1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn DTH

Chủ đề trong 'Văn học' bởi angkorvas, 16/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Đây có thể cho là lời bào chữa hay những lời thổ lộ của DTH'
    -----------------------------------------------------------------------------
    Cuộc sống chảy trôi và con người ṃn mỏi ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm trong cuộc vật lộn nội tâm bất phân thắng bại. Với năo trạng đó, văn chương chỉ có thể đẻ ra những kiệt tác của lối nói ṿng vo, ám dụ. Một phong cách hết sức mẫn cảm nhưng cũng để rơi vào phản cảm v́ khó tránh sự lạm dụng thủ pháp. Những điển tích, trích dẫn, những ẩn dụ, lối dùng h́nh dung từ bóng gió lập lờ, phép hoán chuyển ngôn từ... Tất cả, không nhằm làm văn phong thêm súc tích hấp dẫn mà chủ yếu để che đậy các thâm ư và lưỡi kéo kiểm duyệt. Nhà văn phải tự kiểm duyệt ḿnh trong khi viết. Thay v́ tính toán kết cấu, diễn tiến của các nhân vật, liều lượng các uyển ngữ trong câu văn... anh ta phải sắp đặt sẵn những lời biện hộ trước các cấp thẩm quyền một khi tác phẩm bị tố giác. Những biện hộ ấy nhằm xóa đi các thâm ư, các tư tưởng cốt lơi mà anh ta muốn đem lại cho độc giả. Như thế dù muốn hay không, nhà văn cũng buộc bị trở thành kẻ ngụy biện chuyên nghiệp, kẻ dối trá thường trực. Sự dối trá là yếu lĩnh của con người sống dưới các chế độ độc tài, điều đó tự nhiên như nước trong khe ắt phải đổ xuống ḍng suối.
    Có một số người dù cố gắng tới đâu cũng không thích ứng được với môi trường. Không may mắn, tôi nằm trong số đó. Không thể và không biết dối trá, ấy là khiếm khuyết lớn nhất của bản thân tôi khi đă sinh ra trên mảnh đất śnh lầy. Một mảnh đất cỏn con nhiều binh đao và băo gió. Những người sống quanh tôi vừa quen vừa lạ, dầu sống với đồng bào của ḿnh, tôi vẫn không hiểu v́ sao ở nơi họ cùng một lúc người anh hùng và kẻ tôi mọn cùng song hành tồn tại. Cũng nhiều năm tôi không hiểu các bạn đồng nghiệp của ḿnh. Và sau rốt, khi đă hiểu, tôi rời xa họ... Tôi là kẻ bất tài trong nghề quỷ biện. Tôi thấy xấu hổ nếu phải chối bỏ những ǵ tôi viết, cho dù tôi hiểu rất rơ sự chối bỏ bản thân là lối ứng xử châu Á khôn ngoan và hữu hiệu, vừa giữ được sĩ diện cho các bậc cầm quyền, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và ng̣i bút, bởi các vua chúa và trưởng tộc phương đông rất khoái thứ chủ nghĩa duy cảm cải lương. Họ thích nh́n những kẻ tôi tớ cúi đầu run rẩy nước mắt lă chă hai hàng trước mặt họ. Đă từ lâu phương Đông có truyền thống trị nước bằng hứng cảm chứ không bằng luật pháp... Trước tôi, đồng thời với tôi, và cả thế hệ sau chúng tôi, đâu đâu cũng diễn ra những màn cải lương duy cảm như thế. Chúng gợi cho tôi cái cảm giác mà Jean Paul Sartre đă gọi chính xác trong tác phẩm của ông : La Nausée. Tôi quyết định đo cuộc sống bằng chiều cao của hạnh phúc chứ không bằng chiều dài năm tháng. Tôi quyết định sống như một người tự do. Tôi tự tạo cho ḿnh một mặt trời tự do ngay trên mảnh đất śnh lầy. Và vào khoảnh khắc quyết định ấy, tôi tự thấy tôi hoàn toàn thay đổi : Hạnh phúc. Hoàn toàn hạnh phúc trong cô đơn tuyệt đối và cùng cực.
    ......, tôi hồi tưởng những cuốn phim xưa làm tôi mê mẩn. Và, tôi nhớ cha tôi. Người cha tôi yêu một cách cáu giận, ấm ức. Một người cha vừa quá đỗi ấm áp vừa khắc nghiệt bất công. Ông yêu tôi nhưng ông không thể vượt qua được những nguyên tắc cứng rắn của giáo lư phong kiến. Tôi yêu ông nhưng tôi không thể không là đứa con bất tuân lệnh. Vào lúc đó, tôi thiếu vắng ông và h́nh ảnh ông luôn hiện lên xâm chiếm tâm hồn tôi, ngoài những cơn mơ nghệ thuật. Tôi giải bày với ông, căi cọ với ông, trách móc ông, ấm ức khóc cùng ông... Điều này đôi khi xảy ra ngay giữa các cuộc hỏi cung, trong lúc tai tôi vẫn nghe và miệng tôi vẫn trả lời như cuốn băng ghi âm được mở lại...
    Nhờ kinh nghiệm của những ngày ấy, tôi hiểu v́ sao Servantes đă viết được cuốn Don Quichote trong tù. Chắc chắn Servantes cũng tự do trong khung trời riêng của ông. Ông tự do ngay giữa chốn ngục tù. Và cái tự do ảo đó mạnh mẽ đến mức ngoại cảnh trở nên mờ nhạt, yếu ớt, hư vô. Ngoại cảm bất lực chẳng c̣n mảy may tác động đến tâm tư t́nh cảm của nhà văn. Tự do ấy do chính ông tạo ra. Tự do ảo. Cái tự do nảy sinh trong thách thức với nghịch cảnh. Cái tự do tồn tại như một mặt trời thần tiên v́ chỉ riêng một người nh́n thấy, một người được chiếu sáng và sưởi ấm.
    Tự do ấy là quyền năng tối thượng của nhà văn, là hành vi thiêng liêng ăn cắp lửa. Không ai có thể đem lại cho anh ta điều đó, ngoại trừ chính anh ta.
    Tự do đó là khoảng sinh tồn của ng̣i bút.
    Dại khờ quá chăng, điên rồ quá chăng, để t́m kiếm một tự do như thế ?... Có lẽ... Hoặc anh chối, hoặc anh tự do như thế để viết những ǵ xứng đáng. Tài năng ư ?... Cái đó thượng đế cho. C̣n tự do, ḷng tự tin và nhân cách sẽ được kiến tạo. Trên mặt đất có hằng hà sa số lối đi. Tôi không ngu ngốc và đồi bại tới mức cho con đường tôi đi là duy nhất đúng. Nhưng tôi biết mọi sự trên đời đều có giá và con người là kẻ tạo tác nên số phận của ḿnh vừa lănh nhận mọi phản hồi của chính số phận ấy. Khi bức tường Berlin sụp đổ, vũ trụ tưởng vỡ tung v́ tiếng gào thét sung sướng của mấy đổ. Nền chuyên chính vô sản sụp đổ... Người ta ngỡ ngàng khi thấy chân trời xanh màu xanh xa xôi hằng mong ước. Màu xanh của tự do. Khoảng khắc ấy hàng vạn văn nghệ sĩ của Liên Xô cũ và các nước Đông Ấu khóc v́ sung sướng. Tiền đồ của văn chương nghệ thuật mở ra trước mắt họ. Cùng với tự do... Nhưng những giọt nước mắt sung sướng chưa kịp khô, những giọt lệ khổ đau đă bắt đầu tuôn chảy. Một khoảng lặng im kéo dài, bối rối thẹn thùng. Rồi lẻ tẻ vài người mạnh dạn thổ lộ nỗi boăn khoăn bứt rứt, và sau cùng cả đám đông công khai thú nhận sự bất lực của bản thân. Họ không viết được nữa.
    Tôi nhớ câu nói của nữ thi sĩ Bungarie nổi tiếng :
    "... Bao nhiêu năm trước đây, chúng tôi đă mơ ước được viết tự do. Bây giờ, tự do đến rồi và chúng tôi không c̣n ǵ để viết..."
    Nhà thơ này đă sang Việt Nam nhiều lần. Một người đàn bà thông minh xinh đẹp. Lời thổ lộ của bà làm tim tôi se sắt. Nhưng tôi biết tôi không thể làm ǵ được cho bà, cho bà và cho những người cùng cảnh ngộ như bà. Bởi tự do không phải là một thứ châu báu cất trong hoàng cung, ba ngàn năm sau lấy ra vẫn c̣n nguyên giá trị. Tự do như kiếp nhân sinh. Như kẻ đồng hành. Ta phải học cách sống có nó và xứng đáng với nó.
    Thời xưa có một hoàng đế Trung Hoa chỉ thích ăn thịt một loại chim rừng. Quần thần sai người đi bắt loài chim ấy về nuôi trong vườn cấm có lưới quây. Khi chim non vừa mở mắt, họ liền bắt chúng nhét vào những ống nứa khoét lỗ chỉ để tḥ mỏ và chắn ra ngoài. Chim được nuôi bằng ngũ cốc quư và các loại quả tinh khiết. Khi lớn lên, chúng có thân h́nh đúc khuôn như ống nứa, thịt nung núc nhưng cánh và chân teo lại, lúc nhà bếp chẻ ống nứa lấy chim ra thịt, lũ chim béo ục ịch chỉ nhảy được vài bước ngắn rồi lăn kềnh xuống sàn... Đó, nguyên tắc thích ứng. Hàng vạn văn nghệ sĩ dưới chế độ xă hội chủ nghĩa đă được nuôi như lũ chim đó... Đau xót thay, tiếc nuối thay, bao nhiêu tài năng đă hư hao tàn lụi ?!...
    Tuy nhiên bất luận hoàn cảnh nào cũng tồn tại những con chim tự do. Loài chim quen với những đỉnh cao chóng mặt và t́m thấy hạnh phúc khi bay qua những đỉnh cao ấy. Trong mưa băo. Trong đơn độc. Kiêu hănh ngay giữa khổ đau và đơn độc. Tôi có thể kể tên một người trong số đó : Bulgakov. Không chọn con đường biệt xứ như Soljénitsyn, như Pasternak, ông ở lại nước Nga, chịu đầy đọa nhiều năm dài, bị cô lập, bị ŕnh ṃ, đi đóng gạch và làm những việc thổ mộc nhọc nhằn khác để tồn tại. Nhưng ông đă sống như một người tự do, ông đă viết như một người tự do. Những tác phẩm của ông : "Trái tim chó", "Nàng Marguerite và Nghệ nhân" đă được viết dưới ánh sáng của mặt trời tự do. Mặt trời ấy, chính ông, một tâm hồn Nga cao thượng và mănh liệt đă tạo tác.
    Lịch sử loài người tính theo lịch Thiên chúa sắp trọn hai ngàn năm. 20 thế kỷ. Nhưng trước công lịch, phương Đông đă có Xuân Thu chiến quốc, phương Tây đă có Thập Tự chinh, nhân loại đă buồn vui, đau khổ, sung sướng... Nhân loại đă suy nghĩ. Các dă sử, huyền sử đă được truyền tụng, dồn tích như các lớp phù sa lắng đọng trong tiềm thức con người. Chúng là một phần tài sản của ta ḥa trộn cùng những mầm mống tài năng và bệnh tật mà tổ tiên, ḍng tộc gieo cấy vào huyết mạch. Đối với nhà văn, thứ tài sản tinh thần đó quan trọng hơn tài sản theo nghĩa đen của cuộc đời thế tục. Những năm c̣n trẻ, không biết do run rủi nào tôi được đọc vở kịch Esope. Ngay tức khắc h́nh ảnh người nô lệ này chinh phục tôi. Nhờ anh ta, tôi hiểu Tự do là khát vọng mănh liệt nhất, thách thức khắc nghiệt nhất đối với con người. Tự do, ấy là thước đo chiều cao nhân cách.
    Lời cuối của Esope, trước khi nhảy xuống vực như sau :
    "...Với t́nh yêu, ta c̣n xanh quá. Nhưng với Tự do ta đă chín rồi. Vực sâu đâu, con đường ta đă chọn. Ta sẽ chết, bởi cái chết ta trở thành người tự do..."
    Chế độ nô lệ đă qua từ lâu, nhưng khát vọng tự do vẫn đang c̣n mới. Đối với người viết văn sống trong những vùng đất śnh lầy, h́nh ảnh người nô lệ Esope hẳn c̣n có ích cho họ, một khi họ muốn cầm bút một cách xứng đáng. Cái tự do hiện tồn của Esope chính là cái tự do ảo của nhà văn là tiền để cho tự do đích thực của đám đông xung quanh họ.
    Vậy th́, xin các văn nhân, các anh có thể chịu hành hạ, sống khổ nhục tù đầy, thậm chí có thể chết. Nhưng chớ bao giờ đánh mất nó.
    Hà Nội 25-8-1999
    Dương Thu Hương
    --------------------------------------------------------------------------------
    .
    tôi đã lược bỏ một số đoạn mà có thể làm ảnh hưởng đến TTVN


  2. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thưa anh Nguoi cuoi cung,
    Tôi viết tham luân ba mục trên, mục thứ nhất để cải chính những thông tin thất thiệt về nhà văn Dương Thu Hương. Hai mục sau phát biểu về cái nhìn của tôi qua cách phản ánh hiện tạicủa một vài nhà văn trong nưóc hiện nay, mà trong đó với đời thường họ là những người tôi tôn trọng và yêu mến.
    Đối với Dương Thu hương, tôi nhìn bà dưới hai góc chiếu. Những tác phẩm của bà trước khi bà bị bắt và sau khi bà bị bắt. Những tác phẩm bà đã công bố khi sau này bà thuật lại những suy nghĩ của bà ngày giải phóng thành phố Sài Gòn. Và tự tôi nhìn thấy sự mâu thuẫn ( đá nhau ) trong hệ tư tưởng nhận thức thể hiện ra conchữ của bà.
    Chính vì vậy, tôi nêu ra quyn niệm nhận thức có tính cá nhân của tôi với hai tác giả và từng tác phẩm mà bạn đọc đã quan tâm. Trong ba văn bản trên, tôi không nhằm đả kích cá nhân hai nhà văn ấy, bởi họ phần nào đóng góp cho văn chương Việt nam. Dẫu anh có hiểu thế nào chăng nữa, thì vấn đề tôi nêu ra không nằm trong sự suy diễn của anh về những quan điểm có tính học thụât của cá nhân tôi về văn chương. Có thể những điều mà Bảo Ninh hay DTH đưa ra không sai, nhưng những gì tạo nên một tác phẩm văn học không chỉ thế.
    Cũng nên có lời với anh rằng, tôi chưa khi nào phỉ báng người lính của chính quyền Miền Nam cả, bởi hơn một lần trong thực tế tôi biết trong họ có nhiều người đã đúng vơi tư cách người lính. Không thế sao cuộc chiến mà chúng tôi tham gia, cam go tới hơn chục năm trời. Trái đất này, từ ngàn năm nay hỏi nơi nào không cần người lính? Vậy dẫu anh đã có thời cầm súng cũng một chút ít nên hiểu những giá trị mà ít nhiều những người lính đã dâng hiến cả cuộc sống của họ. Tôi em rằng, nếu vì nguyên cớ nào đó mà mỉa mai Con Người Lính thì e rằng điều ấy chỉ là mộkt6 thái độ thiếu khách quan và hiểu biết mà thôi.
    Một lần nữa cám ơn anh đa đối thoại. Và chúng ta cũng chỉ đối thoại trên văn bản trước mắt chứ Con Người thì đâu cũng yêu va thương mà thôi!
    Toản Li
  3. phangxipang

    phangxipang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bạn người cuối cùng ạ, có lẽ bạn không hẳn là người cuối cùng đâu. Những người nào yêu mến DTH cũng như những gì là chân thiện mỹ không bao giờ chỉ có một và cũng không bao giờ bị tiêu diệt cho đến người cuối cùng đâu. Ông Nguyễn Trung Trực đã nói hơn một trăm năm trước ở nơi xa xôi nhất của Tổ quốc là "bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nam đánh tây" và bây giờ thì chúng ta đã thấy ông ta nói đúng nhường nào. Trang giấy trước đèn đối với mỗi nhà văn hay nhà phê bình văn học bao giờ cũng thật nặng nề. Làm sao để diễn tả cho người đọc hiểu những gì mình muốn nói khi mà có biết bao những thế lực đằng sau nó chi phối. Độc giả bị chi phối bởi những hệ ý thức mà họ đã được giáo dục cùng với những phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ đã tác động đến họ (may ra Internet thì ít hơn) dễ dàng coi những tác phẩm hay bài viết đó là có vấn đề, chả có gì hay và mới, và hoàn toàn không đáng đọc, thậm chí nếu đọc còn bị chỉ trích hay phê phán là "ai lại đi đọc tác phẩm hay bài viết của những người 'có vấn đề' như vậy". Chưa kể đến những kiểm duyệt khác từ chính quyền xem có vi phạm đến lợi ích của đảng và nhà nước không. Và còn vợ con mình nữa chứ, họ sẽ sống như thế nào nếu như ngày mai mình bị treo ngòi bút. "Bạn bè rồi xa, người tình rồi quên" là thói đời phổ biến ở nước ta hiện nay. Đâm ra chúng ta phải cân nhắc từng lời ăn tiếng nói sao cho một vừa hai phải, sao cho người đọc không "lãng quên" mình. Và thế là điều này cứ kéo dài trong chúng ta đến mức mà chúng ta cứ tự động làm thế mỗi khi ngồi trước trang giấy và sau nó thành một thói quen tự kiểm duyệt mình như chúng ta đã nhận thấy. Khi không còn cái mới thì nói chuyện gì đến cái hay và cái đẹp đây. Thôi thì chắt lọc trong mớ hỗn độn những cái cũ những gì được gọi là mới mẻ và hay vậy. Đấy là cơ sở cho những Cơ hội của chúa, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Chân dung đối thoại được lăng xê lên. Nhưng cũng có những người khác, vốn không chịu đựng điều đó, quyết tâm tách khỏi con đường đó. Anh ta kiên trì đi theo những gì mình định đeo đuổi và chợt khám ra đó chính là tự do vậy, không có gì có thể ngăn cản nổi. Tự do là cái không thể bị tiêu diệt được bởi vì nó mang tính bẩm sinh, không cần những triết lí dài dòng chúng ta cũng chợt nhận ra điều đó. Rôtơđanh trong Buồn nôn của Sartre khi đối mặt với cái phi lí của thế giới cũng chợt nhận ra cái tự do này của mình trong thế giới. Con người có tự do là điều mà chẳng ai có thể ngăn cản được. Không chỉ là cái quyền linh thiêng được ăn cắp lửa mà còn là khát vọng được thắp sáng lên tự do cho những người khác vốn đang trong cơn cùng quẫy bế tắc như Đan Kô câu truyện Trái tim Đan Kô của Gorki đã dám lấy tim mình ra làm ngọn lửa soi sáng cho những người khác vượt qua cánh rừng vậy. Tất cả những gì được tạo ra để tiêu diệt tự do sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực được cả nếu không muốn nói nó sẽ tự diệt vong vì đó là sự chống lại lịch sử một cách vô lí và tàn bạo. Nếu nhà văn hiểu được điều này thì chẳng bao giờ anh ta cảm thấy hổ thẹn với lương tâm mình cả.
    Trở lại trường hợp của DTH và BN, tôi cho rằng họ đã hành động đúng theo lương tâm mình khi viết nên những dòng văn hiện thực phê phán những gì đã đẩy con người đến bờ vực thẳm đấy. Một người lính khi buộc phải nhận lại trong dòng hồi tưởng của mình một quá khứ cay đắng và bị lừa dối thì không hẳn là sung sướng gì. Nhân vật chính trong Nỗi buồn chiến tranh cuối cùng cũng thoát ra được khỏi cái kí ức đó nhưng là với sự cứu rỗi của quá khứ chứ không phải tương lai. Còn với DTH trong Những thiên đường mù thì cái nhân vật chính đó hoàn toàn bế tắc và là đối tượng phê phán không thương xót. Và nếu người đọc xót xa như Trang Hạ đã viết vì DTH đã không làm cho thế hệ trẻ hiểu được cái đẹp, cái tốt và muốn phá hoại quá khứ thì hãy xót xa cho những cái khác còn đáng xót xa hơn vốn đang diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta mà không được đoái hoài tới như những chàng trai và cô gái đi xe @ chửi mắng thậm tệ một đứa bé đánh giầy dám quấy rối bữa ăn của họ.
    Được phangxipang sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 09/11/2002
    Được phangxipang sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 09/11/2002
    Được phangxipang sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 09/11/2002
    Được phangxipang sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 09/11/2002
  4. everest2017

    everest2017 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    "Vang vang trong tim ta lời thề tranh đấu của Lorca, Vang vang trong tim ta ngọn cờ tranh đấu Espana...". Đó là những lời hát mà tôi được nghe cách đây 17, 18 năm gì đó. Lúc đó tôi không hiểu Locca là ai vậy, và tại sao lại là ngọn cờ tranh đấu Espana. Sau này khi lớn lên tôi mới hiểu được con người Locca và bài hát thủa nào. Đối với người nghệ sĩ khi dấn thân vào trong cuộc đấu tranh chống chế độ phát xít Phrăngcô chỉ với cây đàn và cuối cùng đã chết cho tổ quốc Tây Ban Nha yêu mến của mình với khát vọng chỉ muốn được chôn với cây đàn ghi ta thì quả thật là đáng kính phục, bởi vì ngay cả với những dòng chữ mà chúng ta đang viết ở đây, tôi biết có nhiều người vẫn phải suy nghĩ nhiều lắm, phải tự suy xét mình nhiều lắm. Điều này chỉ chứng tỏ một điều, nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng chính là một thứ vũ khí để đối chọi lại với những nền chính trị hà khắc, khi mà những lời chỉ trích công khai không được đón nhận, được hiểu và phải trả với cái giá khá đắt. Phê bình văn học hiện nay ở ta cũng ở trong tình trạng đó. Nó không thể phê phán những chính sách văn hoá nghệ thuật hiện nay được, dù những chính sách đó có rất nhiều điểm đáng đem ra mổ xẻ, nhận định và phê phán vì làm sao mà chúng có thể hoàn thiện ngay được trong một xã hội ngày càng đổi mới được. Trong lĩnh vực phê bình những tác phẩm văn chương thì có sự thoải mái hơn, nhưng chủ yếu chỉ nhằm vào những tác phẩm bình thường, không có giá trị hiện thực phê phán lắm, còn đối với những tác phẩm có thể gọi là "cấp tiến" thì hết các nhà phê bình hết sức e dè. Khi mà họ chỉ làm có được vậy thì quả thực là phí cho công lao đào tạo tại các khoa văn các trường đại học. Có lẽ nghề tốt nhất là cho họ là đi giảng văn cho các em học sinh cấp ba và các sinh viên đại học thì hơn, vừa được tiền lại vừa có cái danh của người thầy giáo, lại không bị sao cả. Nhưng các nhà phê bình vẫn muốn được khoác cái áo "nhà phê bình chân chính và tài giỏi" nên họ đã tìm cách "lách" theo đúng nghĩa của từ này để sao cho người ta tưởng rằng họ là những nhà phê bình chân chính nhất. Nhưng một khi họ không viết mà chỉ tìm cách lách ngòi bút của mình thì khó có thể làm gì được hơn là viết ra một số tác phẩm phê bình kiểu Luận chiến văn chương, hay Thơ và phản thơ mà nghe cái tên đã sợ, nhưng thực ra thì nội dung ta có thể suy ra ngay được từ con người (nếu như chúng ta biết về những tác giả này, có lẽ ít người biết về họ lắm). Cái kiểu phê bình mà người đọc biết trước nội dung rồi thì chẳng còn gì hấp dẫn để chúng ta đọc. Văn học bản thân nó có tính hấp dẫn ở những bất ngờ và phê bình văn học cũng vậy. Ngòi bút tuy không sắc như một vũ khí giết người nhưng cũng đủ nhọn để chọc thủng trang giấy, đem lên trên đó tất cả những gì xấu xa của xã hội.
    DTH không phải là một nhà phê bình văn học mặc dù người cuối cùng có đưa ra một đoạn văn của bà. Với tư cách là một nhà văn thì bà đã làm tất cả để phê phán cái xã hội bà đang sống với một ước muốn nó sẽ tốt đẹp hơn. Một nhà văn đã trở thành một nhà phê bình như thế đó, và có lẽ còn hơn cả một nhà phê bình, dù bà không học trường đại học nào.
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Tôi vote cho các bạn vì tinh thần nghiêm túc khi tham gia chủ đề này,cả anh nữa TOÀN LÝ ạ ,lần đầu tiên tôi vote cho người không cùng cái nhìn giống mình,đang tranh luận với mình.Anh tranh luận với chí khí của một người lính ,,anh còn nhắc đến tình yêu thương,đến lúc này tôi mới tin anh là người lính thực sự, một người lính khi tranh luận sẽ dùng lý lẽ chứ không dùng thủ đoạn hay lợi dụng sân nhà phải không anh.Nhưng đây chỉ là cái tình người chúng ta nói riêng ở đây,để chủ đề mà chúng ta tranh luận mang được sự tôn trọng lẫn nhau,chúng ta sẽ bàn về DTH tiếp nhé
  6. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Không DTH chỉ nói vậy về người lính để chúng ta nhìn sâu hơn nữa cái gốc rễ của vấn đề ,anh TOÀN LÝ.những người lính không có lỗi vì kỷ luật của chúng ta là;tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên,khi nhận được bất cứ nhiệm vụ nào ,đều nhanh chóng thi hành khẩn trương và chính xác phải không anh? DTH không đến nỗi kém cỏi để mà không biết diều ấy,để mà sa đà vào sự phê phán người lính,cái mà DTH phê phán là những cái thế lực đằng sau ,sai khiến ,điều khiển những người lính.Xin anh đừng vội nghĩ rằng DTH cố tình bôi xấu hình ảnh cá nhân những người lính.chúng ta là những người lính cuộc ,bất kỳ cuộc chiến nào mà chúng ta tham gia đều được nói dưới danh nghĩa tốt đẹp cả,ta tuyên truyền như vậy ,địch cũng tuyên truyền với quân lính họ cũng vậy thôi,khi thế thời giúp kẻ nào chiến thắng thì cuộc chiến của phe ấy sẽ thành cao cả và chính nghĩa.Nhưng một cuộc tương tàn sẽ để lại nhiều dư âm đau đớn ,âm ỉ hơn một cuộc chiến chống ngoại xâm.Vì lẽ ấy,bởi nỗi niềm ấy cho nên văn học thời kỳ hậu nội chiến tất yếu sẽ có những cây bút như KHUẤT QUANG THUỴ,BẢO NINH,DƯƠNG THU HƯƠNG.
  7. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng công nhận DTH kô có một cái đầu lạnh của những nhà tiểu thuyết thành danh nhưng đó không phải là thước đo sự thành công của tác phẩm. Nếu xét về khía cạnh khác thì DTH lại mang một con tim máu lửa sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng hơn những nhà văn khác. Đọc tác phẩm của bà ta lại có những cảm nhận khác, sục sôi hơn chứ không còn là nỗi buồn da diết trước sự huỷ diệt của chiến tranh như Remarque chẳng hạn.
    Những gì bà nói là có thật, đã và đang diễn ra dưới hình thức công khai hay kím đáo mà những đợt sóng gợn trên bề mặt chỉ biểu hiện những phần nhỏ của cơn bão phía dưới. Dám đối diện với nó, sục vào vũng bùn nhơ của xã hội chấp nhận đánh đổi ...đó là những gì DTH đã làm.
    Bông hoa độc dược, tôi cứ bị ám ảnh mãi về hình ảnh bông hoa bèo mầu tím mọc lên từ mảnh ao đầy độc dược, phải chăng đây chính là hình ảnh của bà? Cái gì đã cấu taọi nên sắc tím ghê rợn của bông hoa đó? Có phải là từ bùn lầy rác rến, từ rong rêu và khí độc nhầy nhớt dang đầy rẫy dưới mặt nước tĩnh lặng kia. Càng tĩnh lặng nó càng nguy hiểm và không để chết ngột trong nó chẳng còn cách nào khác buộc phải tự nhìn nhận và vươn lên.
  8. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    thưa anh Nguoi cuối cùng, fa xi phang... cùng các bạn,
    Những điều gì tôi phát biểu về những quan niệm của tôi, tôi đã viết trên ba tiểu đoạ trên cả rồi. Các bạn có thể chấp nhận và ko chấp nhận những ý riêng của tôi. Những ý kiến về một quan niệm văn chương mà nhân việc bàn tới Dương Thu Hương và Bảo Ninh , chỉ là cái cớ để tôi nêu ra những quan niệm ấy. Còn mỗi tác phẩm ra đời, hay một bài phát biểu có tính chính trị của Dương Thu hương chẳng hạn, đều do chính nhà văn ấy tự chịu trách nhiệm với thời gian và độc giả. Nếu thực sự những tác phẩm của nhà văn có giá trị tự thân, thì ý kiến của tôi hay cá nhân nào đó, cũng ko làm giảm hay tăng lên giá trị tự thân của nó.
    Tôi , trước hết là một độc giả, một độc giả đã từng là nhân chứng của cuộc chiến mà hai tác giả ấy đã cùng tham gia, dẫu là có nguời chỉ đứng ngoài rìa của cuộc chiến chỉ mong muốn1- Mỗi nhà văn , người cầm bút cần có thái độ trung thực với những điều đã xảy ra; Thái độ bôi hồng hay tô đen cuộc sống đều là không chỉ có tội với những người hôm nay còn sống mà với cả những người đã hy sinh( cả hai phía)Và, với hậu thế. 2- Một tác phẩm văn học, trước hết phải là một tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn, khi bị chi phối gắt gao bởi hiệu ứng tâm ký, hay hoàn cảnh là loại nhà văn hạng hai. Nếu như Những quan điểm của nhà văn x, trong thời điểm hôm nay, được phát biểu nhất quán như những tác phẩm ban đầu hay sau đó...đấy là điều tôi khâm phục.Còn ngược lại...là điều tôi suy nghĩ về chủ nghĩa cơ hội trong cuôc sống và trong văn chương. Ở VN bên cạnh một vài nhà văn hạng hai, cũng không thiếu những nhà văn trước sau như một, phản ánh chiến tranh một cách trung thực. Trung thực chính với Sự Hiểu Biết và Giác Ngộ của họ qua Từng Thời Kì. Tôi chán ngấy và căn ghét những ai sảo trá, tự bịa tạc ra Nhận Thức, nhất là kể lại những điều không thể suy nghĩ ra trong quá khứ. Bằng chứng là khi hôm nay , nhà văn x nói ngày giải phóng họ đã suy nghĩ như thế, nhưng ngay chính những tác phẩm của họ trong giai đoạn ấy đã tố cáo họ. Đấy là sự ăn cắp có tính trắng trợn thời gian và lữa dối người đọc một cách vô liêm sỷ.
    Có lẽ đây là ý kiến cuối cùng của tôi trong diễn đàn này. Bởi như ai đã viết, chúng ta ko nên bàn sâu về nó trong sân chơi này. Vấn đề này rất nhậy cảm. Chúng ta, dưới những cái tên Ảo, chẳng ai bị hề hấn chi. Nhưng nhiều bạn trẻ sẽ mất đi sân chơi này một cách oan uổng, và chắc gì họ đã quan tâm tới vấn đề chúng ta đang bàn tới? Điều ấy, có khác gì chúng ta tới một nhà ai đó, khi chủ nhà đang muốn nhảy dítco chúng ta lại túm một góc và rủ họ hát Ca trù!:-) Thực là vô duyên.
    Thâm tâm tôi, rất khâm phục tinh thần của một người phụ nữ như chị DTH, sau ngày bị bắt vẫn có thái độ như cũ . Đấy phải chăng là một phẩm cách. Nhưng là phẩm cách của một nhà chính trị chân chính chứ chưa hẳn là phẩm cách của một nhà văn.( bởi vài điều tôi đề cập trên) Hơn nữa tôi cũng rất quý chị ấy, bởi ở đời thường, chị ấy là con người thẳng thắn và tốt bụng với bạn hữu. Biết nhường cơ sẻ áo. Nhưng điều ấy cũng vẫn thấp hơn tính cần và đủ của người cầm bút. Tôi thươnf suy nghĩ, nhà văn nói riêng, người làm nghệ thuật nói chung, trước hết phải sống như người bình thường, có thể tốt và đủ mọi thói hư tật xấu, nhưng khi đặt bút, thì xuất phát từ trách nhiệm cao cả với đồng loại, phải có một phẩm cách và tài năng lớn lao để vư2ợt trên cả những hiện tượng của cuôkjc sống mà chiếu rọi nó dưới con mắt sáng suốt. Nhất là khi đã nếm trải những đau khổ tràn ngập trong chiến tranh, thì động thái viết phải nảy sinh ra những gì để xã hội mới an bình không tao loạn.
    Có lẽ đấy là tâm sự của cá nhân tôi.Mong các cao nhân khi ghé mắt trê dòng viết này lượng thứ.
  9. everest2017

    everest2017 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Như nhiều người đã nói và tôi cũng cho như vậy, không thể và không bao giờ có thể tách con người nhà văn ra khỏi con người chính trị được. Cuộc sống trong văn học và ngoài đời của một nhà văn gắn chặt với nhau đến mức không thể phân biệt được. Chúng ta đã chứng kiến điều đó trong các nhà văn VN, nhưng chúng ta sẽ thấy điều đó là phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới như trường hợp của nhà văn Nga Fadeep hay Eptusenko, hoặc nhà văn Pháp Sartre (người từ chối giải Nobel văn học năm 1964) với câu nói nổi tiếng "Việt Nam là lương tâm của nhân loại" những năm 60 và sau này là "một con thuyền cho Việt Nam" cuối những năm 70 khi dòng người tị nạn ra đi ồ ạt. Gần chúng ta hơn, nhà văn Lỗ Tấn của TQ cũng là một trường hợp khi mà người ta đề cử ông giải Nobel trong những năm 1930, ông đã trả lời "Có nhiều nhà văn phương Tây khác còn xứng đáng hơn tôi". Hoặc gần đây Vương Sóc, một trong ba nhà văn xuất sắc của TQ đã dám nói "tôi chỉ là một kẻ khốn nạn trong số những kẻ khốn nạn". Đó là phẩm cách chính trị hay phẩm cách văn học, tôi cho rằng đó là cả hai bởi vì phẩm cách chính trị của một nhà văn xuất phát từ phẩm văn học của chính anh ta. Nếu anh ta là một người cổ vũ cho cái xấu, một kẻ a dua theo những người khác hoặc một "bồi bút" thì chắc hẳn trong những tác phẩm của mình anh ta khó viết ra được những điều tốt đẹp. Và như vậy thì chúng ta không thể nói tới phẩm cách văn học của những nhà văn thuộc loại đó được. Ngược lại phẩm cách văn học cũng có khi bắt nguồn từ phẩm cách chính trị, dù điều này ở nước ta rất ít. Bởi vì có gì trong cuộc sống không gắn bó và là một phần của chính trị đâu. Chủ nghĩa Mác chủ trương một "con người chính trị" hoàn toàn và tất nhiên là trong cả văn học nữa. Lênin có hẳn những quan điểm về quan hệ giữa văn học nghệ thuật và chính trị mà có thể tìm thấy trong cuốn "Lênin bàn về văn học nghệ thuật" xuất bản đã khá lâu ở nước ta. Các nhà văn phương Tây cũng thế và chúng ta nên coi việc nhà văn tham gia chính trị là một việc làm rất bình thường. Đây cũng là chủ trương của đảng và nhà nước khi lập ra ban VHTT với mục đích văn nghệ phục vụ chính trị. Nhưng chúng ta biết là không phải lúc nào thì văn nghệ cùng quan điểm với chính trị, vì đây sẽ hoàn toàn là không biện chứng, là sự chống lại phát triển. Trong những chế độ hà khắc trước kia, khi trông thấy những điều mắt thấy tai nghe trên chuyến đi sứ sang TQ, Nguyễn Du đã viết nên tập Bắc hành tạp lục và ông là người đã lấy ngòi bút của mình ra làm vũ khí đấu tranh (dù chỉ trên những trang giấy là chính, ngoài đời ông có ý định chống Tây Sơn nhưng không thành) và vì vậy mà ông ta được nhớ tới. Đấu tranh chống một xã hội xấu xa đâu chỉ phải có chính trị. Văn chương cũng có thể làm thế được lắm chứ. Nhưng "văn chương tự cổ đa thiên luỵ". Biết bao nhà văn trong quá khứ từ Đông sang Tây đã phải chịu đựng điều đó, bị bỏ tù hoặc lưu đầy hoặc thậm chí cả cái chết. Nhắc lại điều này tôi cũng chỉ muốn mọi người thấy việc DTH có tham gia chính trị cũng là một điều hết sức bình thường, và chúng ta không nên nhìn nhận hay muốn tách con người bà ra khỏi chính trị được, một quan điểm rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Tất nhiên tham gia chính trị có lẽ cũng là việc làm bất đắc dĩ của một người như DTH, một người đã từng bị tù và là một người phụ nữ cũng rất bất hạnh trong cuộc đời. Sinh thời nhà văn Lỗ Tấn cũng là một nhà hoạt động chính trị sôi nổi, hay chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy khi mà ông đã dùng văn học để tố cáo chế độ thuộc địa Pháp. Vì thế, ở đây chúng ta phải không thể phê phán được con người bà khi bà quyết định chọn "con đường chính trị" như người ta thường hay nói hoặc gán ghép về bà (tôi cũng không biết rõ là mức độ tham gia chính trị của bà đến đâu hay chỉ là mấy bài phát biểu trong và ngoài nước trong khoảng hơn một chục năm lại đây và chiếc Bắc đẩu bội tinh nước Pháp trao cho). Buồn cười thay khi mà người ta vừa muốn nhà văn tham gia chính trị lại vừa muốn họ không tham gia chính trị, hoặc đúng hơn là muốn các nhà văn nói đúng những quan điểm của chính quyền. Nếu nói như vậy thì có lẽ đã có các báo cáo viên của ban VHTT làm rồi, còn nếu muốn nhà văn có đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước thì cách nhìn như vậy là không thể thoả đáng. Nhà văn có những cách nhìn nhận riêng của mình, và nhà chính trị cũng vậy. Nhà văn nhìn xã hội qua lăng kính nghệ thuật và nhân sinh, còn nhà chính trị nhìn xã hội thông qua góc độ quyền lực, mà nhiều người trong đó lợi dụng để phục vụ cho những mục tiêu cá nhân hơn là xã hội (những hứa hẹn trước khi bầu cử chẳng hạn...), nhất là ở những quốc gia phương Đông mà chúng ta thấy rất rõ ở vùng Tây Á. Đó là lí do rất nhiều nhà văn đã phải tách khỏi cái đường lối chính trị của mà họ đã theo đuổi trong suốt mấy chục năm cả ngoài đời và trong sự nghiệp văn chương một cách cay đắng như được biểu hiện trong các tác phẩm của DTH, hoặc mỉa mai quyền lực và chính trị như chùm truyện về lịch sử của NHT, hoặc lên tiếng phê phán chiến tranh như BN đã làm. Tất cả những điều đó không hề làm giảm đi giá trị những công trình văn học của họ, và tôi cho rằng khi nhận thức ra điều này thì thường là các nhà văn viết sẽ hay lên vì chính họ đã phải trải nghiệm tất cả những điều đó mới đi đến được nhận thức là cần phải dùng ngòi bút của mình để đào xới lại tất cả quá khứ, ngay cả khi họ trong quá khứ có là những con người ca ngợi cái xã hội đó. Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình và trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay thì những nhà văn đó cần phải được khen ngợi là đã dám từ bỏ quá khứ. "Buông dao xuống cũng thành Phật" là một trong những lời nói của Phật muốn nói với chúng sinh. Và tôi tâm đắc câu nói này bởi vì chẳng phải chúng ta cũng thường nói "muộn còn hơn không sao".
  10. Defender

    Defender Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Em đọc được mấy cái nì bên Talawas,hình như từ hồi tháng 6.Không bít các bác có thích đọc không?
    - Con đường văn chương của chị bắt đầu thế nào nhỉ?
    - Không nhớ nữa. Ngày là học sinh tôi mơ ước trở thành vận động viên thể dục dụng cụ. Mấy thứ đó tôi chơi tốt lắm. Sau 1975 tôi bắt đầu viết bút ký, sau đó là truyện ngắn. Bạn đã biết đấy, trong lòng tôi chất chứa nhiều nỗi phiền muộn, bức xúc lắm. Viết văn đôi khi như là một cách trút giận vậy.
    - Chị có thể nói qua về tác phẩm chị đang viết không?
    - Hiện tôi đang đắm chìm vào một thứ mà không biết là sẽ thành công hay thất bại. Có người nhờ tôi viết một bài tham luận về "Trạng thái tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam trong và sau chiến tranh. Sau khi đọc xong 10.000 trang tài liệu thì tôi mệt quá, tôi từ chối viết tham luận và để dành thời gian viết một cuốn sách cho mình. Từ lâu tôi cũng hay quan sát những trường hợp thần kinh không bình thường xung quanh mình, cuốn sách này sẽ là cách nhìn của tôi, của một nhà văn về những con bệnh thần kinh xuất hiện càng ngày càng nhiều trong xã hội.
    ...
    - Xin cảm ơn chị Dương Thu Hương.
    Theo Talawas.de
    Ối ối chị tha cho em

Chia sẻ trang này