1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn DTH

Chủ đề trong 'Văn học' bởi angkorvas, 16/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phangxipang

    phangxipang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh là đề tài muôn thuở của con người. Với những bạo tàn và khốc liệt chiến tranh đã làm biến đổi nhân tính con người đến cùng kiệt. Liệu có người lính nào ở hai bên chiến tuyến lại không có những lúc cư xử như những kẻ bạo tàn, giết chết những tù binh không? Có thể nói là không thể có được. Gốc gác sâu sa của nó nằm ở chính phần tăm tối, không nhận thức được của mỗi người chúng ta, nhưng chúng ta không đủ dũng cảm để đương đầu với nó. Thời buổi hậu chiến mở ra khung cảnh hoà bình có vẻ xán lạn nhưng lại là một cơ chế tù tùng chẳng kém, một sự tự do trong khuôn khổ mà cái khuôn khổ đó không được biết là gì cả. Chúng ta cứ sống và lớn lên trong nó mà không biết là cái âm vang của những năm tháng chiến tranh xa xưa vẫn còn đọng lại rất sâu trong chúng ta. Những ngày kỉ niệm về cuộc chiến là một ví dụ về sự nhắc nhở của chính quyền là có những cuộc chiến tranh như thế, có những con người như thế, và chiến thắng như thế. Vậy thì không lẽ nó không in đậm trong chúng ta một kí ức nào sao? Nếu thế thì những người trưởng thành trong mái trường xã hội chủ nghĩa, trong có cả bạn và tôi nữa, Trang Hạ ạ, đã không hoàn thành được cái nhiệm vụ của một công dân mẫu mực của đất nước rồi. Lãng quên đi cái chết của hàng triệu người trong chiến tranh là điều không thể chấp nhận được với mỗi người Việt Nam, khi mà con số đó lên tới hơn ba triệu người. Chúng ta phải dũng cảm mà nhìn thẳng vào cái mặt trái của chiến tranh này vì "chiến tranh không phải trò đùa" như Khuất Quang Thuỵ đã viết trong tác phẩm Không phải trò đùa. Chiến tranh chỉ là trò đùa đối với những kẻ thiếu lương tâm, thiếu tình yêu đồng loại, coi nó là phương tiện để đạt được quyền lực hay cái gì khác mà họ không rõ (tôi tin là điều này là phổ biến hơn, nhưng như thế cũng không đủ để biện hộ). Văn học Việt Nam sau 1945 đã gặp phải tình trạng nan giải này khi mới vừa mới thoát khỏi thời Pháp thuộc và đã nhập cuộc khá tích cực. Nhưng khi kết thúc cuộc chiến năm 1975, trong vài năm đầu người ta vẫn mải mê sống trong vầng hào quang chiến thắng đến nỗi quên đi cả cuộc sống trước mắt đầy khó khăn với biết bao thương binh liệt sĩ và những cảnh xếp hàng chỉ để mua được cái chân giò (những thứ mà ở nước ngoài người ta dành cho một loài khác không phải là con người ăn). Ba tôi kể cho tôi nghe là khi sinh tôi có lúc ông đã đến cửa hàng mậu dịch để mua chiếc chân giò từ 3h đêm, nhưng có người đã mắc võng ngủ trước đó từ 11h đêm hôm trước rồi. Rồi thì văn học Việt Nam của những năm 80 đã cố gắng trăn trở để thoát ra khỏi cái hiện thực đó, manh nha trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, và đặc biệt là Dương Thu Hương. Đến khi chính sách cải cách xuất hiện vào năm 1986 thì văn học mới có thể "tính sổ" với những sai lầm trong quá khứ (cái chân giò như tôi đã nói). DTH là người tiên phong trong những người đó với sự nhìn nhận những ảo vọng của một thời, cái bờ bên kia không thể nào đến được còn cái bờ thực đang sống thì đầy những thói xấu của con người đương thời, không phải là sự tàn bạo như trong chiến tranh mà là sự bon chen, tẻ nhạt, tầm thường và tất nhiên là cả giả dối nữa. Nhưng nếu Bên kia bờ ảo vọng chỉ vậy thì Những thiên đường mù đã vạch rõ hơn tất cả những mầm mồng của ngày hôm nay từ quá khứ của mấy chục năm trước đó, trong cải cách ruộng đất. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được "nhìn lại" không phải qua góc nhìn của những chính trị gia mà là của NHÀ VĂN, bởi chỉ có nhà văn mới nhận thức thấu hiểu được tất cả những gì đã bị bỏ qua, bị lãng quên. "Con người không có quá khứ" là một điều mà nhiều chính trị gia muốn làm, nhưng nhà văn, mà ở đây là DTH đã không bao giờ để nó như vậy, bởi vì "tương lai liệu sẽ bắt nguồn từ đâu nếu không phải là quá khứ" nhỉ? Ở điểm này bà xứng đáng ngợi ca vì đã dám "nhìn thẳng vào sự thật", nhưng không chỉ có vậy mà còn là "đánh giá đúng sự thật", "nói rõ sự thật"như chúng ta vẫn thường nói vào những năm 1987 - 1988, một sự thật mà không phải là quá khó nhận nếu như chúng ta đủ dũng cảm lòng dũng cảm, sự tự tin và lòng yêu thương con người như DTH đã làm
  2. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Về nhà văn Dương Thu Hương, trong diễn đàn này, có một số thông tin chưa đúng:
    1- Nhà văn Dương Thu Hương hiện nay vẫn sống tại Việt Nam- Hà Nội chứ ko phải tại hải ngoại như bạn nào phát biểu.
    2- Từ sau khi bị bắt lần thứ nhất và được thả ra, Dương Thu Hương chưa một lần bị bắt lại.
    Đọc Dương Thu Hương, người ta nhớ tới Hương Bần Ly và nhiều truyện ngắn sau đó.
    Thiên Đường Mù cuốn tiểu thuyết bà viết sau chuyến công du Nga nổi trội tính dự báo vì khi đó bức tường Bẻlin chưa đổ.
    Sau khi bị bắt nhà văn Dương Thu Hương viết nhiều bài viết đăng tải trên báo chí hải ngoại. Một số bài trả lời phỏng vấn mang tính chính trị. Có cái đúng, có nhiều điều bà mang tâm thức và hiểu biết của ngay hôm nay để kể lại những điềui trong quá khứ của bà và vì thế khó thuyết phục. Nhất là đối với những người đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tại Việt Nam.
    Văn chương thực ra về mặt nào đó không thoát ly khỏ chính trị. Nó thể hiện chỗ đứng của nhà văn với các thể chế chính trị. Nhưng ở Dương thu Hương cái lối viết thẳng căng có phần không giữ được cái sắc khí tỉnh táo, lạnh của một văn nhân cần có, nhiều tác phẩm của bà tỏ ra chính trị lộ liễu vì vậy bà mất đi nhiều bạn đọc khi người đọc đòi hỏi mỗi tác phẩm văn học muốn chở Đạo gì trước hết phải hấp dẫn với tính nghệ thụât thuần túy.
  3. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Nhìn nhận một sự thật không phải là điều đơn giản. Chẳng phải bao nhiêu năm nay chúng ta đã hô hào xây dựng và đánh đổ nhưng chúng ta lang thang kô biết mình xây dựng cái gì(???) và chưa hiểu rõ phải đánh đổ ai. Sự mù mờ trong nhận thức là sai lầm của cả thế hệ. Nếu ta kô biết nhìn thẳng vào nó nhận biết và sửa chữa thì ta cũng chỉ như kẻ mù loà bước trên mặt đất.
    Vậy mà bây giờ chúng ta vẫn phủ lấp mọi thứ, động đến DTH chỉ là một nhà văn mà sự cấm đoán đã vậy. Tại sao?
  4. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với ý kiến bạn Phãni phang( không biết có phải bạn là tác giả của tiên kí về Bùi Giáng đã đi trong Thế Giới Mới không?- hay bạn mượn bút danh của tác giả ấy?.-)) ) Chiến tranh không phải trò đùa. Và trong chiến tranh không thiếu những việc, người mà sau này nhìn lại, làm đau những con tim. Nhất là nếu ai đó nhân danh bất cứ một điều gì để xảy ra những sự việc trái với lương tâm con người . Nhưng chiến tranh dù muốn hay không vẫn mang theo những thuộc tính của nó và điều đó không thể tránh khỏi. Vó dụ như đã cóchiếntranh là có đầu rơi máu chảy, có phản bội, tháp hèn , giao động.Điều ấy, sau 1985 văn học VN đã phản ảnh một cách rất cụ thể qua nhiều tác phẩm đương đại của nhiều nhà văn quân đội như Chu lai, Khuất Quang Thụy. Lê lựu v...v...Nhưng cũng không ít người nhìn chiến tranh nhất là cuộc chiến VN với Mỹ dưới con mắt thiếu khách quan và bóp méo nó. Tôi ví dụ trong tiểu thuyết của Bảo Ninh có nhiều trường đoạn suy nghĩ của người klính, hành động của người lính mà ở cái thời đoạn ấy, trên chiến trường, người ta không hành động hay suy nghx như thế, hoặc không ai được phép như thế. Ngày xưa tại chiến trường tây nguyên, nmăm 1974 có một người lính vì thèm khát ******** đã hiếp và giết chết một cô gái rất đẹp tại một bản ở Tây Nguyên. Người lính ấy lập tức bị sử bắn trước sự chứng kiến của dân làng và binh sỹ. Tôi đã tham gia chiến tranh 12 năm và chưa khi nào nhìn thấy một cảnh hãm hiếp tập thể phụ nữ bao giờ ở quân đội NDVN. Những người lính khi ra trận, do bản năng tồn tại( bản năng cao nhất của con người- theo freud) họ phải chiến đấu. Và chính vì thế họ rất ít khi co s khả năng suy nghĩ thấu đáo và cụ thể như người lính của Bảo ninh.
    Vấn đề của Dương Thu hương nêu ra trong một tham luận gần đây khi nói về những đảng viên nữ trong chi bộ Quảng Bình cũng là lối nghĩ của ngày hôm nay khi nói về dĩ vãng. Những điều ấy chỉ lừa phỉnh được những người chưa từng tham chiến chứ không thuyết phục được những ai từng sống chung với đồng bào khu 4 khi ấy. Tôi nghĩ rằng , nhà văn chân chính phải dám vạch trần mặt trái của tất cả các vấn đề khi anh ta sống, chị ta chứng kiến, nhưng tôn trọng sự thật , nói đúng những suy nghĩ, hành vi của ngày hôm trước là thái độ cần thiết lương tâm đúng mức của một ngòi bút.
    Cuộcc chiến tranh tại VN đã trôi qua mấy chục năm rồi. Hơn ai hết , khi đã trực tiếp chiến đấu cầm súng, tôi nghĩ lại chiến tranh mà sợ hãi. Mong cầu cho VN chẳng khi nào tái hiện lại sự thật đầy đau khổ mà chúng tôi từng trải qua trên chiến hào. Thái độ đề cao thổi phồng quá mức hình ảnh của người lính cũng như vùi dập nó , khoác cho nó những tư tưởng nhận thức sống của hôm nay là cái nhìn thiếu trung thực, dối trá và lừa bịp.
  5. phangxipang

    phangxipang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Toanly ạ, tôi rất hiểu là bạn là một người lính tham chiến nên suy nghĩ của bạn rất khác với tôi. Nhưng trong số hơn 4 triệu người Việt Nam cầm súng trong suốt ba mươi năm của chiến tranh, không lẽ tất cả đều có chung suy nghĩ như của bạn sao? Tôi không tin. Nếu nói chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô khiến các nhà văn có cùng một cách nhìn thì tôi e rằng chiến tranh Việt Nam khiến người ta dễ có cái nhìn khác lắm. Vì chiến tranh vệ quốc của LX là để chống lại chế độ phátxít, cứu vớt nhân loại, còn cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm của chúng ta có một đặc trưng hơi khác. Thứ nhất nó là cuộc chiến xảy ra giữa hai miền bắc (XHCN) và miền nam (TBCN), có sự tham gia của nước ngoài (nước Pháp và Mỹ), nhưng thành phần tham gia và hi sinh chủ yếu là người Việt (khoảng trên 3.7 triệu người, chưa kể những người mất tích và bị thương thì vô vàn). Tôi cũng tin là nếu miền Nam theo chủ nghĩa xã hội như miền Bắc thì chắc chắn sẽ không có chiến tranh. Lí do thứ hai là cuộc chiến này kéo dài tới 30 năm. Điều này khiến cho nhà văn viết về chiến tranh VN khó có thể giống với nhà văn viết về chiến tranh của nước Nga vậy. Bảo Ninh là một người trong số đó, một trong hàng triệu người lính mang trong lòng "nỗi buồn chiến tranh" cũng là vì vậy. Không thể nói là BN xuyên tạc được lịch sử được, vì quả thật là trong chiến tranh những sự việc bắn giết tù binh hay hãm hiếp phụ nữ là có thật, và dù chỉ là chút ít thôi, cũng để nhà văn có quyền viết về nó vì đó là sự thật lịch sử mà không sợ bất kì ai lên án là viết sai được. Hơn nữa bạn cần phải nhớ là con người vốn bị chi phối bởi tâm lí đám đông, và nhất là trong chiến tranh và với những người lính chân chất. Chúng ta luôn quan niệm là cá nhân không làm nên lịch sử . Tôi sợ rằng điều này không đúng lắm vì nếu không có Hồ Chủ tịch thì làm sao nước ta được độc lập phải không bạn? Chính cá nhân mới làm nên lịch sử. Đan kô là một ví dụ rất đẹp vậy. Vì vậy, việc BN có tách ra khỏi dòng văn học chính thống để viết nên cảm tưởng đau xót về cuộc chiến tranh theo một góc độ khác là việc làm hoàn toàn bình thường và dễ hiểu. Có một nhà văn có tiếng đã nói với tôi là "chiến tranh là sự lừa dối khủng khiếp", mặc dù chính nhà văn này đã tham gia chiến tranh! Đọc Nỗi buồn chiến tranh khiến chúng ta cần phải suy xét nghiêm túc về những điều BN nói để khỏi phải những cái giá quá đắt như xưa nữa. (Tất nhiên bây giờ tôi không tin chúng ta lại phạm phải những điều như vậy). Để kết luận tôi xin lấy một câu nói của chính tổng thống Mỹ về cuộc chiến tranh VN: "đừng bao giờ tiến hành chiến tranh nếu bạn không biết rõ mục đích của nó".
  6. hoangnguyen79

    hoangnguyen79 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Trangha75 đã hỏi thì cũng đành làm phiền bạn một chút vậy!
    Tôi là một công dân bình thường;cũng yêu đất nước mình như bạn. Và cũng đủ tự tin để phân biệt được đâu là việc tỉnh táo nhìn nhận và đâu là giọng điệu hằn học của mấy bác hải ngoại vẫn tương lên mạng
    Tôi cũng o thích những gì mà DTH viết . Kể cả cách mà cô ta nói về việc chị em vùng lên hạ bệ các thần tượng tình ái trong BKBAV.Nhưng đã đánh giá thì hãy công bằng một chút- như vậy có được o ạ?
    Nhìn vào một vài nhân vật luận đề để vội vàng khẳng định là DTH quay lưng lại với hàng chục triệu con người- có lẽ hơi vội vàng đấy bạn ạ
    [ quote]Xin lỗi, em phục tài nhà văn ấy nhưng em không cần nhà văn ấy![ /quote]
    tôi thì chẳng phục tài gì cả- chỉ phục ở chỗ chị ta dám mạnh dạn nói những điều cần nói trong giai đoạn sau 86 thôi. Tất nhiên sau này chị ta sa vào quá khích khi phỉ báng chủ nghĩa Mác- nhưng cái gì chị ta đóng góp trong việc thúc đẩy trào lưu văn học giai đoạn ấy thì vẫn phải công nhận. Được không nhỉ?
    Đồng ý với bạn là có những bài viết về Vilinh nhằm mục đích cá nhân - cả khen va cả chể. Nhưng bạn coi rằng đó là một hiện tượng thì tôi xin rút lui không dám bàn, trangha75 à!
    Em mạn phép xin có thêm 1 chút ý kiến về forum này: Trường hợp DTH rất phức tạp vì cô ta công khai chống Đảng và chửi rủa chủ nghĩa Mác. Vì vậy trong những gì em đọc, người ta vẫn coi cô ta la người quay lưng lại quê hương dân tộc mình. Và có xu hướng ghép chung DTH với PTH vào cùng 1 giuộc. Vậy chúng ta cố gắng thận trọng một chút khi bàn về vấn đề này.
    Em đã định post mấy đoạn trong Nhớ lại của Đào Xuân Quý lên nhưng vì quá lười- hơn nữa em cũng toát mồ hôi vì mấy bố bên hải ngoại nhảy bổ vào định bắt liên lạc trong hòm thư của em. Vậy em định trích đăng bản tham luận trong Đại hội nhà văn năm 89 của DTH. em thấy đó hoàn toàn là một bản tham luận nghiêm túc và không có chút gì hằn học như những gì DTH viết trong VÔ ĐỀ. các bác- nhất là bác VNHL có cho phép em post lên không ạ?
  7. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Gửi Phan xiphang!
    Thưa bạn Phan...., Tôi viết đoạn trên không có ý nói, tôi không ủng hộ những tác giả có: Nỗi Buồn Chiến Tranh. Có thể, hơn cả nhiề lần số bốn triệu người đã tham gia chiế tranh, trong đó có tôin , có nhiều người suy nghĩ khác tôi, và đó là điều kiện cần cho tính bội sinh phát triển tất yếu của xã hội Thằng Người.Trong chiến tranh, khi nhất loạt phải xung phong trước làn đạn, người lính của cả hai phía khi ấy mấy ai nghĩ tới lí tưởng? Đa số khi ấy, họ nghĩ tới đồng đội bên cạnh, những người cùng chia sẻ với họ mà xông lên. Như vậy có yếu tố danh dự cá nhân với đồng ngũ trước cái chết.
    Văn học Việt nam, trước 1975 có nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn ta tạm gọi là văn học minh họa , hay cổ động, tại đó người lính với những khuôn mẫu như dập từ anh lính chì và tạo thành cái mà có thời ta lầm tưởng là Hiện Thực.
    Sau chiến tranh, nhất là sau thời đổi mới, từ thái cực cách điệu người lính ( gán cho họ biết bao phẩm chất và chỉ nghiêng về phản ảnh những gì tốt đẹp, đã né tránh nhiề góc cạnh gai gópc của chiến tranh. ) nhiều nhà văn đã phản bội sự thật nghiệt ngã của cuộc sống bằng hai cách: 1/Dựng lên một cách thái quá về những hành vi Người của anh lính. 2/ Với cách nhìn của ngày hôm nay, họ bịa tạc rằng ở thời đoạn ấy họ hành động như thế, suy nghĩ như thế....Và làm như họ là những nhà minh triết đi trước thế kỉ.
    Theo tôi, đấy là lối nhìn ăn sống nuốt tươi một cách trơ tráo với lịch sử. Là thái độ bóp méo licj sử một cách trâng tráo. Nó cũng là biểu hiện một khía cạnh của con người Việt, vốn thường đứng chông chênh giữa những thái cực, khi thì nghiêng về cực này, lúc thì đẩy sang cực khác.
    Tôi không chối bỏ những tác giả và tác phẩm vạch trần mặt trái của chiến tranh, ví như nhiều tác giả gần đây đã phản ánh nó qua nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của Chu Lai hay Khuất Q Thụy...V...v....Nhưng tôi phản đối cái nhìn về nó mang tính cơ hội và thiếu tôn trọng lich sử.
    Ở Việt nam ta người ta rất thích thú một vài câu chữ và lối chơi chữ của văn chương VN thực nghệ thuạat, nhưng VN thiếu bóng dáng của Tác Giả vadf độc giả biết khoái trá thưởng thưc những chi tiết bình dị của sự vật mà ggửi gấm vào đó những vấn đề lớn lao của thời đại và xã hội. Đơn cử thế giới viết về Chiến Tranh có Rơ Mác người Đức. Ông không có một câu , một từ nào chủi rủa, dẫu là chủi Xéo chính quyền nào cả, những trong tiểu thuyết Phía Tây Không Có Gì Lạ của ông ngập tràn nhiều chi tiết điển hìonh và sống động để phản ánh mặt xấu xa ghê tởm của chiến tranh. Nhưng tác phẩm đương đại gần đây của Trung Hoa như Giả Bình Ao hay Mặc Ngôn cũng vậy. Đọc Phế Đô nào tìm đâu một câu triết lý, một lời chửi xéo...chỉ thấy nhân vật và hành động. Những đoạn trần thuật hay mô tả với ngòi bút thần kỳ đã dẫn người đọc có sự liên tưởng tới rất cụ thể một xã hội mà ta đang sống.
    Tôi cho là cả hai lối viêt ngày xưa và một vài văn sỹ hiện tại vẫn là sự "sống xít " của văn chương mà thôi.Nhưng thương thay, rất nhiều độc giả lại thích thú ở vài câu triết lí rẻ tiền nào đó, ở lối nói ngược nào đó và chúng ta mãi mãi tụt hậu bởi một nền văn học đôi khi cũng chịu áp lực của một bộ phận người đọc, nhất là một số đông nào đấy. Mong ứoc là giới trẻ, người viết trẻ có bản lĩnh tỉnh táo thoát ra vòng cương tỏa ấy.
  8. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
  9. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn stop cái đề tài này đi. TTVN không phải là nơi để thể hiện các ý kiến có liên quan đến chính trị đâu. Bị đóng cửa 1 lần rồi chưa đủ à? Muốn tất cả mọi người hết chỗ chơi sao?
    Loving
  10. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Thưa ngài TOÀN LÝ ,tôi không dám gọi ngài bằng bạn vì tuổi tác của ngài hơn tôi rất nhiều ,tôi cũng không gọi ngài là đồng chí tuy bàn tay tôi đã từng cầm những AK47 ,CKC,RPD những thứ này cùng một cỡ đạn phải không ngài?
    Tôi không có cái vinh hạnh tham gia chiến tranh chống thực dân hay đế quốc thống nhất nước nhà,cũng không có cái vinh dự làm nghĩa vụ quốc tế tiến vào đất bạn.Trong nhưng năm đầu của thập kỷ 90,năm 1990 tháng năm,khi hệ thống CNXH ở ĐÔNG ÂU tan rã hàng lọat,trong nước DTH hình như đang ở HUẾ(tôi không nhớ rõ lắm chi tiết này,lời của CTV trung đoàn cách đây mười mấy năm rồi) có những động thái làm ảnh hưởng tới quyền lợi,địa vị của một số giai cấp.Chúng tôi được phổ biến ,thực tập những phương án.Những phương án làm tôi nghĩ đến sự kiện THIÊN AN MÔN hay đại lộ ĐỘC LẬP hay DÂN CHỦ gì đó bên HUNG.Bàn tay tôi cầm khẩu súng được sản xuất từ một nơi rất xa xôi do những người không chung tiếng nói ,màu da.màu mắt mà ta gọi là anh cả để (nếu trường hợp....).....vào kẻ thù,những kẻ thù khi biết nói cất tiếng đầu tiên cũng như tôi .MẸ ƠI
    Trở lại với DTH,chúng ta thử nhìn một nhà thơ đã sản xuất hàng nghìn bài ca ngợi tất cả mọi cái mà người ta cho phép ca ngợi.để rồi được thăng quan đến chức PTT,một thi sĩ tài năng về nghệ thuật ngôn từ và điêu luyện trong cách dùng hình ảnh làm nổi bật nội dung.Tôi thành thật nhận định rằng ông là một thi sĩ rất taì hoa và tôi cũng không muốn phán xét về cái tâm của ông.Đó là quyền tự do của con người,nhưng người ta không cần phải tốn giấy mực và công sức để bình luận về ông,những bài thơ của ông sẽ phôi phai theo năm tháng.DTH khác với ông,bà không dùng caí tài văn chương của mình để ca ngợi,nếu thế ngày hôm nay chúng ta đã thấy một DTH đi trong lòng HÀ NỘI bằng xe MECXEDEC đến ban TTVH để họp cấp dưới tính cho một DTH chấm phẩy nào đó một bài học vì những tội danh đứng từ trên cao phán xét,phỉ nhổ vào đồng bào,quay lưng với tổ quốc.Mà DTH đã chọn cái khó khăn hơn cho mình khi chọn con đường phê phán những sai lầm,khảng khái và chí khí ở một người đàn bà.Nếu chúng ta ví dụ cho mình là công tố viên và luật sư,thì xin hay công bằng để cho bị cáo DTH được bào chữa đôi lời cho mình theo luật định;
    Được nguoicuoicung sửa chữa / chuyển vào 23:23 ngày 10/11/2002

Chia sẻ trang này