1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn Bảo Ninh

Chủ đề trong 'Văn học' bởi cuoihaymeu, 21/08/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Hic, sau một ngày nghĩ lên nghĩ xuống, tự cảm thấy hổ thẹn vì đã quá lâu không dòm ngó tới văn học Việt nam, sau được các bác tăng thêm trí tò mò qua cái chủ đề này. Cũng chẳng đặng dừng lời. Xin được bày tỏ tâm tình mình, mong các bác chỉ giáo giúp.Thú nhận rằng, từ lâu nay, tôi chỉ tìm đọc các cuốn sách thuộc thể loại hồi ký, bút ký, hay tuỳ bút, những cái mà tác giả muốn gửi gắm sự thật, một cách chân thực, nhờ đó ta có thể tìm hiểu một quá trình lịch sử, bằng những dẫn chứng có vẻ mang tính xác thực nhất.
    Văn học Việt nam, giai đoạn sau 54 ở miền bắc và sau 75 ở miền nam , có thể coi không phải là mảnh đất phì nhiêu mầu mỡ. Có nhiều thứ, để người ta không được viết, không được nói một cách công khai. Trong một sự dồn nén đến tận cùng đó, cùng với thời mở cửa, người ta bắt đầu thấy xuất hiện một trào lưu ( trào lưu gần tương phùng với dòng Văn học Hiện thực phê phán trước 45) để đối lập với một dòng văn học cách mạng, có định hướng.Trào lưu này có lẽ bắt đầu từ những tác phẩm của DTH, Thời Xa Vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng hay những kịch bản của Lưu Quang Vũ. Người ta đón đọc, vỗ tay tán thưởng những câu "dám nói" của nhân vật. Và trầm trồ ngợi khen cho những phát kiến vượt lên trên qui tắc đương thời. Trong bóng tối, chỉ với ánh sáng của những con lân tinh ẩn hiện., người ta cũng đã cảm thấy bất ngờ xen lẫn hài lòng. Văn học Việt nam đã thực sự có được một trào lưu mới..... Trong một bối cảnh đó, những sự kiện cuối thập kỷ 80 đã tắc động phần nào đến chính sách quản lý. Và trong những nhà văn được đánh giá cao, nhiều người đã gặp phải những chuyện phiền phức... Và sau cái phiền phức không muốn đó, đã không tự vượt được chính mình, trở thành đối lập và thậm chí hằn học.Đáng tiếc, đáng tiếc lắm.
    Khi đọc một tác phẩm văn học, mỗi người trong chúng ta, một thành phần của công chúng , luôn có những nhận định khác nhau, cái hay của tác phẩm sẽ chỉ đọng lại khi có nhiều người khen, cũng như chê bai về nó. Cho dù cái khen hay chê bai đó đôi khi vượt ra khỏi cả dự định của chính tác giả. Và trong cái hỗn loạn của khen chê đó, người ta lại muốn khen và chê những bài phê bình. Một vòng quay mới thúc đẩy tác phẩm trở nên nổi tiếng trong một sự đánh bóng đến cuồng nhiệt của người đọc. Nhưng thật may, chính bởi những sự cuồng nhiệt đó, nhiều tác phẩm đã được bán chạy.Và sách đã trở thành một phần quan trọng , một món ăn tinh thần của nhiều người . Mừng lắm, mừng lắm .
    Quay trở lại với Cơ hội của Chúa... Phải thú nhận rằng, tôi mới chỉ đọc nó sau khi xem các tranh cãi của các bác.Không một sự ngỡ ngàng, không một sự ham thích, không một ánh sáng nào loé lên từ những dòng văn đấy. Có lẽ phải chăng, tôi đã bị những cái khen chê của các bác làm lu mờ tính hấp dẫn của tác phẩm.Gấp sách lại, tôi không hiểu mình đã đọc gì, và đã tìm kiếm được gì qua cuốn sách. CHCC đã nói lên điều gì... hay đơn giản chỉ là một sự trần thuật lại một câu chuyện và mang thêm một đôi chút hư cấu.
    Nằm xuống, tắt đèn và nhắm mắt. Tôi tự hỏi, phải chăng, cuốn sách đã trở nên nổi tiếng, và đã được đánh bóng lên bởi những mục đích khác, bởi những lý do khác... Như CKN2000 hay NBCT gặp phải. Không thể so sánh CHCC với bất cứ cuốn sách nào trong hai quyển trên, nhưng có lẽ nó có cùng những đặc điểm, được in và sau đó... được đình lại.
    Sự phác hoạ một xã hội, mà bản thân nó đã có nhiều khúc mắc, chỉ đơn giản là một tác phẩm chạy theo thị hiếu, và có lẽ cũng chỉ có những người sống cùng thời mới hiểu thật sự giá trị của nó. CHCC gần giống như những vở kịch của LQV. Chỉ mang tính thời điểm mà thôi.
    Xét về bút pháp, về phong cách viết... Có thể chấp nhận đây là một cuốn tiểu thuyết, được phép hư cấu, được phép miêu tả không đúng với sự thật. Nhưng mục đích của việc miêu tả sai sự thật đó là gì?Là để nói lên những cái không có. Hay ẩn dụ hơn.... Ngược lại, người ta thường chỉ miêu tả nửa chừng, để sau đó, người đọc nhìn thấy những cái thâm thuý, và chiều sâu của tác phẩm. Còn CHCC, có lẽ một sự miêu tả quá mức đã buộc ta phải đặt dấu hỏi, Cái miêu tả đó nhằm mục đích gì.....
    Trong cái cơn sốt trích dẫn Milan Kundera ở đây, tôi xin được trích dẫn Cao Hành Kiện : " Quanh ta, người ta dạy ràng cuộc sống là nguồn của văn học và văn học phải trung thành với cuộc sống, trung thành với sự thật. Và lỗi của ta,chính là đã xa lánh cuộc sống,đã đi ngược sự thật. Sự thật của cuộc sống, tức là bản chất của nó, là y như nó đang thế chứ không phải là khác thế. Nếy ta đã lãng xa cái sự thật này thì chính là vì ta đã trình bày một loạt hiện tượng của cuộc sống, không phản ứng đúng được nó, dĩ nhiên. Kết quả là ta chỉ dấn vào một con đường sai lầm bằng xuyên tạc hiện thực"
    Hì, gửi riêng bác Jess: Các tác phẩm mà bác trích dẫn khi nói về Hà nội, đa số không là tiểu thuyết. Và do đó, nó phải miêu tả một cách chính xác và chân thực những gì đã có....
    Gửi bác CHM, tiểu thư Mặt nạ: Thế này ạ, ở London có một quảng trường, ở đó, người ta có thể đến, phát biểu, chửi từ Nữ hoàng đến một người nào đó. Và tất nhiên bằng cả những lời lẽ vô học. Đấy là quan điểm của người đó. Nếu các bác thích, các bác lắng nghe. Còn không thì bỏ ngoài tai bác nhé.... TTVNOnline này, theo như lời Tiểu thư góp ý, là một diễn đàn, diễn đàn phải biết tôn trọng người tham gia... Do đó, chỉ nên hạn chế chuyện đả kích và ngôn từ thiếu văn hóa trực tiếp... Còn nhận định về một bên thứ ba . Đấy lại là quyền của người khác....
    Có những người, họ biết sử dụng ngôn ngữ mà ý kiến chủ quan của ta mạn phép gọi là thiếu văn hoá để đạt được mục đích... Nhưng ngôn ngữ đó, vẫn tồn tại cùng với thời gian, đâu có mất đi các bác nhỉ. Và họ vẫn là những người đáng để ta nghe, học và nghiền ngẫm...nếu họ thành công.

    ATC
  2. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    em thật không ngờ nhá ..... chỉ sau mấy chưởng của SVHS và HHT các bác bên đây có thêm mấy quả admin có bộ mặt đạo đức ghê gớm thế.
    Chi tiết thêm tẹo teo, không phải quảng trường đâu bác ạ, nó chỉ là một cái góc bé tẹo trong góc một cái vườn hoa thôi có tên là hypark conner. Em có lẽ có vấn đề về viết lách cũng như đọc rồi các bác ạ, em có tấn công cá nhân thành viên nào bên đây đâu nhở ..... toàn tự vệ đấy chứ
    Chán ......

    _______________________________________
    I'd lie for you and that's the truth
    [​IMG]
  3. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    à bác ATC nói thế nào ấy chứ ..... cái "Gặp gỡ cuối năm" của Nguyễn Khải em nhớ nó là tiểu thuyết chứ nhỉ .... thật ra em mới được đọc trích đoạn thôi, trong tập truyện ngắn "Một Người Hà Nội"

    _______________________________________
    I'd lie for you and that's the truth
    [​IMG]
  4. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    mà thôi chả tranh cãi với các bác nữa ..... hơi tí thì tự ái lên cơn xỏ xiên đạo đức
    bác CườiHayMếu có rỗi thì sang bên em, bác có muốn viết giời viết biển gì miễn không đụng đến chính trị trực tiếp thì cứ là thoải mái. Bên em gì thì gì chứ kiểm duyệt chặt nhưng vẫn thoáng và không nhạy cảm như bên này

    _______________________________________
    I'd lie for you and that's the truth
    [​IMG]
  5. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 bài viết bên Thăng Long, tác giả là bác Gaup. Trong hơn 40 bài viết xung quanh NVH & CHCC (mà chủ yếu là về NVH, hì hì), bài này là bài duy nhất (nếu không kể bài của bác CHM bên TTVNOL đươc đăng lại bên đó) viết với tinh thần phê bình. Sau bài này, bác Jess cũng đã có ý kiến trả lời. Chỉ tiếc, cũng giống như đã trả lời bác CHM bên này, hình như bác quá vội vã trả lời mà chưa kịp đọc cái mà mình trả lời.
    *Chú thích tên 1 số người: Die, chính là bác Jess đây. PhanViet tức là bạn tinyhuong.

    Die ơi, cái đoạn đáng bỏ đi nhất là cái đoạn bạn viết về cái canteen ở Nội Bài. Bạn thì thấy NVH tả không chân thực, mà theo như cách bạn nằng nặc rằng đáng ra NVH đã phải tả chân hơn nữa thì tớ hiểu rằng sự trung thực trong miêu tả sự vật và các chi tiết lịch sử có một tầm quan trọng lớn đối với bạn. Kết luận này chẳng cần ví dụ tất cả đều biết là sai. Die cũng như tất cả chúng ta đều khoái xem phim gần chết, mà dù là phim về lịch sử hay không, cũng có bao giờ die và đồng đội chê là không chân hay không thật đâu. Đúng không? Các bạn nào thích canteen Nội Bài giống hệt như là nó "vốn có" thì để tớ nhắn người xin cho cái tờ rơi quảng cáo về tớ gửi lên đây. Các bạn lại chẳng phe phé kêu chán vì chẳng có ý nghĩa gì đi kèm. Như thế cũng có nghĩa là sự tả chân hiện thực chỉ quan trọng với các bạn khi các bạn quan tâm đến những ý tưởng đi kèm mà thôi.
    Đầu tiên sẽ nói tại sao chữ vốn có ở trên tớ lại uỵch vào trong ngặc kép "." Die ơi cái mà bạn ngày xưa coi là chỉ kém CLB Ba Đình thì dưới con mắt người khác có thể chỉ xập xệ y như cái máng lợn cũ. Nói thế không cần phải giải thích dưng mà ví dụ thì tớ có. Ví dụ là cái New Century sàn nhảy ở nhà bây giờ vẫn là chốn ước mơ của "trẻ em vạn nhà" Hà Nội nhưng đối với Die đã từng lang thang thăm viếng những chốn thị thành thế giới thì New Century chỉ như một nỗ lực ngớ ngẩn nhằm mô phỏng thế giới mà theo die là thực mà thôi. Sau này mà die chuyển qua viết văn, đến đoạn tả về New Century thì thanglong nhà ta chắc còn đánh cãi nhau hãi hùng phải biết...hìhì.
    Die sẽ bảo "Nhưng mà lão Nguyễn Việt Hà, chưa đi Anh quốc biết (con) bà ra sao?" Hỏi thế thì lại coi thường sức mạnh của trí tưởng tượng. Nghệ thuật và những đồng chí làm nghệ thuật thường đều được ban cho một trí tưởng tượng hơn người. Nếu NVH cũng là một người như vậy, có cốt căn nghệ sĩ đàng hoàng, thì việc tưởng tượng ra Anh Quốc Mỹ Quốc hay Trung Hoa y y như thật thực chỉ là cái trò con trẻ.
    Chẳng có ông Việt Hà nào vẽ lại được cái Canteen Nội Bài thực như là mỗi người mình muốn. Các đồng chí nào đã nói NVH tả các thứ giống đến 80% sự thực có thấy cần thiết phải bảo lưu ý kiến nhà mình không ạ? Đến đây tạm kết luận là tả chân là việc không thực. Nếu tả chân là việc không thực thì lấy thước đo hiện thực ra đo độ tốt độ đẹp của cơ hội của chúa cũng là việc chẳng chân.
    Tớ đoán mò rằng thực ra die và các bạn cũng coi việc miêu tả chân thực như rác rưởi. Các bạn chỉ khó chịu với việc một kẻ nào đó làm biến dạng một sự thực tương đối, mà không chỉ vô tình làm biến dạng, cũng không phải ngu mà nó nhầm lẫn thành biến dạng, kẻ viết văn ở đây cố tình, cố ý, mạnh dạn, trơ tráo, dũng cảm xoay cái sự thật ra thành khác xa cái tương đối mà các bác biết. Mục đích của nó có thể là thủ lợi, tiền bạc hay danh vọng, dưng mà hậu quả đối với các bác chê truyện CHCC thì thật là nặng nề quá lắm. Các bác ghét cái thằng thủ lợi trên sự nặng nề của các bác. Em nói có sai tí nào không ạ?
    Có hai điều cần nói ở đây. Thứ nhất, làm biến dạng sự thật để thủ lợi trên cái sự nặng nề của các bác là cái việc mà bọn quản lý nhà gương cười trong công viên Lê Nin ở Hà Nội mấy chục năm nay làm hàng ngày một ngàn đồng một choác mà có bác nào bực tức đến mức mà viết lấy 2 dòng về nó hay đập hết gương nhà nó đâu, sao bây giờ lại thấy cần phải đập ông em NVH? Thứ hai, câu chữ và những gì mà nó miêu tả chỉ làm phương tiện chuyên chở ý tưởng thôi. Các bác mà chê hay khen câu chữ và sự miêu tả chần xì thì cũng giống như cái anh quản lý thị trường quan liêu mắng phạt thằng lái buôn vì tội đã hoá trang cái ô tô thành con trâu để chở hàng quốc cấm. Cái quan trọng là nó chở cái gì thì chưa thấy bác nào đả động đến.
    NVH nó cho chở cái gì thì ai cũng biết, em nói toẹt luôn. Hàng hoá mà cái con trâu CHCH chở là sự phê phán thực trạng xã hội. Kết luận ngắn gọn này giúp đưa luôn CHCC vào dòng hiện thực phê phán. Dưng mà thế chưa đủ.
    Tại sao các nhà văn hiện thực phê phán thời trước 1945 được ca ngợi và đề cao đến thế, rồi những tưởng với cái truyền thống oai hùng đấy thì dòng hiện thực phê phán Việt Nam phải vươn lên mà dành hết giải này giải nọ và đứng hàng đầu thế rới luôn, ấy thế mà không, nó tắc ngỏm. Tại sao nó tắc ngỏm? Phải chăng một sớm một chiều nhà ta hết tiệt không còn cái gì để phê phán nữa. Chẳng phải thế. Mà ở đây chính cái lý do tồn tại của nó lại cũng là lý do làm nó biến mất. Văn học hiện thực phê phán tạo ra trong người đọc cảm giác bất an, và từ bất an đến hành động vớ vẩn chỉ còn phụ thuộc vào chiêm nghiệm của cá nhân về thực tại--hơi giống giống cái là bọp luôn.
    Cái bất an này là cái mà các bác chê kịch liệt cảm thấy rất rõ dưng mà đếch chịu nói ra, hoặc trong trường hợp một đại bô lão trên đây là muốn nói ra mà đếch nói được. Cái bất an này là hệ quả của một vấn đề có tên có tuổi và được tâm lý học tây phương nó ngâm cứu chín nẫu ra rồi em xin phép bắt chước em PhanViet nói chuyện về sự vật bằng tên khoa học của khái niệm và bằng tiếng Latin (a speech full of jargons--;xo))) và gọi nó là close-to-home bias--hay nôm na là định kiến gần nhà. Ví dụ, có thằng trộm vặt giết người ở Nam Hà bị lên báo thì chẳng ai kêu, dưng nếu nó ngay hàng xóm nhà mình thì nói chung là chúng ta đều vãi đ@'i. Cái này tuy gọi là gần nhà dưng mà càng ở xa lại càng sợ. Ví như em ở bên Tầu đọc báo fpt về thằng Nam Hà thì em kệ bu nó, dưng mà đọc về thằng gần nhà thì chắc em vãi đ@'i đến mấy ngày liền. Đơn giản thôi, càng ở xa thì khả năng phản ứng càng bị hạn chế nên càng camêzun. Mà ở xa này cũng không chỉ là khoảng cách thực tế đâu nhé, ngồi chiếu trên ngay tại chỗ cũng là ngồi xa. Em hỏi thật bác Quốc Hưng, hàng ngày ở nhà nấu ăn thì bác với vợ bác ai phải ra chợ mua zau, hay là có em ôshin thay mặt đại za đình đi tiếp xúc với tầng lớp bán rau là xột xệt hạ tầng thiên hạ mà em thấy bác xa zời với thực tế mấy mảnh đời người nghèo quá thế?
    Cá nhân em thấy CHCC chẳng có gì đáng nói. Xin giải thích với em PhanViet tại sao tên truyện lại là CHCC, cái này không leng keng xủng xoẻng và sáo rỗng gì cả, rất là nhất quán với ý tưởng tổng thể của tác giả nên đáng được coi là sâu sắc. Cái hiện thực mà NVH muốn đề cập đến ở đây là một hiện thực mà trong đó con người Việt Nam mới không còn cảm thấy hứng thú với mọi thứ trên đời, tiền bạc, danh vọng, chức vụ, tình bạn, tình yêu, niềm tin vào công việc, và chính trong bối cảnh chán nản và bị tách rời này mà người ta bắt đầu có nhu cầu chú trọng đến các vấn đề tâm linh lâu nay bị ép xuống trong đầu, và lên đường tìm kiếm những lối ra cho nhu cầu đó. Thời gian đầu chưa có nhiều thông tin thì tất nhiên là tin từ cái quần đùi, con bò tin đi, nhưng sau đó thì chắc sẽ tin dần đến thiên chúa. Chính vì thế nên thời khắc này chính là cơ hội của chúa. Được chưa? Em thì nhìn thấy nhiều thuốc ngủ tây ru ngủ hay hơn nhiều rồi nên không thấy ấn tượng lắm.


    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    À , bác Jess ơi, tiện đây xin lỗi mọi người cho ra ngoài cái chủ đề nhé, tôi có đang ký cái nick là ATC ở bên Thăng Long, cách đây hai tuần vẫn vào được. Bây giờ thì không thể bác ạ. Bác xem giúp hộ được không?
    Hì, chả đụng gì đến cả pass vẫn còn nguyên mà login vào toàn báo lỗi Không có user và sai pass thôi.
    hic hic
    ATC
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Công nhận là bác Jess nhanh thật, vừa mới gửi yêu cầu đã có trả lời ngay, đa tạ bác nhá.
    Hì ai đã chuyển cái topic này về lại văn học đây. Thú vị quá.
    Nhờ cô Mitlo, khi nào vào thì xoá hộ hai cái bài này nhé.
    Nhưng để bác Jess đọc xong lời cảm ơn đã. Cảm ơn cô trước.
    ATC
  8. gaup

    gaup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Vui quá, đã nghe thấy mọi người khen TTVNonline nhiều rồi hôm nay chui vào kiểm điểm thì lại thấy có thứ mình viết ở đây. Cảm ơn bạn Mask và xin chào các bạn khác.

    UẤG
  9. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Sao bác Jess vừa nóng tính lại vừa nhạy cảm thế nhỉ. Tui thấy bài của bác ATC đâu có phản đối gì bác ghê lắm đâu, có khi còn ngược lại - rất welcome bác nữa là khác. Vậy mà bác cứ nằng nặc đòi đi, đi rồi bác không yên tâm lại quay lại nói thêm vài câu nữa. Tui thì cứ mong bác ở lại để tiếp tục chiến đấu cho cái chủ đề này thêm phong phú, đồng ý không?
    To bác gaup: Bác có truyện "Tuyết tùng ơi" hay thật, mong bác cho xuất bản ra nước ngoài để có thêm nhiều người được thưởng thức. Chúc bác vại bia để tỏ lòng kính phục tài văn chương của bác
    Tomorrow never dies
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Thật là tưng bừng quá so với sự tưởng tượng của tớ.
    Gửi bạn Milto (admin box này) và bác ATC. Bạn thân mến ạ, cái chủ đề này nó có bản quyền CHM, tớ đặt tên nó là "Nhà văn Bảo Ninh" và trong box Văn học. Như vậy xin bác tôn trọng tác giả chủ đề mà trả lại cho nó cái tên gốc. Còn nếu bác ATC hay bác nào đó muốn bàn về "VHVN đương đại" hay "Bàn về các nhà văn VN" thì cứ mở một topic riêng, đề tên mình đàng hoàng và bàn luận. Chứ các bác nghĩ mà xem, mọi người vào Box này thấy cái tên CHM lù lù sau mấy chữ cao to vời vợi "Bàn về nhà văn VN", hì hì, tôi quả thật là không có cái dũng khí như thế, bác ạ. Mong các bác không tuỳ tiện với cái tên của người khác như thế. Còn nếu các bạn muốn cái tên nó phản ánh được "hiện thực" bên trong thì các bác có thể đổi là "Nhà văn Bảo Ninh và những chuyện lặt vặt khác mà các Mod thấy là có". hì hì, cảm ơn !
    Bác Paladin thân mến. Hoài Thanh ta để sau bác nhé. Đang nói chuyện CHCC, lôi HT vào nó loãng chuyện ra mất. Với lại tôi có phải nhà ngâm cứu văn học đâu mà "bổ túc" kiến thức về phê bình VH được ạ.
    --------------------------
    Hì hì bác Jess, bác trực trên TTVNOL hay sao ấy mà thấy trả lời tơi tới. Hai cái gạch đầu dòng của tôi bác cũng thao tác cái rẹt.
    Bắt đầu nhé. Cái thắc mắc mà bác đặt ra với tôi là hiện thực trong CHCC. Có nghĩa là chúng ta sẽ bắt đầu từ hiện thực. Bác đã có một số quan điểm riêng về hiện thực (mà tôi sẽ nói sau). Vậy bác đọc lại cái gạch đầu dòng thứ 3 mà tôi đã viết ấy và xin đợi cao kiến của bác:
    "- Thứ 3 là tôi nói rằng nó phản ánh được hiện thực. Bác phản bác lại bằng cách bảo nó không phản ánh được hiện thực. Nếu cái "hiện thực" bác nói đến ấy nó là việc tả cái sân bay Nội Bài chính xác như một bức ảnh chụp bằng máy Nikon chính hiệu thì có lẽ bác nên cởi mở thêm một tí tẹo trong quan niệm về hiện thực.
    Nếu "hiện thực" với bác cứ nhất thiết theo tiêu chuẩn sân bay Nội bài hay Hội chợ phù hoa thì bác Jess ạ, Thần thoại Hy Lạp (thần thoại cũng là một thể loại VH phản ánh hiện thực đấy) hay những truyện như "Đông-Ki-Sốt", được coi là mở đầu cho sự "hiện đại" trong văn học hay "Gác-găng-chuya và Păng-ta-gruy-en", tác phẩm hài hước về hai người khổng lồ, cái cười nhân văn đầu tiên của Châu Âu sau đêm trường trung cổ, hay là những truyện thiếu nhi quen thuộc với chúng ta đây như "Ông già Khốt ta bít", "Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn", "Bác sĩ Ai bô lít", "Bu ra ti nô và chiếc chìa khoá vàng" ... hay như tác phẩm đoạt giải Nôben 2000 "Linh Sơn" của nhà văn người Trung Quốc (quốc tịch Pháp) Cao Hành Kiện đây, hì hì..., chắc bác Jess đây loại chúng ra khỏi Văn học.
    Hay là bác nghĩ văn học chỉ làm mỗi công việc là miêu tả phong cảnh như bác đã hừ hừ "... Bác the-mask chê em muốn tiểu thuyết là bài tập làm văn miêu tả ..... hừ hừ thế bác tưởng tiểu thuyết nó là cái gì ? "
    Tất nhiên là nhìn chung người ta ít khi cởi mở đến mức tả Tháp Rùa và Hồ Gươm trong khung cảnh tỉnh Hà Tây. Và để xem xem liệu ..."

    Xin đợi luôn những cái mà bác đã hứa là sẽ cố tìm và dẫn lên đây.
    Mà bác Jess ạ, té ra bên Thăng Long của bác quan tâm đến tôi ghê nhỉ. Hề hề, vinh dự thật. Hôm nay sang tận nơi đọc bài của các bác, chốc chốc mỉm cười. Bác cho tôi gửi lời hỏi thăm các bác bên ấy nhá (nếu tiện).

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

Chia sẻ trang này