1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn cứ phải nghèo một tý mới viết hay được???

Chủ đề trong 'Văn học' bởi anjingruyu, 04/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn cứ phải nghèo một tý mới viết hay được???

    Tôi lập topic này từ 2 câu chuyện nghe được :
    1 - Chuyện của Chu Lai: trong lần chuyện phiếm về viết văn và thời buổi kinh tế hiện nay, CL có hùng hồn: "cơm áo không đùa với khách thơ", vậy nên nhà văn nhà thơ tất thảy đềunhư chúng sinh - đều cần tiền để sống. Cơ mà nếu đầy đủ sung túc quá thì lại không viết lách gì được hay ho xúc động nữa. Vậy nên tốt nhất để cánh nhà văn nhà thơ nghèo nghèo một chút, họ mới làm được văn thơ hay.
    2- Chuyện về NNTư : mấy người bạn tôi đều yêu thích tác phẩm miệt vườn của Tư từ bấy lâu nay. Trong lần về Cà mau công tác tình cờ được biết gia đinh nhà chồng Tư làm thợ kim hoàn , bán vàng lâu năm và giàu có. Bản thân Tư chỉ ở nhà , chồng làm vàng và lo kinh tế , Tư chỉ viết văn và bây giờ thêm việc chăm con. Có lẽ nên vui khi nhìn một cây bút trẻ tài năng có cuộc sống sung túc không phải bươn chải và đặc biệt không phải truân chuyên. Nhưng mấy người bạn tôi lại nghĩ khác : họ chép miệng, giàu thế thì chả giống nhà văn...
    Còn các bạn nghĩ sao?
  2. ctci

    ctci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Cũng không có gì lạ cả. Viết văn phải dựa vào những cảm xúc, những cái nhìn về cuộc sống của chính tác giả, dù giàu có hay nghèo khó thì nó không thể hiện là nhà văn đó viết có hay hay dở. Ai dám bảo là Lev Tonstoi viết không hay, nhà quí tộc đó giàu có quá đi chứ và các tác phẩm của ông vẫn được đánh giá là xuất sắc. Không thể nhìn nhà văn vào cuộc sống vật chất của họ mà nhìn vào chính tác phẩm của họ, từ trước đến giờ tôi đọc các tác phẩm mà nhiều lúc quên mất cuộc sống của tác giả như thế nào. Họ giàu có hay nghèo nàn, có ảnh hưởng đến sự thành công của các tác phẩm hay không? Không, chỉ khi đọc xong một tác phẩm bản tử nhủ hay nói chuyện cùng bạn bè: " À, tác phẩm này đọc hay đấy chứ hay nó cũng bình thường thôi"
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn và tác phẩm dĩ nhiên là có liên quan đến nhau. Văn là người mà. Tuy nhiên chắc chắn không thể đánh giá 1 tác phẩm thông qua hoàn cảnh sống giàu hay nghèo của nhà văn được.
    Chu Lai là 1 trong những nhà văn phải viết để sống và viết như đi cày để kiếm tiền. Khi người ta phải viết để kiếm tiền sống thì chắc là ít nhiều tác phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Mấy tác phẩm gần đây của CL hay bị lặp lại và dàn trải, ko hay dc như "Ăn mày dĩ vãng" nữa.
    Nguyễn Mạnh Tuấn cũng là 1 nhà văn thức thời, phải sống và sống dc bằng văn của mình. Tuy nhiên những nhà văn có tài và có tâm thường có cách viết riêng của mình: viết để kiếm tiền (kịch bản, phóng sự, tùy bút theo đơn đặt hàng) ...và viết vì văn chương (tiểu thuyết, thơ...)
    Ng NGọc Tư may mà kiếm dc anh chồng giàu có, nhưng Tư cũng vẫn viết khá thức thời, Tư viết khá nhiều tuỳ bút, tản văn cho các báo để kiếm tiền. Và Tư cũng là 1 trong những nhà văn có tài và có tâm nên văn của Tư kể cả tùy bút vẫn đọc dc. Không thể cho rằng cứ làm nhà văn, nhà báo là phải "nhà nghèo" như xưa nay vẫn vậy. Nếu có 1 hoàn cảnh kinh tế khá giả, không phải viết để sống thì tôi nghĩ nhà văn có thể rảnh tay, toàn tâm toàn ý viết vì văn chương đích thực chứ?
    Vấn đề là như đã nói, nhà văn cần có tài và có tâm thì viết mới hay dc.
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý!
  5. kephahoai

    kephahoai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Vớ vẩn...
  6. Open_The_Window

    Open_The_Window Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    1) Nên nói như thế này: Nếu có 1 hoàn cảnh kinh tế khá giả, không phải viết để sống thì (tôi nghĩ) nhà văn có thể rảnh tay, toàn tâm toàn ý viết vì văn chương đích thực. Nhưng đó là điều kiện cần, điều kiện đủ là để có văn chương "đích thực" buộc phải có tài và có tâm.
    2) Thực ra, khi nhà văn có đời sống dư dả rồi, liệu có được cái gọi là "thiếucái gì đó" để mà tạo nên được "văn chương đích thực"?
    3) Nhân vật Hộ của Nam Cao khao khát viết được cái gọi là "đích thực" nhưng không thành vì miếng cơm manh áo. Nhưng chưa ai đặt ra vấn đề, ko vì miếng cơm manh áo nữa thì anh ta có làm được cái gọi là "văn chương đích thực" hay không?
    Đang vui vẻ, giả tranh luận tí cho vui
    Trời lại lạnh + mưa roài !
  7. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Mình lại chêm mấy câu cho topịc thêm xôm:
    Ngày xưa ông Gorky nói nhà văn phải là người thư ký trung thành của thời đại. Ý là ngưòi cầm bút phải lăn xả vào đời sống mới mong viết được những câu chuyện, những dòng chân thực và xúc động về cuộc sống.
    Thế nhưng có phải ai cũng như Lev Tolstoi sống trong lâu đài cao sang vẫn đau đáu nỗi đau thân phận con người đâu . Phần nhiều các nhà văn thành danh đều từ cùng khổ hoặc sống cuộc đời sóng gió , đi nhiều , nhìn nhiều , ngẫm nhiều và khổ nhiều.
    Tôi nghĩ đỉều đó - cái gọi là vốn sống hoặc sự thăng trầm rất cần cho một nhà văn, để họ có cái mà viết , có điều mà suy ngẫm và có cái để sẻ chia.
    Chứ nhà văn sống giản đơn , bằng phẳng , không thể viết được nhưng điều sâu sắc, hoặc có viết cũng chỉ là dựa vào tưởng tượng của mình , xoay quanh cái tôi tháp ngà mà thôi.
    Hiện tượng một số nhà văn trẻ hiện nay hình như có chút ít liên quan đến điều này. Họ chả quan tâm đến ai ngoài nỗi đau , nối day dứt của riêng mình hoặc tự mình tưởng tượng. Như thế sách viết sẽ chỉ có giá trị bày tỏ chứ không hề là tấm gương thời đại.
    Quay lại topịc, nếu nhà văn không phải lo cơm áo gạo tiền thì họ sẽ giành được nhiều tĩnh lặng cho văn chương , nhưng họ có còn là người thư ký thời đại không , hay chỉ vuốt ve cái tôi, viết những áng chữ đẹp mà sáo rỗng. điều đó rất cần phải suy nghĩ.
  8. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Chào bác! Đây cũng đang vui vẻ, trong lúc chờ cơm cũng muốn tranh luận tí cho vui. Nói chuyện nhá!
    Về cái (1) của bác thì ok rồi, không bàn gì nữa. Còn cái (2) với cái (3) thì mạn phép giải nhời thử xem sao.
    2> Mặc định một nhà văn đích thực phải thoả mãn cái (1).
    Nhà văn có TÂM và muốn dùng cái TÀI của mình để tạo nên "văn chương đích thực", thì anh ta tất sẽ luôn thấy "thiếu cái gì đó", anh ta sẽ không ngừng tìm tòi khám phá những gì có thể giúp cho việc viết lách của mình. Vậy, một khi "nhà văn đích thực" không phải lo chuyện cơm áo, anh ta thật sự thoải mái dấn thân vào mọi ngóc ngách của đời sống hơn, đi được nhiều hơn để có thể làm nên nhiều áng "văn chương đích thực" hơn.
    3> Bác làm tôi nhớ con ruồi của Azit Nexin quá (hồi xem Gặp Nhau Cuối Tuần có đoạn phim vui dựa trên câu chuyện chỉ tại con ruồi đó, tôi cứ sung sướng mãi). Quả thật không thể tránh khỏi những nghi ngờ như bác đã nêu. Nhưng một lần nữa nhấn mạnh với bác về chữ TÂM. Tôi nghĩ chúng ta không phải băn khoăn về một nhà văn có TÂM. Còn nếu nhà văn "dư dả cơm áo" rồi mà vẫn không làm được "văn chương đích thực" thì anh ta đáng vứt đi rồi, đâu còn gọi là một "nhà văn đích thực" được nữa.
    Tối CN vui vẻ nhá!
  9. hanthuyen17

    hanthuyen17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Có người nói: "nhân cách của một nhà văn là văn cách của anh ta".
    Tôi đồng ý với ý kiến này. Hãy nhận xét tác giả qua tác phẩm. Tác giả tài năng và chân chính là tác giả đóng góp được cho xã hội những tác phẩm đích thực. Điều này mới đáng kể, các chi tiết đời tư chỉ là thứ yếu.
    Cũng đừng nên tin ở những điều nhà văn tuyên bố, hãy hỏi anh ta: tác phẩm của anh đâu?
    Tôi rất hãi các nhà văn cả đời viết được 1,2 tác phẩm xoàng nhưng sống lâu lên lão làng (Nguyên Ngọc là điển hình, "Đất nước đứng lên"? lấy tư cách gì mà khen người này, chê người kia). Một độc giả có thể khen, chê theo cách của độc giả, nhưng một nhà văn trước khi khen, chê thì hãy nhìn vào tác phẩm của chính mình, tốt nhất là hãy viết đi cái đã!
  10. phuongthao1

    phuongthao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Vậy một nhạc sĩ viết những lời du dương : "em là người hiền dịu cua đời anh. Anh sẽ yêu em suốt đời. Anh chỉ yêu mình em thôi" Mà trong đời thường ông ta đi hiếp con dâu, ngủ với con gái, ngủ với tất cả những người làm, ngủ với tất cả những người đàn bà nào mà ông ta có thể hiếp được
    Có OK không ?

Chia sẻ trang này