1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhà Việt ?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi A_ZIZOU, 10/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tarzan_girl82

    tarzan_girl82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    nhà Việt hiện đại và cho có thêm mái cong cong để cho có hồn Phương Đông phỏng ạ?
  2. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    he he tóm lại hễ nhà nào xây lên ở đất này đều là nhà Việt hết , liệu chừng mà bảo là nhà của bọn Tây bọn Tàu nhá , may ra bảo nhà Tây nhà Tàu vì họ thuê trên đất Việt mình , he he
  3. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    box mà vẫn còn những người mod như thế này bảo sao diễn đàn loãng
  4. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Chào anh A_ZIZOU.Anh bức xúc quá.
    Tôi có được đọc 1 bài viết của 1 KTS(xin lỗi, tôi quên tên,cũng lâu rồi) trong đó có 1 vài câu mà tôi nhớ mang máng thế này:
    _ Có một điều đơn giản,đơn giản như chân lí ,đến nỗi nhiều khi người ta bị quên mất đó là "kiến trúc là một sản phẩm của nền kinh tế và xã hội".....bao nhiêu đời vẫn thế,nơi nào cũng thế.
    Theo tôi,ngôi nhà Việt ngày xưa thì thường là 3 gian 2 trái,trước cau sau chuối.Ngày nay thì phần lớn là nhà chia lô với lối kiến trúc mà người ta hay gọi là "kiến trúc Pháp".Thực tế là như thế đấy,anh ạ.
    Anh nói anh đang thiết kế một ngôi nhà Việt hiện đại nhưng vẫn giữ được cái hồn Viêt Nam trong đó.Tôi thấy "cái hồn Việt" mà anh nói thì mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau.Còn những thứ như thông gió,ánh sáng,giao thông....thì nó là điều kiện cần bắt buộc rồi,không chỉ "nhà Việt" mà "nhà Campuchia","nhà Lào" đều cần hết.Vấn đề chỉ là cảm nhận của anh:Thế nào là "hồn Việt"?
    Chào anh
  5. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Khongcanbiet đúng lắm!
    Kiến trúc Vn hiện đại vốn đã quặt quẹo lại càng quặt quẹo hơn bởi các nhà " Hít hà lịch sử" như thế đấy. Tôi nhớ hồi tôi làm lv Th.s có chú mắt cận 5diop làm về " Độ cong của mái nhà Làng Đình Bảng", Lại có chú khác cận 4.5 diop làm về "Yếu tố mặt nước trong ngôi nhà truyền thống", ....Hô hào nào là hay lắm, hay ghê, nào là phải bảo tồn, gìn giữ....Tôi hỏi thế chú đã tận mắt thấy cái nhà ĐB chưa? Th.s cười bảo " Làm cho qua cái luận văn thôi mà, đề tài kiểu này dễ bảo vệ" Mk!. Tôi lại hỏi " Thế kết quả Nc về cái mặt nước là gì?", Th.s bảo " Nó hay lắm, nên trong nhà ở hiện đại cũng cần có cái mặt nước???!" - Tức là cái bồn nuôi muỗi ở gầm cầu thang ý! MK!
    Lại lan man sang mấy cái kiến trúc trên phố cổ! Đó là nguồn cảm hứng khoa học cho ít nhất 3/4 số lượng Ths, ts kiến trúc hiện nay, lại còn được Tây Tàu tài trợ bảo tồn nữa chứ! Quí lắm lắm. Thế nhưng bà con nào đã lên Tây Nguyên nhìn Bana đóng khố đánh chiêng rồi bảo hay lắm, hay lắm, cần phải giữ gìn! Thì mấy ông Tây cũng nhìn Người Việt ở trong phố cổ như Kinh nhìn Bana đóng khố thôi.
    Trong quá trình phát triển, cái gì là hay, là tất yếu, là mạnh thì tự thân nó tồn tại. Cái gì bị đào thải tức là nó không phù hợp nữa! Việc zựng mấy cái thây ma ls zậy rồi vu cho nó là truyền thống, là zi sản chỉ là trò ma mãnh của bọn Nguỵ Khoa Học ! Chẳng có chút zá trị nào cho cuộc sống!
    Lịch sữ zù coa vàng son đi nữ thì cũng là những cái đã qua! Thế hệ chũng ta ngày nay phải làm việc sao cho mình sẽ là Lịch sử của tương lai chứ!
    Bọn hít hà lịch sử, nguỵ khoa học cần phải đưa ra khỏi cao ốc văn phòng, viện nghiên cứu, điều về vùng sâu vùng xa lao động như bên Trung Cộng thời kì CMVH, may ra mới khá được!
    Kính bà con!
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Đúng quá nha? việt đây rô?i, nhưng có lef bê? ngang chi? được 3,6 thôi. Thêm một chi tiết nưfa la? quét sơn chống thấm 2 mặt bên đen si? nưfa.
  7. nonamesos

    nonamesos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    híc ...híc mệt quá nhỉ ai cũng có cái lý của mình cả , ai cũng đúng, có lẽ chúng ta lên tạm dừng thảo luận vấn đề này ở đây nhỉ? đọc mãi mà chẳng hiểu mọi ng nói gì nữa( chắc tại noname ...ngố ?).....nào anh chị em kts về mà "chiến" mấy con nhà " gatô" của mình đi .....hết xiền rùi....
  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0

    Sao lại tạm dừng ? đang hay mà he he ,có người ngồi khen đấy , thi thoảng phải vào khích mấy câu như thế này topic mới không bị loãng ! Vào đây mà nghiêm túc quá lại tưởng đang có vấn đề thì chết !

  9. nonamesos

    nonamesos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    cũng cần fải thẳng thắn là rất dễ nhận ra là các kts của ta cũng ko hiểu nhiều lắm về kiến trúc cổ( kể cả những kts lâu năm, chưa nói gì đến noname còn quá trẻ!!!), chính vì thế cũng ko thể bàn luận về nó khi ch.ta còn chưa thực sự hiểu sâu sắc, lên có thời gian tìm hiểu thêm, cho đến lúc đó bàn cũng chưa muọn mà, còn nếu ai gặp đề bài kiểu như thế này lên tìm những người có cùng sự quan tâm, gặp riêng nhau ....để thảo luận vậy...
  10. nonamesos

    nonamesos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Nét truyền thống trong kiến trúc dân tộc
    Nền kiến trúc độc đáo của mỗi dân tộc trên thế giới đều trải qua quá trình lịch sử dài lâu gắn liền với tính đặc thù của quá trình phát triển của dân tộc mình về mọi mặt.
    Tuy nhiên, kiến trúc dân tộc từ xưa tới nay trên sự cấu thành tương tác bởi các nhân tố địa lý, môi trường, môi sinh và các hoàn cảnh kinh tế xã hội, đặc biệt còn phải kể đến một nhân tố quan trọng đó là ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền dân tộc, các quốc gia và cộng đồng quốc tế thể hiện qua văn hóa vật chất lẫn lối sống, tập quán, thái độ ứng xử của con người trước hoàn cảnh, trong đời sống thường nhật và cả trong đời sống văn hóa tâm linh. Do đó, để nghiên cứu bản sắc dân tộc nói chung và tìm hiểu nét truyền thống trong kiến trúc nói riêng cần phải phát hiện và tập hợp những nét riêng độc đáo, đặc thù, cốt lõi và tinh túy của quá trình hình thành và phát triển này.
    Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam ngay ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn thế kỷ thứ III trước Công nguyên đã định hình với đặc trưng là ngôi nhà sàn dáng hình độc đáo mà hình ảnh của nó được ghi lại trên trống đồng Ngọc Lũ. Những ngôi nhà sàn thời cổ có mái võng hình thuyền thuộc loại nhà có sàn thấp, với 3 gian thông nhau, bếp đặt ở chính giữa nhà, nhà có trang trí ở nóc, hồi, trên cột mái theo mô típ hình chim. Tuy nhà không lớn nhưng có hình dáng, tỷ lệ rất đẹp, phù hợp với tầm vóc của con người. Nhà sàn thời văn hóa Đông Sơn làm bằng tre, nứa, gỗ, và lợp lá nhưng không giống các nhà sàn khác của nhiều vùng trên thế giới. Xã hội trong thời kỳ sau này do đã có sự phân hóa giai cấp nên nhà cửa cũng to nhỏ, có sự trang trí khác nhau như dinh thự, cung điện của An Dương Vương, thành Cổ Loa thể hiện sự phòng thủ và kiên cố bên cạnh nhà ở của dân thường đơn sơ bằng thảo mộc. Từ cội nguồn, kiến trúc truyền thống chia thành 2 dòng:
    Dòng kiến trúc dân gian với nhà ở nông thôn có qui mô nhỏ, gặp phổ biến trong các làng xã cổ truyền ở các đô thị cổ Việt Nam. Loại kiến trúc dân gian này đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng với các sắc thái địa phương của nó. Một số ít còn lưu lại trong các khu phố cổ ở một số thành phố, thị trấn...
    Dòng kiến trúc chính thống bao gồm các thể loại: kiến trúc cung điện, dinh thự, kiến trúc lăng mộ, thành trì, kiến trúc tôn giáo như chùa, đình làng... thường có qui mô lớn, có sự tập trung tài năng, trí tuệ của các nghệ nhân, thợ cả của cả một vùng, một quốc gia.
    Dòng kiến trúc chính thống này là tiêu biểu của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Nó đã tập trung được sức người, sức của, đã khai thác được trí tuệ và bàn tay khéo léo của những người thợ Việt Nam. Nói như vậy cũng không loại bỏ kiến trúc dân gian, không chứa chất các giá trị của truyền thống kiến trúc Việt Nam, văn hóa bản sắc dân tộc. Hay nói một cách cụ thể hơn, phấn đấu cho một nền kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi nói đến tính dân tộc và hiện đại trong kiến trúc không thể không nghiên cứu các đặc sắc của văn hóa dân tộc vì đặc sắc của văn hóa làm cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độc đáo phân biệt được với các dân tộc khác.
    Bản sắc dân tộc chính là cái cốt lõi, cái tinh túy của đặc thù dân tộc. Nó thể hiện ở mọi lĩnh vực cụ thể của đời sống, đặc biệt trong văn hóa và nghệ thuật. Đó là kết quả của một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu dài, thông qua cách ứng xử thông minh, sáng tạo, khắc phục những khó khăn, các mặt hạn chế, những ràng buộc của điều kiện sống bởi hoàn cảnh địa lý, lịch sử, để từ đó bộc lộ một bản lĩnh thích ứng tối đa, hiệu quả với hoàn cảnh đó, không những chế ngự nó mà còn biết khai thác một cách khoa học và khôn ngoan.
    Riêng nói về bản sắc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam có một số đặc điểm sau: Sự khiêm tốn và đơn giản về khối hình, kiến trúc thường cân xứng, hướng nội nhưng hài hòa với khung cảnh thiên nhiên như muốn hòa nhập hữu cơ theo quan điểm "nhất thể vũ trụ", "âm dương quân bình" và "thiên nhiên hợp nhất". Các công trình công cộng hơi thiên về chất hoành tráng và điêu khắc, nhưng là tính hoành tráng tìm thấy trong thủ pháp tổ hợp không gian trên nguyên tắc không thiên về tính đồ sộ đối chọi hay lấn át thiên nhiên của khối hình như trục thần đạo, các tầng lớp sân, tam cấp, các hệ không gian liên hoàn nửa mở, nửa đóng... Chú ý đến tính biểu tượng, tính ẩn dụ, sự hàm súc, chất điêu khắc của giải pháp tổ chức kiến trúc nghệ thuật, làm cho công trình từ nội dung đến hình thức như chứa đụng chất triết lý, sức biểu hiện nghệ thuật âm thầm, kín đáo nhưng sâu lắng trí tuệ. Từ tổ chức không gian đến kết cấu chất liệu đơn giản, khúc triết, hợp lý, cân bằng và hài hòa với đặc điểm sinh thái môi trường, đạt trình độ cao của nguyên tắc xây dựng điển hình "tối thiểu là tối đa"... Không gian được tận dụng ứng xử linh hoạt, đa năng, biến hóa phong phú, vừa hòa nhập dễ dàng với thiên nhiên môi trường, vừa thích ứng với hoạt động đời sống nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp của vùng nhiệt đới ẩm có gió mùa với các dạng không gian buồng phòng, hiên thoáng, sân trong, sân ngoài... thật phong phú, sinh động và thích dụng. Ưa trang trí kiến trúc bằng chạm trổ và điêu khắc (ảnh hưởng mạnh kiến trúc nam á) trên các bộ phận kết cấu và chi tiết kiến trúc nhằm làm giảm nhẹ sức nặng, tạo sự phong phú khi con người tiếp cận gần nhưng khi nhìn xa vẫn hoành tráng, ấn tượng khỏe khoắn. Về tạo hình, chú trọng cái đẹp về tỷ lệ hài hòa, tỷ xích nhân văn nhằm nhấn mạnh sức truyền cảm có sự thống nhất từ chi tiết đến tổng thể làm cho kiến trúc vừa thuận mắt dễ coi, vừa gần gũi với tầm vóc người Việt Nam. Vậy là bản sắc kiến trúc được quyết định trước tiên bởi những đặc thù của điều kiện tự nhiên như địa lý, sinh thái, khí hậu, yếu tố tương đối bền vững, ví dụ: Để phù hợp với điều kiện này, nhà ở thường trải dài, bám sát mặt đất hoặc bỏ trống tầng 1 (nhà sàn) để tạo sự thông thoáng, chống ẩm. Nhà có cửa sổ rộng, mái che chống chói, mưa tạt. Xen lẫn vào các không gian ở có mảnh sân, vườn cây, hồ nước, thảm cỏ, nhằm tận dụng bóng mát, cải tạo vi khí hậu các buồng phòng, tạo tầm nhìn đẹp. Kiến trúc thường hòa nhập, náu mình trong vườn cây... Sau các yếu tố trên mới đến các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, kỹ thuật dễ biến đổi và thích ứng theo hướng hiện đại.
    Thái độ ứng xử trước hoàn cảnh, bảng thang giá trị của con người Việt Nam cũng góp phần quan trọng, tạo nên nét riêng của giá trị truyền thống kiến trúc, ví dụ: Tình làng nghĩa xóm tạo ra lối sống cộng đồng hài hòa, cởi mở, hiếu khách, quan tâm đến nhau. Đời sống gia đình không chỉ bó kín sau cánh cổng. Cuộc sống gắn chặt với cộng đồng biểu hiện ngay trong khuôn viên gia đình, trên ngõ xóm, đường làng, dưới gốc đa, bên quán nước, trên sân đình, vườn chùa...
    Kiến trúc truyền thống dân tộc muốn được phát huy và tỏa sáng thường phải là kết quả của một quá trình kế thừa liên tục các giá trị di sản cộng với sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo những biểu hiện mới của những tài năng lớn biết khai thác và trân trọng các giá trị truyền thống trong sự năng động. Ngày nay, sẽ không có kiến trúc Nhật Bản, Na Uy... hiện đại, đầy bản sắc nếu như các nước này không có các kiến trúc sư lớn như Mayekawa, Junio Sakakura, Kenzo Tange, Alvar Alto, Jacobson... Như chúng ta biết, kiến trúc thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nhưng thiên về khoa học xã hội. Vì vậy, cần có một phương pháp luận đúng đắn trong việc nghiên cứu mới mong tập hợp, phát hiện được đầy đủ các giá trị truyền thống. So sánh, phân tích cùng với những lý giải khoa học trong sự đối chiếu mới có thể phát hiện những nét riêng đặc thù, thấy được đâu là các yếu tố bản địa, ổn định, bền vững, đâu là yếu tố ngoại lai, hỗn dung văn hóa, cái theo mốt chỉ xuất hiện tạm thời... Đã là bản sắc văn hóa, bản sắc kiến trúc thì phải là cái truyền thống đã được thử thách qua thời gian, qua lịch sử, là kết quả của một chuỗi kế thừa và phát triển tương đối liên tục, có được sức sống bền bỉ. Vì vậy, rõ ràng không thể xây dựng tiêu chí hay định chuẩn cho bản sắc kiến trúc, vì bản sắc văn hóa hay kiến trúc là một khái niệm, một phạm trù bao trùm, phức tạp đến mức trừu tượng, mang tính khái quát cao. Cái chứa đựng nhiều nhất bản sắc làm cho dân tộc đó hiện ra những nét độc đáo, phân biệt với các dân tộc khác thường không ở những biểu hiện về mặt hình thức cụ thể vốn dễ thay đổi khi mức sống, trình độ văn minh phát triển như y phục, kiểu cách tổ chức, không gian sống, tiện nghi, hình thức mái nhà, cấu trúc xây dựng... mà ở lối sống, triết lý thẩm mỹ, thói quen ứng xử, tập quán và bảng thang giá trị... có sức lưu giữ sâu sa và bền bỉ.
    Từ cách phân tích, so sánh cho thấy, trong các biện pháp tổ hợp nghệ thuật của từng cặp đối xứng như biến hóa và tương phản, tỉ lệ và tỉ xích thì kiến trúc Việt Nam thiên về biến hóa và tỉ lệ, cái đẹp, cái khéo của tác phẩm kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể tìm thấy khá rõ ở sự phân tích sâu sắc, tính hài hòa, thống nhất và thanh thoát, gần gũi với con người thông qua tỉ lệ về cái đẹp, sự tinh tế và uyển chuyển giữa các chi tiết với nhau, giữa các chi tiết với tổng thể, tổng thể với con người, với cảnh quan. Ngoài ra, kiến trúc Việt Nam cũng không nhấn mạnh yếu tố màu sắc, chất họa hình mà chú ý nhiều đến sự hỗ trợ của phù điêu và ánh sáng.
    Đặc điểm và bản sắc kiến trúc truyền thống trong kiến trúc hiện đại Việt Nam có lẽ cần thể hiện ở giải pháp tổ chức không gian theo tinh thần dân tộc, phù hợp với đặc thù khí hậu, cách ứng xử với thiên nhiên và con người trong văn hóa đời thường và sinh hoạt tâm linh người Việt. Có thể nói, tính dân tộc trong kiến trúc được hình thành bởi sự hài hòa nhất thể của 3 yếu tố cơ bản là thiên nhiên, con người và xã hội. Nhờ đó, ông cha ta đã dựng nên các công trình phù hợp với tỷ lệ tầm thước của con người Việt Nam, gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và thể hiện rõ các bản sắc. Kiến trúc hiện đại chỉ có thể tiếp nối con đường đó để phấn đấu có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.
    Bài viết của Thu Phương/ PV

Chia sẻ trang này