1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn DTH

Chủ đề trong 'Văn học' bởi angkorvas, 16/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangnguyen79

    hoangnguyen79 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Các vị nên phân biệt sự khác giữa 2 vấn đề: 1- quay lưng lại với đất nước; khước từ tư cách công dân của mình!
    2- không tán thành về đường lốilãnh đạo của...(viết thế thôi, kẻo bị treo giò thì bỏ bu)
    Dương Thu Hương không phải thuộc trường hợp thứ nhất- mặc dù trong cuốn Vô đề cô ta có hơi quá khích
    Xin lỗi Trangha75.Không hiểu đó là suy nghĩ của bạn hay là việc bạn lặp lại giọng điệu " đón gió" của mấy tay phê bình đầu những năm 90?
    Tôi cũng o thích những tiểu thuyết của DTH- có phần quá cải lương. Nhưng những lập luận theo kiểu đánh hôi như vậy là o được!
    Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
    Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
    Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
    Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
  2. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Có con người nào không là con người chính trị không? Không thể, đây là quan điểm của triết học Mác Lênin đó. Và nếu tôi không nhầm thì không một ai dù là chính khách hay một nhà phê bình văn học ở nước ta lại dám cổ xuý cho một con người "hoàn toàn vô chính trị" cả. Tách con người ra khỏi cội rễ chính trị là điều hoàn toàn phi lí và chỉ có những nhà độc tài trên thế giới mới muốn làm thế với nhân dân thôi. Con người nhà văn nếu muốn tránh khỏi xung đột này thì chỉ có một cách duy nhất là từ bỏ ngòi bút của mình bởi vì "văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận" như lời chúng ta thường được nghe thấy hàng ngày trên mặt báo. Những vấn đề ở đây là gì? Không lẽ khi DTH lật lại rất nhiều những vấn đề quá khứ, chẳng hạn như những sai lầm của cải cách ruộng đất (mà rất nhiều người chúng ta không được biết) lại có thể bị lên án sao, khi mà chính chính quyền cũng thừa nhận có những sai lầm trong đó. Tôi nhớ có một nhà văn đã nói "nếu anh bắn vào quá khứ bằng một phát súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng một phát đại bác". Nhưng có rất nhiều cách bắn vào quá khứ lắm chứ, không chỉ bằng cách sổ toẹt mà nguy hiểm hơn là lãng quên nó đi, coi như nó không tồn tại. Nhưng DTH là một trong số ít những người đã không làm điều này, và nhiều nhà văn khác như Nguyễn Huy Thiệp, hay.... cũng vậy dù mức độ có khác nhau ít nhiều. ở điểm này thì chúng ta không thể không phủ nhận họ. Nhân tiện cũng nói thêm là có một số tác phẩm như Cơ hội của Chúa, hay Mảnh đất lắm người nhiều ma được khen ngợi nhưng thực ra cũng chỉ là loại best - seller thôi chứ không có thực chất. Bởi vì thực chất phải được kiểm nghiệm trong lâu dài chứ không thể một sớm một chiều được, nhất là khi các nhà văn không phải là những người chuyên nghiệp mà vẫn còn có gia đình và nhiều thứ khác nữa.
  3. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Nếu TRANGHẠ75 phát biểu quan điểm của mình như vậy thì cũng không có gì là lạ,chẳng lẽ bao nhiêu bài báo .đoạn văn nhằm hạ thấp DTH bằng mọi nhẽ lại không có tác động lên ai đó sao? Rất ngưỡng mộ NGƯỜI SÀI GÒN xin được vote cho bạn 5 sao.Cá nhân tôi là người VN,nhưng chưa bao giờ tôi cho rằng DTH quay lưng lại với nhân dân VIỆT NAM,những lời trách móc hay hờn dỗi khác xa với sự phản bội ,quỵ luỵ ,bán rẻ lương tâm rất nhiều.Và hơn bao giờ hết tôi vẫn thấy những con người dám táo bạo ,thẳng thắn nhìn vào những sai lầm cần ,rất cần cho đất nước này.Vì sao lại thiếu niềm tin vì niềm tin đặt không đúng chỗ hoặc bị người ta lường gạt .Không chung chính kiến thành kẻ thù,quan niệm của TRANG HA75 thật đơn
    giản,cái quan niệm na ná của những phần tử hồi giáo cực đoan treo giải hàng triệu đô la để lấy cái đầu nhà thơ viết NHỮNG VẦN THƠ CỦA QUỶ XA TĂNG.
  4. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0
    DTH là một người phẫn uất với xã hội mà bà ta đang sống, vì vậy mà truyện của bà ta cũng mang hơi hướng như vậy, tóm lại, bà ta là một nhà văn không có tâm và là một con người mất gốc.
    thoi roi luom oi!
  5. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Ngo Chi Kien, bạn cho rằng DTH là nhà văn không có tâm và mất gốc? Đó là quan điểm của bạn, còn tôi lại nghĩ hơi khác. Có những người Việt Nam không hiểu thế nào là "tâm" và "gốc" (thử đọc Cội rễ xem). Bạn thích nhạc Beatle thì giới âm nhạc Việt Nam chắc có người thế nào cũng có thể cho là bạn mất gốc lắm chứ? Nhưng nhà văn nào cũng phải bám vào cái cội rễ chung là tinh thần nhân văn không thuộc về riêng một dân tộc nào. ở từng quốc gia tất nhiên văn học lại có những phong cách riêng, hơi thở riêng, nhưng nếu nền văn học của quốc gia đó muốn đứng một mình như Zeus trên đỉnh Olympic thì nó sẽ mất đi bầu sữa mẹ đã là cội nguồn nuôi dưỡng cho nó lớn lên. Liệu chúng ta có thể quên được những tác phẩm kinh điển đã thuộc về kho tàng của nhân loại như Iliat, Ôđixê của Home thời Hi Lạp cổ đại hay những vở bi kịch của Shaekspeare thời Phục Hưng không? Và liệu ai có dám hạ thấp chúng, coi chúng được viết bởi những con người thời đại cổ xưa, lạc hậu về kĩ nghệ và trong những xã hội "quân quyền" khi mà sức mạnh của tập thể như bộ lạc hay vua chúa có thể bóp chết họ một cách rất dễ dàng. Tôi sợ những cách suy nghĩ như kiểu của bạn khi hạ một câu nói rất đơn giản là DTH là "không có tâm" và "mất gốc" lắm. Cái cách nói đó mang tính quy chụp khá nhiều. Nhưng không chỉ có vậy, tôi còn sợ nền văn học Việt Nam bị tách khỏi thế giới, không tiếp nhận và mất đi những tinh hoa văn học của nhân loại nói chung. Về điểm này thì DTH và nhiều nhà văn khác đang cố gắng chống lại nó khi mà bà đang tìm về cái cội rễ chung đó và bà và những người như vậy không thể bị coi là "không có tâm" hay "mất gốc" được.
  6. trangha75

    trangha75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, rất vui khi chúng ta có chung một vấn đề để trò chuyện cùng nhau (Tui với tình nhân nếu không nói chuyện... thì chẳng biết nói gì với nhau trong khuôn khổ luật pháp):)
    Dương Thu Hương là nhà văn nữ nổi bật của Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ 20 (mà không ai "nhái" được kiểu viết của bà, thứ hiện tượng nhái đang đầy rẫy và lũng đoạn văn học VN hiện nay, cũng như hàng loạt những hoạt động văn hoá khác!). Tui là một độc giả, và có lẽ là trong các nhà văn VN thế kỷ 20, chỉ thích mỗi DTH mà thôi.
    Tuy nhiên, tui là dđộc giả và là một độc giả rất bình thường, cả năm chỉ đọc nổi vài chục cuốn sách và chỉ đọc loại báo 24 giờ mà thôi (Loại báo thời sự sau 24 giờ mất hết giá trị, không có báo văn hoá văn nghệ loại chất lượng cao đâu!). Vì vậy, tui có cách nghĩ của "những người bình thường" như bạn bè của Hoangnguyen79, cách nghĩ của em gái- bạn gái của Nguoi cuoi cung, thuộc số đông. Tui tôn trọng bà nhưng tui tiếc, giá như bà DTH ngoài việc vạch trần những ..... của giai đoạn cải cách ruộng đất, thời kỳ hậu chiến, giả trá của xã hội, bà làm điều gì đó để cho người đọc sống dũng cảm hơn và tin yêu con người, dành thêm tình thương cho con người hơn thì quả thật, người trẻ chúng tôi sẽ biết ơn bà!
    Những truyện ngắn của Sê-khốp có lẽ là bức tranh hiện thực quá đau đớn về một xã hội thối nát và những tâm hồn con người bị ti tiện đi trong một thời đại chật đất sống và dđất thở, nhưng đọc xong người đọc biết sẽ sống để thoát khỏi cái tầm thường dung tục ấy. Aitơmatốp cũng có một loạt các tác phẩm hiện thực và lãng mạn, Nhất là những tiểu thuyết của thập kỷ 70-80, nói về cuộc sống đau đớn và không dung con người trong một xã hội trì trệ bảo thủ, nhưng tui tin người đọc xong sẽ bước qua nó để hy vọng và lao động, tin yêu để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bác sĩ Zhivago của Boris Pastenak đoạt Nobel bởi chính những lẽ đó, mặc dù tác phẩm đi ngược lại những quan niệm chính trị Nga đương thời. Vậy, người đọc cần gì ở nhà văn? Hay nhà văn biết đứng giữa thời cuộc nhưng chỉ nghe được tiếng nói từ một phía? Và dđể những người trẻ như chúng tôi căm thù quá khứ. Muốn phá phách nhưng không biết tương lai sẽ cần ai! Chấm hết?
    Tui xin phép nói rõ, sẽ có rất nhiều người nghĩ như tui. Còn chuyện có bị "đón gió" hay không thì tui xin hỏi lại Hoangnguyen79 chính điều đó! Sau tác phẩm, nhà văn cũng chỉ là cái bóng (Tui kịch kiệt phản đối những chỉ trích ác độc của một đống người vào hiện tượng ViLinh, đa phần bắt đầu từ ác cảm và đố kỵ). Nếu không cùng một hướng đi tới với anh, với tui và mọi người thì người đó đã... dừng lại, ít ra là với những độc giả tha thiết.
  7. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Trangha75 ạ, tôi hiểu là bạn muốn Dương Thu Hương đề cập không chỉ đến mặt trái của xã hội chúng ta mà còn cả những mặt tốt đẹp của nó nữa. Đó là điều mà rất nhiều người nghĩ. Và có lẽ tôi cũng sẽ nghĩ như vậy. Nhưng bình tâm mà suy xét bạn sẽ thấy điều này khó biết dường nào. Khi DTH không viết được nổi những điều tốt đẹp về xã hội đó thì chúng ta phải tự hỏi mình là tại sao bà lại không làm được điều đó chứ. Phải chăng bà bất tài? Có lẽ không phải là như vậy. Hay trong cuộc đời bà chịu đựng quá nhiều đắng cay nên đâm ra "phẫn uất" như Ngo Chi Kien đã từng nói? Có lẽ điều này có chút ít nhưng không đủ để giải thích được. Chỉ có mỗi một cách để hiểu nội dung các tác phẩm của bà một cách thực sự nhất chính là cái xã hội mà bà đang sống nó quá nhiều mặt trái đến mức mà những nhân vật không thể và không có khả năng nhận ra được những cái tốt đẹp nữa. Nhà văn khi dấn thân vào con đường phê phán và lên án xã hội như thế này, ở đây là DTH, chắc chắn sẽ gặp nhiều vô vàn trắc trở, băn khoăn, suy tư, bởi vì họ cũng sống trong cái xã hội đó, được nhào nặn lên bởi nó. DTH chắc phải khó khăn lắm mới thoát ra khỏi được tất cả mọi thứ xung quanh mình để nhìn thẳng vào cái sự thật đó, giống như nhân vật trong Hoá thân của Kafka vậy, anh ta chỉ nhìn thấy được những người xung quanh khi biến thành một con sâu. Khác với nhà văn nhiều nước, các nhà văn phương Tây có sự thoải mái hơn. Họ được viết ra những gì theo ý họ theo lương tâm của mình dù họ có nắm giữ những trọng trách nào đó trong chính quyền đi nữa. Trường hợp Malraux là Bộ trưởng trong chính phủ Pháp, đồng thời là một nhà văn có tiếng của Pháp là đủ thấy điều đó. Và vì vậy mà họ không trở thành những máy viết theo đơn đặt hàng, hay bồi bút mà chúng ta thường phê phán vậy. Rushdie biết là tính mạng sẽ lâm nguy khi viết Những vần thơ của quỷ Sa tăng, nhưng ông không thể làm khác được. Cuộc sống ngoài đời của nhà văn cũng gắn bó chặt chẽ với cuộc sống trong tác phẩm của các nhân vậ đến mức không thể phân tách được. Và ở đây sự lựa chọn của DTH khi bà lấy ngòi bút của mình để phê phán xã hội có thể coi như là giải pháp cuối cùng vậy, vì bà biết rằng trong bất kì xã hội nào, điều nguy hiểm nhất chính là sự lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ đó lại đầy những sai lầm và nặng nề. Quá khứ của chúng ta cũng không nằm ngoài những ngoại lệ đó. Chiến tranh và bao cấp đã tạo ra đủ thứ xấu xa trong mỗi con người. Liệu có ai trong chúng ta đủ dũng cảm để nói là mình có "tâm" theo đúng nghĩa thực sự của từ này không, nhất là trong quá khứ? Và sẽ nguy hiểm hơn nếu như chúng ta không nhận thức được điều này, thoả mãn với nó, dần dần sẽ đến sự tự kiểm duyệt mình trong mọi lời nói và hành vi, coi mọi thứ dường như thế là được rồi, là đủ rồi, không phải phê phán hay lên án gì hết. Tôi cho rằng đó là sự sai lầm. Nitzhche đã nói đại loại sự thành công hay thất bại của ai phụ thuộc rất nhiều vào việc người đó chấp nhận sự thật đến mức nào. Chắc chắn là sẽ có những nhà văn viết về cái đẹp, cái tốt mà bạn muốn, nhưng liệu những ngợi ca đó có đủ để cứu vớt được như những phê phán của DTH đối với xã hội không. Điều này, tôi cho rằng là không thể được.
  8. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    TRANG HẠ 75,nếu xét theo tiêu chuẩn những người có học là những người đã giành được tấm bằng đại học ở VN ,thì tôi sẽ là một kẻ vô học,nhưng vì sự vô học của mình tôi không dám viết tên người khác bằng chữ thường .Có lẽ bạn biết tôi,khi tôi từ bỏ cái nick đã đưọc mấy chục ngưòi bình chọn,tôi muốn từ bỏ đi mọi mối quan hệ trên TTVN,tất nhiên sẽ chẳng có em gái và cũng chẳng có bạn gái .Hôm nay tôi sẽ làm một cái nick mới. hy vọng không ai biết tôi.
    DTH vì nỗi đau của dân tộc mình mà viết lên những cái phản ánh về nhân tình thế thái,một con người mà chỉ nói về nhưng đau thương mất mát hẳn phải có tấm lòng
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Viết về chiến tranh, người ta không chỉ khóc than cho những đứa trẻ mồ côi ngơ ngác bên đường, những thiếu phụ giặt áo bên sông ngóng đợi chồng, người ta đã tìm đến chốn suối thẳm rừng sâu, nơi hàng sư đoàn lính cái bị dồn vào phục vụ chiến tranh, tóc rụng da xanh, mất kinh nguyệt thường xuyên, lên những cơn điên tập thể và hoài vọng một chân trời dịu dàng vô tăm tích. Văn chương cũng đã theo hàng vạn cô gái lỡ thì sau chiến tranh, bị dồn tụ trong những lâm trường nông trường hoang vu cằn lụi, nơi đời sống cùng khổ buồn thảm đến mức điên rồ, nơi những người đàn bà hẩm phận chẳng còn ước muốn nào hơn là ngóng đợi sự xuất hiện bất thần của một gã đàn ông, dù là tên cướp đường hay gã bán hàng rong hoặc kẻ tội phạm bị thành phố và đồng bằng xua đuổi, mong được gã hãm hiếp và trong lần chung đụng hiếm hoi ấy được mang thai...
    Nhưng dù cố gắng đến đâu văn chương cũng không đủ gánh nỗi đau của con người, nỗi đau khổ tồn tại trần trụi dưới ánh mặt trời cũng như trong bóng đêm u ám. Chẳng nhà văn nào nhập thân được vào hàng vạn đứa trẻ lang thang xin ăn hoặc ngày ngày chìa bát lĩnh suất ăn hèn mọn trong các trại mồ côi. Chẳng nhà từ thiện nào đủ can đảm và lòng kiên nhẫn tìm đến hàng ngàn đứa bé dị tật quái thai, các tội nhân bị kết án từ lúc chào đời, không được sống kiếp người mà chỉ tồn tại như khối thịt vô năng trong những căn buồng thiếu sáng để tránh ánh mắt tò mò của láng giềng và trong tủi hổ của cha mẹ chúng.
    Theo điều tra mới nhất, Thái Bình là nơi có số lượng quái thai do các cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam sinh ra nhiều nhất xứ sở. Nhưng dẫu sao, những đứa bé dị hình ấy vẫn có thể được người đời nhìn thấy và khi cần có thể được trưng bày như các vật phẩm trong phòng triển lãm tội ác chiến tranh... Tuy nhiên, chiến tranh không chỉ gieo rắc những đau khổ nhìn được bằng mắt, những tội ác có thể sưu tập và trưng bày. Nó còn những chiều kích đau khổ khác. Và chính những chiều kích ấy mới là tổn thất khủng khiếp nhất, đem lại sự đổ nát tinh thần cho con người nói chung và từng dân tộc nói riêng.
    Hạnh phúc của con người khác nhau và đau khổ cũng khác nhau. Như thế, chiến tranh in lại trên các vùng đất những dấu vết khác biệt.
    Thế chiến II, Ilya Ehrenboug có viết: " ... Vào những hoàng hôn, không còn nghe thấy nữa tiếng dương cầm thánh thót trong các khung cửa sổ. Châu Ấu nghèo đi rồi..." Câu văn ấy theo đuổi tôi từ thuở còn thơ cho đến bây giờ, chẳng hiểu vì sao... Vào những năm gần đây, có dịp qua vài thành phố Châu Ấu, tôi ngó nhìn khuôn cửa sổ trên các ngôi nhà ven đường và chợt hiểu vì đâu câu văn tầm thường kia bám riết tôi gần nửa thế kỷ: câu văn đó mô tả chiến tranh ở xứ khác, tàn khốc kiểu khác và ảnh hưởng tới số phận những con người khác. Nó xa cách với những gì diễn ra ở đây, Việt Nam, đất nước của tôi, quê hương những dân cày lam lũ, nơi lịch sử đô thị ngắn ngủi bấp bênh, nỗi hoài nhớ đồng quê ám ảnh và thống trị tâm hồn những kẻ cư trú trong phố xá, nơi vang vọng dưới ánh trăng thôn dã tiếng đàn bầu nỉ non hoặc tiếng nhị rền rĩ ủ ê.
    Trên mảnh đất Châu Ấu, thiết chế xã hội dân chủ đã được tạo dựng và củng cố qua thời gian trở thành một bệ đỡ vững chãi. Chiến tranh, dù khốc liệt đến đâu, dù các trại tập trung và các nhà máy chế tác da thịt người của bọn SS mọc lên như nấm, nhưng khi lò lửa thiêu người đã tắt, khi bọn tội phạm chiến tranh hoặc bị kết án hoặc trốn chạy, bão tố đạn bom ngưng lặng, xã hội sẽ trở lại an bình và con người có cơ hội gây dựng lại cuộc sống. Thiết chế của một xã hội văn minh giống những bậc thềm, cho phép con người bước lên tìm kiếm ngôi nhà hạnh phúc dẫu rằng hạnh phúc chẳng chia đều cho khắp nhân gian. Những ký ức đau thương hằn dấu trong tâm hồn các công dân Châu Ấu khiến họ chín chắn hơn, cảnh giác mau lẹ hơn với các biểu hiện mầm mống bệnh hoạn, với các chính trị gia quá tả hay quá hữu, với các tổ chức tân phát xít hoặc các nhóm khủng bố mới... Như thế, trí khôn công dân gia tăng, quyền hạn công dân được sử dụng tới mức tối đa với chiều hướng tích cực... Như thế, khi tiếng súng ngưng lặng, chim bồ câu ngậm cành ô-liu bay tới, đúng như biểu tượng truyền thống của phương Tây, một hình ảnh không lãng mạn nhiều lắm nhưng có giá trị chân xác và tồn tại lâu bền trong thời gian. Sau Thế chiến II chừng một thập kỷ, vào những năm 1955, 1956, người ta đã có các cuộc thi vĩ cầm, dương cầm. Châu Ấu hồi sinh. Và vào những hoàng hôn, người ta lại nghe thấy tiếng dương cầm thánh thót trong các khung cửa sổ...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Để nhìn thấy những cảnh ngộ như trên,một ngưòi không có lương tri làm sao có thể bao quát được từng ấy thế hệ,trải rộng khắp nơi,cái tầm nhìn có đủ cả không gian và thời gian.
  9. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    bạn cảm nhận về DTH thế nào là quyền của bạn ,một đoàn viên ưu tú như TRANG HA sống dưới mái trường XHCN không thể thiếu những lời giáo huấn về một tương lai tốt đẹp.
    Còn tôi ư,tôi tán thành quan điểm tự do ,yêu hay ghét.Khi tôi tin vào một điều gì,yêu một cái gì,mẹ tôi là con nhà PHẬT,tôi thấm nhuần luật NHÂN QUẢ,khi cái nhân đã không tốt thì cái quả đem lại cũng khó mà khác được.Mẹ tôi chưa bao giờ khuyên tôi làm một điều gì thất đức để được lợi, để sau này bà bào chữa theo cái kiểu,thôi quá khứ sẽ qua đi ,ai chẳng có lúc lầm ,tương lai sẽ khác con ạ.Không .nghìn lần không,bà nói với tôi rằng ,việc đời luân hồi quả báo,người không thấy nhưng còn có quỷ thần ở hai vai chứng giám.Mẹ tôi hiền lắm,nhưng sớm nào tiếng động vang lên đầu tiên trong nhà tôi cũng có đoạn kinh sám hối.Có thể một người mẹ suốt ngày tụng kinh PHẬT giáo dục con mình không bằng con nhà người ta được dạy bảo trong những hội đoàn được trang bị bằng lý luận MÁC -ĂNG GHEN.
    Tôi không đánh thằng cháu mình khi nó nghịch làm hỏng cái điện thoại của tôi,nhưng tôi đã đánh nó vì tội lừa dối con em gái lấy hai nghìn đi chơi điện tử .Đáng tiếc quyền tự do ở đây có hạn,tôi không thể nói rõ ràng để bảo vệ cho DTH,bạn nào phản đối DTH thì lại được quyền tha hồ.Cuộc chơi không được công bằng cho lắm.Tôi đành nghe lời mẹ ,CÒN CÓ QUỶ THẦN HAI VAI CHỨNG GIÁM
  10. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    trích đoạn trong bài viết của DTH
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Trong tiến hoá, mọi sinh vật thường không thoả mãn với các điều kiện sẵn có của chúng mà luôn luôn tìm kiếm một môi trường khác để kiến tạo những ổ sinh học tốt hơn cho bản thân. Chúng ta cũng vậy thôi, chúng ta cũng trăn trở năm này qua tháng khác, khắc khoải ngày đêm để tìm kiếm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cái mà nơi sinh vật là " ổ sinh học tối ưu " nơi chúng ta gọi là Sự hoàn thiện. Đó là khuynh hướng chủ đạo của cuộc nhân sinh. Nhưng sự hoàn thiện là chân trời đối diện, chúng ta càng tiến đến, nó càng lùi ra xa. Nó là Thượng Đế không nhìn rõ mặt, là vị thần toàn năng và bất tử nhưng chỉ toàn năng và bất tử khi được che khuất bởi những đám mây dày đặc trên đỉnh Olympe để người đời sáng tạo gương mặt mình theo nét vẽ của họ. Vậy vì cớ gì chúng ta mãi theo đuổi vào trò chơi vô tận này. Cuộc đuổi bắt mà kẻ theo đuổi khốn khổ là chúng ta đây biết chắc chắn rằng chẳng bao giờ tới đích... Vâng... Chúng ta theo đuổi vì chúng ta biết rằng đó chính là bản chất đời sống. Ngoại trừ một bộ phận nhân loại đắm chìm trong đói khát nhục nhằn chết chóc, chỉ dám tìm kiếm sự tồn tại chứ không tìm kiếm cuộc sống thật sự và cuộc tồn tại đó chỉ ngang giá với sự tồn tại của cỏ cây, còn những ai ý thức về thân phận người, về nhân cách và thấu hiểu ý nghĩa cuộc sống đều phải dấn thân vào trò chơi đó. Chúng ta sống là để tìm kiếm một Thượng Đế không nhìn rõ mặt, một giá trị mới đang còn ẩn náu nơi chân trời xa ngái, sau những lớp mây và những đám sương mù. Con người chẳng bao giờ sống đủ với những thứ họ đã nhìn thấy trước mắt, họ đã nắm trong tay, họ đã cất vào các ngăn tủ. Con người sống bởi Cái sẽ đến. Cái sẽ là. Tất cả những lao động nhọc nhằn, thử nghiệm, ước mơ, khắc khoải, hi vọng và tìm kiếm không ngưng nghỉ là để tìm kiếm một cái mới, tốt đẹp hơn, cái chưa nhìn thấy. Sống là phiêu lưu. Không cuộc phiêu lưu nào hứa hẹn một kết quả chắc chắn. Chúng ta nhảy xuống biển bơi tới bãi bờ phía trước vì nghe thấy tiếng gọi của Thượng Đế vọng trong chính tâm hồn khao khát của chúng ta chứ không vì một cú điện thoại tại một hải cảng đã chờ sẵn bên kia bờ đại dương. Biển nào cũng dung chứa xác tàu bè và hài cốt người dưới những lớp sóng màu lam. Biển nào cũng có những bầy sirène và các tam giác quỉ. Và như thế, khả năng sai lầm của con người là thứ rất khó kiểm soát và thường chỉ được nhận diện sau khi sự việc đã xảy ra. Giờ đây, hẳn còn có những người ngẩn ngơ tự hỏi : Vì sao giữa lòng châu âu thế kỉ 20 lại nảy sinh ra những lò thiêu người -- giữa mảnh đất mà nền văn minh Hi-La cổ đã tẩm đậm và phù trợ, nơi tâm hồn con người được thanh lọc và thăng hoa trong ánh huy quang của thời Phục Hưng, nơi trí óc con người được chiếu rọi bởi Thế kỉ ánh sáng ?...
    Thế đấy. đã từng như thế. Vậy các công dân của thế kỉ mới, xin các vị hãy dè chừng. Lớp vỏ của nền văn minh rất đỗi mong manh, nó có thể bị gãy vỡ ở những nơi và vào những lúc ta ít ngờ tới nhất. Người xưa nói : Bóng tối ở ngay dưới chân đèn. Chúng ta thường mắc bẫy ở những nơi ta tin chắc rằng vô sự. Con người sáng tạo ra ngôn từ nhưng lại bị chính ngôn từ lừa mị dẫn dắt và họ biến thành nô lệ của một tôn giáo, một hệ tư tưởng hoặc một đảng phái. Từ khát vọng vươn lên một thế giới tốt đẹp hơn, họ đã rơi xuống bãi lầy ở nơi đó giữa bùn đen, họ phải chấp nhận trở thành những kẻ tàn ác, đểu giả hoặc đớn hèn, trong cả hai chiều hướng tính Người đều giảm thiểu và tính Không Người gia tăng bù vào khoảng trống. Đây không phải trường hợp của vài cá nhân, thậm chí vài ba triệu người. Đây là lịch sử buồn của ngót một nửa nhân loại đã sống dưới thể chế cộng sản trong già nửa thế kỉ vừa qua... Vậy thì những công dân tương lai của hành tinh, xin các vị hãy biết cảnh giác với các luận thuyết và các ngôn từ, chúng ta tinh khôn hơn loài vật nhưng chúng ta mỏng manh hơn chúng. Loài vật không suy nghĩ, chúng tìm kiếm và kiến tạo những ổ sinh học mới theo bản năng, trong bản năng ấy Thượng Đế đã cho chúng một khả năng tiên liệu. Chúng ta là con người, chúng ta sáng tạo nên ngôn ngữ xây thành đắp luỹ cho thế giới người bởi chính ngôn ngữ rồi đôi khi chúng ta lạc lối chết ngạt trong các thành luỹ giống như kẻ xây một mê cung rồi bị cầm tù trong chính mê cung ấy chẳng tìm được lối ra.
    ----------------------------------------------------------------------

Chia sẻ trang này