1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà văn DTH

Chủ đề trong 'Văn học' bởi angkorvas, 16/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. everest2017

    everest2017 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    "Trạng thái tâm thần của thanh thiếu niên VN trong và sau chiến tranh", không biết chúng ta có phải trải qua nó không đây? Thế hệ trẻ trong đó có tôi không hề biết đến chiến tranh. Nếu quả thật DTH đang viết một tác phẩm như vậy thì thật khôi hài vì có lẽ nó không hợp với sở trường của bà rồi. Còn nếu đọc xong 10.000 trang tài liệu về tình trạng tâm thần của thanh thiếu niên VN mà bà không bị tâm thần thì tôi hơi nghi đấy. Nhưng một người tâm thần không biết mình bị tâm thần cũng giống như một người say rượu không bao giờ cho rằng mình say cả. Cái ranh giới giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, anh hùng và tầm thường mong manh lắm. Đã biết bao người lính thoát khỏi chiến tranh nhưng vẫn bị ám ảnh bởi nó, và buộc phải bị điều trị trong các bệnh viện tâm thần (có lẽ chúng ta ít biết điều này nhưng con số của thế giới cho thấy khá rõ). Nhưng nó vẫn còn ít lắm. Đãng lẽ cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài ba mươi năm như vậy phải tạo ra nhiều bệnh nhân tâm thần hơn nữa chứ, không chỉ cho những người lính mà còn cho cả những người đương thời. Thật đáng mừng là không có điều này, và đây có thể coi là một thành công của chính quyền vậy. Phải chịu đựng nhiều tên rơi đạn lạc, nghe những tiếng gầm rú của B52 hay tiếng pháo 175 li gầm rú cùng những tiếng trực thăng và tiếng lính nguỵ bên kia cũng đủ để cho những người lính và người bình thường phát thần kinh lên rồi. Nhưng tại sao lại những người của cái thời đó lại không như vậy? Có phải là "tiếng át hát tiếng bom" như chúng ta vẫn nói tạo nên sự lạc quan cho người lính. Hay là những người lính đó không còn biết sợ nữa. Tôi cho rằng điều đó mới là nguyên nhân đúng hơn cả. Kể ra thì điều này khiến nhiều người lầm tưởng về sự sự dũng cảm của người lính VN, nhưng thực ra có lẽ là những người lính "không biết sợ chết" thì đúng hơn. Có một tiến sĩ đã nói với tôi là ông đi lính cũng chỉ vì mê "tiếng đạn tiểu liên" nhưng khi nghe tiếng đạn tiểu liên cách hơn một trăm mét thì ông "cảm thấy xung quanh mình có một vũng nước". Trong tình cảnh ấy thì chúng ta đã hiểu là gốc rễ của sự dũng cảm của người lính là ở đâu rồi chứ. Nó không nằm ngoài sự không hiểu biết (nhất là một nước nông nghiệp lạc hậu bị đô hộ hơn 100 trăm), nhưng cũng có những người hiểu biết đó và họ biết cách thuyết phục những người khác làm những điều đó, tất nhiên là sự hiểu biết này cũng là của một tầng lớp khác mà thôi, của những "người không mang súng" với những nụ cười và cái bắt tay lịch sự khi đi duyệt những hàng quân. Và kết quả là có những người trở về sau chiến tranh mà quên không nhớ nổi họ tên mình là gì nữa. Họ được nhà nước cho đi chữa trị để nhớ lại những tháng ngày đó và cứ đến ngày chiến thắng người ta lại mời họ tới để phỏng vấn và sau mỗi lần như vậy, họ cảm giác mình đã sống và chiến đấu thật sự là có ý nghĩa. Nhưng kể ra thì vợ con họ cũng không nhờ được họ nhiều lắm vì có gì để cuộc sống có no đủ gì đâu cơ chứ và họ lại phải bon chen trong xã hội để có được tấm bằng và quan trọng nhất là đồng tiền. Có thể coi điều này có tính chu kì vậy. Hết tháng năm này qua năm khác nó lặp đi lặp lại đến mức mà thành thói quen lười suy nghĩ. Tuy nhiên rồi cũng đến lúc có một ngày nào đó đó họ tự hỏi "mình đã làm cái gì ngày xưa nhỉ", "sao hồi đó mình không học đại học, không đi nước ngoài như những thanh niên khác". Lí tưởng là gì vậy? Phải chăng tất cả chỉ là hư danh. Và bắt đầu một sự suy nghĩ, hồi tưởng lại tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lúc đó mà bệnh tâm thần không bộc phát thì kì lạ.
    Tuy nhiên, có nhiều người, sau những biến cố như vậy, không trở thành tâm thần mà trở thành những nhà văn. Họ suy tư, nghiền ngẫm lại quá khứ và viết lên những gì mà họ đã trải qua với những suy nghĩ khác hẳn trước. Dường như họ đang sám hối, đang sống lại quá khứ nhưng với suy nghĩ khác hẳn. Và có lẽ những người như vậy mới là những người may mắn nhất vậy vì họ đã trở thành (hay trở lại thành) "con người có quá khứ".
  2. everest2017

    everest2017 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tivi vài hôm trước có đưa tin về DTH với vài lời bình luận chỉ trích vốn quen thuộc với chúng ta. Nhưng sự lo sợ những chính kiến của bà có lẽ là hơi thừa khi mà đó là những tiếng nói lẻ loi hiện nay. Tôi nhớ có một chuyện một bà già nước Nga bị kết tội vì ăn cắp tiền (số tiền có lẽ cũng không lớn lắm, chỉ hai rúp những năm 1910). Người ta định kết án tù bà vì tội đó. Không tìm được cách nào khác bà đành nhờ một luật sư biện hộ cho mình. Mặc cho ông này biện hộ như thế nào đi chăng nữa, toà nhất quyết duy trì án tù cho bà, để đảm bảo sự nghiêm minh của đất nước Nga. Và không còn cách nào khác vị luật sư này đã nói trước phiên toà rằng "Nếu chỉ vì hai rúp mà nước Nga sụp đổ thì tôi tán thành việc kết tội bà già". Kết quả là bà già đã trắng án.
    Những phát biểu của DTH ở nước ngoài nếu biết cách xử lí khôn ngoan hơn thì có lẽ là không nên đưa lên TV để mọi người biết được, vì sớm muốn nó sẽ chìm vào lãng quên bởi vì người dân VN có thói quen không quan tâm đến chính trị lắm, nhưng người ta đã chọn một cách ứng xử khác. Nhưng có thể đây là một sự răn đe (khá phổ biến ở nhiều quốc gia khác) chăng. Nhưng như thế thì lại có nhiều trí thức biết đến bà hơn, và muốn tìm hiểu về bà hơn, và sẽ có nhiều bình luận xung quanh chuyện này đấy (tất nhiên là những chuyện tán gẫu thôi, dù chính quyền có lẽ cũng không thích gì nó). Tôi nhớ một lần có một giáo sư khá nổi tiếng ở nước ta đã nói đùa là "anh là đảng viên nhưng mà tốt" và quả thực là nếu chúng ta là người biết suy nghĩ thì sẽ cảm thấy hơi đau xót vì điều này. Nhưng còn tệ hơn khi mà có người đã nhận xét "ở VN có nhà trí thức nhưng không có giới trí thức". Còn gì mỉa mai hơn diều đó. Các trí thức ở nước ta có ba nỗi sợ: sợ tri thức, sợ các trí thức khác và sợ quyền lực. Và họ có một cái thiếu là TRÁI TIM nồng nhiệt như Đan Kô vậy. Chỉ cần có một trái tim như Locca là sự nghiệp của họ đã thiên thu vĩnh hằng không bao giờ quên bị quên, dù chỉ là một người hát rong bình thường thôi. Như vậy mới xứng đáng được gọi là một nhà trí thức mà không xấu hổ với lương tâm. Nhưng ở VN điều này không có. Tôi nhớ có vị nhà văn "lớn" đương thời sau này khi từ bỏ mọi quyền lực chính trị đã nói là chỉ muốn làm người hát rong đi khắp mọi nơi để hát cho mọi người nghe, nhưng làm sao làm ông ta lại có thể làm được diều đó khi đã dấn thân vào quyền lực mấy chục năm và đạt được những chức vụ cao như vậy. Nếu không có tất cả nhưng quyền hành ấy thì có thể ông ta sẽ làm được như vậy, nhưng bây giờ đối với ông điều đóì đã quá muộn. Tuy nhiên, ở đây cũng phải thấy là có một tấm lòng và trái tim hướng thiện lúc cuối đời, muốn cống hiến cho những người khốn khổ nhất, những người mà chẳng bao giờ có điều kiện được thưởng thức văn học nghệ thuật cả. Điều này cần phải được ghi nhận đó dù tôi không biết ông ta có nói thực lòng không đây hoặc đến mức nào. Nói mà không làm thì dễ lắm và ông nhà văn này cũng chỉ là một trong vô số những người như vậy. Một trong vô số những nhà văn "cán bộ" "sống mòn" với cái sự nghiệp viết văn của mình mà cuối cùng thì đất nước cũng không nhận được giải văn chương gì to tát để xứng với nghìn năm văn hiến của dân tộc(Nobel thì chắc chắn không rồi, đuổi kịp văn học TQ còn khó nữa là). Đó phải được coi là "nỗi buồn lớn" của nhà văn vậy. Khỏi cần "nỗi buồn chiến tranh" gì hết, trong thời bình cũng có những nỗi buồn như vậy đó. Nhưng mấy ai nhận thức được điều đó đây.
  3. everest2017

    everest2017 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ ngừng viết vì công việc và cũng vì cả mạng nữa.
  4. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Em đây chị ơi! em dạo này sang thảo luận sáng tác chuyện về nước NGÔ,khổ nỗi em có biết quái gì về văn học đâu,mình nói linh tinh lại bị VNHL thù thì bỏ bu,em vẫn bình chọn và vote cho chị đều đấy chứ.Mà thôi cái chủ đề này kết thúc ở đây cũng được rồi,hẹn chị ở một chủ đề khác nhé.Rất cám ơn chị đã lo cho em.
  5. sagantphan

    sagantphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Thật sự nếu tôi có hai giãi Nobel về văn chương cầm trong tay , tôi sẽ trao cho Dương thu Hương và Ma văn Kháng. Có nhiều giãi Nobel Văn Chương cũa Thụy Điễn vừa trao cho nhà thơ hay nhà văn gốc DoThái mà chưa ai biết ông ta nói gì ,vì thơ cũa ông là cỗ ngữ hebrew mà trên thế giới rất có ít ngưới đọc hiễu. Còn nếu tay tôi cầm 3 giãi Văn Chương Nobel trong tay..thì...hì hì...tôi không trao cho ai hết...Kỳ không ?

Chia sẻ trang này