lai"..rồi thì là "Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng"..nhưng mình cứ công tâm mà nói chuyện thôi, sai thì nhận, thấy đúng thì nói, bỏ qua chuyện cá nhân...Sang đó rèn luyện EQ...hì hì...
    =========================
    You may say I am a dreamer...
    =========================
    (tiny)huong
  10. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Vào đây thấy bác Jess nói chuyện ??ovăn chương nước nhà???, em cứ tưởng thật, nhưng sao không thấy văn chương, cũng không thấy nước nhà đâu cả? Chỉ thấy những kinh nghiệm (cá nhân) của bác, về những thứ không liên quan gì đến văn chương hay CHCC. Thôi em cũng viết thêm mấy dòng góp cùng các bác vậy.
    Về chuyện bác không thèm đọc hay không thèm quan tâm cái gì, em không dám ý kiến. Còn về CHCC, bác là độc giả, đúng bác ạ, nếu bác có đọc quyển sách ấy. Nhưng vì bác không quen dùng mỹ từ, nên khi bác dùng cái mỹ từ ??ocông chúng??? thì nó lại??? không đúng, hì hì. Bác không phải là công chúng. Em cũng không phải. Tất cả chúng ta, bác, em, bác cuoihaymeu và tất cả những người đọc khác mới hợp thành công chúng. Vì thế, với tư cách là những thành phần của công chúng, ý kiến của bác hay của bác CHM đều không lớn hay bé gì hơn nhau. Nhưng thật tiếc, bác CHM thì nói về quyển sách. Còn bác thì đem đạo đức của nó (và của tác giả) ra để phán xét (với những tính từ hết sức phong phú).
    Nhưng bác (lại) quên, hoặc (như bác nói, chưa đủ chữ nên) không biết một nguyên tắc cơ bản của tiểu thuyết: ??oTiểu thuyết là nơi những phán xét đạo đức bị treo lại. Là nơi không có chỗ cho cái thói quen bất trị của con người là phán xét tức thì, lúc nào cũng phán xét, phán xét mọi người, phán xét trước và không cần hiểu. Cái lối hăm hăm sùng đạo phán xét đó, trước sự hiền minh của tiểu thuyết, là sự ngu xuẩn đáng ghét nhất, là cái ác độc hại nhất???. (Kundera)
    Và sau khi phán xét, bác áp dụng cái cách dễ nhất để giết chết 1 quyển sách (mà bác Trần Mạnh Hảo hết sức đáng kính vẫn thích dùng), xé lẻ từng câu văn ra để phê phán.
    Hì hì, em sang Thăng Long xem, thấy bác Jess với những lập luận xác thực và thuyết phục, đã chứng minh cái căng tin của sân bay Nội Bài nằm không đúng cái chỗ mà bác NVHà đã đặt trong quyển CHCC, cũng như món ăn trong cái căng tin đó cũng không tồi như bác NVHà đã tả. Biết nói gì đây? Chỉ biết cười. Hóa ra, cái mà bác Jess chờ đợi ở quyển sách ấy, là một bài tập làm văn miêu tả chính xác sân bay Nội Bài. Và dưới cách nhìn này, thì CHCC chỉ là một sự dối trá thảm hại.
    Vậy thì em chỉ có thể góp một ý nhỏ với bác Jess. Có lẽ bác không nên chạy theo cái trào lưu phê bình văn học đang là mốt này làm gì. Vì bác có ??okiên nhẫn??? hơn nữa, cố gắng hơn nữa, cũng chả đi đến đâu. Có lẽ bác nên chọn một lĩnh vực khác để thể hiện tài năng. Mong rằng bác sẽ thành công hơn.

    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...

Chia sẻ trang này